This dangerously red chilli paste is the backbone of South Korea’s spicy-sweet flavours, and it brings heat to famous Korean dishes. Now, it’s taking over the world.
I sat at the long wooden table in Moolmaru Traditional Soybean Paste School on Jeju island, South Korea, adjusting my apron and catching side-eye from a toddler. Apparently I’d misread the demographic for this class; most of my fellow students looked like they were cutting nursery school to be there. Chalk it up to my questionable Korean skills – but at least I’d be able to keep up with the class. Probably.
I was there to learn how to make gochujang, my current favourite food. Gochu is the Korean word for chilli; jang means fermented paste or sauce. This dangerously red chilli paste is the backbone of South Korea’s spicy-sweet flavours, and it brings heat to famous dishes like barbecue, bibimbap, budae-jjigae, yangnyeom fried chicken and the tongue-blistering rice cake dish tteokbokki. Gochujang is a slow fuse to sudden ignition – used correctly, the heat never reaches your mouth but amplifies surrounding flavours to surreal levels. Of course, sometimes it’s fun to go for the burn.
At first, my obsession was just ego: me against the persistent Korean myth that Westerners don’t like spicy food.
Historically speaking, they have a point. One of the first Westerners to write about Korea was Victorian adventuress Isabella Bird back in the 1890s.
She was horrified by the “sauces of pungent and objectionable odours, the basis of most of them being capsicums and fermented rotten beans!”
Thankfully, tastes – and attitudes – have changed.
Today, gochujang is a hot item in the UK and US, popping up on flavour trend forecasts by everyone from food wholesaler Bidfood to the National Restaurant Association.
Often billed as the “new sriracha”, it’s made the leap from specialty stores to big-box supermarkets and fast food joints.
This is no accident. Gochujang companies have spent the last decade developing their export strategy. Within South Korea, gochujang is sold in its raw form, a base ingredient for sauces, marinades and stews. But the dense, sticky paste was reimagined as a squeeze-bottle condiment for the Western market, often combined with other sauces like mayonnaise to make it more familiar. The heat was scaled back too.
Gochujang manufacturers even teamed up with the Korean Food Research Institute to create a new measure of spiciness called the GHU (Gochujang Hot-taste Unit). It worked: in 2018, South Korean gochujang exports were worth $36.81 million – up 15% on the previous year – with much of it going to the UK and US.
Yet the true attraction isn’t heat, but complexity. Gochujang hits several different flavours at once – spicy, yes, but also sweet and salty with an underlying umami note called gamchilmat in Korean. It’s an irreplaceable taste; maybe that’s why 21% of South Koreans pack gochujang when travelling abroad, according to Yonhap News Agency.
While gochujang is distinctly Korean, chillies are not. They arrived in the late 1500s, having hitched a ride out of the Americas with early European explorers 100 years earlier and worked their way around the world. Scientifically they are of the species Capsicum annuum L., which is the largest of the five species of domesticated chillies and also includes jalapeños.
The first written record of gochujang was recorded by royal physician Si-pil Yi in the 1720s in a compendium of foods eaten at court. It’s a recipe for Sunchang gochjang, referencing a region still famous for the chilli paste today.
Roughly 230km south of Seoul, Sunchang celebrates its culinary heritage with an annual festival at the Gochujang Village. There’s also the Sunchang Traditional Paste Museum, located at 43 Jangnyu-ro, which translates as “Fermented Pastes Road”. There, cultural tour guide Won-jun Yang filled me in on why Sunchang gochujang was considered fit for a king.
“There are three reasons Sunchang gochujang is so good,” explained Yang, who also writes about gochujang for Sunchang County’s website. “First, most regions make gochujang in the spring, but Sunchang gochujang is made during the 8th and 9th lunar months and ferments through the winter. Second, the water in this region is delicious. Third, Sunchang has more than 77 foggy days every year – the air holds water like a sponge which is good for bacteria and fermentation.”
And those bacteria are good for us. From the start, gochujang was used as a medicinal food, especially for digestive problems. It was even credited with saving King Yeongjo’s life in 1748 – perhaps a bit of an oversell, but those ancient doctors were on the right track. Today, we know naturally fermented foods are great for your gut, and soy-based Korean jangs are associated with a range of benefits from lowering cholesterol to fighting cancer.
But gochujang quickly moved beyond medicine to become a defining flavour of Korean cuisine. Throughout the 18th Century, it appeared in imperial records, home management books and even poetry. By the end of the 19th Century, it was a universal staple – Isabella Bird reported that gochujang was consumed by all ages, even babies.
I thought about this as a pre-schooler helped me sound out the ingredient list in our cooking class. With our matching brown aprons and elementary reading levels, I seemed to be fitting in just fine.
A large window looked out on the school courtyard, which was filled with massive clay fermentation pots called onggi. When Moolmaru’s founder Jeong-seon Bu was growing up, most families had onggis of homemade soy and chilli pastes in their gardens. Nowadays, Koreans generally live in apartments and buy their gochujang in plastic tubs that slide easily into the fridge. That’s one of the reasons Bu, who holds three patents for her jang-making process, founded Moolmaru in 2005. She worries the homemade taste is disappearing from the Korean palate.
“Education is important to preserving this heritage,” she said, adding that while she teaches all age groups, she likes to focus on preschool-aged kids. “Children are very sensitive to taste. It’s the perfect time to teach the taste of really well-fermented jang.”
Bu clearly knew her audience. The first step to making gochujang is mashing boiled soybeans, the base ingredient of all Korean jang. She insisted we do this the old-fashioned way, and the kids joyously stomped the beans to mush under snowy white galoshes. This was patted into rounded bricks called meju and laid to rest on a bed of rice straw.
It takes 40 days for meju to ferment and dry, absorbing good fungi and bacteria rather like sourdough starter on a kitchen counter. Then the bricks are ground down and combined with gochugaru, a chili powder made from sun-dried red peppers. The only other ingredients in Bu’s recipe are vegetable stock, salt, barley powder for sweetness, a bit of fruit enzyme to aid fermentation, and a starch that determines the final product’s name: Bu uses ssal (rice), so hers is ssal gochujang.
Then the paste goes in an onggi to ferment. “Onggis are alive. They breathe,” said Bu, referencing the porous clay that allows airflow. “It’s the perfect environment for good microorganisms.” The gochujang is ready to eat after one year, but Bu recommends two for a mature taste. More and the paste becomes bitter.
My squirmy classmates were definitely not going to wait that long, so we whipped up a zingy quick-mix version with garlic, fresh ginger and pickled cucumber. Bu also demonstrated a chilli dipping sauce that included beetroot, broccoli powder and kiwi compote – not the ingredients I expected from a traditionalist.
I asked Bu’s opinion of the squeezable gochujangs and spicy mayo blends trending in the West, which promote Korean cuisine while moving further away from that original homemade taste. To my surprise, she’s all for it. She has even been developing a few fusion mixes herself, like a gochujang-ketchup spread that incorporates local black pork.
“It’s a good opportunity to create new food culture,” she said with a smile. And a new generation of gochujang lovers, I thought, glancing at my diminutive fellow cooks. I guess this was the class for me after all.
Gochujang, món tương ớt Hàn Quốc khuynh đảo thế giới
Tôi ngồi trên chiếc bàn gỗ dài ở trường dạy làm tương đậu nành truyền thống Moolmaru trên Đảo Jeju, Hàn Quốc, chỉnh lại tạp dề và bắt gặp ánh mắt từ một em bé gần bên.
Rõ ràng tôi đã hiểu sai về thành phần lớp học: hầu hết bạn cùng lớp của tôi có vẻ như vừa mới rời nhà trẻ. Điều này càng khiến tôi nghi ngại về kỹ năng tiếng Hàn của mình. Nhưng mà hy vọng là ít nhất tôi có thể sẽ theo kịp bài giảng. Có lẽ vậy.
Tôi đến trường để học làm món gochujang, món yêu thích hiện thời của tôi.
Gochu trong tiếng Hàn nghĩa là ớt, jang nghĩa là tương đậu lên men hoặc tương.
Món tương ớt đỏ đáng gờm này là xương sống chủ đạo trong hương vị ngọt cay của ẩm thực Hàn Quốc, và nó đem vị cay đến những món ăn nổi tiếng như thịt nướng, cơm trộn bibimbap, súp budae-jjigae, cơm gà chiên yangnyeom và món bánh gạo cay lột lưỡi tteokbokki.
Món tương gochujang cay chậm rãi cho đến khi bất thần cay gắt lên – nếu được sử dụng đúng cách, vị cay không bao giờ chạm tới miệng bạn mà tạo ra dư âm với hương vị xung quanh đến mức siêu thực. Tất nhiên, đôi khi cũng vui nếu ăn tới mức cay bỏng lưỡi.
Đầu tiên, sự đam mê của tôi chỉ thuần là vì cái tôi: muốn kiên định chống lại định kiến của dân Hàn là dân Tây không thích đồ ăn cay.
Về mặt lịch sử mà nói thì họ cũng có điểm đúng. Một trong những điều đầu tiên mà người Phương Tây viết về Triều Tiên là ghi chép thời thập niên 1890 của nhà du hành sống trong thời Nữ hoàng Victoria, bà Isabella Bird.
Bà thấy kinh sợ món “tương có mùi hăng và khó chịu, mà thành phần cơ bản là ớt và đậu nành thối lên men!”
Thật may mắn, hương vị và cách cảm nhận đều đã thay đổi.
Ngày nay, tương ớt gochujang là món hàng đắt khách ở Anh và Mỹ, xuất hiện trên bảng dự báo trào lưu yêu thích của mọi người, từ nhà bán sỉ thực phẩm Bidfood, đến Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia.
Thường được gọi là “món tương ớt sriracha mới”, loại tương này đã nhảy vọt từ cửa hàng bán đồ đặc sản đến những siêu thị khổng lồ và quầy hàng thức ăn nhanh.
Không phải vô tình mà như vậy. Các công ty tương ớt gochujang đã dành cả thập niên vừa qua để phát triển chiến lược xuất khẩu.
Ở Hàn Quốc, tương ớt gochujang được bán ở dạng thô, là nguyên liệu cơ bản để làm nước sốt, dùng để tẩm ướp thức ăn và nấu món ninh, hầm.
Nhưng loại tương ớt đặc và dính này đã được điều chỉnh lại thành những chai gia vị lỏng hơi sánh như kem đánh răng ở thị trường phương Tây, thường kết hợp với các loại sốt khác như sốt mayonnaise để khiến nó quen thuộc hơn. Độ cay cũng được điều chỉnh giảm xuống.
Nhà sản xuất tương ớt gochujang thậm chí kết hợp với Viện Nghiên Cứu Ẩm thực Hàn Quốc để tạo ra định lượng mới cho độ cay, gọi là GHU (nghĩa là đơn vị tính độ cay tương gochujang).
Cách làm này có hiệu quả: năm 2018, Hàn Quốc xuất khẩu lượng tương gochujang trị giá 36,81 triệu đô la Mỹ – tăng 15% so với năm trước đó – hầu hết số sản phẩm này đều được xuất đến Anh và Mỹ.
Nhưng sự hấp dẫn thực sự không phải là độ cay mà là ở độ phức hợp của hương vị.
Tương ớt gochujang chạm đến nhiều hương vị cùng lúc, có cay, nhưng cũng có ngọt và mặn với chút vị ngọt umami ẩn bên dưới, trong tiếng Hàn gọi là gamchilmat.
Đó là hương vị không thể thay thế được; có lẽ đó là lý do vì sao 21% số lượng sản phẩm tương gochujang đóng gói lại được xuất khẩu đi nước ngoài, theo hãng tin Yonhap.
Tương gochujang là đặc thù Hàn Quốc, nhưng ớt không phải vậy. Ớt chỉ xuất hiện ở nước này từ cuối thập niên 1500, sau khi đã đi quá giang theo chân những nhà thám hiểm châu Âu thời đầu rời khỏi châu Mỹ từ 100 năm trước đó, và tìm đường đến khắp nơi trên thế giới.
Về mặt khoa học mà nói, chúng là giống ớt Capsicum annuum L., vốn là giống ớt to nhất trong năm loài ớt được thuần hóa, và có gồm thêm cả ớt jalapenos.
Ghi chép đầu tiên về tương ớt gochujang là từ quan ngự y Si-pil Yi, hồi thập niên 1720 đã viết bản tóm tắt các loại thực phẩm được ăn trong cung đình.
Đó là công thức cho món Sunchang gochjang, được lấy theo tên một vùng vẫn nổi tiếng với tương ớt ngày nay.
Nằm cách khoảng 230km về phía nam thành phố Seoul, Hạt Sunchang tôn vinh di sản ẩm thực của mình bằng lễ hội ẩm thực hàng năm tại Làng Gochujang.
Nơi đây cũng có Bảo tàng Tương Truyền thống Sunchang, nằm ở địa chỉ 43 Jangnyu-ro, dịch ra có nghĩa là “Con đường Tương Lên Men”.
Tại đây, hướng dẫn viên du lịch văn hóa Won-jun Yang lý giải cho tôi vì sao tương ớt ở Sunchang lại dành cho nhà vua.
“Có ba lý do khiến tương ớt gochujang ở Sunchang cực kỳ ngon,” Yang, người cũng viết về tương gochujang cho website của Hạt Sunchang, nói.
“Đầu tiên, hầu hết các vùng đều làm tương gochujang về mùa xuân, nhưng tương ớt gochujang ở Sunchang làm vào tháng Tám và tháng Chín âm lịch rồi để lên men qua mùa đông. Thứ hai, nước trong vùng này rất ngon. Thứ ba, Sunchang có hơn 77 ngày sương mù trong năm, không khí có nước như bọt khí rất tốt cho vi khuẩn và quá trình lên men.”
Và những vi khuẩn này cũng tốt cho con người.
Ngay từ đầu, tương gochujang được sử dụng như một loại thực phẩm chữa bệnh, đặc biệt là cho tình trạng khó tiêu.
Nó cũng nổi tiếng vì cứu sống Vua Yeongjo vào năm 1784 – chuyện này có lẽ là hơi nói quá, nhưng những thầy thuốc thời cổ xưa đã đi đúng hướng.
Ngày nay, ta biết rằng thực phẩm lên men tự nhiên rất tốt cho ruột, và tương đậu nành Hàn Quốc có mối liên hệ với hàng loạt lợi ích cho sức khỏe, từ việc duy trì lượng choresterol thấp cho đến khả năng chống bệnh ung thư.
Nhưng tương ớt gochujang nhanh chóng vượt ra ngoài phạm vi chữa bệnh và trở thành hương vị định danh cho ẩm thực Hàn Quốc.
Trong suốt Thế kỷ 18, tương xuất hiện trong ghi chép của hoàng gia, trong các văn thư quản gia và thậm chí được viết thành thơ.
Đến cuối Thế kỷ 19, đó là món ăn phổ biến – Isabella Bird ghi chép rằng mọi người ở đủ mọi lứa tuổi, thậm chí cả ấu nhi, đều ăn gochujang.
Tô nghĩ đến thông tin này khi một em bé mẫu giáo chỉ dẫn tôi cách đọc tên thành phần nguyên liệu trong lớp nấu ăn. Cùng với tạp dề màu nâu giống nhau và trình độ tập đọc vỡ lòng, có vẻ như tôi hoàn toàn hợp với lớp học.
Cửa sổ lớn của phòng học nhìn ra sân trường, nơi chất đầy khạp gốm lên men khổng lồ gọi là onggi.
Khi nhà sáng lập của Moolmaru, Jeong-seon Bu, lớn lên, hầu hết các gia đình đều có khạp onggi chứa tương đậu nành và tương ớt thủ công trong vườn nhà.
Ngày nay, người Hàn Quốc đa phần sống trong căn hộ và mua tương gochujang đựng trong hộp nhựa có thể dễ dàng bỏ vào tủ lạnh.
Đó là một trong những lý do Bu sáng lập trường Moolmaru năm 2005. Bà đang nắm giữ ba bản quyền sáng chế cho quá trình làm tương. Bà lo lắng hương vị đồ ăn thủ công sẽ dần biến mất trong ẩm thực Hàn Quốc.
“Việc giáo dục có tầm quan trọng trong việc bảo tồn di sản,” bà chia sẻ, và cho biết thêm dù nhận học trò đủ lứa tuổi nhưngbà muốn tập trung vào học trò ở tuổi mẫu giáo.
“Trẻ em rất nhạy cảm với hương vị. Đó là thời gian hoàn hảo để dạy về hương vị của tương đậu nành lên men hoàn hảo.”
Bà Bu rõ ràng rất hiểu học trò. Bước đầu tiên làm tương gochujang là nghiền đậu nành luộc, đó là thành phần cơ bản của tất cả các loại tương Hàn Quốc.
Bà kiên quyết nói chúng tôi làm bước này theo cách thủ công truyền thống, và bọn trẻ thích thú dùng ủng trắng giẫm đậu đến khi nát nhừ. Đậu nành nát nhừ sẽ được nắn thành những khối tròn như viên gạch, gọi là meju và để ‘nằm nghỉ’ trên lớp rơm rạ.
Sau 40 ngày, meju sẽ lên men và khô, hấp thu những loại nấm tốt và vi khuẩn giống với quy trình ủ bột mì với men chua sourdough trên quầy bếp.
Sau đó, những viên gạch này được nghiền ra và kết hợp với bột ớt gochugaru làm từ ớt đỏ phơi khô.
Chỉ có một thành phần khác trong công thức của bà Bu là có cho thêm nước hầm rau củ, muối, bột đại mạch để tăng vị ngọt, một chút men trái cây để tăng khả năng lên men, và chất bột khiến cho thành phẩm có tên như thế: bà Bu sử dụng ssal (nghĩa là gạo), vì vậy món tương của bà là tương ớt gạo ssal gochujang.
Sau đó, hỗn hộp này sẽ được đưa vào khạp onggi để lên men.
“Oggi là vật thể sống. Chúng thở,” bà Bu giải thích khi nhắc đến chất liệu gốm xốp cho phép không khí lưu thông. “Đó là môi trường hoàn hảo cho những vi sinh vật tốt.”
Tương gochujang sẽ vừa bắt đầu dùng được sau một năm, nhưng bà Bu nói rằng nên để hai năm thì vị sẽ chín ngấu vừa vặn, ngon hơn. Nếu để lâu hơn nữa thì tương sẽ có vị đắng.
Các bạn học hiếu động của tôi rõ ràng sẽ không muốn đợi lâu như thế, vì vậy chúng tôi đánh một hỗn hợp ngon nức, là phiên bản làm nhanh gồm có tỏi, gừng tươi, và dưa chuột muối.
Bu cũng làm thử cho chúng tôi xem một loại tương ớt để chấm, gồm có củ cải đỏ, bột bông cải xanh và mứt trái cây kiwi – không phải là những thành phần mà tôi trông đợi từ một người làm thủ công truyền thống.
Tôi hỏi ý kiến bà Bu về loại tương ớt gochujang trong tuýp có thể nặn ra và sốt mayo cay pha trộn đang nổi như cồn ở Phương Tây, cũng là vinh danh ẩm thực Hàn Quốc nhưng lại xa rời hương vị gia đình truyền thống.
Trước sự ngạc nhiên của tôi, bà nói bà ủng hộ. Bà thậm chí đã từng tự làm thử một số món, như món tương cà trộn với tương gochujang, dùng để phết lên thịt heo đen địa phương.
“Đó là cơ hội tốt để tạo ra văn hóa ẩm thực mới,” bà nói và mỉm cười. Và tạo ra một thế hệ mới của những người yêu tương ớt gochujang, tôi nghĩ thầm trong lúc nhìn quanh các đầu bếp bé nhỏ ngồi cạnh.
Tôi nghĩ lớp học này rốt cuộc đúng là dành cho tôi.