Seite auswählen

„khi có nghiệp đoàn thì mọi việc chậm lại như buổi chiều vàng lững lờ trôi vì mọi người hưởng đều nhau như sống trong XHCN, không ai cố gắng làm hết việc mà chỉ làm hết giờ.“

Những người chưa từng nếm thử mùi vị của XHCN thì cứ nhìn vào một thí dụ điển hình tại nước Mỹ này. Khi mà quý bạn cần làm giấy tờ và đến một công sở như DMV hay city hall hoặc những công ty nơi mà mọi nhân viên nằm trong nghiệp đoàn thì họ làm việc khoan thai, vừa làm vừa tán gẫu với người đồng nghiệp ngồi cạnh, chẳng hề bận tâm với cái line người sắp hàng dài lê thê. Với họ thì bạn là người cần họ chứ họ không cần bạn, nếu họ cố gắng làm nhanh hơn thì họ cũng nhận được số lương như những người làm tà tà và mức tăng lương hàng năm thì nghiệp đoàn đã điều đình trước, mọi người đều hưởng như nhau.

Ngược lại khi bạn đến một nơi không nằm trong nghiệp đoàn thì bạn được đối xử khác, tiếp đãi ân cần hơn, khi họ thấy cái line dài hơn 3 hoặc 4 người thì họ gọi thêm người ra phụ giúp vì những nơi đó cần bạn và mong muốn bạn trở lại. Những người nhân viên được trả lương theo năng suất. Ở những công ty không có nghiệp đoàn, nhân viên làm việc tích cực hơn, mức lương và mức tăng lương tỷ lệ theo kết quả.

Một thí dụ khác về 2 ngành kỹ nghệ lớn ở Mỹ, xe hơi và điện tử. Vào đầu thập niên 80, một máy computer to như cái tủ lạnh và giá khoảng $300 ngàn, hard drive to như cái bánh pizza 16″ với dung tích 10 hoặc 20 megabytes, tốc độ tính ít hơn 0.2 MFLOP (200 ngàn phép tính trong mỗi giây). Đó là spec của một máy Mini-computer do hãng DEC hay HP sản xuất. Cũng vào thời đó, một chiếc xe 4 máy của Mỹ như Ford, GM, hay Chrysler bán khoảng 12 đến 15 ngàn chỉ có tuổi thọ khoảng 50 ngàn mile, sau đó thì xe có thể chết bất cứ lúc nào, còn xăng thì chỉ có 20-22 mpg (miles per gallon) cho xe 4 máy.

Đến đầu thập niên 2000 thì computer thu nhỏ lại và xách tay (laptop), hard drive capacity thì 200-300 megabytes, còn tốc độ thì 30 MFLOP (mega floating point instruction operation per second) và giá khoảng $1000. Trong khi đó thì 1 chiếc xe Mỹ sản xuất giá khoảng $22 ngàn, tuổi thọ lên được 100 ngàn mile và tiêu thụ 20-23 mpg.

Ngành kỹ nghệ điện tử phát triển ở cấp số lũy thừa (1000 lần trong 20 năm) trong khi ngành kỹ nghệ xe hơi tăng ở cấp số cộng (3 lần trong 20 năm). Ngành kỹ nghệ điện tử không có nghiệp đoàn, mọi người làm việc và hưởng theo kết quả, mọi người phải cố gắng để không bị đào thải, ngay cả những công ty lớn cũng không thoát khỏi dòng luân chuyển đó, điển hình là DEC, Ahmdal, Compaq, Sun Microsystem, Cray Supercomputer… những công ty không còn hiện hữu nữa.

Còn bên kỹ nghệ xe hơi thì nghiệp đoàn thao túng, một nhân viên ráp xe không có bằng đại học lương khoảng $64 ngàn một năm vào giữa thập niên 80, cao hơn một kỹ sư điện với bằng cử nhân ($50-55 ngàn 1 năm). Thêm vào đó nghiệp đoàn chống đối sự automation (tự động hóa) bằng robot trong khi kỹ nghệ xe hơi của Nhật đã xử dụng robot từ những năm đầu của ’90. Vì ráp bằng tay nên xe của Mỹ phẩm chất không đồng nhất, cùng một mẫu xe có chiếc chưa chạy được 10 ngàn mile đã phát bệnh, có chiếc đến 40 ngàn mile mới có triệu chứng. Trong khi đó xe Toyota hay Honda của Nhật chạy đến 100 ngàn mile vẫn chưa thấy gì.

Khi đến đầu thập niên 2000 thì cả 3 hãng xe lớn của Mỹ đi vào tình trạng phá sản vì xe không bán được, giá cao và không phẩm chất. Sau khi đóng cửa hàng chục cơ sở sản xuất và sa thải hàng chục ngàn nhân viên, nghiệp đoàn phải nhượng bộ và 3 hãng xe bắt đầu tối tân hóa hệ thống sản xuất và điều chỉnh lương bổng, ngoài những robot lớn để lắp ráp xe, tất cả những khâu khác cũng được thay đổi và điều khiển bằng computers. Tuy rằng giá thành của chiếc xe không khác biệt nhiều nhưng phẩm chất thì tăng lên rõ rệt, từ 50 ngàn mile lên 100 ngàn mile (để so sánh xe Toyota và Honda có tuổi thọ khoảng 200 ngàn miles ở thời điểm đó).

Nói tóm lại, khi có nghiệp đoàn thì mọi việc chậm lại như buổi chiều vàng lững lờ trôi vì mọi người hưởng đều nhau như sống trong XHCN, không ai cố gắng làm hết việc mà chỉ làm hết giờ. Còn ngược lại thì mọi người cố gắng làm hết việc và thêm nhiều sáng kiến để cải thiện năng suất vì đồng lương tỷ lệ với năng suất trong thế giới tư bản.

Ở xã hội tư bản, bạn có thể trở thành tỷ phú nếu bạn có sáng kiến và cố gắng, điển hình là Bill Gate (Microsoft), Steve Job (Apple), Scott McNealy (Sun Microsystem), Mark Zuckerberg (Facebook), Charles Schwab (Charles Schwab Investment Firm), những tỷ phú chưa xong bằng đại học 4 năm nhưng họ có sáng kiến và thành công. Còn những tỷ phú có bằng đại học thì đếm không xuể.

Ở xã hội XHCN vẫn có tỷ phú nếu bạn thuộc gia đình của những thành phần cao cấp trong chánh quyền, tiền tham nhũng sẽ được chuyển đến bạn để bạn giữ dùm hoặc bạn mở 1 công ty và hợp tác với những nhân vật cao cấp và quyền lợi sẽ được đưa về rồi sau đó chia chác. Nếu bạn là phó thường dân bạn vẫn có cơ hội để trở thành tỷ phú. Sau khi qua đời, gia đình bạn sẽ cúng và đốt một đống tiền vàng mã và bạn sẽ trở thành tỷ phú bên kia thế giới

Theo VietBF

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen