Xem Die wichtigsten Antworten zum Corona-Ausbruch
Đây là loại virus gì vậy?
Loại này ban đầu có tên là 2019-nCoV. Sau đó nó được các nhà nghiên cứu chính thức đăt tên là Sars-CoV-2, vì nó có các triệu chứng nhất thời trầm trọng tương tự như bệnh Sars. CoV viết tắc từ coronavirus, tên của họ virus mà mầm bệnh có thể truyền bệnh sang người và các loại động vật khác nhau. Hiện tại không có liệu pháp đặc biệt, người ta chỉ có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng. Thuốc kháng sinh chỉ giúp đỡ nếu có nhiễm trùng vi khuẩn đi kèm theo.
Bệnh có các triệu chứng như thế nào?
Một số người nhiễm bệnh có ít hoặc không có triệu chứng, những người khác bị bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong do hậu quả của bệnh viêm phổi Covid 19. Các triệu chứng phổ biến nhất là:
Sốt, ho và khó thở
Đau cơ bắp và đau đầu
Tiêu chảy dường như là hiếm
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cũng có dấu hiệu viêm phổi cả hai bên, mà các bác sĩ có thể nhận ra bằng cách chụp cắt lớp vi tính.
Làm sao biết được mình nhiễm bệnh?
Không có qua thử nghiệm trong phòng thí nghiệm thì không thể biết chắc là có bị nhiễm bệnh không. Ban đầu bệnh xảy ra giống như cảm lạnh thông thường với ho và bị sốt. Trong các trường hợp nghiêm trọng có thể bị viêm phổi và khó thở. Thời gian ủ bệnh của loại Coronavirus mới này kéo dài từ 2 tới 14 ngày. Virus cúm thì thường nhanh chóng làm cho người bệnh cảm thấy mình bị bệnh nặng với sốt và đau các chi ngay sau 1,2 ngày bị nhiễm bệnh. Nếu nghi ngờ mình bị nhiễm Coronavirus, nên gọi điện thoại cho bác sĩ. Phải nói cho họ biết, trường hợp nào và tại sao mình lại nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
Virus này nguy hiểm như thế nào?
Hiện thời người ta chưa biết chắc . Gần đây tổ chức WHO ước đoán, khoảng 0,3 tới 1% người bị nhiễm bệnh chết. Tuy nhiên dự đoán này không chắc chắn. Các mầm bệnh tương tự Sars và Mers với tỉ số tử vong 10 hay 35 % thì cao hơn nhiều. Trong khi trong một mùa cúm thông thường tỉ số người chết là 0,1% số người nhiễm. Tỉ số thực sự phải đợi đến khi nạn dịch chấm dứt, giám đốc viện Robert-Koch ở Berlin Lothar Wieler cho biết. Virus này đối với những người đàn ông lớn tuổi có bệnh nền đặc biệt nguy hiểm. Trẻ em mặc dù không miễn nhiễm, nhưng cơn bệnh thường thì rất nhẹ, cũng như đối với đa số những người bị nhiễm bệnh. Khoảng 14% tuy nhiên có triệu chứng nặng như khó thở. Những triệu chứng nguy hiểm cho tính mạng như ngưng thở, sốc nhiễm trùng huyết, hay nhiều bộ phận không hoạt động xảy ra đối với 5% người bệnh.
Việc thử nghiệm có chính xác không?
Việc thử nghiệm thì rất đáng tin cậy. Tuy nhiên không có thử nghiệm nào chắc chắn 100%. Ngoài ra có thể có lỗi lầm khi lấy mẫu hay khi sử dụng mẫu làm sai đi kết quả.
Những thử nghiệm hiện thời xác nhận một phần bộ gen của Coronavirus qua mẫu thử nghiệm. Khi âm tính, có thể số lượng virus còn quá ít để chứng minh. Những người này vẫn phải bị cách ly cho tới khi 2 tuần trôi qua và không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Sars-CoV-2 lan truyền như thế nào?
Các coronavirus Sars-CoV-2 được truyền chủ yếu do nhiễm trùng giọt. Khi một người nhiễm bệnh thở ra, hắt hơi hoặc ho, họ lan truyền những giọt nước siêu nhỏ trong không khí chứa virus. Nhiễm trùng do chạm vào mầm bệnh cũng có thể xảy ra: nếu ai đó hắt hơi trong tay và rồi chạm vào tay nắm cửa, ví dụ, một người khác có thể bị nhiễm trùng, nếu người đó sau đó cầm vào tay cầm đó và dùng tay chạm vào miệng.
Phải làm gì để không bị nhiễm?
Nước nóng và xà phòng là những vũ khí tốt nhất chống lại đa số các bệnh truyền nhiễm cũng như Coronavirus. Tổ chức WHO khuyên, thường rửa tay là biện pháp bảo vệ đầu tiên. Giữ khoảng cách đối với những người chung quanh làm cho virus khó tìm vật chủ mới. Một người khi nhiễm, mỗi lần thở ra sẽ phân phát các hạt chứa virus ra không khí chung quanh. Viện Robert-Koch (RKI) khuyên nên đứng cách 1 hay 2 mét, khi người nào đó ho, sổ mũi, hay nghi ngờ là mắc bệnh. “Biện pháp nên được áp dụng mọi nơi mọi lúc trong thời gian có làn sóng dịch cúm”. Ngoài ra: không rờ tay lên mặt. Như vậy ngăn ngừa được việc Virus, dính vào tay khi rờ vào tay nắm cửa hay bề mặt đồ đạc khác, dính vào mắt, mũi hay miệng. Đó là những nơi mà virus có thể lọt vào cơ thể . Thường xuyên xúc mũi với nước muối theo WHO không thể ngừa được virus.
Khi người bệnh đeo khẩu trang thì phân phát ít hơn virus ra bên ngoài. Nó cũng có thể bảo vệ không bị lây nhiễm. Điều tốt là không rờ tay được lên mặt.
Virus sẽ sống bao lâu bên ngoài thân thể con người?
Hiện thời vẫn chưa có nguồn chắc chắn. WHO nói rõ, hàng hóa bình thường gởi từ Trung Quốc sẽ không gây nguy hiểm. Việc truyền nhiễm qua thực phẩm cũng không xảy ra, nếu giữ các quy tắc về vệ sinh.
Virus có lây truyền trước khi các triệu chứng xuất hiện?
Có thể giả định rằng những bệnh nhân có các triệu chứng đầu tiên, rất yếu hoặc không rõ ràng như đau lưng có thể đã truyền virus. Không giống như các virus corona khác, Sars-CoV-2 phát triển ban đầu ở vòm họng. Bệnh trở nên nghiêm trọng khi mầm bệnh nhiễm vào phổi. Vì vậy, một người bị nhiễm hơi bị sổ mũi, mặc dù người nhiễm bệnh trông có vẻ khỏe mạnh, đã lây lan mầm bệnh.
Coronavirus mới sẽ tự biến mất vào mùa xuân?
Có những mầm bệnh như virus cúm thể hiện tính thời vụ mạnh mẽ và lây lan tốt nhất là vào mùa đông. Cho rằng đây cũng là trường hợp với Coronavirus mới hiện chỉ là một giả thuyết. Theo Viện Robert Koch, chúng ta chỉ được biết vào mùa hè là có mối liên hệ giữa sự lây lan của Sars-CoV-2 và mùa không?
Tại sao bạn nên chủng ngừa cúm bây giờ?
Covid-19 gây bệnh nặng đối với những người đã bị bệnh. Điều này cũng áp dụng cho các bệnh truyền nhiễm. Những người bị ho gà, viêm phổi hoặc thậm chí là cúm và lại bị nhiễm Coronavirus mới đặc biệt nguy hiểm. Nguy cơ nhiễm trùng kép như vậy có thể dễ dàng tránh được bằng cách tiêm chủng thích hợp. Hiện tại không có vắc-xin chống lại Covid-19.
Thuốc, vắc-xin, quá trình bệnh
Có thuốc trị virus này không?
Các chuyên gia trên toàn thế giới đang làm việc tích cực về câu hỏi hoạt chất nào có thể được sử dụng để tấn công virus này. Nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến các loại thuốc đã được phê duyệt chống lại các loại vi-rút khác, cũng có thể giúp chống lại mầm bệnh mới. Một cách tiếp cận đầy hứa hẹn hiện tại dường như là liệu pháp cho bệnh nhân corona với hoạt chất remdesivir. Chất này can thiệp vào kiến trúc của virus và ức chế sự nhân lên của nó. Một nghiên cứu được công bố vào thứ ba trên tạp chí chuyên gia Nature cho thấy các thành công ban đầu trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Remdesivir ban đầu được phát triển để chống lại virus Ebola. Việc sử dụng các hoạt chất đã từng được phát triển để chống lại virus Sars cũng đang được thảo luận. Những chất này tấn công một protein trong mầm bệnh và do đó ức chế sự nhân lên của nó. Một biến thể tương tự của protein cũng được tìm thấy trong virus corona mới, đó là lý do tại sao một biến thể sửa đổi của các loại thuốc Sars này có thể là một sự thay thế đầy hứa hẹn. Các hoạt chất chống lại mầm bệnh AIDS HIV hiện cũng đang được thảo luận. Mặc dù những thứ này đã được thử tốt ở người, nhưng vẫn chưa có thông tin đáng tin cậy nào về việc chúng có thực sự chống lại coronavirus hay không.
Còn vắc-xin thì sao?
Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc, Hoa Kỳ và Đức hiện đang nghiên cứu một loại vắc-xin chống lại vi-rút corona mới. Sự phát triển vắc-xin không đặc biệt phức tạp, nhưng câu hỏi vẫn là liệu nó có thực sự hiệu quả và an toàn cho con người hay không. Điều này đòi hỏi các nghiên cứu lâm sàng – và chúng cần thời gian.
Bệnh thường xảy ra nhẹ. Vậy thì tại sao một đại dịch lại trở nên tồi tệ?
Theo các chuyên gia, mầm bệnh mới rất dễ lây lan và sẽ lây nhiễm cho nhiều người nếu nó lây lan ra toàn thế giới. Ngay cả với một quá trình chủ yếu là nhẹ của bệnh, một gánh nặng bệnh tật cao có thể xảy ra. Ví dụ, bệnh H1N1 được gọi là cúm lợn nhẹ hơn nhiều so với cúm theo mùa, nhưng trong quá trình xảy ra đại dịch từ năm 2009 đến 2010, nó đã cướp đi khoảng 400.000 sinh mạng trên toàn thế giới. Nếu vi-rút corona mới lây nhiễm cho nhiều người như H1N1, hàng triệu lần diễn biến của căn bệnh này sẽ nghiêm trọng và làm nhiều người tử vong. Các nhà virus học do Marion Koopmans dẫn đầu từ Trung tâm Y tế Erasmus ở Rotterdam viết trên Tạp chí Y học New England, “Một loại virus không nguy hiểm cho cá nhân có thể trở nên rất nguy hiểm ở cấp độ dân số”, “Virus có khả năng gây quá tải cho các hệ thống y tế và gây thiệt hại kinh tế.” Điều này đặc biệt đúng đối với các quốc gia yếu về kinh tế, có cơ cấu chăm sóc sức khỏe không đầy đủ và đang phải vật lộn với sự bùng phát của các bệnh khác như Ebola hoặc sởi. Nếu virus đến các quốc gia đó như là một phần của đại dịch và nhiễm bệnh người ở đó, thì đó thực sự sẽ là thảm họa.
Virus đến từ đâu?
Các phân tích bộ gen cho thấy rằng virus ban đầu đến từ loài dơi, cũng như loại virus có liên hệ gần gũi Sars. Sự lây truyền như vậy từ động vật sang người, được gọi là Zoonosis, không phải là hiếm. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm mới hơn đến từ vương quốc động vật và cả virut cúm nhảy từ chim sang người. Không có bằng chứng nghiêm trọng nào cho thấy mầm bệnh được nhân giống trong phòng thí nghiệm và bùng phát từ đó.
Những gì người đi làm nên biết
Tôi có thể ở nhà khi nhà trẻ hoặc trường học đóng cửa không?
Nếu các trường mẫu giáo và trường học bị đóng cửa do thận trọng để ngăn ngừa lan nhiễm, nhân viên có thể ở nhà để chăm sóc con cái họ trong trường hợp khẩn cấp, ông Nathalie Oberthür, luật sư chuyên gia về luật lao động từ Köln giải thích. Tuy nhiên, việc họ có tiếp tục nhận lương hay không tùy thuộc vào việc là thực sự không có sự chăm sóc nào khác. Đoạn 616 của Bộ luật Dân sự Đức (BGB) quy định rằng bất kỳ ai bị cản trở không phải lỗi của họ và vì lý do cá nhân và không thể đến làm việc vẫn sẽ nhận được tiền lương. Nhưng biện pháp đầu tiên trong trường hợp như vậy phải luôn là nói chuyện với chủ nhân để cùng nhau tìm ra giải pháp – chẳng hạn như giảm thời gian làm thêm, làm việc tại nhà hoặc lấy ngày nghỉ. Điều tương tự cũng áp dụng cho những người có con bị bệnh phải ở nhà: Trong thời gian ngắn, nhân viên có thể không đi làm và vẫn nhận được tiền lương nếu họ phải chăm sóc con cái và việc chăm sóc không thể được đảm bảo bởi người nào khác.
Nếu tôi bị kẹt ở nước ngoài lâu hơn thì sao?
Nếu bạn đang đi du lịch và, ví dụ, bị cách ly trong khách sạn ngoài thời gian hoạch định vắng mặt, bạn sẽ không thể đi làm được. “Trong trường hợp như vậy, bạn có quyền được bồi thường,” ông Oberthür cho biết. Người chủ phải tiếp tục trả lương, “ông ta sẽ lấy lại tiền ở nơi khác.”
Phải làm gì nếu xe lửa và phương tiện giao thông địa phương ngưng chạy?
Trong trường hợp như vậy, nhân viên phải chịu rủi ro được gọi là rủi ro đi đường, Oberthür giải thích. Điều đó có nghĩa là: Theo quy định, anh ấy có trách nhiệm đến đúng giờ để làm việc. Nếu không có cách nào để đi làm, “bạn cũng không phải lo sợ sẽ phải đối đầu với các biện pháp trừng phạt trong trường hợp này”, luật sư chuyên môn nói. Tuy nhiên, quyền được hưởng đền bù không được áp dụng ở đây: Nhân viên không nhận được bất kỳ khoản tiền nào trong thời gian họ không làm việc.
Tôi sẽ tiếp tục được trả tiền, nếu doanh nghiệp của tôi tạm thời đóng cửa?
Ngay cả với một biện pháp như vậy, nhân viên đưeowjc tiếp tục trả lương, Oberthür giải thích: “Đó là phần rủi ro hoạt động của chủ nhân.”
(Cập nhật lần cuối vào ngày 27 tháng 2 năm 2020)
Cập nhật về Coronavirus – 2 lần mỗi ngày qua thư điện tử
Tất cả các loan báo về tình hình Coronavirus hiện thời ở Đức và toàn cầu – 2 lần mỗi ngày với SZ Espresso. Lá thư tin tức của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin mới nhất. Đăng ký miễn phí qua: sz.de/espresso