Seite auswählen

„…châu Âu không cần phải cúi đầu trước Trung cộng chỉ vì sợ bị ảnh hưởng kinh tế, chính châu lục này cũng có thể nói ‘không’ với những đòi hỏi của Bắc Kinh…

Trung cộng chỉ chiếm 5,5% tổng thương mại của các quốc gia EU trong năm 2018. „

Luke Patey

Châu Âu là khu vực chủ chốt để các nhà ngoại giao hàng đầu Trung cộng thực hiện các hoạt động thao túng thị trường. Tuy nhiên, châu lục này hoàn toàn có thể nói ‘không’ với những đòi hỏi của Bắc Kinh. Tiếp đó là đầu tư nhiều hơn cho chính châu lục của mình và hỗ trợ các nền dân chủ trên thế giới để mang lại các lợi ích kinh tế và vị thế chính trị tốt hơn. 

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (giữa) bên cạnh Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình sau hội nghị tại Cung điện Élysée, Paris ngày 26/3/2019. (Ảnh qua AFP)

Cuốn sách ‘China Can Say No’ (tạm dịch: Trung cộng Có Thể Nói Không) là cuốn sách bán chạy nhất của Trung cộng năm 1996 và thể hiện chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ của đại lục. Cuốn sách được viết bởi một nhóm trí thức cánh hữu, kêu gọi chính quyền Trung cộng bỏ qua các giá trị tự do và đẩy lùi các lợi ích từ phương Tây đang âm mưu ngăn chặn sự phát triển của đất nước.

Trải qua hơn 20 năm, sau khi bác bỏ các lời kêu gọi dân chủ hóa và thúc đẩy nền kinh tế do nhà nước lãnh đạo để trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giờ đây Trung cộng đã quen với việc nói ‘không’. Với chiến lược ngoại giao ‘chiến lang’ (quảng bá chủ nghĩa dân tộc) trong giai đoạn gần đây, Trung cộng thậm chí còn học được cách gây áp lực để phương Tây chấp thuận những yêu cầu của mình. Việc hạn chế quyền đặt chân vào thị trường Trung cộng thường được coi là biện pháp có thể phá vỡ ý chí chính trị của các phe đối lập.

Châu Âu là khu vực chủ chốt để các nhà ngoại giao hàng đầu Trung cộng thực hiện các hoạt động thao túng thị trường. Chỉ mới tuần trước, vì sợ ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại với Trung cộng, Liên minh châu Âu (EU) đã phải dịu lại những lời chỉ trích trong một báo cáo sắp tới về kế hoạch gây nhiễu thông tin đại dịch Vũ Hán (COVID-19) của chính quyền Trung cộng. 

Nhưng châu Âu không cần phải cúi đầu trước Trung cộng chỉ vì sợ bị ảnh hưởng kinh tế, chính châu lục này cũng có thể nói ‘không’ với những đòi hỏi của Bắc Kinh. Sự phụ thuộc vào thị trường Trung cộng của châu Âu không chỉ ít hơn so với nhiều khu vực khác, mà các lỗ hổng chiến lược và sự thiếu hụt năng lực cạnh tranh từ thương mại và đầu tư ở Trung cộng cũng bắt đầu lộ rõ những mặt yếu thay vì đem lại những cơ hội kinh tế.

Động thái nhân nhượng của EU tới chính quyền Trung cộng gần đây đã truyền một tín hiệu sai lệch tới những quốc gia thành viên vốn đang hứng chịu sức ép tương tự. Vào đầu năm nay, Tòa Đại sứ Trung cộng tại thủ đô Prague đã đe dọa sẽ trả đũa các doanh nghiệp Cộng hòa Séc nếu nước này cho phép bất kỳ nhà lập pháp cấp cao nào đến viếng thăm Đài Loan, nơi chính quyền Bắc Kinh coi là một tỉnh ly khai. Không lâu sau đó, tòa Đại sứ Trung cộng tại Đức cho biết vị thế thị trường sản xuất ô tô của Đức tại Trung cộng có thể sẽ bị ảnh hưởng nếu chính quyền Đức thi hành những biện pháp bảo mật nhằm loại trừ tập đoàn Huawei của Trung cộng khỏi dự án hạ tầng mạng viễn thông 5G.

Chỉ cần nhìn sơ qua thì cũng đã thấy được rất rõ ràng vì sao châu Âu lại nhún nhường trước những đòi hỏi chính trị từ phía Trung cộng. Nền kinh tế Trung cộng đang có xu hướng chững lại và đang phải hứng chịu mức nợ chưa từng có, nhưng Trung cộng vẫn chiếm hơn 25% sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ năm 2013 tới 2018, và thị trường người tiêu dùng của quốc gia này là một miếng mồi béo bở mà các tập đoàn toàn cầu không thể bỏ qua. 

Tuy có được chỗ đứng trong nền kinh tế toàn cầu, vẫn có một vài câu hỏi được đặt ra về việc các nhà đầu tư châu Âu và các khu vực khác có thể tiếp cận được bao nhiêu tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung cộng. Sau nhiều thập kỷ liên tục hứa hẹn rằng sẽ mở cửa nền kinh tế, chính sách hạn chế đầu tư ở Trung cộng, chẳng hạn đặt ra giới hạn đối với vốn chủ sở hữu nước ngoài, vẫn cao gần gấp 4 lần so với mức trung bình ở các nền kinh tế hàng đầu.

Ông Phil Hogan, Ủy viên thương mại Châu Âu, gần đây đã lưu ý rằng ngay cả trước khi đại dịch Vũ Hán gây gián đoạn các cuộc họp cấp cao trong năm nay, thì các tập đoàn, doanh nghiệp châu Âu vẫn “gần như không đạt được tiến độ trong việc tiếp cận thị trường Trung cộng” trong các cuộc đàm phán với chính quyền Bắc Kinh. 

Khi các tập đoàn Trung cộng đang gia tăng sức cạnh tranh và chính quyền Trung cộng theo đuổi kế hoạch chiến lược ‘Made in China 2025’ với mục tiêu đi đầu trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, thì dường như tương lai càng trở nên không rộng mở với những nhà đầu tư nước ngoài. 

Cùng thời điểm đó, nhiều nhà hoạch định chính sách châu Âu đã hiểu sai tầm quan trọng trong hoạt động thương mại với Trung cộng. 

Các quan chức EU thường tự hào rằng mỗi ngày họ thu được hơn 1,5 tỷ EURO (1,6 tỷ USD) trong chuỗi hàng hóa giữa các khu vực và ở Trung cộng. Nhưng các quốc gia thành viên EU có giao dịch thương mại gần tới 30 tỷ EURO mỗi ngày với các đối tác trong và ngoài lãnh thổ. Dù sự phụ thuộc kinh tế vào Trung cộng của châu Âu là một điều không thể phủ nhận, nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Trung cộng chỉ chiếm 5,5% tổng thương mại của các quốc gia EU trong năm 2018. 

Như các nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Trung cộng Mercator tại Berlin chỉ ra, nếu dựa vào những số liệu để kết luận, thì đối tác thương mại quan trọng nhất của tất cả các quốc gia EU thực chất chính là các nước nằm trong khối EU. Gần ⅔ tổng giao dịch trung bình của mỗi quốc gia thành viên là với các đối tác thuộc khối EU. Sự gần gũi về vị trí địa lý, tính tương đồng về văn hóa và đường lối kinh doanh, thuộc cùng một thị trường duy nhất và một khối thương mại là những yếu tố thúc đẩy cho tỷ trọng nêu trên.

Tuy nhiên, câu trả lời chung từ các nhà hoạch định chính sách châu Âu là các số liệu hàng đầu về thương mại không thực sự nói lên toàn bộ câu chuyện. Điều quan trọng là nền kinh tế Trung cộng được lý giải bởi các yếu tố vô hình trong vai trò mật thiết với chuỗi cung ứng toàn cầu, khi quốc gia này chiếm 1/3 sản phẩm trung gian trong các quy trình sản xuất phức tạp, xuyên biên giới. Bên cạnh đó, Trung cộng còn là một thị trường tiềm năng trong tương lai đối với các tập đoàn châu Âu. 

Nhưng cũng vì điều này mà tính trọng yếu của Trung cộng đã bị hiểu sai. Một quan hệ bất đối xứng đang dần hình thành mỗi khi có sự trao đổi thương mại giữa châu Âu và Trung cộng. Việc hội nhập thương mại với Trung cộng cũng đồng nghĩa với sự sụt giảm thị phần của EU trong xuất khẩu sản xuất toàn cầu từ 44% vào năm 2001 xuống còn 35% năm 2018. 

Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Trung cộng đang xuất khẩu các sản phẩm giá trị cao hơn sang EU nhưng đổi lại thì nhập khẩu ít hàng hóa vào nước hơn. Nếu châu Âu không tập trung xây dựng năng lực cạnh tranh công nghiệp của riêng mình thì sẽ tiếp tục trượt dốc trong nền kinh tế toàn cầu.

Đại dịch Vũ Hán cũng cho thấy sự lệ thuộc vào sản xuất ngoài nước là một hướng đi nguy hiểm, nhất là trong thời điểm khủng hoảng như hiện nay. Khi đại dịch bùng phát tại Trung cộng và lệnh phong tỏa khiến cho nhiều ngành công nghiệp bị đình trệ, thì các quốc gia nước ngoài và các tập đoàn đa quốc gia đều bị ảnh hưởng do quá phụ thuộc vào các sản phẩm trung gian thiết yếu của Trung cộng trong các lĩnh vực như: điện tử tiêu dùng, ô tô và dược phẩm, chưa kể đến các nguồn cung y tế quan trọng. Trong số các nhà chức trách châu Âu, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo rằng châu Âu cần phải loại bỏ việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung cộng. 

Trung cộng cũng không còn là vùng đất tăng trưởng doanh thu cho nhiều tập đoàn châu Âu như trước kia. Lấy ví dụ từ các tập đoàn sản xuất ô tô lớn của Đức như Volkswagen, Daimler và BMW, họ là một trong số các nhà đầu tư lớn nhất của châu Âu tại Trung cộng, nhưng theo thời gian, các đối thủ cạnh tranh của Trung cộng như Changan và Geely đang ngày một chiếm thêm thị phần ô tô trong nước.

Các giám đốc điều hành của tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen vẫn giữ vững triển vọng lạc quan, nhưng tỷ trọng vận hành của công ty tại Trung cộng từ năm 2015 đến 2019 đã giảm khoảng 15%. Đối với các hãng xe Daimler, BMW và nhà sản xuất công nghiệp Đức Siemens, tổng doanh thu tại Trung cộng so với các quốc gia và khu vực khác đã bị đình trệ trong cùng giai đoạn kể trên. Trong loại hình tiền tệ euro và cent, thì thị trường có mức tăng trưởng doanh thu lớn hơn thường là châu Âu chứ không phải Trung cộng. 

Do đó, các tập đoàn châu Âu đã ít quan tâm đến nền kinh tế Trung cộng hơn so với trước đây. Từng vượt ngưỡng con số 15 tỷ USD trong cả năm 2011 và 2012, mức đầu tư của châu Âu vào thị trường Trung cộng đã giảm xuống dưới 8 tỷ USD từ năm 2016-2018. Cho đến khi chính quyền Bắc Kinh gỡ bỏ toàn diện các biện pháp kiểm soát và đầu tư thương mại, chẳng hạn như chuyển giao công nghệ để tiếp cận thị trường, thì mức tăng trưởng đối với các doanh nghiệp châu Âu và nước ngoài khác ở Trung cộng sẽ vẫn còn bị hạn chế và thậm chí còn bị áp đảo ngược lại về tính cạnh tranh. 

Trong khi EU đang phải đối mặt với thách thức to lớn trong việc phục hồi nền kinh tế bị  suy thoái do tác động của đại dịch Vũ Hán, thì áp lực khi phải tuân theo các yêu cầu chính trị của Trung cộng đối với tập đoàn Huawei, Đài Loan và các lợi ích quốc gia khác ở nước ngoài có thể sẽ còn gia tăng nữa. Nhưng các nhà hoạch định chính sách châu Âu cần phải nhận ra rằng họ có nhiều cơ hội để đặt điều kiện với chính quyền Bắc Kinh hơn những gì họ nghĩ. Do cũng đang phải đối mặt với sự suy thoái kinh tế, nên chính quyền Trung cộng sẽ tìm kiếm cơ hội tăng trưởng trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu sắp tới và sẽ không muốn làm đảo lộn vị thế thương mại và đầu tư của mình trong thị trường chung khổng lồ của khối Liên minh châu Âu.

Phức tạp hóa việc đàm phán tiếp cận thị trường với Trung cộng cũng có thể khiến châu Âu trở nên mù quáng trước những cơ hội rộng mở hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Trong khi các quốc gia châu Á mới nổi lên vượt qua Trung cộng để trở thành động lực tăng trưởng chính của thế giới, thì Châu Âu có thể xây dựng danh mục đầu tư và thương mại trên khắp khu vực Ấn Độ và Đông Nam Á. Một thỏa thuận thương mại tự do gần đây với Việt Nam đã đánh dấu một khởi đầu đầy hứa hẹn cho triển vọng mở rộng kinh tế kể trên. 

Gần nhà hơn, châu Âu cũng có thể thúc đẩy các trung tâm sản xuất ở vùng Trung Âu, Đông Âu và Thổ Nhĩ Kỳ để khôi phục lại vai trò của mình trong nền thương mại toàn cầu. Thay vì cố thu cho được những đồng đô la cuối cùng ở Trung cộng, châu Âu nên đầu tư vào đổi mới khu vực và khả năng cạnh tranh công nghiệp. Việc đầu tư cho các tập đoàn hàng đầu của châu lục như những nhà vô địch toàn cầu và hỗ trợ các nền dân chủ đồng minh trên khắp thế giới sẽ mang lại các lợi ích kinh tế và chính trị tốt hơn cho châu Âu. 

Không cần phải trang bị chủ nghĩa dân tộc đang ngày càng được củng cố mạnh mẽ như tại Trung cộng, các nhà lãnh đạo châu Âu có thể thúc đẩy chủ nghĩa đa phương căn bản trên toàn thế giới. Nhưng trước khi nghĩ đến những điều này, châu Âu cần phải học cách nói “không” với Trung cộng. 

Luke Patey

Luke Patey là một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đan Mạch và là tác giả của cuốn sách sắp được xuất bản “How China Loses The Pushback Against Chinese Global Ambitions”( Trung cộng đang thua cuộc như thế nào: Đòn bẩy chống lại tham vọng toàn cầu của Trung cộng.)

Huy Hoàng (Theo FP News)

30.04.2020