Chính quyền Trung cộng từng phóng đại kế hoạch “Một vành đai, một con đường” và sẽ đầu tư khoảng 1 nghìn tỷ đô la Mỹ để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu của nhiều quốc gia. Nhưng giờ đây, chiến lược kinh tế của Trung cộng chuyển sang tập trung vào nhu cầu trong nước, chính quyền Bắc Kinh đã đánh giá lại kế hoạch “Một vành đai, một con đường” và giảm đáng kể việc cho vay ra nước ngoài. Về vấn đề này, Financial Times đưa tin, một vành đai, một con đường, từng được Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình gọi là “Dự án thế kỷ”, dường như đã bắt đầu thất bại, theo Vision Times
Sơ đồ của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Ảnh: Reuters)
Vào ngày 12, “Financial Times” đã có báo cáo dựa trên dữ liệu của Jonathan Hillman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại “Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế” (CSIS), cơ quan tư vấn về sức mạnh toàn cầu của Trung cộng, cho thấy tổng quy mô của nó gấp khoảng 7 lần so với “Kế hoạch Marshall” mà Hoa Kỳ đã chi để hỗ trợ tái thiết châu Âu sau Thế chiến II.
Tuy nhiên, số liệu công bố tuần trước cho thấy tình hình thực tế hiện nay đã đi chệch hướng rất nhiều so với những gì Tập Cận Bình đã nói khi thúc đẩy dự án “Vành đai và Con đường“. Dự án này từng được coi là dự án phát triển lớn nhất trên thế giới, nhưng giờ đây nó lại trở thành cuộc khủng hoảng cho vay ra nước ngoài đầu tiên của Trung cộng.
Hillman cho rằng, kế hoạch “Một vành đai, một con đường” sử dụng một mô hình hoạt động đầy thiếu sót, Trung cộng cố gắng sử dụng mô hình xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong nước để áp dụng cho nước ngoài. Tuy nhiên, hầu hết thời kỳ thịnh vượng trong lịch sử khi xây dựng cơ sở hạ tầng đều kết thúc trong một vụ vỡ bong bóng. Liệu Trung cộng có thể tránh được số phận này hay không phụ thuộc vào khả năng đàm phán lại các khoản vay với các nước hiện đang rất cần được xóa nợ. Nếu Bắc Kinh không thể hoặc không có ý định cung cấp các khoản cứu trợ đầy đủ, Trung cộng có thể sẽ bị mắc kẹt trong trung tâm cuộc khủng hoảng nợ của thị trường đang phát triển này.
Theo các nhà nghiên cứu của Đại học Boston chuyên theo dõi các quỹ phát triển ở nước ngoài của Trung cộng, các trụ cột tài trợ chính cho “Một vành đai, một con đường” của Trung cộng đến từ: Ngân hàng Phát triển Trung cộng kiểm soát tập trung và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung cộng. Số tiền cho vay đã giảm từ mức đỉnh là 75 tỷ đô la Mỹ năm 2016 xuống còn 4 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái.
Theo Financial Times, việc thu hẹp cho vay phát triển ở nước ngoài của Trung cộng đến từ sự thay đổi cơ cấu chính sách. Chen Zhiwu, giáo sư tài chính tại Đại học Hồng Kông, cho biết Bắc Kinh giảm các khoản vay và đầu tư nước ngoài, thay vào đó tập trung nhiều hơn vào tình hình nhu cầu trong nước, cũng để đối phó với căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng.
Yu Jie, nhà nghiên cứu cấp cao về các vấn đề Trung cộng tại Viện Các vấn đề Quốc tế Hoàng gia Anh, một tổ chức tư vấn của Anh, tin rằng chính sách “tuần hoàn kép” gần đây của Trung cộng đã thể hiện một bước thay đổi trong quan hệ Trung – Mỹ. Tình trạng hỗn loạn ở Trung cộng và việc các công ty Trung cộng bị hạn chế tiếp cận thị trường nước ngoài đã khiến nhà hoạch định kinh tế hàng đầu của Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về nguồn gốc cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc giảm ngân sách cho các quỹ đầu tư nước ngoài là điều đương nhiên.
Wang Huiyao, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Trung cộng “Globalization Think Tank” và là cố vấn của Hội đồng Nhà nước, nói rằng Trung cộng đã suy nghĩ lại về “Vành đai và Con đường” cũng như việc cho vay ở nước ngoài. Một cách tiếp cận mới sẽ là sử dụng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á đa phương (AIIB) và các tổ chức đa phương khác để cung cấp các khoản vay, trong khi các tổ chức tài chính Trung cộng cũng có thể hợp tác nhiều hơn với các tổ chức cho vay quốc tế.
Theo ĐKN (15.12.2020)