„Trận chiến An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến năm 1972 đã được giới sử gia Mỹ & Pháp đánh giá cao. Họ so sánh trận An-Lộc với 4 trận vĩ đại trong dòng quân sử nhân loại: Trận Verdun giữa Đức & Pháp năm 1916, Trận Stalingrad giữa Nga & Đức năm 1942, Trận Saratoga giữa Anh & Mỹ năm 1777, và Trận Gettyburg trong cuộc nội chiến Mỹ năm 1863.“
(TMNNews)
Lịch sử đấu tranh Quốc-Cộng 9 thập niên (1930-2020) đã thực sự bước qua một trang sử mới. Trận chiến An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến năm 1972 đã được giới sử gia Mỹ & Pháp đánh giá cao. Họ so sánh trận An-Lộc với 4 trận vĩ đại trong dòng quân sử nhân loại: Trận Verdun giữa Đức & Pháp năm 1916, Trận Stalingrad giữa Nga & Đức năm 1942, Trận Saratoga giữa Anh & Mỹ năm 1777, và Trận Gettyburg trong cuộc nội chiến Mỹ năm 1863. Chính dư luận Tây Phương công bình đã trả lại danh dự lớn lao tới QLVNCH, khi giữ vững được An Lộc từ ngày 4 tháng tư đến ngày 7 tháng 7 năm 1972.
Như vậy, trận Điện Biên Phủ 55 ngày đêm kịch chiến năm 1954 giữa quân Pháp & Việt Minh nếu so sánh với trận An-Lộc thì chỉ là “bóng mờ” trong dòng lịch sử thế giới. Cả bọn Cộng Sản Quôc Tế và VC đã thua trận nhục nhã trước sự tự vệ kiên cường & dũng mãnh của QLVNCH, giữa thời điểm Quân Đội Mỹ hầu như đã rút hết khỏi Nam VN năm 1972. Thế mà Đảng CSVN vịn cớ là họ có công đánh thắng Tây thắng Mỹ để tiếp tục đè đầu đè cổ dân Việt bằng “độc tài đảng trị tàn ác”, nhưng sự thực lịch sử là chúng đã thua nặng QLVNCH trong trận An-Lộc 93 ngày đêm tử chiến.
Có ai còn nhớ trận An Lộc không?
Câu trả lời là một chữ KHÔNG to tướng. Nhưng đối với vài tháng vào mùa Xuân năm 1972, có vẻ như An Lộc sẽ nối lại những chiến thắng bước ngoặt lịch sử của hai trận đánh Saratoga và Gettysburg trong đền đài lịch sử Hoa Kỳ. Trong khi chúng ta rút khỏi Iraq và Afghanistan, có lẽ chúng ta nên nhớ tại sao bản thông điệp hy vọng An Lộc gửi đến thế giới tự do lại ngập ngừng, thất bại và bất hạnh.
An Lộc là một thành phố có khoảng 15.000 người, thủ phủ của tỉnh nông thôn Bình Long ‘Con Rồng Ngủ’ (Thomas Fleming viết là tỉnh Bình Phước-BQH) nằm trên biên giới với Cambodia. Sau hơn một thập niên chiến tranh dân sự man rợ giữa quân miền Bắc và quân miền Nam VN, không một ai nghĩ An Lộc hoặc Tỉnh Bình Long quan trọng về quân sự. Chỉ có một sư đoàn quân VNCH trong đạo quân một triệu người đóng quân ở đó. Nhưng với Tướng Võ Nguyên Giáp, tư lệnh quân Cộng Sản Miền Bắc (NVA), An Lộc thu hút được tầm quan trọng đặc biệt khi năm 1972 bắt đầu. An Lộc nằm trên một xa lộ trải nhựa, QL 13 chỉ cách 90 dặm từ thủ đô Sài Gòn của miền Nam VN.
Từ Paris xa xôi, các nhà ngoại giao miền Bắc đang giả vờ đàm phán một hiệp ước hòa bình với các đại diện của Hoa Kỳ và miền Nam VN. Tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Richard Nixon đã từ chối không chịu khuất phục trước các cuộc biểu tình chống lại sự tham gia của Mỹ trong chiến tranh. Phản ứng của tổng thống là một chương trình mà ông gọi là “Việt Nam Hóa”, chuyển giao sự chiến đấu cho miền Nam VN, và rút dần quân đội Hoa Kỳ về Mỹ. Đến năm 1972, đã có ít hơn 100.000 quân nhân chiến đấu ở Việt Nam; không một quân nhân nào ở trong hoặc ở gần tỉnh Bình Long. Tháng 11, Tổng Thống Nixon tái tranh cử. Ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân Chủ là Thượng Nghị Sĩ George McGovern (South Dakota), đã kêu gọi rút quân ngay lập tức tất cả quân đội Mỹ, máy bay và tàu chiến.
Tướng Giáp đã thuyết phục các hội viên của Bộ Chính Trị Bắc Việt rằng: bây giờ là thời điểm cho một cuộc tấn công để chiếm một vùng rộng lớn của Nam VN. Trung tâm của nỗ lực này sẽ là việc chiếm lấy An Lộc, trong đó, họ sẽ ra mắt thủ đô của chính phủ lâm thời cách mạng miền Nam VN. Các chính trị gia Cộng Sản sẽ tập hợp ở đó, trong khi Giáp sẵn sàng lực lượng xe tăng, sẵn sàng đổ ầm ầm xuống Quốc Lộ 13 tiến về Sài Gòn, trong khi cử tri Mỹ mệt mỏi chán ghét chiến tranh sẽ bầu cho Thượng Nghị Sĩ McGovern và những con rối của miền Nam VN mất tinh thần nhận ra Hoa Kỳ sẽ từ bỏ họ.
Đề nghị của Tướng Giáp có nghĩa là chương trình Việt Nam Hóa đã bị thất bại? Trường hợp này ngược lại. Trong năm 1968, miền Nam VN và người Mỹ đã đánh tan tành quân VC, bộ đội du kích Bắc VN, khi VC tung ra một cuộc tấn công toàn diện trong ngày nghĩ Tết truyền thống của VN. Trong sự trổi dậy của chiến thắng này, QLVNCH và quân đội Mỹ đã có thể nắm lấy sáng kiến và bình định nhiều vùng nông thôn, tạo ra một nền hòa bình đáng chú ý đang đến gần.
Một cựu đại tá quân đội Hoa Kỳ đã trở thành một cố vấn dân sự chủ chốt cho biết trong năm 1972: “Hiện nay chúng tôi đang ở mức chiến đấu thấp nhất trong cuộc chiến đã từng thấy”. Có “một không khí của sự thịnh vượng” khắp các khu vực nông thôn của miền Nam VN. Trên các xa lộ, một khách du lịch gặp nguy hiểm nhiều hơn bởi các loại xe Hondas và xe Lambrettas chạy tấp nập… hơn là từ VC”. Việt Nam Hóa và bình định đã để lại cho Tướng Giáp chỉ với một hy vọng chiến thắng: một cuộc xâm lược lớn với đoàn quân thường xuyên của ông.
Tại Bộ Chỉ Huy Quân Đội Mỹ ở Sài Gòn, không có ảo tưởng rằng chiến tranh đã kết thúc. Tin tình báo từ các cán binh Bắc Việt đào ngũ và các nguồn tin khác phát giác Tướng Giáp tập trung các lực lượng trên biên giới Nam VN. Tướng Creighton Abrahms, tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh không quân tại hai căn cứ ở Nam VN và Thailand. Hai hàng không mẫu hạm được lệnh thả neo tại ngoài khơi, với thêm hai hàng không mẫu hạm ở vị trí chờ đợi, sẵn sàng tham gia cùng các lực lượng tác chiến nếu cần thiết. Pháo đài bay B-52 trên đảo Guam được lệnh chuẩn bị cho một nỗ lực toàn diện. Tướng Abrams nói: “Chiến thắng trong trận đánh này sẽ tuyệt vời”.
Vào trưa ngày 30/3/1972, trận đánh bắt đầu với một cuộc tấn công trên khắp các khu vực được cho là phi quân sự giữa hai miền Nam Bắc VN. Mười lăm trung đoàn quân Bắc Việt rót hàng ngàn trái đạn pháo, súng cối, hỏa tiễn vào các căn cứ của QLVNCH dọc theo biên giới và tỉnh lỵ Quảng Trị. Cuộc tấn công thứ hai từ nơi trú ẩn của quân CS Bắc Việt trong lãnh thổ Cambodia đánh vào cao nguyên trung phần Nam VN, hướng tới một thành phố quan trọng khác là Kontum. Nhưng nỗ lực lớn nhất của Tướng Giáp là từ những khu ẩn náu của Cộng quân về phía nam Cambodia. Ba sư đoàn CSBV được hỗ trợ bởi hàng trăm xe tăng và pháo binh ầm ầm tiến về phía An Lộc. Chống lại hơn 35 ngàn quân chính quy CS là 7,000 quân VNCH với một toán cố vấn Mỹ do Đại Tá William Miller chỉ huy. Tất cả là những chiến binh thiện chiến với một quyết tâm mãnh liệt để dành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh bất tận.
Cộng Quân nhanh chóng tràn ngập các đơn vị QLVNCH, Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng khăng khăng đòi để quân lại bên ngoài An Lộc. Quân VC bắt đầu một cuộc pháo kích với cường độ khủng khiếp. Trong vòng mười lăm giờ tiếp theo, hơn 7.000 đạn pháo và hỏa tiễn đánh vào thành phố, đẩy lui quân trú phòng và dân chúng bị mắc kẹt dưới hầm trú ẩn. Lúc rạng đông, quân CSBV phóng ra một cuộc tấn công bằng bộ binh, được xe tăng yểm trợ, trên đường phố phía bắc thành phố, gây sợ hãi cho các chiến binh VNCH phòng thủ. Đối với hầu hết các chiến binh này, đây là lần đầu tiên họ đối diện với xe tăng. Trong vòng vài giờ, phần lớn các khu vực phía bắc An Lộc nằm trong tay địch quân.
Trong lúc quân VNCH rút lui, Phạm Cường Tuấn (một quân nhân của lực lượng địa phương quân tỉnh Bình Long) trên mái trường tiểu học chăm chú nhìn và nhận ra rằng nhiều chiếc xe tăng đã vượt lên bỏ xa bộ binh, hoạt động hầu như riêng biệt. Chiến binh Phạm Cường Tuấn nhắm hỏa tiễn chống xe tăng M-72 LAW (một loại hỏa tiễn nhẹ chống tăng) vào một chiếc xe tăng đi trên đường phố về phía anh. Chiếc xe tăng nổ trong đám lửa. Tin tốt lan truyền khắp An Lộc: Hỏa Tiễn M-72 diệt xe tăng. Trong vòng một giờ, các xe tăng sau khi bị cô lập, chịu chung số phận tương tự và chiến sĩ VNCH dũng cảm bắt đầu chào đón đoàn quân bộ binh VC đang tới với những tràng súng máy và súng trường tự động.
Quân CSBV đã thất bại trong việc nắm vững các nguyên tắc căn bản của kết hợp bộ binh-xe tăng tấn công trong thành phố: xe tăng cần bộ binh bảo vệ chúng. Một toán lính trong một xe tăng tin chắc chắn rằng chúng có một loại vũ khí không thể bị đánh bại. Chúng đi về cuối phía nam thành phố với nắp pháo tháp mở ra. Một chiến binh VNCH với một hỏa tiễn M-72 kết thúc chuyến đi vui thích của họ.
Đồng thời, các cố vấn Mỹ phóng vào trận đánh một thành phần quan trọng thứ hai, đó là sự phối hợp hỏa lực không quân. Máy bay Cobra võ trang từ phi đội Blue Max thuộc Đệ nhất sư đoàn Kỵ Binh bắn hỏa tiễn HEAT xuyên thép với hiệu ứng chết người. Một nhóm 12 xe tăng đi xuống QL 13 bị tê liệt, khi chiếc Cobra bắn nổ tung chiếc xe tăng dẫn đầu và chiếc sau cùng trong đoàn.
Cánh rừng cao su hai bên đường quá dày cho phép những cán binh VC sống sót rút lui vào đó, và chúng đã trở thành những con mồi dễ dàng cho các máy bay chiến thuật A-6s, F-4s, A-37s bắn hạ – Các loại máy bay này thực hiện những phi vụ thường xuyên với sự hướng dẫn của đơn vị Kiểm Soát Không Lưu Tiền Phương (FACS) trong những máy bay loại nhỏ.
Các cuộc oanh kích của B-52, ám hiệu là Arc Light cũng rất quan trọng. Mỗi một cuộc oanh kích gồm ba máy bay khổng lồ, mỗi chiếc mang theo nhiều trái bom nặng 500 cân Anh, trên những mục tiêu gần An Lộc. Trong một cuộc không kích, B-52 đánh vào toàn bộ một tiểu đoàn quân Bắc Việt và đoàn xe tăng trong khi chúng đến gần thành phố, và làm cho chúng tan ra từng mảnh.
Trong hầm chỉ huy Sư Đoàn 5BB, Đại Tá Miller thuyết phục Tướng Hưng bốc các đơn vị Biệt Cách Dù từ các phần đất của thành phố chưa bị tấn công, ém vào các phần nguy hiểm của phía bắc thành phố.
Các cuộc oanh kích chiến thuật nếu có thể, thực hiện đánh quân VC chỉ cách quân phòng thủ trong vòng vài thước. Đến cuối ngày, tất cả xe tăng xâm nhập An Lộc đã bị tiêu diệt và sức tiến của bộ binh CSBV đã bị chặn đứng. Tinh thần chiến đấu của QLVNCH đã phấn chấn liên tục bởi những máy bay và trực thăng võ trang Cobra. Một phiên bản mạnh mẽ bất ngờ của “Việt Nam Hóa” đã được rèn luyện trong cuộc đấu tranh dữ dội này.
Trong hai tháng đau khổ tiếp theo, khi quân VC vẫn không ngừng vây hãm và tấn công An Lộc, chiến thuật này chiếm ưu thế nhiều lần nữa. Ngày 22/4, khi Biệt Cách Dù đã vượt qua cuộc tấn công, và bắt đầu thanh toán các đơn vị Bộ Đội Bắc Việt cố thủ trong các đống đổ nát trên đường phố phía bắc thành phố. Biệt Cách Dù được sự yểm trợ bởi một trong những vũ khí trên không tuyệt vời nhất của Mỹ: máy bay chiến đấu vũ trang AC-130 Specter, với đại bác 105mm như sấm rền chặn quân địch trong khi QLVNCH tiến lên.
Vào thời điểm cuộc chiến đạt đến cực điểm, các cuộc oanh kích của B-52 đã trở nên chính xác đáng kinh ngạc. Khi đến gần thành phố, các máy bay khổng lồ có thể mau chóng thay đổi mục tiêu và đến giải cứu một đơn vị VNCH bị vây cứng. Vào ngày 11/5, B-52 bay ba mươi phi vụ, đổ trên đầu quân CSBV hàng trăm quả bom nặng 500 cân Anh.
Đến thời điểm này, quân CSBV đã mất đi tất cả xe tăng chiến đấu T-54 chủ lực của chúng, và buộc phải xử dụng xe tăng nhẹ PT-76. Một chiến thắng tột bực khác đạt được trong ngày 12/5. Quân CSBV nhảy ra khỏi xe tăng và chạy vào rừng cao su gần đó, trong khi QLVNCH tiến về phía chúng và máy bay Hoa Kỳ dập nát chúng.
Phải mất một tháng chiến đấu để tiêu diệt các đơn vị CSBV từ QL 13 và mở đường cho quân tiếp viện từ Sài-Gòn tới. Nhưng ý chí chiến đấu của quân CSBV đã bị sụp đổ tại An Lộc. Từ phía bắc, chúng từ bỏ cổ thành Quảng Trị, bị đánh bại một trận đánh tương tự, và rút lui từ thành phố Kontum ở Cao Nguyên Trung Phần. Vào thời điểm đó, hầu như tất cả xe tăng và pháo binh của Tướng Giáp đã bị tiêu diệt. Mười bốn sư đoàn quân chính quy và 26 trung đoàn Giáp ném vào mặt trận đã bị tổn thất trầm trọng. Kết cục, Bộ Chính Trị Đảng CSVN sa thải Giáp.
“Quân Đội miền Nam VN đã chứng minh có thể đứng vững trên đôi chân của mình”, các biên tập viên của tạp chí Paris Match đã kinh ngạc viết như vậy. Họ so sánh Trận An Lộc với trận Verdun (Thế chiến I – BQH) và Stalingrad (Thế Chiến II – BQH). Tổng Thống Nixon tái đắc cử vào tháng Mười Một năm 1972 với hơn 60% phiếu phổ thông.
Vào ngày 30 tháng 3, Chánh Án Liên Bang John Sirica, chủ tọa một phiên tòa gồm 5 người đàn ông là bị cáo, đã đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân Chủ trong Watergate Apartments, giữa chiến dịch tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ, đọc to trong phòng xử án một lá thư ông nhận được từ một trong những người đàn ông bị kết án. Người đàn ông tuyên bố ông đã nhận lệnh phải nhận tội đột nhập để bảo vệ các giới chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống Nixon. Các phóng viên chạy ào đến các máy điện thoại.
Đó là thời gian Tổng Thống Nixon và Quốc Hội Hoa Kỳ bắt đầu bỏ rơi Nam VN. Tổng Thống đã ca ngợi chiến thắng An Lộc, phải rút đi để lại một lịch sử mờ mờ ảo tưởng, thay thế bằng một người đàn ông buồn rầu vùng vẫy vô ích tại Quốc Hội, nơi đã nắm toàn quyền về chính sách đối ngoại. Vụ bê bối Watergate đã trở thành chỗ nấp phía sau để Quốc Hội cấm bất kỳ và tất cả các hoạt động quân sự của Mỹ ở Nam VN. Thậm chí sự thương vong nhiều hơn là do giảm viện trợ về kinh tế của Mỹ, cho đến đến thời điểm chấm dứt. Tác động về tinh thần và khả năng chiến đấu của QLVNCH thật thảm khốc. Trong khi đó, Liên Sô lại tái cung cấp và tái trang bị xe tăng và pháo binh mới nhất cho quân CSBV.
Trong năm 1974, Tổng Thống Nixon chịu từ chức hơn là phải bị luận tội cho vai trò của ông trong vụ bê bối Watergate. Vị tổng thống được chỉ định thay thế ông là Gerald Ford, lãnh tụ khối thiểu số Đảng Cộng Hòa tại Hạ Nghị Viện, một tổng thống không có cả sức mạnh lẫn uy tín.
Cuộc chiến cuối cùng bắt đầu trong tháng Ba năm 1975, gần đúng hai năm sau khi Tướng Giáp tung cuộc tấn công của ông vào An Lộc. Quân CSBV tấn công áp đảo đẩy QLVNCH ra khỏi Cao Nguyên Trung Phần. Quân Đội miền Nam đã cố sức tái tổ chức để cứu một nửa miền Nam còn lại. Chỉ trong 55 ngày, xe tăng của quân CSBV đã lăn bánh xích sắt vào Sài-Gòn. Tổng Thống Ford tuyệt vọng la khóc: “Những người bạn của chúng ta đang chết”. Không một ai chú ý một chút gì với ông.
Đó là một sự khởi đầu của một cơn hấp hối dài đối với những người đã đứng về phía những người Mỹ. Nhiều nhà lãnh đạo, gồm có Tướng Lê Văn Hưng (nguyên Tư Lệnh Quân đội VNCH tại An Lộc) đã tự sát. Hơn một triệu người bị kết án trong các trại tù và trại lao động. Những người khác trở thành những “thuyền nhân”, làm mồi cho hải tặc và gió bão, sóng biển, trong khi họ tìm cách lánh nạn tại các quốc gia khác. Quốc gia của họ, Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại. Cùng với VNCH, ký ức về chiến thắng An Lộc cũng biến mất.
Chúng ta có thể ngăn chặn một vụ thảm sát tương tự những bạn bè của chúng ta ở Afghanistan và Iraq khi quân Đội Mỹ rút đi không? Việc bùng phát bạo lực ở Iraq chỉ vài ngày sau khi Quân Đội Mỹ khởi hành là đáng ngại. Ít nhất như thế. Liệu Iran -và có lẽ Trung Cộng- sẽ nắm lấy cơ hội để giúp gây sự sỉ nhục đối với Hoa Kỳ không? Số phận bi thảm của Nam VN nên là một bài học để cho chúng ta giải quyết vấn đề để tránh một vết nhơ khủng khiếp trên danh dự của nước Mỹ.
Nhà báo Bùi Quốc Hùng (Tổng Thư Ký An-Lộc Foundation). Photo by Mary Nguyễn.
(TMNNews – Washington)
***
Phụ chú
Vào đầu mùa hè năm 1972, CSBV tung 14 sư đoàn quân chính quy & 26 trung đoàn biệt lập, với các đơn vị lớn pháo binh, hỏa tiễn, xe tăng, đồng loạt tấn công trên ba mặt trận từ Quảng Trị QĐ I, Kontum QĐ II, và An Lộc QĐ III. Tại cả ba mặt trận, Bộ Đội CSVN đã bị các đơn vị QLVNCH đánh bại, vô hiệu mọi nỗ lực xâm chiếm của chúng.
Trong suốt cuộc chiến tranh bảo quốc an dân lâu dài 20 năm của quân/dân miền Nam, trước cuộc xâm lăng rõ rệt của CSVN, chiến thắng tại Quảng Trị, Kontum, An Lộc là những chiến thắng to lớn nhất, vang danh nhất; đặc biệt, chiến thắng An Lộc được các nhà bình luận Pháp, các sử gia Hoa Kỳ ca ngợi và so sánh tầm vóc với các trận đánh đẫm máu, vang danh nơi quân sử thế giới trong thế kỷ XX.
Chiến thắng An Lộc còn mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng là đã cứu nguy cho đô thành Sài-Gòn của miền Nam VN thoát khỏi cuộc tàn sát đẫm máu của các đại đơn vị chiến xa T-54, PT-76, hỏa tiễn và pháo binh của Cộng quân một khi An Lộc thất thủ. Thực vậy, chiến trường An Lộc chỉ cách xa Sài-Gòn hơn 90 dặm đường, và đoàn xe cơ giới chỉ cần vài giờ để di chuyển.
Các bỉnh bút của tạp chí Paris Match ngạc nhiên về sự chiến đấu anh dũng của QLVNCH “Ngọn gió lịch sử sẽ chuyển sang Việt Nam? An Lộc là cuộc tấn công Verdun của tướng Giáp. An Lộc là “nấm mộ đầy máu xương của tướng Giáp”. Xe tăng của Nga cháy. Gió của lịch sử xoay chiều ở An Lộc? (Tạp chí Paris Match, số 1206, ngày 6 tháng 6 năm 1972).
Đại Tướng Paul Vanuxem của Pháp viết sau khi thăm viếng An Lộc chiến thắng: “An Lộc là một (trận chiến) Verdun của Việt Nam, nơi mà Việt Nam nhận trong lễ rửa tội của thánh hiến tối cao ý chí của mình.”
Nhà báo Joseph Alsop của Pháp viết: “Việc bảo vệ miền Nam VN thực sự anh hùng của An Lộc đã thành công, mặc dù Hà Nội đã mất ba sư đoàn quân Bắc Việt Nam thiện chiến nhất để cố chiếm một thị trấn nhỏ”.
Báo Đức, German Newspaper in Hamburg viết: “Phần lớn những người lính trong trận chiến khốc liệt tại Bastogne gần Huế, và tại An Lộc, đã chứng minh tinh thần xuất chúng đã làm kinh ngạc các nhà quan sát nghi ngờ”.
Sử gia Thomas Fleming (Mỹ) cũng so sánh trận An Lộc với hai chiến thắng vinh quang trong ngôi đền lịch sử của Người Mỹ: Trận Saratoga, đánh bại quân Anh dẫn đến sự tham chiến của quân Pháp, kết thúc bằng chiến thắng của cuộc Cách mạng Mỹ; và chiến thắng Gettysburg là một bước ngoặt đưa đến sự bại trận của Liên Minh Quân Đội Miền Nam, chấm dứt cuộc nội chiến Hoa Kỳ
45 năm đã trôi qua kể từ chiến thắng An Lộc, có thể nhiều người đã quên trong cuộc sống với lo toan cơm áo hàng ngày, với những biến chuyển về mọi mặt của quốc gia và toàn thế giới, nhưng các nhà viết sử vẫn nhớ, nghiên cứu và viết về trận chiến thắng An Lộc. Người dân miền Nam vẫn nhớ và đặc biệt những người lính trong QLVNCH nói chung và những chiến sĩ anh hùng tham gia trận đánh tại An Lộc nói riêng, vẫn tự hào với chiến thắng An Lộc, vẫn tôn vinh và tưởng niệm những “Anh hùng vị quốc vong thân” và 6000 đồng bào bị VC sát hại tại An Lộc. Bình Long Anh Dũng mãi mãi sáng ngời trong quân sử VNCH.
Trong tâm tình nhớ về Chiến Thắng An Lộc 1972, An-Lộc Foundation xin gởi tới quý vị một bài tiểu luận nêu trên của sử gia Mỹ Thomas Flemining (cựu Chủ Tịch và là Thành Viên của Hiệp Hội Các Sử Gia Hoa Kỳ). Ông hiện là Thành viên Hội Đồng Giám Đốc của HNN (History News Network). Bài tiểu luận này được dựa trên bài viết của ông về Trận An Lộc trong vấn đề hiện tại của MHQ (Military History Quarterly), Tạp chí Mỗi Tam Cá Nguyệt về dòng lịch sử Mỹ.
Phát ngôn nhận của An-Lộc Foundation cho rằng: Bài tiểu luận của Sử gia Thomas Fleming tuy mang giá trị thực, nhưng có vẻ nghiêng công lao về phía Hoa Kỳ. Thật ra, theo một số chiến sĩ nằm trong mặt trận An-Lộc cho biết, suốt 93 ngày đêm tử chiến với Cộng Quân, các pháo đài bay B-52 và các trực thăng Cobra đã yểm trợ quân VNCH không tích cực lắm như được Sử gia Mỹ viết trong bài này. Bài đã không đề cập tới Lực Lượng Không Quân VNCH đã tham chiến tích cực trong nhiệm vụ yểm trợ, đổ quân, tải thương v.v… Các phi công QLVNCH đã góp công sức và máu xương không nhỏ trong suốt trận chiến An-Lộc đẫm máu nêu trên .
Bộ sử liệu “Chiến thắng An-Lộc 1972” được viết lên bởi những Chiến Sĩ Anh Hùng trong trận chiến như cố Chuẩn Tướng Trần Văn Nhựt, cựu Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, cựu Đại Tá Phan Văn Huấn (LĐT Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù), cựu Tỉnh Trưởng Nguyễn Ngọc Ánh (Phụ Tá Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III đặc trách chiến trường An-Lộc & ngoại biên), cựu Thiếu Tá Biệt Cách Dù Phạm Chấu Tài, cố Thiếu Tá Biệt Cách Dù Nguyễn Sơn, Cựu Đại Uý Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực v.v… Bộ sử đặc biệt này tạm thời được đặt trong 1 CD để biếu quý chiến hữu QLVNCH & quý đồng hương. Quý Vị muốn đọc bộ sử liệu “Chiến Thắng An Lộc 1972” & CD “An-Lộc Vang Danh Thế Giới”, vui lòng viết email về: anlocfoundation@gmail.com. Tài chánh 2 CDs này tuỳ nghi Quý Vị ủng hộ, hoặc chỉ cần gởi 15 Mỹ-Kim bưu phí (tại Hoa Kỳ) – nếu Địa Chỉ tại các quốc gia khác vui lòng cộng thêm 12 Mỹ-Kim. Check hay Money Oreder, xin gởi về: An-Lộc Foundation P.O.Box 18104 Seattle, WA 98118-0104 USA.
Hiện bộ sử liệu quan trọng này đang tìm thêm tài liệu cho xác thực và đầy đủ, để chuyển dịch Anh Ngữ và vận động đưa vào dòng Quân Sử Thế Giới. Đa tạ sự quan tâm của quý đồng hương trong & ngoài nước Việt Nam. (Poet Quốc-Nam, Chủ Tịch Ban Điều Hành An-Lộc Foundation)
Lễ truy điệu “10 ngàn quân dân VNCH hy sinh ở An Lộc” tại thủ đô tỵ nạn Westminster ngày 8/7/2016. Photo by Người Việt Daily News.
An-Lộc Foundation (ALF) vinh danh & tặng huy hiệu “Bình Long Anh Dũng” của Tổng Thống Phủ VNCH tới những Chiến Sĩ Anh Hùng của chiến trận An-Lộc tại Thủ đô tị nạn Westminster. Hàng đầu (từ trái qua phải): Chủ Tịch Ban Điều Hành ALF Quốc-Nam, cựu Đại Tá BCD Phan Văn Huấn, cựu Phụ Tá Hành Quân Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III đạc trách chiến trường An-Lộc & ngoại biên Nguyễn Ngọc Ánh. Photo by Vương Huê.
Lễ truy điệu “10 ngàn quân dân VNCH hy sinh ở An-Lộc” tại đô thị Seattle ngày 20/11/2016. Photo by TMN News.
10 nhân vật thuộc 2 tiểu bang Washington & Oregon chuẩn bị làm “Lễ truy điệu 10 ngàn quân dân VNCH hy sinh ở An-Lộc” tại Portland ngày 8/7/2017. Photo by Đặng Công Minh.
Nguồn: tvvn.org