Basking in the sunshine outside a coffee shop decked out with minimalist Nordic furniture and colourful textiles, Tuukka Saarni is something of a poster boy for Finland’s position atop the UN’s happiness rankings, for the second year in a row.
“I’m pretty happy right now,” says the 19-year-old, who recently finished high school and is about to start a job in a grocery store after a few months searching for work.
In fact, he rates his happiness levels as 10 out of 10, saying neither he nor anyone in his friendship group has experienced depression.
“Our lives are going really well,” he says. “It’s a great mixture of things. We have good weather – sometimes at least – good education and good healthcare.”
A national culture that supports spending time alone as well as with friends is also something he values, alongside Finland’s ample nature and low unemployment levels. “There’s a lot of jobs…if one is ready to apply and search for a job, then I think everyone can get a job,” he argues.
It is these kind of markers – alongside high levels of trust and security and low rates of inequality – that explain Finland’s sometimes controversial top position in global happiness rankings.
The small, northerly nation, with a population of just 5.5 million people, has historically been stereotyped as having a melancholic mentality linked to its long, dark winters – it isn’t a place where you regularly see outpourings of joy or other positive emotions.
Yet, like its Scandinavian neighbours, Finland ticks the bulk of the boxes that typically influence subjective well-being around the world.
‘More complex world’
But many experts argue that this image of Finland as a happy nation glosses over ongoing challenges when it comes to mental health – especially when it comes to young people.
Some believe it may even be making it harder for Finns to recognise and acknowledge depressive symptoms and seek treatment.
Suicide rates in Finland are half what they were in the 1990s and have reduced across all age groups – a shift which has been linked to a nationwide suicide prevention campaign when things were at their worst, alongside improved treatment for depression.
But they remain well above the European average.
One third of all deaths among 15- to 24-year-olds are caused by suicide.
According to a 2018 report, In the Shadow of Happiness, authored by the Nordic Council of Ministers and the Happiness Research Institute in Copenhagen, some 16% of Finnish women aged 18 to 23 and 11% of young men define themselves as “struggling” or “suffering” in life.
This level is only worse in the age bracket of 80 or above.
“It is prevalent,” says Juho Mertanen, a psychologist for the organisation. “And there are signs it might be rising, although this rise is not as extreme as some of the media here have made out.”
A 2017 report for the Nordic Centre for Welfare and Social Issues highlighted close links between substance abuse and ill health, noting that Finns drink more than their Nordic neighbours. There has also been an increase in drug use in the 25 to 34 age group. And while nationwide unemployment rates are low, they are significantly higher among young people.
Some 12.5% of 15- to 19-year-olds were jobless at the end of 2018, the highest proportion in the Nordics and above the EU average of 11.5%.
Mertanen agrees that the job market in Finland is playing a role when it comes to mental health issues among young people because “there is a lot of uncertainty nowadays”.
While Finland is a financially stable country by international standards, inequality is rising, he adds.
He also points out that Finland is exposed to global trends in digitalisation and embracing the gig economy, which are beginning to play a role in discussions about mental health among young people across the western world.
“The world is becoming more complex…The economy is changing – there are less stable careers that you can kind of just get into and then work [your] way through and then retire,” says Mertanen.
Social media, he argues, may also be having an impact on the mental health of young people in Finland and elsewhere.
While he is quick to point out that long-term, large-scale research looking at the impact of the likes of Instagram and Facebook remains limited, he explains that “the depressed mind is prone to comparison” and social media offers an easy way for some to “start comparing [their] own worst moments with the best moments of someone else’s life”
Mertanen says it is even possible that Finland’s image as a place where people are expected to be satisfied with life might be exacerbating the negative impact of these global trends on young Finns, who don’t feel their experiences match the stereotype.
“I would say the happiness research and the social media… I can see it’s feeding into the kind of black-and-white world view of the depressed mind,” he argues.
‘Everything was fine, but…’
It’s a view shared by plenty of young Finns who have experienced depression themselves.
“You almost feel like you don’t have the right to be depressed when you’re living in a country like Finland where the living standard is so high,” explains Kirsi-Marja Moberg, now 34, who was first diagnosed with depression as a teenager and struggled with the illness throughout her twenties.
“You feel really like you should be just enjoying yourself and all the possibilities that you have when you’re still young. And also the society can really give you this kind of image.”
“In Finland… you feel that everything should be alright, even though it’s not,” agrees Jonne Juntura, a 27-year-old junior doctor who was depressed for six months during his university studies.
He points out that while difficult personal and societal events are often linked to depression – for example, break-ups or a recession – it is an illness that can affect people regardless of their standard of living.
“Even though we’re the happiest country in the world according to the statistics, it doesn’t tell the whole story. Because depression is a disease and it doesn’t always relate to circumstances.”
“The moment I personally fell ill, everything was fine with my life. I was really enjoying my school. I loved my hobbies. I was in a relationship. So there was nothing dramatically wrong with my life. But still, I fell ill,” he explains.
A social stigma?
Most mental health experts agree that taboos around depression and anxiety have started to break down in Finland, especially since the nationwide anti-suicide push.
This has contributed to more people seeking treatment, which makes it tricky to compare depression rates through the years and across age groups.
But many young Finns who have experienced depression, including Kirsi-Marja Moberg, believe there is still a stigma attached to anyone “identified as a depressed person”.
“It depends what kind of social circles you are in or also, maybe, where you live in Finland, how freely people talk about these things…the taboo is definitely still there,” she argues.
Meanwhile in a culture where privacy is valued, overt displays of emotions are rare and even small talk is typically kept to a minimum, acknowledging and discussing depression can remain a challenge for some Finns with the illness.
“It’s not just a stereotype,” says Jonne Juntura of the Finns’ reputation for limited communication.
Now treating his own patients with depression, he argues that young men in Finland can find it especially hard to verbalise what they are going through.
“Mental health problems are still associated with being weak, and in the masculine culture, some people see it as a hard thing to say they are feeling that bad.”
Getting treatment
When it comes to getting help for depression, municipal authorities are responsible for mental health services, which are heavily subsidised by taxes. This means that, as in other Nordic countries with strong welfare systems, those experiencing mental health problems should not, in theory, struggle to get help or suffer financially.
However, in recent years there have been ongoing political debates about long waiting lists in larger cities, access to treatment for patients in more remote areas, and managing care for teenagers as they transition into adulthood.
“It’s really difficult to get help quickly …[it] might take weeks or even months. And in a crisis situation, that’s too long,” says Emmi Kuosmanen, who works with teenagers at a high school in Helsinki. “I think the need has increased…But the health services haven’t caught up.”
Mental Health Finland psychologist Juho Mertanen agrees that early intervention is crucial to recovery, especially among young people experiencing depressive symptoms for the first time.
“With mental health, usually if you don’t get help early on, then there’s a lot of time to kind of ‘dig a hole deeper’, in a way,” he says.
One tool that has gained increasing popularity in recent years is the online platform Mental Health Hub, which was set up by professor Grigori Joffe and Dr Matti Holi at Helsinki University Central hospital as a response to fragmented mental health services and to address the need for treatment across the sparsely-populated largely rural nation. Now used by all health districts, it provides information on where to go for treatment, self-help tools and even video therapy sessions for people with mild to moderate depression.
There is also a national crisis hotline run by Mental Health Finland.
Meanwhile, a nationwide public petition calling for every person who seeks help for a mental health issue to be guaranteed a short psychotherapeutic intervention within as little as a month has attracted more than 50,000 signatures, the minimum needed for an initiative to be debated in parliament.
Finland’s Minister of Family Affairs and Social Services Krista Kiuru backs the initiative and it is set to be discussed by politicians later this year.
The annual cost of this so-called ‘Therapy Guarantee’ initiative is estimated at €35 million a year (around $36m), however campaigners argue that it could save 10 times as much by helping to reduce sickness or unemployment benefits.
Projects like Mental Health Hub and the national crisis hotline have been gaining traction as the societal push for mental health resource access grows (Credit: Maddy Savage)
Global awareness
Junior doctor Jonne Juntura says he is confident that despite Finland’s current challenges when it comes to tackling depression among young people, services will continue to improve.
He hopes that – alongside greater investment in early intervention – a broader national conversation will also evolve as a result of expanding global awareness about depression. The United Nations’ recent inclusion of mental health as a sustainable development goal is one example of a sea-change in attitudes in recent years, according to Juntura.
“People are slowly starting to understand how big of an issue mental health is, and how many resources [are needed] individually and when it comes to society,” he argues. “There is still a lot to be done…But I do feel really optimistic.”
Bị trầm cảm ở nơi ‘hạnh phúc nhất thế giới’
Phơi mình dưới ánh nắng mặt trời bên ngoài hàng hiên của quán cà phê trang trí theo phong cách đồ nội thất Bắc Âu tối giản với những món đồ bằng vải sặc sỡ, Tuukka Saarni là hình ảnh điển hình của một chàng trai trên áp phích quảng cáo về Phần Lan, quốc gia đã đạt ngôi vị đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc của Liên Hiệp Quốc trong hai năm liên tiếp.
“Ngay tại thời điểm này, tôi thực sự thấy hạnh phúc tràn trề,” cậu thanh niên 19 tuổi trẻ măng, vừa mới học xong trung học và sắp bắt đầu công việc ở một cửa hàng tạp hóa sau vài tháng tìm việc, nói.
Sự thực là cậu đánh giá mức độ hạnh phúc của mình là 10/10, và cậu cũng cho biết bản thân và cả nhóm bạn bè của mình chưa từng trải qua trầm cảm.
“Cuộc sống của chúng tôi thực sự đang diễn ra hết sức tốt đẹp,” cậu nói. “Đó là sự kết hợp tuyệt vời của mọi thứ với nhau. Chúng tôi có thời tiết tốt – ít ra thỉnh thoảng cũng có những ngày nắng đẹp thế này – có nền giáo dục tốt và hệ thống y tế tốt.”
Cậu đánh giá cao nền văn hóa quốc gia luôn khuyến khích công dân dành thời gian cho riêng mình đồng thời giao lưu chan hòa với bạn bè. Cạnh đó, Phần Lan là một đất nước giàu có với tỷ lệ thất nghiệp thấp. “Có rất nhiều việc làm… nếu chủ động tìm kiếm thì ai cũng đều có thể có việc làm,” cậu nói.
Chính những tiêu chí này – bên cạnh mức độ tin cậy cao, bảo mật an toàn và tỷ lệ bất bình đẳng thấp – là lý do khiến cho Phần Lan đoạt vị trí đứng đầu bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc toàn cầu (tuy đôi khi vị trí này cũng gây tranh cãi).
Quốc gia nhỏ bé thuộc Bắc Âu này, với dân số chỉ có 5,5 triệu người, từ lâu nay luôn là nơi con người ta dễ bị rơi vào tâm trạng buồn chán do thời gian mùa đông tối tăm ảm đạm kéo dài – đó không phải là một nơi mà bạn thường xuyên được bao bọc bởi bầu không khí vui vẻ hay những cảm xúc tích cực khác.
Tuy nhiên, giống như các nước Scandinavi láng giềng, Phần Lan lại ghi điểm ở nhiều tiêu chí khác vốn được dùng làm tiêu chuẩn để đo lường chỉ số hạnh phúc.
‘Thế giới trở nên phức tạp hơn’
Nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng hình ảnh Phần Lan được coi là một quốc gia hạnh phúc lại đang lấn lướt, khiến người ta ít để ý tới những thách thức trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần – đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi.
Một số người tin rằng điều đó thậm chí có thể khiến người Phần Lan ít có ý thức về căn bệnh và khó nhận ra các triệu chứng trầm cảm để từ đó tìm cách điều trị.
Tỷ lệ tự tử ở Phần Lan hiện chỉ bằng một nửa so với thời thập niên 1990 và đã giảm ở tất cả các nhóm tuổi. Sự tiến bộ này có được là nhờ chiến dịch trên toàn quốc nhằm ngăn chặn việc tự tử khi mọi thứ trở nên tồi tệ nhất, bên cạnh việc tình hình điều trị trầm cảm đã được cải thiện.
Nhưng tỷ lệ tự tử ở nước này hiện vẫn cao hơn mức trung bình của châu Âu.
Một phần ba số ca tử vong ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi là do tự tử.
Theo bản phúc trình Dưới Bóng Hạnh Phúc (In the Shadow of Happiness) ra hồi 2018 do Hội đồng Bộ trưởng các nước Bắc Âu và Viện Nghiên cứu Hạnh phúc ở Copenhagen thực hiện, khoảng 16% phụ nữ Phần Lan từ 18 đến 23 tuổi và 11% nam giới trẻ thừa nhận mình đang phải “vật lộn” hay “chịu đựng” trong cuộc sống.
Tỷ lệ này chỉ thấp hơn tỷ lệ của nhóm từ 80 tuổi trở lên.
Công trình nghiên cứu chuyên sâu mới nhất trên phạm vi toàn quốc về trầm cảm ở Phần Lan được thực hiện từ hồi 2011, nhưng tổ chức phi lợi nhuận Mieli (Sức khoẻ Tâm thần Phần Lan – Mental Health Finland) ước tính rằng khoảng 20% trong số những người dưới 30 tuổi đã từng trải qua các triệu chứng trầm cảm hồi năm ngoái, 2018.
“Đây là vấn đề phổ biến,” Juho Mertanen, nhà tâm lý học của tổ chức này cho biết. “Ngày càng có những dấu hiệu cho thấy tỷ lệ này có thể tăng lên, mặc dù sự gia tăng không đến mức cực đoan như những gì được một số hãng truyền thông nêu ra.”
Một bản phúc trình ra hồi 2017 của Trung tâm Bắc Âu về Phúc lợi và Các Vấn đề Xã hội nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ giữa việc lạm dụng chất gây nghiện và tình trạng sức khỏe kém, trong đó ghi nhận rằng người Phần Lan uống rượu nhiều hơn các nước láng giềng Bắc Âu. Việc sử dụng ma túy ở nhóm tuổi từ 25 đến 34 cũng gia tăng. Và trong khi tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc thấp, thì tỷ lệ những người trẻ tuổi thất nghiệp lại cao lên một cách đáng kể.
Cuối năm 2018, có đến 12,5% trong số những người từ 15 đến 19 tuổi thất nghiệp, tỷ lệ cao nhất ở Bắc Âu và cao hơn mức trung bình của EU (11,5%).
Mertanen đồng ý rằng thị trường việc làm ở Phần Lan đóng vai một trò trong vấn đề sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi thanh thiếu niên, bởi vì “có rất nhiều những điều không chắc chắn ngày nay”.
Dù Phần Lan là một quốc gia ổn định về tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, nhưng tình trạng bất bình đẳng đang có chiều hướng gia tăng, ông nói thêm.
Ông cũng chỉ ra rằng Phần Lan đang hoà vào xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực số hóa và áp dụng mô hình thị trường công ăn việc làm tạm thời, ngắn hạn và không ổn định; đây là những yếu tố tác động tới sức khoẻ tâm thần của giới trẻ phương tây.
“Thế giới đang trở nên phức tạp hơn… Nền kinh tế đang thay đổi – giờ đây đang có những nghề nghiệp kém ổn định nhưng bạn vẫn nhận làm công việc đó rồi cứ mòn mỏi theo đuổi công việc đó cho đến lúc nghỉ hưu,” Mertanen nói.
Mạng xã hội, theo ông, có lẽ cũng tác động đáng kể đến sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên Phần Lan và ở cả các nơi khác.
Ông nhanh chóng chỉ ra rằng nghiên cứu dài hạn trên quy mô lớn nhằm đánh giá tác động của những lượt ‘like’ trên Instagram và Facebook hiện vẫn còn chưa được thực hiện đủ mức, nhưng “những người trầm cảm thường hay có xu hướng so sánh”, và mạng xã hội khiến người ra rất dễ dàng “bắt đầu so sánh những khoảnh khắc tồi tệ nhất của họ với những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc đời người khác”.
Mertanen nói rằng thậm chí có thể xảy ra tình trạng là việc Phần Lan được đưa ra như một nơi ai ai cũng hài lòng, hạnh phúc sẽ tác động tiêu cực một cách trầm trọng hơn đối với thanh thiếu niên Phần Lan.
“Tôi có thể nói về công trình nghiên cứu về hạnh phúc và mạng xã hội rằng… Tôi có thể thấy là nó đang nhồi nhét cái kiểu thế giới đen-trắng rõ ràng vào đầu óc của những người trầm cảm,” ông nói.
‘Mọi thứ dường như đều ổn, nhưng mà…’
Quan điểm này được chia sẻ bởi nhiều người trẻ ở Phần Lan, những người đã từng trải qua trầm cảm.
“Bạn gần như cảm thấy mình không có quyền trầm cảm khi sống ở một đất nước như Phần Lan, nơi có mức sống cao như thế này,” Kirsi-Marja Moberg giải thích. Cô hiện 34 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm khi còn là thiếu niên và cô đã phải vật lộn với căn bệnh trong suốt những năm ngoài 20 tuổi.
“Bạn có cảm giác là bạn cần phải vui hưởng mọi cơ hội mình có khi mình vẫn đang còn trẻ trung. Xã hội cũng thực sự khiến cho bạn cảm thấy cần giữ hình ảnh đó.”
“Ở Phần Lan … bạn cảm thấy như mọi thứ sẽ ổn cả, mặc dù thực tế không phải vậy,” Jonne Juntura, bác sĩ tập sự 27 tuổi, từng bị trầm cảm sáu tháng trong thời gian học đại học, đồng ý với quan điểm trên.
Anh chỉ ra rằng những vấn đề cá nhân và các khó khăn trong xã hội thường dẫn đến trầm cảm – ví dụ như chia tay người yêu hoặc suy thoái kinh tế – và trầm cảm là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bất kể tiêu chuẩn sống của họ là gì.
“Mặc dù các số liệu thống kê cho thấy chúng tôi là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, nhưng điều đó không nói lên toàn bộ câu chuyện. Bởi trầm cảm là một căn bệnh và không phải lúc nào nó cũng liên quan đến hoàn cảnh sống.”
“Thời điểm mà cá nhân tôi bị bệnh, mọi thứ trong cuộc sống của tôi đều ổn. Tôi thực sự yêu thích trường học. Tôi có những sở thích cá nhân thú vị. Tôi có một mối tình. Quả là chả có bất ổn gây sốc nào trong cuộc sống của tôi cả. Nhưng tôi vẫn cứ mắc bệnh đấy thôi,” anh giải thích.
‘Vết nhơ xã hội’
Hầu hết các chuyên gia sức khỏe tâm thần đều đồng ý rằng những điều cấm kị xung quanh trầm cảm và tâm trạng lo lắng đã bắt đầu bị dỡ bỏ ở Phần Lan, đặc biệt là kể từ khi nước này thúc đẩy chiến dịch chống tự tử trên toàn quốc.
Điều này đã góp phần khiến nhiều người chủ động tìm cách chữa trị căn bệnh, tuy nhiên điều đó lại khiến cho việc so sánh tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm qua các năm và giữa các nhóm lứa tuổi trở nên khó khăn hơn.
Song nhiều người Phần Lan trẻ tuổi đã từng trải qua trầm cảm, trong đó có Kirsi-Marja Moberg, đều tin rằng vẫn còn tồn tại thái độ kỳ thị đối với những người “được xác định là mặc chứng trầm cảm”.
“Điều này phụ thuộc vào nhóm xã hội mà bạn thuộc về, thậm chí cho dù bạn đang sống ở Phần Lan, nơi mọi người có thể tự do nói về mọi thứ… thì điều cấm kỵ này chắc chắn vẫn tồn tại,” cô nói.
Trong một nền văn hóa mà tính riêng tư rất được coi trọng thì việc công khai thể hiện cảm xúc là điều hiếm hoi, và thậm chí việc trò chuyện về chủ đề này cũng được giới hạn ở mức tối thiểu, cho nên việc thừa nhận và thảo luận công khai về trầm cảm vẫn là điều thách thức đối với một số người Phần Lan mắc chứng bệnh này.
“Đó không chỉ là định kiến,” Jonne Juntura nói về việc người Phần Lan nổi tiếng là kín đáo trong giao tiếp.
Hiện đang điều trị cho các bệnh nhân bị trầm cảm, anh cho biết rằng những chàng trai trẻ ở Phần Lan thấy rất khó nói thành lời về căn bệnh của mình.
“Vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn thường bị gán với tính cách yếu đuối, và trong một nền văn hóa coi trọng nam tính thì một số người thấy rất khó nói về điều mà họ cảm thấy là khiến cho người ta mất mặt.”
Tìm cách điều trị
Trong vấn đề chữa bệnh trầm cảm, chính quyền thành phố là cơ quan chịu trách nhiệm về các dịch vụ sức khỏe tâm thần, và đây là mảng bị đánh thuế nặng. Mà như vậy có nghĩa là những người có vấn đề về tâm thần về mặt lý thuyết là không nên tìm cách tìm kiếm sự trợ giúp, nếu không họ sẽ phải rút hầu bao tốn kém kha khá để chi trả.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có những cuộc tranh luận chính trị về tình trạng bệnh nhân phải xếp hàng dài trong danh sách chờ đợi ở các thành phố lớn, về việc điều trị cho bệnh nhân ở các vùng xa xôi hẻo lánh, và việc chăm sóc dành cho thiếu niên đang chuẩn bị bước sang tuổi trưởng thành.
“Rất khó để nhận được sự giúp đỡ nhanh chóng. Có khi mất đến vài tuần hoặc thậm chí vài tháng. Và nếu đó là tình huống bệnh nhân đang trong cơn khủng hoảng thì chờ như thế là quá lâu,” Emmi Kuosmanen, chuyên tư vấn cho thanh thiếu niên tại một trường trung học ở Helsinki, nói. “Tôi nghĩ rằng nhu cầu thì tăng… nhưng ngành y tế lại chưa theo kịp.”
Nhà tâm lý học tâm thần Phần Lan Juho Mertanen đồng ý rằng can thiệp sớm là rất quan trọng để phục hồi, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi lần đầu tiên trải qua các triệu chứng trầm cảm.
“Nói chung, với sức khỏe tâm thần, nếu bạn không được giúp đỡ sớm thì sau này sẽ phải mất rất nhiều thời gian điều trị, càng để lâu bệnh càng khó chữa,” ông nói.
Một công cụ đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây là nền tảng trực tuyến Cổng Hỗ trợ Sức khỏe Tâm thần (Mental Health Hub), được thành lập bởi giáo sư Grigori Joffe và Bác sĩ Matti Holi thuộc Bệnh viện Trung tâm Đại học tổng hợp Helsinki.
Hiện được sử dụng bởi tất cả các khu vực y tế, nền tảng này cung cấp thông tin về nơi cần điều trị, các công cụ hỗ trợ tự điều trị và thậm chí bao gồm các buổi trị liệu trực tuyến qua video cho những người bị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình.
Ngoài ra, còn có một đường dây nóng khẩn cấp toàn quốc của Cơ quan Y tế Tâm thần Phần Lan điều hành.
Trong lúc đó, một thỉnh nguyện thư toàn quốc – theo đó muốn rằng tất cả những ai cần được giúp đỡ về vấn đề sức khoẻ tâm thần cần phải được chữa trị bằng hình thức trị liệu tâm lý ngắn trong vòng một tháng – đã thu thập được hơn 50 ngàn chữ ký, mức tối thiểu cần có để đề xuất được đưa ra thảo luận trước quốc hội.
Krista Kiuru, Bộ trưởng Bộ Hôn nhân Gia đình và Dịch vụ Xã hội Phần Lan ủng hộ sáng kiến này; dự kiến nó sẽ được các chính trị gia thảo luận sớm.
Chi phí cho sáng kiến này ước tính vào khoảng 35 triệu euro mỗi năm, tuy nhiên các nhà vận động nói rằng nó sẽ giúp tiết kiệm gấp 10 lần nhờ việc nó giúp làm giảm bớt các khoản trợ cấp đau ốm hoặc thất nghiệp.
Nâng cao nhận thức toàn cầu
Bác sĩ tập sự Jonne Juntura nói anh tin rằng cho dù Phần Lan đang có những thách thức trong việc xử lý vấn đề trầm cảm ở thanh thiếu niên, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần sẽ tiếp tục được cải thiện.
Anh hy vọng rằng – bên cạnh sự đầu tư thêm nữa vào việc can thiệp, chữa trị sớm – việc thảo luận trên toàn quốc ở một quy mô lớn hơn sẽ được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh trầm cảm.
Theo Juntura, việc sức khỏe tâm thần gần đây được đưa vào mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc là một ví dụ cho thấy sự thay đổi trong thái độ đối với bệnh trầm cảm trong những năm gần đây.
“Mọi người đang từ từ hiểu được là vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng đến mức nào, phải mất bao nhiêu công của để chữa trị từng trường hợp riêng lẻ và bao nhiêu nguồn lực khi nó trở thành vấn đề có quy mô xã hội,” anh giải thích. “Vẫn còn rất nhiều việc phải làm… Song tôi thấy rất lạc quan.”