Seite auswählen

Cộng đồng Ấn Độ, Việt Nam và Tây Tạng tổ chức biểu tình chống Trung cộng ở Washington (ảnh chụp màn hình Youtube/Thời báo Hindustan).

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt, người Tây Tạng cùng nhiều công dân Đài Loan đã tham gia cuộc biểu tình ôn hòa do một số người Ấn Độ khởi xướng hôm Chủ Nhật (9/8), để phản đối việc ĐCSTH ngược đãi các nhóm dân tộc thiểu số. Sự kiện diễn ra bên ngoài điện Capitol, theo the BL.

Những người tham gia biểu tình đến từ nhiều dân tộc khác nhau, tất cả đều đeo khẩu trang và tuân thủ lệnh giãn cách xã hội. Đa số đều giương biểu ngữ phản đối ĐCSTH và những hành vi tàn bạo của chính quyền này đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các nhóm dân tộc thiểu số khác ở Trung cộng. 

Theo tin tức trên tờ Breitbart, sự kiện này chủ yếu được tổ chức bởi Những Người bạn Nước ngoài của BJP tại Mỹ, có liên kết với Đảng Nhân dân Ấn Độ Hindu Bharaiya Janata (viết tắt là BJP, chính đảng hiện tại ở Ấn Độ).

Yêu cầu chung của các nhóm biểu tình khác nhau trong ngày là lên án các hành vi ngược đãi nhân quyền của ĐCSTH và yêu cầu Mỹ tiếp tục các nỗ lực đương đầu với sự leo thang các hành vi tương tự.

Kể từ vụ xung đột tại Galwan ở biên giới Ấn – Trung giữa binh sĩ hai nước hồi tháng 6, các cuộc biểu tình phản đối Trung cộng đã nổ ra tại một số thành phố trên khắp thế giới, bao gồm New York, Los Angeles và Atlanta. Những cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật vừa qua có tầm quan trọng lớn hơn vì những người biểu tình đến từ các nước và các sắc tộc khác nhau và tất cả họ đều chịu đựng sự áp bức và ngược đãi của ĐCSTH.

Những người biểu tình tin rằng mặc dù chiến dịch “tẩy chay Trung cộng” đã thành công hơn mong đợi, nhưng vẫn còn có nhiều việc phải làm. Họ cũng nhấn mạnh cuộc biểu tình không bài xích người dân Trung cộng, mà là phản đối cụ thể nhắm vào chính quyền Bắc Kinh.

Theo thời báo Times of India, Adapa Prasad, nhà lãnh đạo cộng đồng dẫn đầu cuộc biểu tình, đã miêu tả Trung cộng như một quốc gia đang trong cuộc viễn chinh cướp đất đai và văn hóa của các nước khác. Ông cũng cho rằng trong chính sách bành trướng này, ĐCSTH đang ăn cắp, nói dối, và phản bội những người hàng xóm của nó, trong đó có Ấn Độ và Việt Nam.

ĐCSTH hiện đang hung hăng cướp đất của Ấn Độ tại các tỉnh Lakakh và Arunachal Pradesh, đồng thời hăm dọa láng giềng Bhutan. Nó còn lên tiếng đòi chủ quyền đối với các vùng núi của Tajikistan – một quốc gia nhỏ ở Trung Á giáp ranh Trung cộng. Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và Nga cũng là nạn nhân của các chính sách bành trướng này.

Một trong số những lời chỉ trích phổ biến nhất là sự ngược đãi những người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, là nhóm người đang hứng chịu sự bóp nghẹt nhân quyền tới cùng cực. Hiện tại, chính phủ Mỹ tin rằng ĐCSTH đang giam giữ từ 1 đến 3 triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung trên khắp khu vực, họ bị ép buộc phải tôn thờ nhà lãnh đạo độc tài Tập Cận Bình, từ bỏ lòng tín ngưỡng Hồi giáo và cưỡng bức lao động. 

Hồng Kông đã bị ĐCSTH xâm phạm và tước đoạt quyền tự trị sau khi Bắc Kinh thông qua luật an ninh quốc gia, biến tất cả các quan điểm bất đồng với Bắc Kinh trở thành bất hợp pháp. Theo luật an ninh mới, những tội danh như “ly khai” hay “lật đổ quyền lực nhà nước” đều sẽ phải đối mặt với án tù lên đến tối thiểu 10 năm tù. 

Trao đổi với hãng tin Breitbart, chủ tịch Liên hiệp Nhân dân Ấn Độ (FIA), ông Ankur Vaidya cho biết: 

“Đây là một sự leo thang vấn nạn vi phạm nhân quyền và chúng tôi mong muốn những đồng bào của chúng tôi cất tiếng nói ủng hộ phong trào này. Chúng tôi tin chắc rằng Bắc Kinh đang mưu tính đạp đổ chúng tôi một cách có hệ thống với lòng tham vô độ của mình”.

Một trong những điều ĐCSTH im hơi bặt tiếng trước thế giới là cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công; một môn khí công chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và các bài giảng về đạo đức. Cuộc đàn áp được miêu tả như một chiến dịch khủng bố dẫn đầu bởi phòng 610, một cơ quan nằm ngoài hiến pháp do ĐCSTH lập ra để đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Chiến dịch này bao gồm việc tuyên truyền phỉ báng và bôi nhọ Pháp Luân Công, sử dụng các thủ đoạn cưỡng bức cải tạo tư tưởng, cùng nhiều biện pháp bức hại phi pháp khác như: bắt cóc, cưỡng bức lao động, tra tấn, mổ cướp nội tạng, sát hại …

Theo ĐKN (14.08.2020)