The benefits of having many lovers
(Image credit: Getty Images)
“What does exclusivity mean to you?” Asks Amy Hart, a contestant on UK reality TV show Love Island in 2019.
Her partner, Curtis Pritchard, is cornered and she knows it. He had been kissing other girls behind her back.
Pritchard shrinks into his seat as Hart eloquently and calmly lists the issues with their relationship, starting with how he could possibly have romantic feelings for two people at the same time, how she needed him, and how he had let her down.
Hart was operating under the assumption that a romantic relationship involves two people only, and that Pritchard was breaking the rules.
But what we know about human relationships is that historically, they were much more complicated than the monogamy that is normal in many societies now.
Might we return to our non-monogamous roots?
Consensual non-monogamy (CNM) allows both parties in a couple to be free to explore relationships with other people.
This could incorporate everything from polyamory to swinging and other forms of “open” relationship.
Regardless of the form it takes, one of the defining features of CNM is that partners discuss and agree the boundaries, such as for how far they can go, and when and where.
This definition means that Pritchard’s antics wouldn’t come under this banner, as Hart had not signed up for them.
But the presence of non-monogamy in a sizeable minority of the population might explain why Pritchard acted the way he did.
Despite the prevalence of monogamy, humans are pretty obsessed with having sex with people other than their partner.
Psychologist Justin Lehmiller asked 4,000 Americans to describe their sexual fantasies for his book Tell Me What You Want.
Having a threesome is the most popular fantasy, by some margin. And what is a threesome if not consensual non-monogamy?
Three isn’t always a crowd – a threesome is by far the most common sexual fantasy (Credit: Getty Images)
“If we think about all the people in relationships, about 5% would define as CNM,” says Amy Muise, assistant professor of psychology at York University in Toronto, Canada.
But including those who have tried CNM boosts the figure. “In lifetime experience, 21% of people have been non-monogamous at some point.”
To put that in perspective, 21% is slightly less than the number of US households who speak a language other than English at home (21.9%). “I wouldn’t be surprised if it was more common,” says Amy Moors, assistant professor of psychology at Chapman University, California. “Something called social desirability explains why people give slightly conservative answers to questions. It might be why someone overestimates how often they eat five fruits or vegetables a day, or underestimates how much they drink.”
For that sizeable minority, the opportunities to meet with partners outside their household may be few right now, as measures to prevent social interactions step up in countries affected by the Covid-19 outbreak. People in CNM relationships might find themselves spending a greater amount of time with their live-in partners while having to get used to seeing their other partners a lot less. How this will affect their wellbeing is unclear, although well-established research on long-distance relationships suggests that long-distance relationships can be perfectly fulfilling. And, as social psychology tells us, in more ordinary times there are reasons to believe that people in CNM relationships may experience advantages their monogamous peers do not.
At what point monogamy began to occur in humans is up for debate.
Some anthropologists cite the fact that ancient human ancestors were strongly sexually dimorphic – that males and females were different sizes and shapes – as evidence of non-monogamy. A high degree of sexual dimorphism suggests that there are strong sexually selective pressures on one (or both) genders. In some species, like gorillas, larger males are more likely to be sexually successful by using their greater size to fight off competition from other males. A dominant male mountain gorilla will monopolise 70% of all copulations, for example, creating a polygynous society (one where many females mate with one male).
Sexual dimorphism does not always work this way.
Species that use ostentatious displays of fitness, like birds with beautiful plumes and brightly coloured fish, compete for the attention of mates, rather than physically fighting off competition.
The difference here is that often these are not social species, unlike humans, so one male or female would not necessarily be able to control all of their potential mates in one area.
The ancient human fossil record is patchy, though. Similar logic is also used to argue the exact opposite – that our ancient relatives had a similar level of dimorphism to us. This can be justified by looking at different fossils. Therefore monogamy might have first occurred much earlier.
The diversity, or lack-thereof, of the human Y-chromosome has also been used to suggest that humans were polygynous until relatively recently.
Again, anthropologists contest the evidence, but some have suggested that the relative similarity in male genetic data suggests that only a few males were mating in our evolutionary past.
More recently, this diversity has increased, which suggests that more males have been able to mate because of monogamy.
The institution of marriage only became widespread after the concept of land ownership arose, raising questions about inheritance (Credit: Getty Images)
We know from archaeological evidence that ancient humans lived in small, close extended family groups. Computer modelling of hunter-gatherer societies suggests that they needed to mate with individuals outside of their local group in order to maintain the population as a whole. There would have therefore been a large flow of mating individuals between hunter-gatherer societies. Maintaining a family whose exact genetic lineage was known would have been impossible.
This model suggests that hunter-gatherers were serially monogamous – where couples stay together exclusively for the time taken to wean a child before moving on to find a new partner. This has been shown to be sexually advantageous for modern men, which might explain why men are more interested in open relationships.
Lehmiller’s research on fantasies found that men are more interested in group sex (about 26% of men compared to 8% of women). Similar trends are also seen for other types of “social sex”, too, like interest in going to sex parties or swingers clubs (17% of men compared to 7% of women).
However, those women who were interested in these fantasies were more likely to fulfil them. The number of people in the same sample who reported having taking part in group sex, for example, was 12% of men and 6% of women. It would seem, then, that women are more likely to find the right opportunities.
What we do know is that in 85% of modern human societies globally, forms of non-monogamy are sanctioned.
Even the Old Testament is filled with many references to polygamy. However, the default condition in most societies is still monogamy.
It might be common now, but however you look at it, historically humans were not monogamous like we are today. So why is lifetime monogamy now seen as the default?
“It is tricky to succinctly answer without saying the media,” says Moors, emphasising the impact that our art and culture play on us while growing up. “In the most part, when growing up our parents are married or trying to be monogamous. In most places worldwide we have the institution of marriage.”
“Since people started taking up land and calling it their own, that is when marriage took off because that was one clear way to keep control of your property and have it go to your family,” says Moors. “From that point we started prioritising a couple and heterosexuality.”
Is it better to see other people?
Repeatedly, research on CNM shows that couples with differing sexual interests report being better off when they have multiple sexual partners. “In a relationship often there is a discrepancy between both partners’ interests,” says Muise. “However, people with multiple partnerships might be more fulfilled overall. If you have the interest in being sexual with other people it can be healthy to explore that.”
What has been lacking in research on CNM to date has been large longitudinal studies, where groups of people who are considering opening up their relationships are followed for several years, starting even before they have that first conversation with their partner.
Some people may play different roles in a CNM relationship, with some offering nurturing care and others fulfilling erotic needs (Credit: Getty Images)
Some studies, however, are starting to fill that gap.
For one, CNM-curious people and people who had never considered being open were recruited for a series of questionnaires about their relationship and sexual satisfaction.
In the beginning, none of them had approached their partner to discuss the idea of opening up to other people. At the end, they were asked the same questions about how satisfied they were in their romantic lives, but also had to report whether they had opened their relationship.
“For the people who wanted to open their relationship and who did end up doing it, their satisfaction was significantly higher,” says Samantha Joel, assistant professor of social psychology at Western University in London, Canada.
“Meanwhile, for the people who thought about it but didn’t, their satisfaction dipped, but barely significantly.”
Joel suggests that the uplift in satisfaction among people who switched to CNM might have been the result of a dragging effect. A better quality of sex life with a secondary partner drags up satisfaction with the primary partner, because suddenly the pressure of one person having to provide all of their enjoyment is removed.
“We know that when people are happier with their sex life they communicate better anyway,” says Joel. “But people in CNM report having open communication – it is difficult to be CNM if you are not talking about boundaries. Whereas in monogamous couples, those discussions about boundaries often don’t happen.”
Emotional satisfaction – feelings of security, nurturing and closeness – tends to increase in normal relationships over time. Meanwhile, spontaneity and excitement, which is linked to eroticism, decreases.
“The beginning is sexy and steamy, but then it becomes predictable,” says Rhonda Balzarini, a psychologist at York University. “Novelty is hard to maintain and there goes the steaminess.”
Balzarini gives the example of a primary partner with whom you might be legally married, live, have kids and generally have the responsibilities associated with living a monogamous life.
With all the work this entails, there is more need for predictability – which is not sexy, she says.
A secondary partner might never share these responsibilities with you, and so, the deterioration in the excitement of your relationship might not happen. As a result, secondary partners tend to provide a higher frequency of sex with fewer commitments.
“I think generally there is this dance between novelty and security and being in a long-term CNM relationship is a way to try to meet both needs simultaneously,” says Joel. “It’s not the only way, but it is one way and it works for some people.”
There are about as many ways to have a CNM relationship as there are people who are in them. Anita Cassidy, one of the interviewees in the video below, talks about how her and her partner manage theirs. Cassidy lives with her two children and maintains relationships with multiple partners who visit her home throughout the week. Cassidy was interviewed for this video before the Covid-19 outbreak began, and social distancing or self-isolation might limit how frequently she is able to see her partners.
How do you deal with jealousy?
The benefits of CNM are most strongly seen when primary partners are both motivated to support each other’s happiness, says Muise.
“It seems like there is something about a primary wanting to see their partner sexually fulfilled but not needing to be the one who does it,” she says. “When they see their primary partner motivated by their happiness they are more comfortable getting their needs met.”
This describes a psychological concept called compersion – being able to experience pleasure by seeing another’s pleasure.
It might be more familiar to you outside the realms of romantic relationships. Think, for example, of watching someone open a gift. But compersion has also been applied to seeing someone else sexually gratified.
So how do people in CNM couples override any feelings of jealousy?
For men, jealousy is more strongly felt in relation to sexual infidelity than emotional infidelity, writes Katherine Aumer, a researcher at Hawaii Pacific University, and her co-authors in a study on compersion in both monogamous and CNM couples. We would expect this if men are more strongly motivated than women to know the paternity of their children, as evolutionary theory would suggest (Read more about what we get wrong about cheating). Identifying the maternity of their child is not hugely complicated for women.
Women are, however, more likely to feel jealous about emotional infidelity, Aumer continues. With regards to the evolutionary pressures of raising a child, women are strongly motivated to keep their male partner around so that he can provide food and protection for them and their child while they are breastfeeding. If the man appears to be emotionally invested in another woman, the mother may not be receiving the best quality food, protection and shelter from him.
Why do people choose non-monogamy?
There is evidence that certain people might be better than others at managing multiple relationships at the same time. Attachment theory describes how feelings of security or insecurity shape our relationships and might explain why some are less willing to share a partner (Read more about how attachment theory explains rebounding).
Good communication is a key component of CNM relationships, but might slip down the priority list in monogamous relationships (Credit: Getty Images)
Chris Fraley from the University of Illinois has been collecting attachment data from respondents to an online questionnaire for two decades.
In total, about 200,000 people have taken this test, and many other researchers rely on this wealth of data to establish norms for all sorts of behaviours.
Using this data, Moors says she has found that people engaging in poly relationships are lower on anxious attachment and avoidant attachment compared to others. However, she points out that this is a correlational finding. It could be the case that only secure, non-anxious, non-avoidant people are attracted to this lifestyle.
What the psychological profiles of CNM people might suggest is that they have emotional needs that cannot be satisfied by one person. “People in poly relationships might have higher needs in general,” says Balzarini. “We find monogamous people are on an even keel in terms of their needs for nurturance and eroticism.
But poly people have high highs and low lows. They might be people who need both things simultaneously and it is hard to experience those things with only one partner. A primary partner who is nurturing is unlikely to also be exciting in an erotic way.”
That said, there is very little in the way of a profile that you can build about CNM people, according to Moors. She says that there is no correlation between age, income, location, education, race, ethnicity, religion or political affiliation and CNM in her research.
People who identify as lesbian, gay or bisexual are more likely to be CNM, but that is the only pattern.
For something that seems to span all walks of life, there is still a relentless stigma associated with non-monogamous lifestyles. Moors gives the example of how normal it is to think of platonic or familial love as endless, yet for some reason we consider romantic love finite. “We already know how to have close loving relationships with multiple people,” she says. “But we are expected to believe that romantic love is limited? How many best mates do you have? Oh, that’s disgusting you have one too many? That would be a ridiculous thing to say.”
We ask a lot from our partners. We expect them to be our life coach, best friend, confidant. “We don’t need all of those things from one person,” says Moors. Perhaps we would be better off by spreading our needs between more than one person.
—
Mục lục
Điều gì khiến một số người ‘bắt cá hai tay’?
- William Park
- BBC Future
Ta thường nghĩ quan hệ yêu đương là sự hòa hợp thấu hiểu giữa hai người.
Nhưng giờ đây, lệ thường này ngày càng bị soi xét khi nhiều người định nghĩa lại tình cảm lãng mạn.
“Sự duy nhất có ý nghĩa gì đối với anh?” Amy Hart, người tham gia loạt chương trình truyền hình thực tế Love Island (Đảo Tình yêu) ở Anh hồi năm 2019, chất vấn.
Người yêu cô, Curtis Pritchard, bị dồn vào thế bí và cô biết điều đó. Anh đã hôn nhiều cô gái khác sau lưng cô.
Pritchard thu mình trong chiếc ghế khi Hart hùng hồn và bình tĩnh liệt kê ra những khúc mắc trong tình yêu của họ, bắt đầu từ việc anh có thể có cảm xúc lãng mạn với hai người cùng lúc, đến chuyện cô cần anh ra sao và anh đã khiến cô hụt hẫng thế nào.
Hart đang sống với quy tắc cho rằng tình yêu lãng mạn chỉ có thể xảy ra giữa hai người với nhau mà thôi, và cô cho rằng Pritchard đang phá vỡ luật chơi.
Nhưng những gì mà chúng ta biết về tình yêu của con người là, về mặt lịch sử thì tình cảm đó phức tạp hơn rất nhiều so với chế độ một vợ một chồng vốn đã trở nên đương nhiên trong nhiều xã hội ngày nay.
Liệu ta có thể quay trở lại với cội rễ đa thê hoặc đa phu như trước kia không?
Quan hệ tình nhiều bên
Việc thuận tình chấp nhận mối quan hệ nhiều bạn tình (consensual non-monogamy, viết tắt là CNM) cho phép hai người trong cặp đôi có thể thoải mái qua lại tình cảm với những người khác.
Điều này bao gồm tất cả mọi thứ, từ quan hệ đa thê, đa phu cho đến thay đổi bạn tình và những thể thức khác của quan hệ “mở”.
Dù là dưới hình thức gì, thì một trong những điều tạo nên định nghĩa ‘thuận tình chấp nhận mối quan hệ nhiều bạn tình’ là hai người trong cặp đôi đó thảo luận và đồng ý với những giới hạn, chẳng hạn như họ có thể đi xa tới mức nào, và khi nào, ở đâu.
Điều này có nghĩa là hành vi dại dột của Pritchard không nằm trong định nghĩa này, vì Hart chưa đồng ý.
Tuy nhiên, sự tồn tại – tuy không nhiều cho lắm – của mối quan hệ đa phu hoặc đa thê trong cộng đồng có thể lý giải vì sao Pritchard hành động như vậy.
Bất chấp sự phổ biến của quan hệ một vợ một chồng, nói chung con người bị ta vẫn ám ảnh về việc muốn có quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn đời.
Nhà tâm lý học Justin Lehmiller yêu cầu 4.000 người Mỹ mô tả khát khao tình dục họ muốn trong cuốn sách của ông, Hãy Nói Tôi Nghe Bạn Muốn Gì (Tell Me What You Want).
Làm tình tay ba là điều được nhiều người mơ tới nhất, với một số giới hạn. Vậy quan hệ tình dục ba người là gì nếu không phải là sự đồng thuận quan hệ nhiều bạn tình?
“Nếu tính tất cả những người đang có người yêu, thì khoảng 5% trong số đó có thể gọi là có nhiều bạn tình,” Amy Muise, phó giáo sư tâm lý tại Đại học York ở Toronto, Canada, chia sẻ.
Nhưng nếu tính cả những người muốn thử tìm để có nhiều bạn tình cùng lúc thì con số này tăng lên. “Trong cuộc sống, 21% mọi người từng có lúc duy trì mối quan hệ với không chỉ một người.”
21% là tỷ lệ thấp hơn so với số hộ gia đình ở Mỹ nói ở nhà một thứ ngôn ngữ nào đó không phải là tiếng Anh (21,9%).
“Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu điều này phổ biến hơn,” Amy Moors, phó giáo sư tâm lý từ Đại học Chapman, California, nói.
“Do kỳ vọng xã hội, nên mọi người thường trả lời theo cách bảo thủ hơn. Đó có thể là lý do vì sao mọi người thường ước tính cao hơn thực tế số lượng trái cây hay rau củ họ ăn mỗi ngày, hoặc ước tính thấp hơn thực tế lượng nước họ uống mỗi ngày.”
Vào lúc này, cơ hội gặp bạn tình mới bên ngoài gia đình có thể là khá ít do nhiều quốc gia đang áp dụng các biện pháp hạn chế giao tiếp xã hội, nhằm phòng chống Covid-19.
Những người có nhiều bạn tình nay nhận ra rằng bản thân họ đang có nhiều thời gian hơn ở bên người chung sống cùng nhà, đồng thời phải học cách thích nghi với việc giảm bớt rất nhiều thời gian đến với những bạn tình khác.
Chưa rõ điều này ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe về lâu dài.
Và, như ngành tâm lý học xã hội giải thích, trong những khoảng thời gian bình thường thì có nhiều lý do cho thấy người cùng lúc quan hệ tình cảm với nhiều bạn tình có thể được lợi một số thứ mà những người trong quan hệ một vợ một chồng không có.
Quan hệ một vợ một chồng hình thành từ khi nào?
Câu hỏi khi nào thì quan hệ một vợ một chồng xảy ra với con người vẫn còn là đề tài gây tranh cãi.
Một số nhà nhân chủng học lấy thực tế rằng con người thời cổ đại cực kỳ lưỡng hình về mặt tính dục – tức là nam giới và nữ giới hoàn toàn khác nhau về kích cỡ, hình dáng – làm bằng chứng cho thấy có sự tồn tại của mối quan hệ đa phu/đa thê. Mức độ lưỡng hình về tính dục cao cho thấy áp lực chọn lọc tính dục là cực kỳ lớn với một hoặc cả hai giới tính.
Ở một số loài như khỉ đột, các con đực to lớn hơn nhiều khả năng sẽ có lợi thế hơn về mặt tính dục, vì kích cỡ to lớn chính là lợi thế giúp chúng áp đảo các con đực khác. Chẳng hạn, với khỉ đột núi, một con đực ở thế thượng phong sẽ kiểm soát và thực hiện 70% tổng số các lần giao phối, tạo ra một quần thể xã hội đa thê (nơi nhiều cá thể cái giao phối với một cá thể đực).
Lưỡng hình về tính dục không hẳn lúc nào cũng là ở vóc dáng, kích cỡ.
Một số loài phô trương vẻ đẹp cơ thể hoặc những dấu hiệu chứng tỏ độ sung sức, như ở chim là bộ lông cánh lộng lẫy hay ở cá là màu tươi sáng, làm vũ khí cạnh tranh nhằm quyến rũ bạn tình, thay vì dùng vũ lực để tranh giành với các đối thủ.
Sự khác biệt giữa các loài động vật này so con người, là chúng thường không có tính xã hội, vì vậy một con đực hay một con cái có thể sẽ không kiểm soát được tất cả những bạn tình tiềm năng trong khu vực.
Lập luận tương tự cũng có thể được dùng để giải thích theo hướng ngược lại – đó là sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà thời cổ đại khá tương tự như chúng ta ngày nay, và điều này được chứng minh qua các mẫu hóa thạch cổ khác nhau. Vì vậy, rất có thể chế độ một vợ một chồng đã xảy ra từ rất sớm.
Sự đa dạng hoặc thiếu đa dạng nhiễm sắc thể Y ở con người cũng là điều được dùng để lý giải vì sao con người duy trì chế độ đa thê cho mãi đến thời gian gần đây.
Một lần nữa, các nhà nhân chủng học lại phản bác bằng chứng. Tuy nhiên, một số người cho rằng sự thiếu đa dạng trong các dữ liệu về gene ở nam giới cho thấy chỉ có một số ít đàn ông có cơ hội giao phối trong quá trình tiến hóa của con người.
Trong thời gian gần đây hơn, sự đa dạng này đã tăng lên, cho thấy số lượng nam giới được thực hiện hành vi giao phối hơn, nhờ chế độ hôn nhân một vợ một chồng.
Ta biết được từ các bằng chứng khảo cổ học rằng con người cổ đại sống trong những nhóm nhỏ gồm các gia đình nhiều thế hệ.
Mô hình máy tính mô phỏng xã hội săn bắn – hái lượm cho thấy nhìn chung họ cần phải quan hệ với những người bên ngoài nhóm mình để có thể duy trì nòi giống. Vì vậy, có thể là đã có dòng dịch chuyển lớn các cá nhân giữa các cộng đồng săn bắn – hái lượm khác nhau, nhằm tìm đến và giao phối với nhau. Duy trì một gia đình giữa những người có chung bộ gene giống hệt nhau là điều bất khả thi.
Mô hình máy tính cho thấy xã hội săn bắn – hái lượm là dạng một vợ một chồng theo từng thời kỳ, nghĩa là các cặp đôi ở bên nhau một khoảng thời gian cho đến khi đứa con nhỏ cai sữa thì họ chuyển qua tìm bạn tình mới. Điều này cực kỳ có lợi về mặt tính dục cho đàn ông hiện đại, đó là lý do có thể lý giải vì sao đàn ông thích có quan hệ mở hơn.
Nghiên cứu của Lehmiller về những khát khao tình dục cho thấy đàn ông thích làm tình tập thể (khoảng 26% nam giới, so với 8% là nữ giới).
Xu hướng tương tự cũng thấy ở các dạng “tình dục cộng đồng” khác, như thích tham dự tiệc tình dục hoặc các câu lạc bộ trao đổi bạn tình (17% nam giới thích điều này so với 7% nữ giới).
Tuy nhiên, những phụ nữ mơ tưởng tới chuyện này nhiều khả năng sẽ thực hiện điều đó hơn so với đàn ông. Số người trong cùng nhóm tham gia trả lời nghiên cứu nói rằng họ từng tham dự hoạt động làm tình tập thể là khoảng 12% nam giới và 6% nữ giới. Có vẻ như phụ nữ dễ tìm được cơ hội thích hợp hơn trong các phiêu lưu tình dục.
Điều mà ta biết là trong khoảng 85% xã hội hiện đại trên toàn cầu, các hình thức quan hệ vượt ra ngoài khuôn khổ một vợ một chồng sẽ bị trừng phạt.
Dẫu rằng trong Kinh Cựu Ước có đầy các đoạn trích dẫn về chế độ đa thê/đa phu, nhưng điều được đương nhiên chấp nhận trong hầu hết các xã hội vẫn là một vợ một chồng.
Dù rằng mô hình này thời nay là phổ biến, nhưng bất kể bạn nhìn vào vấn đề này theo cách nào thì trong lịch sử, con người trước đây không sống kiểu một vợ một chồng như chúng ta bây giờ. Vậy tại sao một vợ một chồng suốt đời lại được xem là điều đương nhiên?
“Rất khó để trả lời câu này một cách cô đọng mà không đề cập tới truyền thông,” Moors giải thích, nhấn mạnh rằng tác động của nghệ thuật và văn hóa có ảnh hưởng đến ta trong quá trình lớn lên.
“Trong hầu hết thời gian khi ta lớn lên, cha mẹ ta đã kết hôn hoặc cố gắng sống kiểu một vợ một chồng. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ta đều có chế độ hôn nhân.”
“Từ khi con người bắt đầu chiếm hữu và sở hữu đất đai, quan hệ hôn nhân trở nên phổ biến, bởi đó là cách rành mạch để kiểm soát tài sản, để tài sản thuộc về gia đình bạn,” Moors lý giải. “Từ thời điểm đó, ta bắt đầu ưu tiên quan hệ vợ chồng và quan hệ dị tính.”
Quen thêm người khác có tốt không?
Các nghiên cứu về quan hệ tình nhiều bên cho thấy nếu hai người trong một cặp đôi để ý tới tình dục theo mức khác nhau, thì sẽ tốt hơn nếu mỗi người có nhiều bạn tình.
“Trong một mối quan hệ, thường sẽ có sự khác biệt giữa sở thích của hai người,” Muise nói. “Tuy nhiên, những người có nhiều bạn tình nói chung cảm thấy được thoả mãn hơn. Nếu bạn có ham muốn tình dục với người khác, thì sẽ là lành mạnh thôi nếu như bạn đi khám phá ham muốn đó.”
Điều mà nghiên cứu về quan hệ tình nhiều bên còn thiếu đến nay, đó là thời gian nghiên cứu kéo dài, trong đó những nhóm người muốn tính đến chuyện mở rộng quan hệ sẽ được tiếp tục theo dõi trong nhiều năm, thậm chí từ trước khi họ có đối thoại đầu tiên với bạn đời.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã bắt đầu lấp khoảng trống đó.
Trong một nghiên cứu, những người tò mò với mối quan hệ nhiều bạn tình và những người chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó được mời trả lời một bảng hỏi về tình yêu và mức độ thỏa mãn tình dục của họ.
Ban đầu, không ai trong số họ nói chuyện với bạn đời về ý tưởng có quan hệ mở với người khác. Cuối cùng, họ được hỏi lại cùng những câu hỏi trên về việc họ cảm thấy thỏa mãn ra sao về đời sống tình cảm, và đồng thời hỏi họ có mối quan hệ mở hay chưa.
“Với những người muốn có quan hệ mở và cuối cùng đã có mối quan hệ đó, thì mức độ thỏa mãn của họ cao hơn thấy rõ,” Samantha Joel, phó giáo sư tâm lý xã hội từ Đại học Western ở London, Canada, cho biết.
“Trong khi đó, những người nghĩ đến ý tưởng này nhưng không thực hiện, thì sự thỏa mãn của họ sụt giảm, nhưng mà giảm không đáng kể.”
Joel cho rằng sự thỏa mãn tăng lên ở những người chuyển qua mối quan hệ có nhiều bạn tình có thể là kết quả của hiệu ứng dây chuyền.
Đời sống tình dục tốt hơn với bạn tình thứ hai khiến cho sự thỏa mãn với bạn tình thứ nhất, tức là người bạn đời chính thức, tăng lên, bởi đột nhiên áp lực trong việc chỉ có một người phải đáp ứng nhu cầu của họ đã được gỡ bỏ.
“Chúng ta cũng biết rằng khi viên mãn với đời sống tình dục thì con người ta sẽ giao tiếp tốt hơn,” Joel cho biết.
“Những người có nhiều bạn tình nói rằng họ tâm sự cởi mở – bởi sẽ rất khó để có nhiều bạn tình nếu bạn không trao đổi với nhau về các giới hạn. Trong khi đó, giữa những cặp đôi một vợ một chồng, họ không mấy khi thảo luận về các giới hạn.”
Sự thỏa mãn về cảm xúc – như cảm giác yên tâm, sự chăm sóc và gần gũi – có xu hướng tăng lên theo thời gian trong các mối quan hệ thông thường.
Trong khi đó, sự bất ngờ và thích thú, vốn liên quan đến sự phấn khích tình dục, sẽ giảm xuống.
“Ban đầu, tình cảm rất đắm say và nồng nhiệt, nhưng dần dần nó trở nên dễ đoán,” Rhonda Balzarini, nhà tâm lý học từ Đại học York cho biết. “Khó mà duy trì được sự mới mẻ cũng như sự cuồng nhiệt.”
Balzarini lấy ví dụ về người bạn tình chính, người mà bạn kết hôn hợp pháp, sống chung, có con và nói chung là có một số trách nhiệm liên quan đến cuộc sống hôn nhân một vợ một chồng.
Với tất cả những mối lo cơm áo gạo tiền đi kèm như thế, người ta sẽ cần phải dự tính nhiều việc – khiến mối quan hệ không còn hấp dẫn về mặt tình dục nữa, bà giải thích.
Người bạn tình thứ hai có thể không cần phải chia sẻ trách nhiệm gì với bạn, và vì vậy, sự cuồng nhiệt cảm xúc sẽ không bị lụi tàn. Kết quả là người thứ hai sẽ có xu hướng làm chuyện chăn gối với bạn nhiều hơn mà lại có ít cam kết, ràng buộc nhau hơn.
“Nói chung, tôi nghĩ có sự điều chỉnh giữa sự mới mẻ và an toàn, và sống trong mối quan hệ nhiều bạn tình về lâu về dài là cách để có thể đồng thời thỏa mãn được cả hai nhu cầu,” Joel nói. “Đó không phải là cách duy nhất, nhưng là một trong các cách và nó có tác dụng với một số người.”
Số cách để có mối quan hệ với nhiều bạn đời cũng đa dạng như số người đang sống theo cách này.
Bạn kiểm soát sự ghen tuông ra sao?
Ích lợi của mối quan hệ nhiều bạn tình có thể thấy rõ nhất khi cả hai người trong mối quan hệ chính đều ủng hộ cho hạnh phúc của người kia, Muise nói.
“Nó giống như khi một người muốn bạn đời của họ được thỏa mãn đời sống tình dục, nhưng bản thân họ không nhất thiết phải là người đem đến sự thỏa mãn đó,” bà giải thích. “Và một người, khi thấy bạn đời của mình muốn thành toàn cho mình thì họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tìm đến người thứ ba, thứ tư để thỏa mãn nhu cầu.”
Điều này giải thích một khái niệm tâm lý, mà trong tiếng Anh gọi là “compersion”, tức là trạng thái một người cảm thấy hài lòng khi thấy người mình yêu được thỏa mãn tình dục hoặc thăng hoa cảm xúc với một người khác.
Bạn có lẽ sẽ thấy dễ hình dung hơn về khái niệm này khi thay quan hệ yêu đương, tình dục bằng một dạng quan hệ khác. Ví dụ, hãy nghĩ tới cảm giác của bạn khi nhìn người khác vui sướng mở gói quà.
Vậy làm sao những người sống trong mối quan hệ chấp nhận đối phương có nhiều bạn tình khác có thể dẹp bỏ cảm giác ghen tuông?
Với đàn ông, cảm giác ghen tuông dễ nổi lên hơn khi bạn tình không chung thủy về thể xác hơn là về tâm hồn, Katherine Aumer, tác giả và là nhà nghiên cứu ở Đại học Hawaii Pacific, viết. Bà là đồng tác giả một nghiên cứu về tâm lý ‘compersion’ trong mối quan hệ một vợ một chồng và trong các mối quan hệ nhiều bạn tình.
Theo thuyết tiến hóa, thường thì người đàn ông sẽ rất muốn biết ai là cha ruột của con mình, trong khi với người phụ nữ thì việc xác định mẹ đẻ lại không phải là vấn đề gì phức tạp.
Tuy nhiên, phụ nữ dễ cảm thấy ghen tuông hơn trước sự không chung thủy về mặt cảm xúc, Aumer nói.
Với áp lực tiến hóa trong việc nuôi nấng con cái, phụ nữ có động cơ mạnh mẽ trong việc giữ bạn đời ở bên cạnh để người đàn ông đó chu cấp nuôi dưỡng và bảo vệ cho hai mẹ con trong thời gian họ còn phải nuôi con bằng sữa mẹ.
Nếu người đàn ông đang dồn tình cảm cho một người phụ nữ khác, người mẹ có thể sẽ không được anh ta chăm sóc ở mức tốt nhất, không được anh ta bảo vệ trước các bất trắc, khó khăn có thể có.
Tại sao một số người chọn cách sống có nhiều bạn tình?
Có bằng chứng cho thấy một số người khéo hơn những người khác trong việc thu xếp, duy trì nhiều mối quan hệ tình cảm một lúc.
Thuyết gắn bó miêu tả cảm giác về tâm trạng an toàn và bất an hình thành nên những mối quan hệ tình cảm của ta, và nó cũng có thể lý giải vì sao một số người không chấp nhận chia sẻ bạn đời với người khác.
Chris Fraley từ Đại học Illinois đã thu thập dữ liệu về sự gắn bó ở những người tham gia bảng hỏi trên mạng trong hai thập niên qua.
Tổng số có khoảng 200.000 người đã tham gia trả lời, và rất nhiều nhà nghiên cứu khác đã dựa vào bộ dữ liệu đồ sộ này để thiết lập chuẩn mực cho nhiều kiểu hành vi khác nhau.
Dựa trên những dữ liệu này, Moors cho biết bà nhận thấy những người có quan hệ tình cảm với nhiều người thì có mức độ ‘gắn bó lo âu’ và ‘gắn bó tránh né’ thấp hơn so với những người khác.
Tuy nhiên, bà cũng chỉ ra rằng đây chỉ là phát hiện mang tính tương đối, bởi rất có thể là chỉ có những người cảm thấy vững tâm, không lo âu, không tránh né mới bị thu hút với lối sống như vậy.
Hồ sơ tâm lý của những người có nhiều bạn tình cho thấy họ có những nhu cầu cảm xúc mà chỉ một người thì không thể nào thỏa mãn được.
“Nói chung, người có nhiều mối quan hệ tình cảm có nhu cầu cao hơn bình thường,” Balzarini nói. “Chúng tôi thấy rằng những người có mối quan hệ một vợ một chồng có sự cân bằng trong nhu cầu chăm sóc và hưng phấn tình dục. Nhưng ở những người có nhiều bạn tình, họ có thể có nhu cầu này cao hơn nhiều trong lúc nhu cầu kia lại thấp hơn nhiều. Họ là người cần cả hai nhu cầu cùng lúc, và rất khó mà đạt được tất cả từ một bạn đời duy nhất. Người bạn đời gắn bó, người vẫn luôn ân cần chăm sóc cho họ không hẳn là người có hấp lực tình dục đối với họ.”
Rất khó có thể dựng nên chân dung một người có nhiều bạn tình, theo Moors.
Bà cho rằng không có tương quan nào giữa tuổi tác, thu nhập, nơi sinh sống, trình độ giáo dục, chủng tộc, dân tộc, tôn giáo hay hội nhóm liên quan đến kiểu sống có nhiều bạn tình trong nghiên cứu của bà.
Những người đồng tính nữ, đồng tính nam, người song tính có xu hướng có nhiều bạn tình cùng lúc hơn so với những người khác.
Nếu có điều gì trải dài suốt cuộc đời, đó là vẫn có sự kỳ thị không che giấu đối với việc có nhiều bạn tình.
Moors lấy ví dụ, người ta vẫn coi tình yêu trong sáng không cần đến quan hệ thể xác, hay tình yêu vô tận dành cho gia đình là điều bình thường, nhưng vì lý do nào đó ta lại tin rằng tình yêu lãng mạn là nhất thời.
“Ta đã biết cách để có mối quan hệ yêu đương gần gũi với nhiều bạn đời,” bà chia sẻ. “Nhưng ta lại tin rằng tình yêu lãng mạn chỉ tồn tại hữu hạn? Bao nhiêu bạn tình tuyệt vời nhất mà bạn có thể có trong đời? Ồ, thật đáng ghê tởm nếu bạn có quá nhiều bạn tình? Nói ra như vậy nghe quả thật ngớ ngẩn.”
Ta đòi hỏi rất nhiều từ bạn đời. Ta kỳ vọng họ là người nâng đỡ cuộc đời ta, là bạn thân, là tri kỷ.
“Chúng ta không nên đòi hỏi một người phải đáp ứng được tất cả mọi thứ,” Moors nói. Có lẽ tốt hơn hết là ta nên đem nhu cầu của mình chia sớt, đòi hỏi từ nhiều người.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.