Seite auswählen

BBT: Người Việt Nam chúng ta thường có suy nghĩ xem thường hoặc nặng hơn là có óc kỳ thị người da đen, gọi họ là “mọi”. Nhưng cách đây hơn 40 năm, lúc cao trào người Việt vượt biển, một nhóm đông tinh hoa trí thức người Mỹ da đen tại Hoa Kỳ đã viết thư kêu gọi chính phủ nhận người tỵ nạn cộng sản từ Đông Dương.

„Cuộc đấu tranh cho quyền tự do kinh tế và chính trị của mình dính liền với việc đi tìm tự do của người tị nạn Đông Dương. Nếu chính phủ Hoa Kỳ không thể hiện được lòng trắc ẩn đối với những con người bất hạnh ấy thì vô cùng khó để tin rằng chính quyền này có thể quan tâm đến người thiểu số da đen hay người nghèo tại Mỹ.“

Người dịch: Ian Bùi

Người da đen kêu gọi chính quyền nhận người tị nạn cộng sản vào Mỹ | Tiếng Dân

Sau đây là bản dịch lá thư cậy đăng trên báo New York Times ngày 19/3/1978, do một nhóm người Mỹ da đen đồng ký tên. Họ là những nhân vật thành danh trong nhiều lãnh vực, từ giáo dục đến kinh tế, cũng như chính trị:

“Từ các quốc gia cộng sản vùng Đông Nam Á, hàng ngàn người tị nạn bất hạnh của Việt Nam, Lào và Cam Bốt đang trốn chạy và hiện sống lây lất trong các trại tị nạn. Đa số phải đối mặt một tương lai đáng sợ: bị hất hủi nơi họ đang tạm trú, không tìm được công ăn việc làm, và — tệ hại hơn nữa — bị đuổi trở về nguyên quán và có thể mất mạng.

Chúng tôi, những công dân trong cộng đồng da đen — một cộng đồng mà bản thân vẫn còn đang phải chịu đựng nhiều sự bất công kinh tế — rất quan tâm và đồng cảm với người anh em Á châu trong trại tị nạn. Nhưng mối quan tâm này cần vượt qua biên giới của sự đồng cảm. Chúng ta cần phải đi đến hành động.

Nhiều người Mỹ, tuy có lòng tốt, lý luận rằng hành động trong trường hợp này không khả dĩ về mặt kinh tế và có thể nổ ra xung đột. Chúng tôi nhận thức rất rõ tình hình kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay ở Mỹ — nhất là trong cộng đồng da đen của mình — và chúng tôi cũng hiểu là bất cứ chương trình giúp đỡ người tị nạn nào cũng sẽ có cái giá phải trả dù khiêm tốn. Nhưng chúng tôi cực lực phản đối tâm lý treo bảng giá lên đầu những người tị nạn Đông Dương.

Trong quá khứ, Hoa Kỳ đã từng chứng tỏ chúng ta có khả năng thích nghi và đối phó với những tình huống bất thường tưởng chừng bất khả. Chúng tôi tin rằng người dân Mỹ một lần nữa đủ sức dang tay cứu vớt một cộng đồng thiểu số — những người tị nạn — để giúp họ an cư và tạo cho họ niềm hy vọng.

Vì thế, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu Tổng thống Jimmy Carter và Quốc Hội hãy tìm cách mở cửa cho những người tị nạn này vào nước Mỹ, trong tinh thần tương trợ mà trước đây chúng tôi đã kêu gọi quý vị chấp nhận nạn nhân của chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.

Qua bao cuộc đấu tranh gian khổ cho quyền bình đẳng dân sự, chính trị cũng như kinh tế trên đất nước này, chúng tôi rút ra được một bài học cơ bản: Cuộc đấu tranh cho quyền tự do kinh tế và chính trị của mình dính liền với việc đi tìm tự do của người tị nạn Đông Dương. Nếu chính phủ Hoa Kỳ không thể hiện được lòng trắc ẩn đối với những con người bất hạnh ấy thì vô cùng khó để tin rằng chính quyền này có thể quan tâm đến người thiểu số da đen hay người nghèo tại Mỹ”.

Ảnh chụp bức thư

Bản tiếng Anh: 

Black Americans Urge Admission of the Indochinese Refugees

Throughout non-Communist Asia, thousands of unfortunate refugees from Vietnam, Laos and Cambodia languish in make-shift camps. For most, the future offer frightening prospects: social ostracism in the countries to which they fled, end unemployment, and – even worse – deportation to their homelands resulting in almost certain death.

As concerned citizens of the black community – a community which itself continues to endure widespread economic deprivation- we sympathize with our Asian brothers and sisters in the refugee camps. But our concern must transcend the safe boundaries of mere sympathy. We must move toward action.

Many well-meaning Americans have argued that action on this pressing problem is unworkable in economic terms and potentially explosive. We recognize the scandalous state of America’s economy – especially its devastating manifestation in the black community – and we realize that any program to assist these refugees will entail modest economic costs. Yet, we oppose the dehumanizing tendency of placing price tags on the heads of Indochinese refugees.

In the past, America has displayed an uncanny ability to adapt to unusual and seemingly impossible situations. We believe that America can once again reach out to an embattled minority – these refugees – and offer safe haven and hope.

Thus, we call upon President Carter and the United States Congress to facilitate the entrance of these refugees into the United States in the same spirit that we have urged our country to accept the victims of South Africa’s apartheid.

Through our arduous struggle for civil, political and economic rights in America, we have learned a fundamental lesson: the battle against human misery is indivisible. Our continuing struggle for economic and political freedom is inextricably linked to the struggles of Indochinese refugees who also seek freedom. If our government lacks compassion for these dispossessed human beings, it is difficult to believe that the same government can have much compassion for America’s black minority, or for America’s poor.

(02.06.2020)

Bài đọc thêm:

Người da đen ở Mỹ

Người da đen ở Mỹ có một lịch sử 300 năm với nguồn gốc từ Phi châu vào thế kỷ 17 và 18 bị người da trắng bắt cóc đưa sang Bắc Mỹ làm nô lệ. Họ đã trải qua và chịu không biết bao nhiêu bất công và kỳ thị  của người da trắng. Mãi đến thế kỷ 19 nhờ tranh đấu, tình trạng nô lệ mới bị xoá bỏ. Theo thống kê, hiện nay, khoảng cách về kinh tế – xã hội giữa nhóm người da đen và người da trắng vẫn còn rất xa:

(a) Dân số. Theo số liệu thống kê census 2016, nước Mỹ có 41.4 triệu người da đen (gốc Phi Châu), chiếm 12.7% tổng dân số Mỹ [1].

(b) Thu nhập bình quân mỗi gia đình da đen là 35400 USD, thấp hơn gần 40% so so với thu nhập gia đình da trắng là 60250 USD [2]. Tỉ lệ hộ nghèo ở người da đen là 26%, trong khi đó ở người da trắng là 10%. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 9.2%, còn người da trắng là 4.4% (số liệu 2015).

(c) Giáo dục. Theo số liệu census 2000, 72% người da đen tuổi 25+ tốt nghiệp trung học, trong khi tỉ lệ này ở người da trắng là 84%. Chỉ có 14% người da đen có bằng cử nhân trở lên, so với 26% ở người da trắng và 44% người Á châu [3].

(d) Khả năng học của người da đen cũng thấp xa so với người da trắng và Á châu. Chẳng hạn như số liệu năm 2018 cho thấy điểm SAT (môn toán) trung bình như sau: Mỹ da đen 463, Mỹ da trắng 557, Á châu 635. Ngay cả điểm SAT môn đọc và viết cũng vậy: học sinh da đen có điểm thấp (483), so với Mỹ gốc Á châu (588), da trắng (566), và Mỹ Latino (501) [4].

(e) Tội phạm. Năm 2014, có 6.8 triệu người Mỹ bị bắt giam trong tù; trong số này có 2.3 triệu người da đen (34%) [5]. Lưu ý rằng, người da đen chỉ chiếm 12.7% tổng dân số Mỹ.

(f) Tỷ lệ bị tù tội. Cục Thống kê Công lý (Bureau of Justice Statistics) cho biết khoảng 38% ”dân số” tù là người da đen (tổng số tù nhân chừng 7 triệu), kế đến là người da trắng (35%), và người Hispanics (21%). Tỷ lệ bị bắt giam ở người da đen là 141 (tính trên 10,000 dân), còn ở người da trắng là 27.5,  gấp 5 lần so với người da trắng.

(g) Người da đen có xu hướng phạm tội chống người da trắng cao gấp 50 lần người da trắng phạm tội chống người da đen. Tỉ lệ người da đen phạm tội bạo động chống người da trắng là 1013 tính trên 10,000 dân số, và con số này cao 57.5 lần so với tỉ lệ người da trắng phạm tội bạo động chống người da đen (17.6) [7].

https://www.danluan.org/files/timgs/101705150_981073432339974_3217449628811132928_o_1.jpg

Người da đen và nền công lý Hoa Kỳ

Nhưng đối với giới lãnh đạo cộng đồng da đen, những khoảng cách đó là do người da trắng gây nên. Họ có lý thuyết gọi là “Victimology”, có thể hiểu là “Nạn nhân học”, cho rằng người Mỹ da đen là nạn nhân của chủ nghĩa kỳ thị  chủng tộc do người da trắng chủ trương; rằng sự tiến bộ của cộng đồng người Mỹ da đen lệ thuộc vào hành động ăn năn, hối cải của người da trắng (về những việc họ phạm phải trong quá khứ). Nhưng sự thật thì không đơn giản như thế.

Nhiều nghiên cứu khoa học xã hội cho thấy rằng hệ thống công lý Mỹ không có tính kỳ thị  chủng tộc. Hai trăm năm trước đây thì có thể có, nhưng ngày nay thì không có chuyện kỳ thị  chủng tộc trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ.

Có sự kỳ thị  về án tử hình giữa nguời da đen và da trắng? Năm 1994, Giáo sư Stanley Rothman và Stephen Powers điểm qua các chứng cớ nghiên cứu khoa học xuất bản sau 1972 và họ đi đến kết luận rằng không có sự khác biệt về án tử hình giữa phạm nhân da đen và da trắng. Tính từ 1976 đến 1993, có 2716 người đang chờ tử hình, 36% trong số này là người da đen; và trong số 226 người bị tử hình, 38% là người da đen.

Thập niên 1980s là thời gian những người da đen cho rằng chiến dịch chống lại vấn nạn ma tuý làm cho người da đen dễ bị … cầm tù. Nhưng số liệu thực tế cho thấy một bức tranh khác: năm 1980, gần 47% tù nhân trong các nhà tù tiểu bang là người da đen, và 34% tù nhân trong các nhà tù liên bang là người da đen. Mười năm sau (1990), người da đen chiếm 49% dân số tù tiểu bang và 31% dân số tù liên bang. Thời gian bị giam trung bình ở người da đen là 25 tháng, so với 24 tháng ở người da trắng – không có sự khác biệt đáng kể.

Tương tự, một nghiên cứu của RAND năm 1991 về cướp của và ăn trộm trên 14 thành phố lớn của Mỹ cũng không tìm ra bất cứ mối liên quan nào giữa chủng tộc và mức độ phạt. Năm 1995, nhà thống kê học Patrick Langan phân tích dữ liệu của 42,500 bị cáo thuộc 75 quận hạt lớn của nước Mỹ, và ông cũng không tìm thấy mối liên quan nào giữa chủng tộc (da đen) và mức độ phạt. Người da đen cũng như người da trắng có cùng hình phạt và mức độ phạt (“no evidence that, in the places where blacks in the United States have most of their contacts with the justice system, that system treats them more harshly than whites.”) Một nghiên cứu tổng quan mới đây cũng đi đến kết luận rằng không có sự Kỳ thị , hệ thống tư pháp áp dụng bình đẳng cho người da đen cũng như người da trắng [8].

Tuy nhiên, người da đen ngày nay có nhiều cơ hội hơn thế hệ cha anh của họ trước đây. Kỳ thị  chủng tộc ở Mỹ là một hành vi phi pháp và chánh phủ Mỹ đã tạo mọi điều kiện cũng như ưu tiên cho người da đen. Mỹ đã có tổng thống người da đen. Còn số bộ trưởng, quan chức cao cấp, tướng lãnh gốc da đen thì nhiều không thể kể hết.

(trích từ Fb Nguyễn Tuấn)

Theo FB Nguyễn Tuấn

 [1] https://minorityhealth.hhs.gov/omh/browse.aspx
[2] https://money.cnn.com/2015/11/24/news/economy/blacks-whites-inequality/index.html
[3] https://www.census.gov/prod/2003pubs/c2kbr-24.pdf
[4] https://www.insidehighered.com/admissions/article/2018/10/29/sat-scores-are-gaps-remain-significant-among-racial-and-ethnic-groups
[5] https://www.naacp.org/criminal-justice-fact-sheet
[6] https://www.sentencingproject.org/publications/color-of-justice-racial-and-ethnic-disparity-in-state-prisons
[7] https://www.city-journal.org/html/my-black-crime-problem-and-ours-11773.html
[8] https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0047235296000153