Seite auswählen

Bác sĩ Pháp đặt câu hỏi vì sao người Việt luôn tử tế

Bác sĩ, y tá Bệnh viện Necker với món quà là những món ăn thuần Việt từ nhóm Trái tim Việt lúc 1 giờ sáng NVCC

Nước Pháp đang thực hiện lệnh phong tỏa, số người nhiễm Covid-19 và tử vong tăng cao mỗi ngày. Người dân hoang mang, thận trọng. Khắp nơi, không khí chùng xuống nặng nề. Các y bác sĩ ở bệnh viện vắt hết sức chạy đua với khối công việc khổng lồ vì… quá tải.

Và dòng tin nhắn khiếm tốn ấy, nguyện vọng nhỏ bé ấy đã đánh thức lòng nhân ái vốn có của người Việt Nam.

Họ là những người Việt đang sinh sống tại Pháp. Họ chưa từng gặp nhau ngoài đời hoặc là bạn bè của nhau trước đó. Họ đơn giản chỉ muốn góp chút công sức của mình, cổ vũ, động viên các bác sĩ, y tá ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Sau dòng tin nhắn hôm đó, một người, hai người, rồi nhiều người hưởng ứng. “Trái tim Việt” gồm một nhóm người Việt đi đến các bệnh viện ở Paris và vùng ngoại ô trao những phần quà đến các bác sĩ, y tá Pháp. Họ gặp gỡ, trao đổi, phân bổ công việc cho nhau qua mạng internet.

Bác sĩ khoa cấp cứu bệnh viện Necker nhận quà từ nhóm “trái tim Việt”

Nhóm tự tạo chi phí hoạt động trên tinh thần tùy khả năng mỗi người. Các bạn kêu gọi thêm bà con, gia đình, bạn bè và cộng đồng người Việt để có thể hỗ trợ thêm nhiều bệnh viện nữa. Trong các túi quà, nhóm còn cẩn thận ghi lời cảm ơn tới các bác sĩ, y tá: “Cảm ơn các bạn – những anh hùng của chúng tôi”.

Nhóm “Trái tim Việt” trao quà các bác sĩ, y tá bệnh viện Bichat, quận 18 Paris

Thắc mắc của vị bác sĩ Pháp “Sao người người Việt Nam lúc nào cũng dễ thương và tử tế?”. Câu trả lời đơn giản nhất: “Bởi vì chúng tôi là người Việt Nam”.

Một thành viên của nhóm cho biết. “Bây giờ mình hân hạnh là thành viên nhóm “Trái tim Việt”. Các anh chị trong nhóm ai cũng sẵn sàng góp của, góp công. Hy vọng cùng nhau, tụi mình sẽ mang đến cho những người ở tuyến đầu chống dịch nhiều hơn những món quà vật chất lẫn tinh thần, góp sức cùng nước Pháp vượt qua đại nạn này”.

Không sống ở Paris và vùng ngoại ô như những đồng hương, chị Lê Thị Quỳnh Hoa sống tại Toulon, miền Nam nước Pháp đã kịp thời hỗ trợ bệnh viện quân đội Sainte Anne – Toulon khi lệnh phong toả toàn nước Pháp vừa ban ra. Là chủ tiệm ăn Việt nhỏ “Le Hanoi” trên phố Lamalgue – Le Mourillon, chị Hoa tình cờ gặp một vị khách là y tá bệnh viện đến mua thức ăn. Không giấu vẻ mệt mỏi sau ca trực dài, cô y tá kể thời điểm này, mỗi ngày cô phải làm việc từ 12 – 14 tiếng.

Chị Quỳnh Hoa, chủ tiệm ăn “Le Hanoi” chuẩn bị phần ăn cho các bác sĩ, bệnh viện quân đội Sainte Anne.

Vậy là chị Hoa nghĩ ngay đến cách tiếp sức cho các y bác sĩ bệnh viện. Chị liên lạc bệnh viện, bày tỏ thiện ý của mình. Hiện chị đều đặn tiếp tế miễn phí thứ 4 và thứ 6 hàng tuần, mỗi lần 40 – 50 phần ăn Việt cho các bác sĩ, y tá các khoa trong bệnh viện. Chính chị đích thân chọn mua thực phẩm, chế biến và mang đến tận tay các y bác sĩ bệnh viện.

Tôi chỉ là hạt cát nhỏ nhoi trên sa mạc. Xin hãy kể về những bạn khác trong nhóm. Họ nhiệt huyết hơn tôi rất nhiều.

“Mẹ Việt tại Úc” giang tay cứu giúp cộng đồng gặp khó khăn vì dịch bệnh

Mẹ Việt tại Úc ‘giải cứu’ đồng bào gặp khó vì Covid-19. 9h tối, những tin nhắn vẫn đổ về điện thoại của chị Nguyễn Bảo Châu ở Melbourne – quản trị viên nhóm có hơn 12 nghìn thành viên tên “Mẹ Việt tại Úc”.

“Em tên là Thanh Nguyễn, hiện đang mang thai 5 tháng, sống với ba con nhỏ (4,6,8 tuổi). Chồng em hiện tại đang bị tạm giam, em lại không có người thân, bạn bè. Em và con đang bị cảm nên không thể tự mình đi mua gạo hay đồ ăn được. Em mong được các chị giúp đỡ chút đồ ăn”, người mẹ trẻ tên Thanh, ở Keysborough, vùng ngoại ô Melbourne, bang Victoria, Australia nhắn tin cầu cứu.

Châu hẹn tuần sau có thêm nhu yếu phẩm sẽ điều phối người chở đến. 10h khuya, khi con gái 4 tuổi đã ngủ, chị dành hai giờ đồng hồ cuối ngày ghi chép lại thông tin của Thanh Nguyễn và hàng chục người Việt cần giúp đỡ khác rồi chuyển sang cho “thủ kho” Katina Vũ – cũng ở Melbourne.

Sáng hôm sau, cầm danh sách trong tay, Katina Vũ giao cô con gái 7 tháng tuổi cho mẹ đẻ rồi tất tả xuống kho cân gạo, xếp đồ. “Chị Bảo Châu sẽ thông báo cho tôi biết hộ cần giúp đỡ có bao nhiêu người. Ngoài gạo, mỳ tôm, nếu có người già, tôi cho thêm thuốc uống, có trẻ nhỏ sẽ cho thêm bỉm, sữa”, chị nói. Ngay trong ngày, chị cùng các tình nguyện viên chia nhau mang đến cho Thanh Nguyễn và những người khác.

Ba tuần trước, đọc được lời kêu gọi giúp đỡ những người Việt gặp khó khăn do Covid-19 của Nguyễn Bảo Châu trên nhóm “Mẹ Việt tại Úc”, Katina Vũ xung phong làm thủ kho kiêm giao hàng. “Từ năm 18 tuổi tôi đã tham gia hoạt động tình nguyện, giúp đỡ phụ nữ đơn thân, người bạn trẻ lỡ sinh con những không thể nuôi. Vì vậy, việc giúp đỡ cộng đồng ở Úc trong giai đoạn này đến như bản năng”, người mẹ 30 tuổi, định cư hai năm ở Australia cho biết.

Để có thể giao đồ từ thiện cho những người cần giúp đỡ, các “shipper” không chỉ nhiệt tình mà phải rành đường và biết tiếng Anh để trả lời cảnh sát lý do mình ra khỏi nhà trong những ngày phong tỏa. Nhóm trang bị khẩu trang, nước rửa tay khi đi giao hàng, để đồ trước cửa nhà rồi gọi điện thay vì đưa trực tiếp.

Nhu yếu phẩm được đóng gói, in tên, địa chỉ, số điện thoại của từng hộ. Rất nhiều gia đình không thể tự đến lấy được các tình nguyện viên giao tận nơi. Ảnh: Katina Vũ.


Làm và dạy nghề phun xăm, chị Bảo Châu cũng phải nghỉ làm trong giai đoạn này. “Tôi còn có tiền gửi con tuần ba buổi, có chi phí sinh hoạt, trong khi những người khác rất khổ sở, đặc biệt là các mẹ đang nuôi con nhỏ, phụ nữ đơn thân hay những người Việt không có giấy phép định cư”, nữ quản trị viên từng hỗ trợ phụ nữ Việt bị bạo hành tại Australia nói.

Chị Châu lên nhóm và trang cá nhân kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ. Chỉ một tuần sau đó, chị đã nhận được 10.000 AUD ủng hộ, cùng với gạo, mỳ, đồ hộp, tã, bỉm, sữa, thuốc… của người Việt đang sống ở quốc gia này. Katina Vũ nhận làm thủ kho kiêm giao hàng, Van Bui Rudd vào vai thủ quỹ, trong khi chị Nhung Le và những người khác tình nguyện làm “shipper”.

Hoạt động không chỉ diễn ra ở Melbourne mà lan rộng ra cộng đồng người Việt tại Úc. Nhận được tin nhắn nhờ giúp đỡ, nếu ở các khu vực khác, chị Bảo Châu lại kết nối với các điều phối viên ở gần đó để nhờ hỗ trợ.

“Tất cả những câu chuyện đẹp đó là động lực cho chúng tôi”, Katina tâm sự. Đến nay, nhóm đã “giải cứu” được hơn 300 hộ gia đình Việt sinh sống tại Australia gặp khó khăn.

Hàng loạt tiệm làm móng của người Việt ở Mỹ chuyển sang may khẩu trang

Hàng loạt tiệm làm móng của người Việt tại Mỹ chủ động quyên góp thiết bị, vật tư y tế cho các bệnh viện để chống dịch Covid-19, đồng thời chuyển sang may khẩu trang.

Theo NBC News, khi đóng cửa tiệm làm móng Top Nails 2 ở Mobile, Alabama do dịch Covid-19 bùng phát, ông Huy Nguyen quyên tặng toàn bộ vật tư y tế có trong kho – gồm 8 hộp găng tay và hàng trăm khẩu trang – cho bệnh viện địa phương.

Ông Huy Nguyen không hành động đơn độc. Theo lời kêu gọi của một chủ hiệu thuốc gốc Việt ở địa phương, hàng chục chủ tiệm làm móng gốc Việt tại Mobile đã huy động và quyên góp hơn 134.000 găng tay và 23.000 khẩu trang cho một bệnh viện tại đây.

“Chống dịch là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Chúng tôi không phải bác sĩ hay y tá, không trực tiếp chiến đấu chống dịch, nhưng chúng tôi muốn chia sẻ trách nhiệm của mình với cộng đồng”, NBC News dẫn lời ông Huy Nguyen khẳng định.

Giống Huy Nguyen, Lisa Nguyen và cha mẹ cô – chủ sở hữu tiệm làm móng Cowboys Nail Bar ở Plano, Texas – quyết định quyên tặng 14 hộp khẩu trang còn N95 trong kho cho các nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm Y tế Đại học Texas Southwestern.

“Chúng tôi hy vọng giúp đỡ được các thành viên gia đình và đồng nghiệp của họ đang làm việc tại bệnh viện”, Lisa Nguyen nói.

Tại Brentwood, Tennessee, nhóm doanh nhân gốc Việt đồng sở hữu chuỗi làm móng Zen Nails không chỉ quyên góp vật tư y tế. Họ quyết định biến tiệm làm móng thành cơ sở sản xuất khẩu trang và quần áo bảo hộ.

Tại đây, mỗi nhân viên tình nguyện làm việc 9 tiếng mỗi ngày để may khẩu trang và quần áo bảo hộ cá nhân cho các bệnh viện và trung tâm y tế địa phương.

Bên trong tiệm làm móng Zen Nails ở Brentwood, Tennessee. Ảnh: NBC.

Doanh nhân Trang Nguyen, đồng sở hữu Zen Nails, cho biết bà từng làm y tá vài năm trước và có nhiều bạn bè là nhân viên y tế. “Khi nghe nhiều đồng nghiệp cũ than thở về tình trạng vật tư y tế, tôi muốn giúp đỡ họ. Các nhân viên y tế cần được bảo vệ. Tôi nghĩ tiệm làm móng của mình có thể sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ vì gia đình tôi biết may”, bà Trang nói.

Trong tuần đầu tiên, tiệm sản xuất được hơn 3.000 khẩu trang và áo bảo hộ. Lô hàng này được quyên cho 3 bệnh viện địa phương, bao gồm St. Thomas Medical Partners, Williamson Medical Center và HCA Health. “Chúng tôi muốn đền đáp cho đất nước và cộng đồng”, bà Trang Nguyen nhấn mạnh.




Chủ nhà hàng Việt ở Cali tặng món ngon cho bác sĩ

Mới đây, báo The Mercury News của Mỹ đã có một bài viết ca ngợi hàng loạt nhà hàng ở khu vực Bay Area (California, Mỹ) đã gửi hàng ngàn phần ăn miễn phí tới những người làm việc ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Họ gọi đây là “những bữa ăn của lòng biết ơn” (meals of gratitude) được chế biến từ nguyên liệu organic, đem tặng các y bác sĩ để động viên tinh thần của họ.

Đáng chú ý, có tên một nhà hàng Việt được nhắc tới, đó là nhà hàng Phở Hà Nội đã chuyển hàng trăm phần ăn Việt (trong đó có cả món chay) tới các bệnh viện, cơ sở y tế ở San Joe (California) như Kaiser Santa Clara, bệnh viện El Camino và bệnh viện O’Connor, Valley Health Center and Regional.

Tờ báo này viết: “Trong lúc nghỉ giải lao vì kiệt sức, các nhân viên y tế ở Regional Medical Center (San Jose) thưởng thức món tôm rang me”.

Ngoài cơm tôm rang me, chủ nhà hàng Phở Hà Nội (có 2 chi nhánh) còn chuẩn bị các phần cơm gà hấp muối, gà nướng, mì gà rô- ti, cơm sườn nướng, gỏi cuốn, bò ragu, cơm chay đem tặng các bệnh viện.

Chị Huyền cho biết, nhà hàng của chị áp dụng các tiêu chuẩn của Mỹ về vệ sinh, hình thức sang trọng, sạch đẹp. Theo chị, “không phải đồ ăn mình mang tới tặng bệnh viện họ sẽ nhận ngay, đồng thời, ở đây, lương của các bác sĩ, y tá rất cao nên họ rất sành”. Vì đã có một số bác sĩ đã từng đến ăn tại nhà hàng Phở Hà Nội nên họ biết và yên tâm nhận các phần ăn chị đem tới tặng (nhà hàng thường xuyên có khoảng 30% khách ngoại quốc tới ăn bên cạnh khách Việt).

Hiện căng tin của các bệnh viện đóng cửa hết nên cả bác sĩ và bệnh nhân đều khó khăn về tìm đồ ăn uống. Đồ ăn được mang tới tặng họ rất mừng, vì nếu không họ tự lái xe ra ngoài mua đồ ăn rất xa mà có khi không có vì các nhà hàng đã hầu như đóng cửa hết, chỉ còn bán mang đi.

Chị Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết, nhà hàng Phở Hà Nội của chị trước đây bán hơn 3.000 phần mỗi ngày, hiện giờ chỉ còn 800 phần mỗi ngày cho 2 nhà hàng cộng lại, hình thức bán mang đi. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế nhà hàng. Nhà hàng đang đắt khách, ra vào rầm rầm, đùng một cái thì trống lốc, không còn ai hết, nhất là trong tuần đầu “lockdown” (phong tỏa).

Từ 70 nhân viên, trong đó có một số người nước ngoài, vừa qua chị đã phải cho nhân viên nghỉ bớt, chỉ còn giữ lại 15 người.

Chị Minh Huyền chia sẻ, chị sinh ra ở Hà Nội nhưng lớn lên ở Sài Gòn, sau đó theo chồng qua Mỹ và vài năm gần đây mở nhà hàng phở vị Hà Nội. Mặc dù khó khăn mùa dịch, chị và chồng vẫn có tâm nguyện mang tặng những phần ăn động viên các bác sĩ, y tá.

Chủ trang trại gà thì ngạc nhiên là trong mùa dịch sao chị đặt gà nhiều thế, tưởng chị bán được, sau khi nghe kể chuyện đem tặng thì chủ trang trại đã tặng thêm vài thùng gà để cùng chung tay với chị.

Chị Huyền cũng như những người dân Mỹ đang ngày đêm mong chờ dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát. Trong những ngày chờ đợi và chiến đấu với dịch bệnh thế này, có được sự chia sẻ, quan tâm giữa con người với con người càng làm ấm lòng của những người đang dốc hết sức chiến đấu với dịch bệnh.

 Bánh mì Việt Nam phục vụ tuyến đầu chống đại dịch Tàu ở Pháp

Tính tới hết ngày 11/4, Pháp là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, với 124,869 người nhiễm bệnh và 13,197 người tử vong. Hệ thống y tế của Pháp đang chịu gánh nặng lớn trong khi đội ngũ y bác sĩ bị quá tải, phải làm việc liên tục để chữa trị, cứu sống tính mạng người bệnh.

Giữa bối cảnh cuộc chiến chống đại dịch Vũ Hán, có một nhà hàng của người Việt tại Pháp đã có sự ủng hộ quý báu dành cho các nhân viên y tế thuộc bệnh viện Kremlin Bicetre (tại thủ đô Paris, Pháp), đã gửi tặng bệnh viện Kremlin Bicetre (Paris) hơn 100 suất bánh mì Việt Nam nhằm hỗ trợ các y bác sĩ trong cuộc chiến chống đại dịch Tàu.

https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1563288&stc=1&d=1586691786

Chị Nguyễn Phương Anh, chủ nhà hàng Bún Mì ở Paris cho biết đã tự tay chuẩn bị từng nguyên liệu, cùng các nhân viên cửa hàng làm hơn 100 chiếc bánh và đóng gói gọn gàng để gửi tặng các y bác sĩ.

Chị Phương Anh chia sẻ, “Tôi rất khâm phục lực lượng bác sĩ, cảnh sát, những người đang chiến đấu trên tuyến đầu phòng chống dịch nên muốn đóng góp một chút tâm huyết của mình. Dù cửa hàng còn nhiều món ăn ngon và thuần Việt khác, nhưng tôi muốn chọn bánh mì vì đây là món ăn yêu thích và là biểu tượng của Việt Nam với bạn bè quốc tế”.

“Việc xin giấy tờ để được cấp phép mang đồ ăn đến tài trợ cho bệnh viện cũng rất phức tạp. Tôi phải gửi email đi nhiều bệnh viện khác nhau và chờ để được hướng dẫn thủ tục. Để được thông qua, Bún Mì cần phải đảm bảo được 3 tiêu chí.

Thứ nhất, đây là nhà hàng hoặc cơ sở kinh doanh được cấp phép. Thứ hai, nhà hàng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thứ ba, phải được bệnh viện cấp phép mới được đưa đồ ăn vào”.

Những nỗ lực và cống hiến của nhà hàng đã được bệnh viện Kremlin Bicetre ghi nhận. Sau khi hơn 100 chiếc bánh mì tới tận tay các y bác sĩ, bệnh viện đã nhiều lần gọi điện và gửi lời cảm ơn hành động ý nghĩa của nhà hàng.

Chị Phương Anh cũng cho biết, đợt đóng góp này chỉ là “thử nghiệm” trước khi kêu gọi các nhà hàng Việt Nam tại Pháp và các doanh nghiệp Pháp cùng tham gia đóng góp với quy mô lớn hơn.

Tổng hợp tin trên mạng Internet