Seite auswählen
We use them so much in everyday language that we often don’t even notice them, but metaphors and similes help us think more deeply – and make sense of the world around us, writes Hélène Schumacher.

 

Metaphors are woven intricately into the tapestry of language, and without them, it would be a dull, threadbare piece of cloth.

But aside from injecting colour and imagery into language, metaphors serve a functional purpose; they can explain complex concepts we may not be familiar with, help us to connect with each other, and can even shape our thought processes. They help us better understand our world.

More like this:

–        The surprising roots of everyday words

–        The most powerful word in English

–        The surprising history of the word ‘dude’

So, what exactly is a metaphor? We can probably all dust off a vague definition from school days past, along the lines of that in the Cambridge Dictionary: “an expression, often found in literature, that describes a person or object by referring to something that is considered to have similar characteristics to that person or object”. For Aristotle it was the process of giving something a name belonging to something else.

The French expression ‘I have a peach’, meaning ‘I’m excited’, is one of the country’s many gastronomic metaphors (Credit: Getty Images)

The French expression ‘I have a peach’, meaning ‘I’m excited’, is one of the country’s many gastronomic metaphors (Credit: Getty Images)

In fact, the word metaphor comes from Greek, and is itself a metaphor, meaning ‘to carry across or beyond’ (combining ‘meta’ (beyond) and ‘phero’ (to carry). Metaphors carry meaning across from one thing to another.

Metaphors transfer all kinds of connotations, associations and connections – more than exchanging words, they exchange concepts and ideas. Many scientists, including Albert Einstein, have used metaphor to explain theories. “The only way we have of learning something new is by comparing it to something we already know,” says author James Geary in the BBC Radio 4 programme Word of Mouth. But it’s not just “an unveiling of a resemblance”, or a revelation of something pre-existing, says Professor Stacy Pies from New York University; it’s also “an imaginative leap that stretches how we think” and enlarges our frame of reference.

We often rely on metaphor to talk about emotions or ideas, such as the archetypal metaphor, ‘my heart is broken’. Geary says that metaphors are found, like a fossil, in “any of the words we use to convey meaning, complexity and substance… either on the surface or if you dig into the etymology… we tend to think of metaphor as a way with words, but it’s actually a way of thought.”  A metaphor is an invitation to understand something – and when that happens, there’s “a moment of intimacy between minds that’s really satisfying and pleasurable and meaningful”, says Pies.

The unusual but very fitting images used in Sylvia Plath’s poem Metaphors will, for example, chime with many mothers recalling the experience of being pregnant: “…An elephant, a ponderous house, / A melon strolling on two tendrils. / O red fruit, ivory, fine timbers! / This loaf’s big with its yeasty rising. / Money’s new-minted in this fat purse. / I’m a means, a stage, a cow in calf…”

“There is a two-way thing that has to happen – you’re reaching out, you’re holding your hand out to the person you’re talking to and saying ‘please understand me’,” says Pies. For the person who created the metaphor, when someone gets it, there is a sense of recognition, “a feeling of being understood, of having the invitation accepted, the hand grasped,” she says.

Pies compares metaphors to “3D chess”. You’re thinking three things at once: what it says, what it means and what it doesn’t mean. So what makes a good – or effective – metaphor? For Pies, it’s when the “zing” happens. Certainly it’s those that are vivid, striking and original. But it’s also about what the person making the metaphor is seeking to achieve in their audience. When they succeed in evoking their desired outcome, says Pies, there’s “a wonderful connection… like a spark”.

Hidden resemblance

“When you see something represented that you know in life, there’s a pleasure of recognition,” says Pies. Conversely, when you see something in art you don’t know in life, then it’s a way of experiencing that. “The act of imagination and feeling expands your emotional knowledge,” she explains.

The simile is the close relation of the metaphor, and shares many of its qualities.

But unlike a metaphor, a simile uses the word ‘like’.

So ‘life is like a box of chocolates’ is a simile.

In his poem 90 North, Randall Jarrell paints a vivid picture with an unlikely simile: “like a bear to its floe, / I clambered to bed”. 

Both similes and metaphors often make the unfamiliar familiar, but when a surprising comparison makes you reconsider a familiar experience (such as going to bed being like a polar bear flopping on to an ice floe) it can be the opposite: making the familiar unfamiliar. “The poetry of metaphor is finding that connection, finding that hidden resemblance,” says Geary.

‘There is a two-way thing that has to happen’ in a successful metaphor (Credit: Getty Images)

‘There is a two-way thing that has to happen’ in a successful metaphor (Credit: Getty Images)

Through defamiliarisation, metaphor helps stop us being desensitised to the everyday and awakens our senses.

It makes us pay attention and reveals the uniqueness and wonder of the quotidian that we’ve become inured to.

Take the analogy of a Cézanne painting of an apple. We look much more intensely at this than we would at a normal apple, but after studying the painting, we see an ordinary apple anew. Effective metaphor has the same eye-opening power.

 

But a successful metaphor also depends on what the person using it hopes to achieve.

 

Dr Kathryn Allan from University College London explains that in political speeches, metaphors are chosen “purposefully and really consciously to try to make people perceive a situation in a certain kind of way”.

For example, a war metaphor immediately presupposes a ‘good’ side and a ‘bad’ side.

In a key speech about coronavirus in May 2020, UK Prime Minister Boris Johnson talked about “shining the light of science on this invisible killer”, and referred to “coming down the mountain” often being more dangerous. These metaphors were undoubtedly not accidental.

And what constitutes a bad metaphor or simile? One that’s dull or uninspiring, perhaps.

We might say a cliché – like ‘two peas in a pod’ – is an unimaginative phrase. But it may just seem tired and unoriginal from overuse.

“A cliché is really a brilliant metaphor that is a victim of its own success,” observes Geary. In Metaphors we Live by, George Lakoff and Mark Turner suggest our fundamental ways of talking about ourselves are metaphorical, even when we think we’re being literal.

 

For example, we frequently refer to the past being behind us and the future in front of us. But parts of the world see the past as being in front, because it’s known. Does this influence what we consider possible or even affect our whole frame of thinking?

 

This type of metaphor – where time is a journey, for example ‘we’ll cross that bridge when we come to it’ – is also known as a ‘primal metaphor’ as it’s so integral to our language, our way of thinking and of viewing and experiencing the world.

These are often imperceptible. “Ordinary language is littered with metaphors that we don’t recognise as metaphors,” says Geary.

Many common idiomatic sayings are at their heart metaphors, for example ‘between a rock and a hard place’.

 

The word metaphor in Greek means ‘to carry across’ (Credit: Getty Images)

The word metaphor in Greek means ‘to carry across’ (Credit: Getty Images)

Some metaphors are termed ‘dead’ because we don’t even consider them metaphors – for example, the common usage of ‘seeing’ to mean understanding, as in ‘I see what you mean’. Allan says that as early as we have evidence, it seems the same verbs have been used to mean visually perceive and mentally perceive. But because we know a metaphor generally draws on the concrete to express the abstract, we assume it originated from the earlier meaning of physically seeing. Allan notes that recent research in cognitive semantics suggests these ‘dead’ metaphors are, in fact, perhaps the most ‘living’ types, because they are totally embedded in thought.

So-called ‘primary metaphors’ are metaphors that are entrenched in language because of the way we physically function. For example, using ‘up’ to convey positive associations and ‘down’ for negative connotations. These seem to exist because we aspire to an upright position, explains Allan. We almost don’t have any choice; we can’t help but think about things in those terms. 

‘Near universals’

It would be hard to prove there are universal metaphors used in every language.

But research has shown there are ‘near universals’ found across multiple languages, including those of different language families.

The metaphor of vision to mean understanding is found in language families that are so different, it seems unlikely one has borrowed from another. 

There is also the metaphor for conveying intimacy in terms of warmth, for example, ‘a warm friendship’. Hugging or being physically close to people creates warmth; as a common human experience, you would expect to find it in lots of languages.

It’s very difficult to avoid metaphors – given we often use them unconsciously – but not everyone is a fan. There are ‘nuts and bolts’ people who seek a more direct, literal way of communicating or who are ‘deaf’ to metaphor. Pies says wryly, “they’re just not the people I want to be stuck on a desert island with”. She explains there is a school of thought that regards metaphor as “ornamentation of language, a sort of ‘dressing’… as if it’s possible to have a language that doesn’t have metaphor in it.”

‘A moment of intimacy between minds’ is how metaphors have been described (Credit: Getty Images)

‘A moment of intimacy between minds’ is how metaphors have been described (Credit: Getty Images)

The 17th-Century philosopher Thomas Hobbes, coming from the Puritan Protestant tradition, was against metaphors. Some perceived a conflict between reason and imagination (or what Hobbes would have called ‘fancy’). For him, metaphors were akin to lying and deceit, “wandering amongst numerous absurdities” as he put it, ironically using metaphor to denounce metaphor itself. Classical literature abounds with metaphor, for example Homer’s “wine-dark sea” used in the Iliad and the Odyssey, often to describe a rough, stormy ocean.

Many of today’s metaphors have historical origins, even if meaning has evolved over time. For example, ‘to take a parting shot’ originates from Parthian shot, a cunning military tactic employed by the Parthians. And the phrase ‘beyond the pale’ (‘pale’ comes from the Latin pales, meaning ‘stake’) marked the furthest extent of a settlement, and also has associations from Cromwell’s time in Ireland. These metaphors both once had a literal meaning, which over time became figurative.

And some metaphors are in a similar vein whatever the language.

In Dutch, for example, you might refer to someone having the ‘skin of an elephant’, whereas in English we would say ‘a thick skin’. And the French equivalent to the English ‘when pigs might fly’ is ‘when hens will have teeth’.

A successful simile or metaphor is like a window into another person’s soul (Credit: Getty Images/ All montages by Javier Hirschfeld)

A successful simile or metaphor is like a window into another person’s soul (Credit: Getty Images/ All montages by Javier Hirschfeld)

“Metaphors often spring from the experiences of daily life,” says Pies, and the culture of a country can inform its metaphors.

For example, there are many food metaphors in French – everything from ‘telling salads’ (telling tall tales) to ‘I have the peach!’ (I’m excited).

While of course we should be mindful of stereotyping, Allan says research has shown it’s highly likely speakers will draw on something culturally important.

Language without metaphor is impossible, according to Pies. “Language is through and through metaphorical,” she says. Without it, language would be dull, boring and flat: “We would just fall asleep!” 

It would also be “rather lonely, for the moment of understanding and of being understood that metaphor makes explicit, not in a literal way, but as a feeling, a moment of congruity, both imaginative and emotional, is the experience of being alive…

“It is an aperture into another soul, a window that a person opens and invites us to step through into a momentarily shared space… of understanding and beauty.”

Far more significant than mere ornamentation of language, metaphor has the power to shape the way we see and experience the world. Not bad for something we learnt at school.

Phép ẩn dụ, ví von khiến ta phải suy nghĩ

  • Hélène Schumacher
  • BBC Culture
Getty Images

 

Phép ẩn dụ được lồng ghép chằng chịt vào tấm thảm ngôn ngữ, mà nếu không có chúng, ngôn ngữ sẽ là một miếng vải sờn rách, thô cứng.

Nhưng ngoài việc đưa màu sắc và hình ảnh vào ngôn ngữ, phép ẩn dụ còn đảm nhận một chức năng cụ thể: chúng giải thích các khái niệm phức tạp mà ta chưa quen, giúp ta kết nối với nhau và thậm chí có thể định hình quá trình suy nghĩ của chúng ta.

Chúng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới của mình.

Chuyển ý nghĩa

Vậy ‘ẩn dụ’ chính xác là gì?

Chúng ta có thể lôi sách vở cũ ra để tìm lại một định nghĩa mơ hồ từ những ngày còn đi học, mà theo dòng định nghĩa trong từ điển Cambridge thì đó là “một cách diễn đạt thường thấy trong văn học, theo đó miêu tả một người hoặc vật bằng cách nói đến một thứ khác được coi là có đặc điểm tương tự như người hoặc vật đó”.

Đối với Aristotle, ẩn dụ là đặt cho thứ gì đó một cái tên thuộc về thứ khác.

Getty Images

Thật ra, từ ‘metaphor’ (tức ẩn dụ) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, và bản thân nó cũng là một phép ẩn dụ. Từ này có nghĩa là ‘mang qua chỗ khác hoặc mang ra ngoài’ (kết hợp ‘meta’ (vượt ra ngoài) và ‘phero’ (mang theo)). Ẩn dụ mang ý nghĩa từ cái này sang cái khác.

Phép ẩn dụ hoán chuyển tất cả các ngụ ý, liên tưởng và kết nối – nó không chỉ là trao đổi lời nói mà còn trao đổi các khái niệm và ý tưởng.

Nhiều nhà khoa học, trong đó có Albert Einstein, đã sử dụng phép ẩn dụ để giải thích các lý thuyết.

“Cách duy nhất để chúng ta có thể học được điều mới là so sánh nó với thứ nào đó mà chúng ta đã biết,” tác giả James Geary nói trên chương trình Word of Mouth của Đài BBC Radio 4.

Nhưng đó không chỉ là ‘cho biết về sự giống nhau’ hoặc tiết lộ về một thứ gì đó đã có từ trước, giáo sư Stacy Pies ở Đại học New York nói. Nó cũng là ‘một bước nhảy vọt về trí tưởng tượng, giúp mở rộng cách chúng ta suy nghĩ’ và mở rộng hệ quy chiếu.

Chúng ta thường dựa vào phép ẩn dụ để nói về cảm xúc hoặc ý tưởng, chẳng hạn như phép ẩn dụ nguyên mẫu, ‘trái tim tôi tan vỡ’.

Geary nói rằng ẩn dụ được tìm thấy, giống như hóa thạch, trong “bất kỳ từ ngữ nào chúng ta sử dụng để truyền đạt ý nghĩa, độ phức tạp và nội dung. cho dù là ở bề mặt hay khi bạn đào sâu vào từ nguyên… Chúng ta thường nghĩ về phép ẩn dụ như một cách dùng từ, nhưng thực ra đó là cách tư duy.”

Phép ẩn dụ là cách để thu hút ta vào việc tìm hiểu một cái gì đó – và một khi ta hiểu được thì sẽ có “khoảnh khắc thân mật giữa những tâm hồn được thực sự thỏa mãn, cảm thấy dễ chịu và mọi thứ tràn đầy ý nghĩa”, Pies nói.

Chẳng hạn, những hình ảnh khác thường nhưng rất phù hợp được sử dụng trong bài thơ ‘Ẩn dụ’ của Sylvia Plath sẽ rất hợp ý với nhiều bà mẹ khi họ nhớ lại thời kỳ mang thai: ‘Một con voi, một ngôi nhà ục ịch, / Một quả dưa bước đi trên hai dây leo. / Ôi trái đỏ, ngà voi, gỗ tốt! / Ổ bánh to đang nổi men. / Trong cái ví bự có đồng tiền mới. / Tôi là phương tiện, là giai đoạn, là một con bò có chửa…’

“Đó là sự giao lưu song phương – bạn tiếp cận người khác, bạn chìa tay ra với người bạn trò chuyện cùng và nói ‘xin hãy hiểu cho tôi’,” Pies giải thích.

Đối với người sử dụng phép ẩn dụ thì khi có ai đó hiểu được đúng ý mình, họ sẽ có cảm giác được công nhận, “được thấu hiểu, cảm thấy như lời mời của mình đã được đối phương chấp nhận, và mình được họ chìa tay ra nắm lấy,” bà nói.

Pies so sánh phép ẩn dụ với ‘cờ vua 3D’.

Bạn đang nghĩ ba điều cùng một lúc: nói gì, nói vậy có nghĩa là gì và không có nghĩa gì.

Vậy điều gì làm nên một ẩn dụ tốt, hay nói cách khác là một phép ẩn dụ đạt hiệu quả?

Đối với Pies, đó là khi có sự hồ hởi. Chắc chắn đó là phép ẩn dụ sống động, ấn tượng và độc đáo.

Nhưng cũng còn tùy thuộc vào việc người dùng phép ẩn dụ với mong muốn sẽ đạt được điều gì ở đối phương. Khi họ gợi lên được kết quả mà họ mong muốn, Geary nói, thì sẽ có “một kết nối tuyệt vời, giống như một tia lửa”.

Sự tương tự ẩn

“Khi bạn nhìn thấy một cái gì đó tượng trưng cho thứ mà bạn đã biết, bạn sẽ thấy vui là mình nhận ra nó,” Pies nói.

Trái lại, khi bạn chứng kiến điều gì đó trong nghệ thuật mà mình chưa từng biết đến trong cuộc sống, thì đó sẽ là một cách để trải nghiệm. “Hành động tưởng tượng và cảm nhận sẽ mở rộng năng lực cảm xúc của bạn,” bà giải thích.

Ví von là phép tu từ gần gũi và có chung nhiều đặc tính với phép ẩn dụ.

Thế nhưng khác với ẩn dụ, ví von sử dụng từ ‘như là’.

Cho nên khi ta nói “cuộc sống giống như là một hộp chocolate” thì đó là một cách ta đang ví von.

Trong bài thơ ’90 North’, Randall Jarrell đã khắc họa bức tranh sống động qua cách ví von bất ngờ: “như một con gấu leo lên tảng băng, /Tôi trèo lên giường”.

Cả hai phép ví von và ẩn dụ thường làm cho cái không quen thuộc trở nên quen thuộc, nhưng khi một so sánh bất ngờ ckhiến bạn phải xem lại một trải nghiệm quen thuộc (chẳng hạn như việc đi ngủ được so sánh như gấu Bắc cực trèo lên tảng băng) thì nó tạo hiệu ứng ngược chiều: làm cho cái quen thuộc trở nên xa lạ.

Getty Images

“Thơ ca ẩn dụ đang tìm ra mối liên hệ đó, tìm thấy sự tương đồng ẩn giấu đó,” Geary nói.

Thông qua việc làm cho cái quen thuộc trở nên xa lạ, phép ẩn dụ giúp chúng ta không còn chai sạn với cuộc sống hàng ngày, và nó đánh thức các giác quan của chúng ta.

Nó khiến ta chú ý tới, đồng thời nó hé lộ sự độc đáo và kỳ diệu của những điều bình thường mà chúng ta đã nhẵn mặt.

Hãy xem một ví dụ tương đồng về bức tranh vẽ quả táo của Cézanne. Chúng ta nhìn vào quả táo trong bức tranh với mức độ tập trung chăm chú hơn nhiều so với khi nhìn vào một quả táo bình thường, nhưng sau khi nghiền ngẫm bức tranh, chúng ta lại thấy một quả táo bình thường dưới cái nhìn mới lạ. Phép ẩn dụ hiệu quả cũng có công dụng mở mắt như vậy.

Nhưng phép ẩn dụ thành công cũng phụ thuộc vào việc người dùng muốn đạt được cái gì.

Tiến sĩ Kathryn Allan từ Đại học University College London giải thích rằng trong các diễn văn chính trị, phép ẩn dụ được chọn “có chủ đích và một cách có ý thức để cố làm cho mọi người nhận thức tình huống theo một cách nào đó”.

Ví dụ, một phép ẩn dụ về chiến tranh ngay lập tức giả định là có một phe ‘thiện’ và một phe ‘ác’.

Trong bài phát biểu quan trọng về virus corona hồi tháng 5/2020, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nói về việc “soi rọi ánh sáng khoa học vào sát thủ vô hình này”, và đề cập rằng việc “đi xuống núi” thường nguy hiểm hơn. Những ẩn dụ này chắc chắn không phải là lựa chọn ngẫu nhiên.

Và điều gì làm cho việc ẩn dụ hoặc ví von trở nên dở? Có lẽ nó nghe chán ngắt hoặc không gây hứng khởi.

Chúng ta có thể nói một câu sáo mòn – kiểu như ‘hai hạt đậu trong một quả đậu’ – đó là một cách nói nghèo trí tưởng tượng. Nó có vẻ đã nhàm chán và không còn độc đáo nữa do đã được sử dụng quá nhiều.

“Lời nói sáo mòn thực sự là phép ẩn dụ tuyệt vời, nhưng nó lại là nạn nhân của chính sự thành công của nó,” Geary nhận xét.

Trong cuốn ‘Những phép ẩn dụ trong đời sống chúng ta’, George Lakoff và Mark Turner cho rằng những cách cơ bản mà chúng ta nói về bản thân đều là mang tính ẩn dụ, ngay cả khi chúng ta cho rằng mình đang nói theo nghĩa đen.

Chẳng hạn, chúng ta thường nói như thể quá khứ ở phía sau còn tương lai thì ở phía trước chúng ta. Nhưng có những nơi trên thế giới lại xem quá khứ như ở phía trước, bởi vì nó là cái đã được biết. Điều này liệu có ảnh hưởng đến những gì chúng ta cho là có thể hoặc thậm chí ảnh hưởng toàn bộ khung tư duy của chúng ta không?

Loại ẩn dụ này – mà theo đó thời gian là một hành trình, chẳng hạn như ‘chúng ta sẽ băng qua cây cầu đó khi chúng ta tới chỗ đó’ – còn được gọi là ‘ẩn dụ nguyên thủy’ vì nó là phần không thể thiếu trong ngôn ngữ, cách tư duy của chúng ta và cách chúng ta nhìn nhận và trải nghiệm thế giới.

Những cái này thường là không thể cảm nhận được.

“Ngôn ngữ thường dùng có rất nhiều ẩn dụ mà chúng ta không nhận ra,” Geary nói. Nhiều câu thành ngữ phổ biến trong cốt lõi chính là dùng phép ẩn dụ, ví dụ như ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’.

Getty Images

Một số ẩn dụ được gọi là ‘ẩn dụ chết’ bởi vì chúng ta thậm chí không coi chúng là ẩn dụ – ví dụ, cách dùng phổ biến từ ‘nhìn thấy’ để nói ý là ‘hiểu’, như trong câu ‘Tôi nhìn thấu được ý bạn’.

Allan nói rằng ngay khi chúng ta có bằng chứng, dường như các động từ như nhau đã được dùng để nói về cảm nhận bằng ánh mắt và cảm nhận bằng trí não.

Nhưng vì chúng ta biết rằng ẩn dụ thường dựa trên cái cụ thể để diễn đạt cái trừu tượng, chúng ta mặc định rằng nó bắt nguồn từ nghĩa của việc nhìn bằng ánh mắt.

Allan lưu ý rằng nghiên cứu gần đây về ngữ nghĩa học nhận thức cho thấy những ẩn dụ ‘chết’ như thế này thực ra có lẽ là những kiểu ẩn dụ ‘có sức sống’ nhất, bởi vì chúng gắn chặt trong cách nghĩ.

Cái được gọi là ‘ẩn dụ căn bản’ là những cách ẩn dụ gắn chặt với ngôn ngữ bởi cách thức hoạt động thể chất của chúng ta trong đời sống. Chẳng hạn như ta dùng từ ‘lên’ để nói về những thứ mang ý nghĩa tích cực, và từ ‘xuống’ để hàm ý những điều tiêu cực. Nguyên do có vẻ như bởi chúng ta luôn khát khao được ở thế vươn lên, Allan giải thích. Chúng ta hầu như không có bất kỳ lựa chọn nào khác, không thể nghĩ được gì khác ngoài những cách thể hiện như vậy.

‘Gần như phổ quát’

Thật khó để chứng minh rằng có những hình thức ẩn dụ phổ quát tồn tại trong mọi loại ngôn ngữ.

Nhưng nghiên cứu đã chỉ ra rằng có ‘những ẩn dụ gần như phổ quát’ xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ, gồm cả những thứ tiếng thuộc các ngữ hệ khác nhau.

Cách ẩn dụ dùng việc ‘nhìn thấy’ để diễn đạt ý tứ ‘đã hiểu’ tồn tại trong các ngôn ngữ rất khác biệt nhau, đến nỗi không có khả năng ngôn ngữ này đã vay mượn hình thức biểu đạt này từ ngôn ngữ khác.

Ngoài ra, còn có ẩn dụ diễn đạt sự gần gũi theo nghĩa nồng nhiệt, ví dụ, ‘tình bạn ấm áp’. Ôm ấp hoặc gần gũi tạo ra sự ấm áp; vốn là trải nghiệm chung của con người, bạn sẽ thấy nó xuất hiện trong nhiều ngôn ngữ.

Getty Images

Nhà triết học Thế kỷ 17 Thomas Hobbes, xuất thân là theo truyền thống Tin lành Thanh giáo, thì phản đối việc dùng phép ẩn dụ.

Một số người nhận thấy có sự xung đột giữa lý trí và trí tưởng tượng.

Đối với Hobbes, phép ẩn dụ cũng giống như nói dối và lừa gạt, giống như ‘lang thang giữa vô số điều phi lý’ như cách nói của ông.

Văn học cổ điển đầy những phép ẩn dụ, ví dụ như cách nói ‘biển sẫm màu rượu’ của thi hào Homer trong sử thi ‘Iliad và Odyssey’, thường để mô tả biển động hay sóng gió.

Và một số ẩn dụ cũng có ý niệm giống nhau cho dù là ở trong ngôn ngữ nào.

Ví dụ, trong tiếng Hà Lan, bạn có thể nói ai đó có ‘da voi’, trong khi tiếng Anh nói là ‘da dày’. Và trong tiếng Pháp có câu ‘khi gà mái mọc răng’, tương đương với thành ngữ tiếng Anh ‘khi heo biết bay’.

Getty Images

 “Các phép ẩn dụ thường bắt nguồn từ những trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày,” Pies nói, và nền văn hóa của một quốc gia là cơ sở cho phép ẩn dụ của quốc gia đó.

Ví dụ, có rất nhiều phép ẩn dụ về đồ ăn trong tiếng Pháp – từ ‘nói chuyện salad’ (nói khoa trương) cho đến ‘Tôi có quả đào!’ (Tôi rất hào hứng).

Mặc dù tất nhiên chúng ta nên lưu ý đến việc rập khuôn, Allan cho biết nghiên cứu đã chỉ ra rằng rất có khả năng những người nói ẩn dụ sẽ dựa trên điều gì đó quan trọng về văn hóa.

Theo Pies thì không thể nào có thứ ngôn ngữ mà không dùng đến phép ẩn dụ. “Xuyên suốt, xuyên suốt ngôn ngữ là ẩn dụ,” bà cho biết. Nếu không có nó, ngôn ngữ sẽ trở nên buồn tẻ, nhàm chán và đơn điệu. “Chúng ta sẽ bị buồn ngủ!”

Ngôn ngữ cũng sẽ trở nên ‘khá cô đơn’, vì khoảnh khắc hiểu và được hiểu mà ẩn dụ làm thành khoảnh khắc hòa hợp, không phải theo nghĩa đen, nhưng như một cảm giác, một cách hiển hiện, cả về trí tưởng tượng và cảm xúc, là trải nghiệm đang sống.

“Đó là một lối mở vào một tâm hồn khác, một cánh cửa sổ mà ai đó mở ra và mời chúng ta bước vào không gian chia sẻ của sự thấu hiểu và cái đẹp trong khoảnh khắc.”

Có ý nghĩa to lớn hơn chứ không chỉ là một hình thức trang trí ngôn ngữ, phép ẩn dụ có sức mạnh định hình cách chúng ta nhìn và trải nghiệm thế giới.

Không tệ cho những gì chúng ta học ở trường.

Bài tiếng Anh đã được đăng trên BBC Culture.

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen