Nguyen
17-8-2020
Trong bài viết nói về kinh nghiệm cá nhân sau khi trải qua Covid-19, ông Richard Quest, chủ bút của CNN Business đã có nhận xét thật chính xác: “Có thể ví Coronavirus với một cơn lốc xoáy. Khi chạm đến nạn nhân, nó xoáy vào cả cơ thể, gây nên hỗn loạn. Hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân không biết cái gì đang xảy ra”.
“Nó hung hăng tàn phá cơ thể người bệnh, vô hiệu hóa một số cơ phận và làm tổn thương một số cơ quan khác. Vào lúc bạn nghĩ rằng “Cảm ơn Thượng Đế, cơn bệnh quái ác đã qua đi”, bạn sẽ cảm nhận ra COVID-19 đã để lại hậu quả ở rải rác khắp nơi trong người ban. Nó sẽ ở lại với bạn rất lâu, chưa biết đến bao giờ mới thật sự chấm dứt! COVID là cơn cuồng phong có một cái đuôi rất dài”.
Chính thế. Chỉ khi bạn bị chảy máu, bạn mới thấm được thế nào là ĐAU!
***
Ba tuần sau kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19, theo định nghĩa của CDC Utah, nếu bệnh nhân vẫn còn… sống thì coi như đã khỏi. Khỏi nhưng bảo rằng tôi tiếp tục sống hùng sống mạnh như xưa thì quả là mơ mộng quá đỗi. Hơi thở của tôi vẫn ngắn. Lồng ngực vẫn đau. Ho giảm bớt nhưng không dứt hoàn toàn. Mau mệt khi làm việc, dù chỉ là việc nhẹ.
Bốn tuần sau, 23/6, tôi điện thoại đến sở y tế Salt Lake, xin được test lại với lý do có cháu ngoại sắp về chơi 17 ngày. Cô y tá của sở y tế cho biết không cần thiết, vì theo hướng dẫn của CDC, những người có xét nghiệm dương tính với COVID-19 không cần phải cách ly hoặc xét nghiệm lại trong vòng tối đa 3 tháng, nếu không tái phát các triệu chứng. Những triệu chứng tôi đang có, theo cô, là những di chứng hầu như bệnh nhân nào cũng trải qua sau khi khỏi bệnh. Thời gian này ngắn hay dài tùy theo cơ thể mỗi người. Cô căn dặn, nếu e ngại lây nhiễm thì tôi nên đeo khẩu trang và giữ social distancing, không nên vồ vập hôn hít cháu.
Mẹ con bé bảo, “Mẹ đừng lo. Con đọc nhiều nghiên cứu. Họ nói sau khi khỏi bệnh, nếu virus vẫn còn trong người thì nó sẽ rất yếu, không thể có khả năng truyền nhiễm. Hơn nữa, mẹ khỏi bệnh có nghĩa là cơ thể mẹ đã tạo được kháng thể chống với nó. Và mẹ đã “thắng”. Mẹ cứ bế Luci đi”. Tôi yên tâm, trở lại xin hẹn tiếp kiểm tra sức khỏe hàng năm với bác sĩ gia đình. Văn phòng bác sĩ sốt sắng xếp đặt ngày hẹn mặc dầu tôi nói rõ, vừa hồi phục sau Covid-19.
Ngày 8/7, chúng tôi tới phòng mạch. Thủ tục đầu tiên qua nhân viên gác… cửa là kiểm tra thân nhiệt kèm theo câu hỏi có đang bị ho hen hoặc bất cứ triệu chứng gì không. Tiếp theo, chúng tôi được vào phòng đợi. Sau khi … cân đo đong đếm bệnh nhân, cô y tá bước ra mời bác sĩ. Hơn mười phút sau, cô trở lại, cho biết bác sĩ không thể mặt đối mặt nếu tôi chưa có kết quả âm tính với Covid-19! Tôi nói, đã xin xét nghiệm nhưng không được. Tôi yêu cầu bác sĩ giới thiệu cho tôi được xét nghiệm. Bác sĩ đồng ý và sau một tiếng chờ đợi tại bãi đậu xe của Granger Medical Clinic, tiến trình xét nghiệm hoàn tất trong 5 phút.
Bốn ngày sau, Chủ Nhật 12/7, kết quả đến vào lúc gần 11 giờ khuya qua App. Healthy Together của CDC được cài trong điện thoại cá nhân. Tôi sợ hãi nhắm tịt mắt, đưa phone qua cho Út mở và đọc dùm. Thằng bé rú lên, “Negative mẹ ơi”! Cả nhà vỗ tay reo hò tở mở. Hôm sau, tôi điện thoại xin lấy hẹn trở lại. Văn phòng bác sĩ vui vẻ xếp lịch: 22/7, lúc 2 giờ trưa. Tôi thở dài. Thêm 10 ngày đợi mong! Thêm 10 ngày ôm lồng ngực đau cùng hơi thở… hấp hối. Gặp được bác sĩ trong mùa dịch sao trần ai đến thế!
Hai ngày trước buổi hẹn, lồng ngực tôi đau ran nặng nề khiến hơi thở thêm khó khăn. Tôi cố gắng cầm cự qua thuốc giảm đau do nhà tôi tự điều trị cho vợ. Tới ngày hẹn, vợ chồng hăm hở lên xe. Vừa nổ máy thì điện thoại từ phòng mạch gọi tới. Cô nhân viên cho biết, mặc dù với kết quả âm tính vừa xong, BS vẫn không thể “mặt nhìn mặt, tay cầm tay như đã hứa”. Bác sĩ muốn khám bệnh qua Telehealth để giữ an toàn cho nhân viên cũng như bệnh nhân ở phòng mạch của bà.
Sau khi nghe tả tất cả những triệu chứng, bà gửi tôi đi xét nghiệm máu, nước tiểu cùng chụp X-ray ngực ngay trong ngày. Gần hai tiếng sau, văn phòng gọi phone khẩn cấp, khuyên tôi nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được làm CT Scan ngực vì kết quả cho thấy nồng độ D-Dimer trong máu quá cao. BS lo ngại, có thể máu đã bị vón cục đâu đó trong các mạch máu dẫn vào phổi. Thế là lần thứ ba kể từ ngày đụng “chàng 19”, tôi lại lê chân đến phòng cấp cứu của Intermountain Medical Center. Cứ từng bước từng bước thầm thế này cho đến bao giờ?
Hôm sau, qua điện thoại, BS báo kết quả CT Scan động mạch phổi cho thấy không có máu đông. Thùy trên của phổi có những vùng nhỏ bị “tổn thương kính mờ” (ground-glass opacity), phù hợp với tiền sử viêm phổi do Covid để lại. Bà hỏi tôi có khá hơn không? Tôi nói lồng ngực vẫn rất đau cũng như hô hấp chẳng dễ chịu hơn chút nào. Vì vậy, bà cho tôi làm thêm xét nghiệm tim: Nuclear Stress test. Lịch xét nghiệm được ấn định 12 ngày sau, ngày 3/8, trùng với ngày mẹ tôi mất hai năm trước.
Trong suốt 12 ngày chờ đợi, tình trạng của tôi càng thêm u ám. Nhịp tim hỗn loạn nhiều hơn. Mọi sinh hoạt của tôi đều có cảm giác như đang leo núi hoặc chạy việt dã. Thậm chí có những ngày, chỉ đi một đoạn ngắn từ phòng ngủ ra bếp, tôi đã không thể chịu nổi. Ngồi cũng mệt. Chỉ nằm là tương đối êm ả.
Mười ngày đã qua. Lồng ngực tôi đau hơn. Trái tim “hồi hộp” (heart palpitations) gần như chẳng ngủ yên, không chỉ on and off như trước, kéo theo hơi thở bất ngờ bị ngộp dễ dàng như thể đó là chuyện thường ngày ở huyện. Một “new normal” đáng ghét! Cái mệt đến thường xuyên khiến tôi có những lúc tưởng có thể… lăn chiêng không kịp để lại lời… tạ từ [trong đêm lẫn trong ngày]. Đứng, ngồi, nằm đều có vấn đề. Bác sĩ thì 19/8 mới tới ngày hẹn. Hẹn thôi. Không biết lần hẹn này có được … gặp?
Những ngày mênh mông trong bãi sương mù hậu Covid, nhà tôi bảo, “Anh cũng chịu thua. Em cố lên”. Anh tự chữa cho tôi theo đúng tinh thần ‘Lương y như từ… phu’. Anh chữa trong phương tiện anh có, theo những biểu hiện anh thấy ở “bệnh nhân”.
Anh thay tôi nấu ăn, rửa chén, khuyến khích tôi nằm nhiều để trái tim được nghỉ ngơi trong lúc chờ xem BS có khám phá được điều gì mới mẻ hơn không. Anh gửi cho tôi bài viết có tựa đề We Need to Take Care of the Growing Number of Long-Term COVID-19 Patients (Chúng Ta Cần Phải Chăm Sóc Cho Con Số Gia Tăng Của Những Bệnh Nhân Covid-19 Dài Hạn) được đăng ngày 11/8 trên tạp chí Time. Tác giả là hai Giáo sư Bác sĩ Gavin Yamey và Sharon Taylor. Từ đó, tôi biết, tôi không phải là một “nạn nhân” đơn độc.
Theo hai tác giả, trong một nghiên cứu mới vừa được thực hiện ở Đức, các nhà nghiên cứu đã công bố một kết quả đáng báo động: Trong số 100 bệnh nhân phục hồi sau COVID-19 gần đây, thì 78 bệnh nhân có những bất thường về tim qua xét nghiệm hình ảnh đặc biệt Cardiac MRI và 60 bệnh nhân bị viêm cơ tim (myocarditis). Hầu hết bệnh nhân trước đây đều trẻ và khỏe mạnh. Thậm chí một số vừa trở về sau các chuyến trượt tuyết.
Các nghiên cứu khác ở Vũ Hán, nơi phát xuất dịch bệnh Covid-19, cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc các vấn đề về tim thấp hơn: 20% trên 416 ca nhập viện. Điều này cho thấy, tim cũng là cơ quan bị ảnh hưởng nặng bởi sự tấn công của virus corona.
Hàng ngàn bệnh nhân Covid-19 trên khắp châu Âu và Hoa Kỳ đã đi theo quỹ đạo thứ ba này. Một số bệnh nhân có các triệu chứng trong 16 tuần hoặc hơn, một tình trạng được gọi là “Covid lâu dài” (Long COVID). Một số bệnh nhân còn tự gọi mình là “long haulers” (Những kẻ bệnh dây dưa kéo dài).
Một nghiên cứu trên 13 tiểu bang của Hoa Kỳ cho thấy, 35% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 nhưng không nhập viện, vẫn còn các triệu chứng khi được phỏng vấn sau hai đến ba tuần. Điều này hoàn toàn trái ngược với bệnh cúm hàng năm: Hơn 90% bệnh nhân cúm không nhập viện đã hồi phục hẳn trong vòng hai tuần.
Các triệu chứng phổ biến nhất của Long Covid là mệt mỏi, khó thở, tức và đau ngực, nhức đầu, đau bắp thịt và tim đập nhanh (heart palpitations). Qua nghiên cứu, hai bác sĩ Yamey và Taylor khẳng định, Covid-19 không chỉ là một “virus đường hô hấp”. Nhiều bằng chứng cho thấy nó ảnh hưởng đến não, tim, tuyến tụy, da, tuyến giáp, ruột, thận và hệ thống cơ xương. Đối với một số người, các triệu chứng lặp đi lặp lại. Nhiều người, gồm cả các bác sĩ bị Long Covid, đã không thể trở lại làm việc, chăm sóc con cái hoặc thậm chí tập thể dục nhẹ.
Long Covid là lý do tại sao chúng ta không thể cho rằng để những thanh thiếu niên bị nhiễm bệnh là an toàn trong lúc nhiều trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ đang dự định mở cửa vào mùa thu này. Đó cũng là lý do tại sao phương pháp “miễn dịch bầy đàn” áp dụng ở Thụy Điển và vào đầu đại dịch ở nước Anh — cho phép Covid-19 hoành hành với hy vọng có đủ số người bị nhiễm và miễn nhiễm nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh — là sai lầm.
Có ba lý thuyết chính về nguyên nhân gây ra các triệu chứng Long Covid. Thứ nhất là các triệu chứng kéo dài do virus tiếp tục nhân bản vì hệ thống miễn dịch của bệnh nhân không đáp ứng kịp thời. Trong trường hợp này, bệnh nhân vẫn có thể lây nhiễm sang người khác. Thứ hai là virus đã kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức, gây ra tình trạng viêm ở nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả gây viêm cơ tim. Giả thuyết thứ ba là ở một số người bị Covid-19, virus gây hại trực tiếp cho các cơ quan, mặc dù vẫn chưa rõ những ai là người có nguy cơ cao nhất.
Ở những người bị Long Covid khác, các cơ quan khác nhau sẽ bị ảnh hưởng. Nghiên cứu về triệu chứng Covid cho thấy, có thể có sáu loại bệnh chính, dựa trên sáu tập hợp triệu chứng khác nhau và những triệu chứng này có thể tương ứng với các cơ quan khác nhau bị ảnh hưởng.
Điều đáng buồn là một số bệnh nhân Long Covid đang bị lãng quên bởi hệ thống y tế. Hệ thống này thường chậm nhận ra những gì bệnh nhân đang gánh chịu, chậm cung cấp sự hỗ trợ, và thậm chí có khi không nhận ra tình trạng đau yếu kéo dài đang xảy ra. Những mẩu chuyện từ các nhóm hỗ trợ trực tuyến cho thấy, trong khi một số bác sĩ tỏ ra đồng cảm với bệnh nhân, những bác sĩ khác lại bác bỏ sự kiện bệnh nhân có các triệu chứng nhiều tuần sau khi xét nghiệm virus corona dương tính. Họ cho rằng tại bệnh nhân quá lo lắng và do đó không coi trọng mối quan tâm của người bệnh.
Thái độ bác bỏ đó có thể do bản thân các chuyên gia y tế đang phải đối diện với tình trạng kiệt sức trước khối lượng công việc khổng lồ trong thời kỳ đại dịch. Cũng có thể vì họ cảm thấy không được trang bị để đối phó với căn bệnh mãn tính mới mẻ này vì có quá ít hướng dẫn được công bố về cách điều trị nó.
Tiến sĩ Lynne Turner-Stokes, một chuyên gia về y học phục hồi chức năng của Anh, và là một trong số ít chuyên gia kinh nghiệm trong việc điều trị Long Covid đã đưa ra cách giải quyết cho những bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng sau 2-3 tháng là nên đi khám sàng lọc (Screening) để xem có phải sự nhiễm Covid đã gây ra các biến chứng đó không? Đối với một số bệnh nhân Long Covid không có được sự cải thiện dưới sự điều trị của bác sĩ gia đình, cần phải có những dưỡng đường (clinic) chuyên khoa phục hồi để giúp giải quyết các triệu chứng của bệnh nhân và thúc đẩy sự phục hồi của họ, giống như các phòng khám chuyên khoa điều trị những người nhiễm HIV.
Tiến sĩ Lynne lập luận rằng, chúng ta cần xây dựng dựa trên các dịch vụ đã có để phục hồi chức năng tim và phổi, đồng thời hỗ trợ với các dịch vụ khác để phù hợp với mục đích phục hồi chức năng cho bệnh nhân Long Covid. Mỗi bệnh nhân đến dưỡng đường Chuyên Khoa này sẽ có chương trình phục hồi chức năng riêng, thích hợp với các vấn đề riêng biệt của mỗi cá nhân. Điều quan trọng đầu tiên là việc lượng định đúng tình trạng của từng bệnh nhân, bao gồm các hoạt động của tim và phổi, trước khi khởi sự việc phục hồi chức năng dưới sự giám sát của các chuyên gia.
Để kết luận, hai bác sĩ cho rằng các dưỡng đường được lập ra cho những bệnh nhân Long Covid sẽ là cơ sở hoàn hảo để thực hiện các nghiên cứu rất cần thiết, nhằm giúp phát triển những phương cách tốt hơn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân Covid-19, gồm có cả việc thử nghiệm các phương pháp điều trị mới, thông qua các thử nghiệm lâm sàng. Bản thân bệnh nhân cũng nên giúp định hình cho chương trình nghiên cứu này. Hiện nay, các dịch vụ phục hồi chức năng và nghiên cứu ở nhiều quốc gia đang được tài trợ một cách yếu kém.
Tiến sĩ Nisreen Alwan — một chuyên gia y tế công cộng tại Đại học Southampton, Anh quốc — thì cho rằng, bước quan trọng đầu tiên để chấm dứt tình trạng bỏ bê những người bị Long Covid là chúng ta phải nhận thức được, “cái chết không phải là điều duy nhất để tính trong cơn đại dịch, mà còn phải tính đến số người đã bị đại dịch đổi thay đời sống”.
Long Covid, cái đuôi rất dài để lại sau trận cuồng phong Covid-19 xoáy qua cơ thể những người không may trong đại dịch. Hôm 14/8/2020, tổng số ca lây nhiễm trên nước Mỹ là 5.529.789. Tổng số ca hồi phục là 2.900.188. Có bao nhiêu bệnh nhân trong số hồi phục tránh được cái đuôi Long Covid?
Trong buổi phỏng vấn của ký giả Johnathan Swan với Tổng thống Donald Trump được ghi hình ngày 28/7/2020, ngày nước Mỹ có tổng cộng trên 155.000 người tử vong vì Covid-19 sau hơn 6 tháng, kể từ ngày 28/2, ngày bệnh nhân đầu tiên qua đời ở Hoa Kỳ, Tổng thống đã phát biểu: “They’re dying it’s true. It is what it is, but that doesn’t mean we aren’t doing everything we can. It’s under control as much as you can control it”. (Tạm dịch: “Dân đang chết. Đúng vậy. Phải chấp nhận vậy thôi, nhưng không có nghĩa là chúng ta không làm những điều chúng ta có thể. Mọi chuyện đang được kiểm soát nhiều như bạn có thể kiểm soát”.
Theo CDC Hoa Kỳ dự đoán, tính đến ngày 22/8, tổng số tử vong của Hoa Kỳ sẽ là 173.000 người. Hôm 15/8, số tử vong đã lên đến 172.606 nhân mạng, vượt mọi ước tính. Liệu dịch bệnh có đang được kiểm soát rất tốt như Tổng thống tuyên bố?! It is what it is. Phải chấp nhận vậy thôi. Chấm hết.
Nhưng cái đuôi Long Covid sẽ còn rất lê thê! It is what it is!
Nguồn: Tiếng Dân
Strange Symptoms
Mục lục
Many Stay Sick After Recovering From Coronavirus
I’m a COVID-19 long-hauler and an epidemiologist – here’s how it feels when symptoms last for months
Imagine being young and healthy, a nonsmoker with no preexisting health conditions, and then waking up one morning feeling like you were being suffocated by an unseen force. Back in March, this was my reality.
I had just returned from Europe, and roughly 10 days later started having flu-like symptoms. I became weak overnight and had trouble breathing. It felt like jogging in the Rocky Mountains without being in condition, only I wasn’t moving. I went to the hospital, where I was tested for COVID-19.
I was one of the first people in Texas given a non-FDA-approved test. My results came back negative. As a social epidemiologist who deals with big data, I was certain it was a false negative.
More than four months later, the symptoms have not gone away. My heart still races even though I am resting. I cannot stay in the sun for long periods; it zaps all of my energy. I have gastrointestinal problems, ringing in the ears and chest pain.
I’m what’s known as a long-hauler – part of a growing group of people who have COVID-19 and have never fully recovered. Fatigue is one of the most common persistent symptoms, but there are many others, including the cognitive effects people often describe as brain fog. As more patients face these persistent symptoms, employers will have to find ways to work with them. It’s too soon to say we’re disabled, but it’s also too soon to know how long the damage will last.
The frustration of not knowing
What made matters worse in the beginning was that my doctors were not certain I had COVID-19. My test was negative and I had no fever, so my symptoms did not fit into early descriptions of the disease. Instead, I was diagnosed with a respiratory illness, prescribed the Z-pack antibotic and a low dosage of an anti-inflammatory medication normally used for arthritis patients.
A Yale study released in May shows COVID-19 deaths in America do not reflect the pandemic’s true mortality rate. If I had died at home, my death would not have been counted as COVID-19.
By the end of March, I was on the road to recovery. Then I had a seizure. In the ER, the doctor said I had COVID-19 and that I was lucky – tests showed my organs did not have lasting damage. After the seizure, I lay in my bedroom for weeks with the curtains drawn, because light and sound had started to hurt.
The search for answers
I did not understand why I was not recovering. I began searching for answers online. I found a support group for people struggling with COVID-19 long-term. They called themselves long-haulers.
COVID-19 support groups show that there are many people not considered sick enough to be hospitalized – yet they are experiencing symptoms worse than the flu. It is possible COVID-19 is neurotoxic and is one of the first illnesses capable of crossing the blood-brain barrier. This might explain why many people like me have neurological problems. Many long-haulers are experiencing post-viral symptoms similar to those caused by mononucleosis and myalgic encephalomyelitis/chronic fatigue syndrome.
A common frustration is that some medical doctors dismiss their complaints as psychological.
One woman in the support group wrote: “140 days later, so many are hard to breathe, and no doctors will take me seriously as I was diagnosed with a negative swab and negative antibodies.”
[Get the best of The Conversation, every weekend. Sign up for our weekly newsletter.]
Paul Garner was the first epidemiologist to publicly share his COVID status. He described his 7-week fight with the coronavirus in a blog post for the British medical journal The BMJ. In July, I was interviewed by ABC. That month, an Indiana University researcher working with an online community of long-haulers released a report identifying over 100 symptoms, and the CDC expanded its list of characteristics that put people at greater risk of developing severe COVID-19 symptoms. On July 31, the CDC also acknowledged that young people with no prior medical issues can experience long-term symptoms.
It’s still unclear why COVID-19 impacts some people more severely than others. Emerging evidence suggests blood type might play a role. However, data are mixed.
A Dutch study found immune cells TLR7 – Toll-like receptor 7 located on the X chromosome – which is needed to detect the virus is not operating properly in some patients. This allows COVID-19 to move unchecked by the immune system. Men do not have an extra X chromosome to rely on, suggesting that men, rather than women, may experience more severe COVID-19 symptoms.
Many COVID-19 survivors report having no antibodies for SARS-CoV-2. Antibody tests have a low accuracy rate, and data from Sweden suggest T-cell responses might be more important for immunity. Emerging evidence found CD4 and CD8 memory T-cell response in some people recovered from COVID-19, regardless of whether antibodies were present. A La Jolla Institute for Immunity study identified SARS-CoV-2-specific memory T-cell responses in some people who were not exposed to COVID-19, which might explain why some people get sicker than others. The complete role of T-cell response is unknown, but recent data are promising.
Looking ahead in an economy of long-haulers
Like many long-haulers, my goal is to resume a normal life.
I still grapple with a host of post-viral issues, including extreme fatigue, brain fog and headaches. I spend the majority of my day resting.
A big challenge long-haulers face may be sustaining employment. Ultimately, it is too early to classify long-haulers as having a disability. Anthony Fauci reported that “it will take months to a year or more to know whether lingering COVID-19 symptoms in young people could be chronic illnesses.”
Economics is a big driver of health, and the link between employment and health care in America further exacerbates the need to maintain employment to protect health. Employers need to be ready to make accommodations to keep long-haulers working. The stress of being sick long-term, combined with the possibility of job loss, can also contribute to mental health issues.
To effectively fight COVID-19 and understand the risks, these patients with continuing symptoms must be studied. Online support groups, meanwhile, are helping long-haulers feel understood.
Nguồn: The Conversation