Seite auswählen

Nguyễn Xuân Tùng

 

Hiến Pháp nguyên khởi Hoa Kỳ cùng với các Tu Chính Hiến Pháp số 12 ngày 15 tháng 6 năm 1804 và Tu chính Hiến pháp số 23 ngày 29 tháng 3 năm 1961 định nghĩa:

Đại Cử Tri Đoàn“ (Electoral College) của Hoa Kỳ là một thuật từ dùng để chỉ 538 Đại Cử Tri tổng thống cứ bốn năm một lần họp lại để bầu lên Tổng thống và Phó tổng thống Hoa Kỳ.

[Nhận Xét: Chính vì Đại Cử Tri Đoàn chỉ là một “thuật từ” ghi trong hiến pháp nên khi cử tri toàn quốc đi bầu Đại Cử Tri Đoàn trong tiểu bang của mình thì trên thực tế các Đại Cử Tri, tức là các thành viên trong Cử Tri Đoàn chỉ là cái khung, là con số “ảo” chưa có hoặc chưa chính thức được thành lập. Chỉ khi nào có kếtquả bầu cử phổ thông chính thức thì đảng thắng cử mới bắt đầu thành lập hay kiện toàn danh sách Đại Cử Tri Đoàn sẵn có của đảng họ. Cho nên đảng Cộng Hòa hiện nay không bận tâm nghĩ tới việc thành lập danh sách Đại Cử Tri tại Tiểu Bang Dân Chủ California và ngược lại đảng Dân Chủ cũng không bận tâm nghĩ tới việc thành lập Đại Cử Tri Đoàn tại Tiểu Bang Texas thống thuộc đảng Cộng Hòa]

Các Đại Cử Tri tổng thống được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu [bầu Cử Tri Đoàn ngày 3/11] vào ngày được gọi theo truyền thống là “ngày bầu cử” [ngày 14 tháng 12]. Thực tế, đây mới chính là những người sẽ bầu trực tiếp ra Tổng thống và Phó Tổng thống chứ không phải là cử tri.

[Điều này có nghĩa chỉ Các Đại Cử Tri mới là những người chính thứ đi bầu chọn tổng thống lần thứ hai “năm 2020 là ngày 14 tháng 12” chứ không phải là các cử tri đã phổ thông bàu phiếu ở vòng 1 “ngày 3/11” để bầu Cử Tri Đoàn. Vì thế theo thiển kiến của người viết thì ngày 14 tháng 12 sắp tới là ngày quan trọng trong tiến tình bầu cử tổng thống gián tiếp. Nếu này 14 tháng 12 đó không có các Đại Cử Tri đi bầu phiếu vòng 2 thì Bầu Cử Tổng Thống Gián Tiếp sẽ giang dở, đứt đoạn theo tinh thần hiến pháp bầu cử gián tiếp. Hoặc rất có thể bầu cử 2020 sẽ khởi đầu cho Tu Chính Hiến Pháp số 22 được khởi động. Chúng ta chờ xem ngày 14/12 sẽ được giải quyến như thế nào?]

Các Đại Cử Tri tổng thống họp tại các tòa nhà quốc hội tiểu bang nhà của mình (hay tại Đặc Khu Columbia ) vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày thứ tư lần thứ hai trong tháng 12 [đó là ngày 14 tháng 12 năm nay (2020).] và vì thế không phải là một cuộc họp toàn quốc. Tại 51 cuộc họp [50 Tiểu Bang cộng với Đặc Khu Columbia], được tổ chức cùng ngày, các Đại Cử Tri cùng bỏ phiếu. Chính vì có sự tập hợp kết quả bầu cử của 51 nhóm nên mới có định nghĩa kỹ thuật là Đại Cử Tri Đoàn mặc dù 51 nhóm này thực sự không có tập hợp về chung một nơi để bầu cử.

Hệ thống Đại Cử Tri Đoàn, giống như một đại hội toàn quốc, là một nhân tố gián tiếp trong tiến trình bầu lên tổng thống. Số Phiếu Đại Cử Tri của mỗi tiểu bang bằng tổng số Nghị Sỹ [Liên Bang] Hoa Kỳ (luôn luôn là hai) và số Dân Biểu [Liên Bang] Hoa Kỳ của tiểu bang đó; riêng Đặc K hu Columbia có ba phiếu đại cử tri mặc dù không có một dân biểu đại diện nào ở Quốc hội Hoa Kỳ”. (Tu Chính Án số 23 ngày 29 tháng 3 năm 1961). 

 

1- Hiến pháp và tu chính hiến pháp giống nhau và khác nhau ở điểm nào?

Trong các tranh luận vừa qua nhiều người cho rằng ngày 14 tháng 12 không quan trọng mà chỉ có ngày 20 tháng 1 năm 2021 mới là ngày quan trọng vì nó được ghi trong hiến pháp?! Nhân dịp, người viết xin trình bày hiến pháp và tu chính hiến pháp giống nhau và khác nhau ở chỗ nào?

Một dự thảo tu chính hiến pháp sau khi đã được 2/3 lưỡng viện quốc hội thông qua và được ¾ các tiểu bang đồng thuận (38/50) trong một thời hạn mà tu chính án đó quy định thì mới trở thành Tu Chính Hiến Pháp và có hiệu lực.

Khi tu chính hiến pháp có hiệu lực thì nó có giá trị như hiến pháp. Tu chính hiến pháp chỉ khác hiến pháp một điểm duy nhất là khi nó bị một tu chính hiến pháp khác minh thị hủy bỏ nó thì nó hết hiệu lực và không còn giá trị nữa! Thí dụ trong 27 tu chính hiến pháp hiện tại, có Tu Chính Hiến Pháp số 18 ngày 16/01/1920 cấm sản xuất, mua bán, chuyên chở, xuất nhập khẩu các loại rượu có cồn trong liên bang và các vùng lãnh thổ. Nhưng 13 năm sau lại có Tu Chính Hiến Pháp số 21 ngày 5/12/1933 đã bãi bỏ Tu Chính Hiến Pháp số 18 nên nó đã hết hiệu lực từ ngày bị hủy bỏ.

 

2- Diễn tiến bầu cử 2020

– Ngày 3/11 Cử Tri toàn quốc đi phổ thông bầu phiếu vòng 1 bầu chọn Đại Cử Tri Đoàn trong tiểu bang.

-.Ngày 8/12 là hạn chót hoàn tất cho các Đại Cử Tri Đoàn của các tiểu bang.

– Ngày 14/12 là ngày Đại Cử Tri Đoàn đi bầu vòng 2 chọn TT.

– Ngày 23/12 Thượng Viện Cộng Hòa nhận phiếu Đại Cử Tri.

– Ngày 3/1/21 quốc hội lưỡng viện tuyên bố người thắng cử.

-.Ngày 20-01-21 TT đắc cử tuyên thệ nhâm chức.

 

3- Những nghịch thường trong Bầu Cử Thổng Thống 2020.

3.1- Đêm đếm phiếu 3/11 đã bị đảng dân Chủ ngưng đếm phiếu giữa chừng ở 8 Tiểu Bang Nevada, Wisconsin, Michigan, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Arizona vì nếu đếm tiếp thì Liên Danh Cộng Hòa sẽ thắng! Nên đảng Dân Chủ đã phải lập tức ngưng đếm phiếu tại 8 tiểu bang cùng một lúc, không có lý do chính đáng; để ăn cắp, tráo đổi phiếu bầu cho tới ngày hôm sau thì kết quả hoàn toàn bị đảo ngược. Joe Biden thắng, Donald Trump thua ! Biến bầu cử 2020 thành cuộc chiến pháp lý cho tới ngày nay vẫn còn đang tranh chấp chưa ngã ngũ !

Chưa ngã ngũ thì đáng lẽ chính phủ liên bang hay tòa Liên Bang Khu Vực Washington phải xin Tối Cao Pháp Viện di dời ngày 14/12 tới một ngày khác và ra lệnh cho các tiểu bang còn đang tranh chấp phải giải quyết xong mọi vấn đề tranh chấp như người viết đã trình bày trong một bài trước. Mà nếu không xin thì Tối Cao Pháp Viện không có ý kiến.

3.2- Ngày 12 tháng 12 theo quy định của các tu chính hiến pháp nêu trên là ngày các Đại Cử Tri (là các thành viên trong các Đại Cử Tri Đoàn của các Tiểu Bang đi bầu phiếu vòng 2 bầu tổng thống thì theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không” (Winner take all). Mỗi tiểu bang chỉ có đảng thắng cử mới có quyền thành lập danh sách Đai Cử Tri đi bầu tổng thống, đảng thất cử mất trắng tay, ở nhà ngồi chơi xơi nước. Như vậy, đáng lý chỉ có các Đại Cử Tri của 50 Đai Cử Tri Đoàn của 50 Tiểu Bang của đảng thắng cử mới được đi bầu thì năm nay 2020 lại có điều nghịch thường: Có nhiều hơn 50 đoàn Đại Cử Tri cùng đi bầu tổng thống! Giống như nước Mỹ mới có thêm tiểu bang gia nhập liên bang vậy! Tức là trong những tiểu bang đang còn tranh chấp: Phe Dân Chủ tráo đổi, ăn cắp phiếu bầu cũng tự cho là đã thắng cử ở các tiểu bang đó. Ngược lại phe Cộng Hòa cho rằng trước khi ngưng đếm phiếu phi pháp thì Liên Danh Cộng Hòa đã thắng cử và hiện nay qua nhiều tranh chấp cũng chứng minh cho thấy là liên danh Cộng Hòa thắng cử nên đã thành lập danh sách Đại Cử Tri đi bầu tổng thống! Vì thế năm nay có thể có tới 57 Đại Cử Tri Đoàn thành lập danh sách các Đại Cử Tri đi bầu phiếu vòng 2 bầu tổng thống !

Như vậy có thể nói bầu cử tổng thống 2020 gián tiếp theo hiến pháp tiên khởi vòng 2 cũng bị dang dở như bầu cử vòng 1 !

 

4- Dang dở vòng 2 bầu cử tổng thống dẫn tới hệ quả gì?

4.1- Muốn thật chắc ăn phải “wait and see” vì là điều nghịch thường trong hiến pháp. Có thể các nhà luật học sẽ chưng dẫn nó giống cái này cái nọ trong hiến pháp nhưng dù có giống thì cách giải quyết sẽ không giống như toán học 2 cộng 2 là 4 ! Thí dụ khi những người giả hình Pharisiêu đem một người đàn bà ngoại tình tới yêu cầu Đức Giêsu xử án thì Ngài nói: Ai trong các ông vô tội thì hãy ném đá trước đi! Rồi Ngài lấy cành cây viết vẽ gì đó dưới đất (có thể Ngài viết tội của bọn trùm sò) nhưng khi Ngài nhìn lên thì thấy họ đã đi hết, chỉ còn người đàn bà ngoại tình ! Ngài nói: Tôi cũng không kết án chị, chị hãy về và đừng phạm tội nữa! Nhưng nếu bây giờ tái diễn lại vụ án đó thì Nancy Pelosi, Chuck Summer, Adam Schiff, Obama, Biden, BLM, AntiFa có tha không hay họ sẽ cứ ném đá ?!

4.2- Nhưng để an lòng chúng ta đang ủng hộ Tổng Thống Donald Trump, người viết xin phỏng đoán, chỉ phỏng đoán thôi!

4.3- Có thể đây là một sáng kiến, là nước cờ hay của đảng Cộng Hòa vì nó có thể cứu vãn cuộc chiến pháp lý còn dang dở vì những lý do sau:

4.3.1-Nếu cuộc chiến pháp lý lên tới Tối Cao Pháp Viện, đội ngũ luật sư của Tổng Thống Donald Trump có đủ nhân chứng vật chứng chứng minh trước Tối Cao Pháp Viện là bầu cử có gian lận thì Tối Cao Pháp Viện sẽ phải xử phần thắng cho Tổng Thống Donald Trump ! Nếu không được 9/9 thì cũng là 6/3 hay chí ít thì cũng “chắc chắn như đinh đóng cột” phải là 5/4!

Đừng buồn khi Tối Cao Pháp Viện bác khước yêu cầu của Tiểu Bang Texas! Chúng ta chỉ là những công dân mà còn biết bầu cử là gian lận chẳng lẽ các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện lại không theo dõi quan sát chi tiết bầu cử từ đầu tới cuối hay sao vì đó là trách nhiệm bổn phận của họ sẽ phải cẩn trọng xét xử? Họ biết hết có bao nhiêu vụ kiện và vụ kiện nào sẽ hợp tình hợp hiến nhất có lợi cho nền Cộng Hòa, cho đất nước dân tộc Hoa Kỳ, cho các cuộc bầu cử mai hậu và cho chính quyền đương nhiệm Tổng Thống Donald Trump đang thực thi hiến pháp và tôn trọng hiến pháp như họ. Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện bảo hiến sẽ không đầu hàng vì đầu hàng thì chính họ bị phe tả vô pháp vô thiên đàn hạc, truất phế, truất nhiệm trước, “thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ bần cùng khố dây”! Người viết tin chắc các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện bảo hiến, nhất là ba vị được Tổng Thống Donald Trump bầu chọn bác khước yêu cầu của Tiểu Bang Texas là muốn ngầm báo tín hiệu cho các luật sư của Tổng Thống Donald Trump giải pháp đó không hữu hiệu, đã có giải pháp hữu hiệu hơn trong các giải pháp mà các luật sư đang thưa kiện sắp tới Tối Cao Pháp Viện rồi đó, đừng lo, khi giải pháp đó tới Tối Cao Pháp Viện, họ sẽ giải quyết nhanh gọn rốt ráo vấn đề !

Vả lại nếu Tối Cap Pháp Viện giải quyết đơn kiện của Texas về bầu cử gian lận ở 4 tiểu bang khác thì sẽ ngăn cản Tối Cap Pháp Viện không thể xét đơn kiện của Tổng Thống Donald Trump qua các luật sư Giuliani, Janna Ellis sắp lên tới Tối Cao Pháp Viện, vì một vụ án không thể bị xét xử tới hai lần ! Và như thế sẽ rất thiệt hại cho Tổng Thống Donald Trump !

4.3.2- Khi Tối Cao Pháp Viện phán quyết bầu cử có gian lận thì sẽ có kiểm phiếu lại ở những tiểu bang có gian lận. Kiểm phiếu khácvới đếm phiếu. Đếm phiếu lại như vừa qua, là đếm lại cả phiếu gian lận, phiếu không đúng chữ ký, phiếu người chết, phiếu chó mèo, phiếu lậu nên kết quả không thay đổi nhiều. Kiểm phiếu là phân loại phiếu giả phiếu thật rồi loại bỏ phiếu giả và chỉ đếm phiếu thật, lúc đó mới thật chính xác đảng nào thắng cử. Và dĩ nhiên là phần thắng sẽ nghiêng hẳn về phía Cộng Hòa.

4.3.3– Ngày 23 tháng 12 Thượng Viện Cộng Hòa sẽ xem xét lựa chọn và họ có toàn quyền lựa chọn những giải pháp hữu hiệu nhất, có lợi nhất cho Cộng Hòa.

4.3.4– Nếu những tiểu bang đang có tranh chấp, có hai đoàn Đại Cử Tri cùng đi bầu tổng thống ngày 14 tháng 12 có nhiều phiếu Đại Cử Tri bầu cho đảng Cộng Hòa, Thượng Viện Cộng Hòa sẽ chọn giải pháp đó bằng cách loại bỏ phiếu Đại Cử Tri của đảng Dân Chủ thất cử vì kiểm phiếu !

4.3.5– Giải pháp khác là Thượng Viện Cộng Hòa có quyền phi bác kết quả bầu cử của các tiểu bang đang tranh chấp. Và vì thế cả hai Liên Danh ứng cử của đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều không đạt được số Phiếu Đại Cử 270 cần thiết, và sẽ kích hoạt Tu Chính Hiến Pháp 12 ngày 15 tháng 6 năm 1804. Để Hạ viện bầu chọn tổng thống và thượng viện bầu chọn phó tổng thống nếu giải pháp đó có lợi cho đảng Cộng Hòa. Xin xem nội dung Tu Chính Hiến Pháp số 12 đính hậu*

4.3.6– Ngày 3/1/21 quốc hội lưỡng viện tuyên bố người thắng cử

 

5- Ý nghĩa ngày 3 tháng 1 trong Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ.

Theo Tu Chính Hiến pháp thứ 20 ngày 23 tháng 1 năm 1933 “Khoản 1: Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc vào đúng trưa ngày 20 tháng giêng, và nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ kết thúc vào đúng trưa của ngày 3 tháng giêng của năm mà những nhiệm kỳ trên sẽ kết thúc, nếu điều khoản này vẫn chưa được phê chuẩn và nhiệm kỳ của những người kế nhiệm họ sẽ bắt đầu từ thời điểm đó”.

Như vậy có nghĩa vào đúng thời điểm giữa trưa ngày 03/01/21 đó, 1/3 nghị sỹ Thượng Viện và toàn thể Hạ Viện hiện tại do bà Nancy Pelosi làm chủ tịch hết nhiệm kỳ.

1/3 nghị sỹ Thượng Viện và Hạ Viên khóa mới chưa họp phiên đầu tiên, chưa tuyên thệ nhậm chức nên chưa chính thức đảm nhiệm trách vụ. Ngành Lập Pháp chỉ còn duy nhất 2/3 số nghị sỹ hiện hữu là cơ quan lập pháp duy nhất có quyền lãnh đạo hợp hiến nên họ có quyền cho phép lưỡng viện quốc hội mới đắc cử khai mạc buổi họp đầu tiên vào giữa trưa ngày 3 tháng 1 hay có thể lấy lý do vì còn đang có tranh chấp tại nhiều tiểu bang nên số dân biểu tại những nơi tranh chấp đó chưa có mặt đầy đủ; nên họ có quyền dời ngày họp lưỡng viện quốc hội tới một ngày khác theo Tu Chính Hiến Pháp số 20 Khoản 2 giành quyền cho họ như sau:

“Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và kỳ họp sẽ bắt đầu vào giữa trưa ngày 3 tháng giêng, trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác”. [Luật ở đây có nghĩa là ngày đó phải có hầu hết các tân dân biểu liên bang có mặt mà hiện nay còn có mấy chục tân dân biểu vắng mặt nên phải di dời tới ngày khác để chờ có đầy đủ dân biểu mới khai mạc được] Xin coi trích dẫn Tu Chính Hiến Pháp 20 đính hậu*

Và như thế, đảng Cộng Hòa đang nắm nhiều ưu thế ngăn chặn bầu cử gian lận của đảng Dân Chủ hơn là đảng Dân Chủ đang cố tình lấp liếm những gian lận của họ và đang cố tình nhờ Truyền Thông Dòng Chính thiên tả “dùng giấy gói lửa” để xóa bỏ mọi dấu vết gian lận quá vụng về trắng trợn “mục hạ vô nhân” của họ.

Tuy nhiên đảng Dân Chủ và Joe Biden Kamala Harris vẫn có thể làm liều cứ tổ chức tuyên thệ cho Joe Biden vào ngày đã định đó là quyền của “Chí Phèo làng Vũ Đại” nhưng họ sẽ vi hiến và trở thành bất hợp pháp, cửa nhà tù sẽ giành cho họ chứ không phải Tòa Bạch Ốc! Đó là lý do tại sao Kamala Harris đã là phó tổng thống của “tổng thống tự phong Joe Biden” mà vẫn “một mông hai ghế” chưa dám từ chức nghị sỹ vì sợ “xôi hỏng bỏng không”!

Bốn năm trước Tổng Thống Donald Trump tuyên bối: Truyền thông thiên tả là kẻ thù của nhân dân Mỹ, nhiều người không tin nhưng bây giờ đã có trên 75 triệu cử tri –và gia đình họ- bầu cho Tổng Thống Donald Trump tin: Truyền thông thiên tả chính là kẻ thù của người dân Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ!

 

6- Những giải pháp khác của người Cộng Hòa yêu nước

Ngoài các giải pháp thuận lợi trong khuôn khổ hiến pháp luật pháp nêu trên, tướng Mcenary, tướng Michael Flynn và rất nhiều nhân vật có uy tín cùng hầu hết 75 tiệu cử tri đã bầu chọn Tổng Thống Donald Trump đang hối thúc Tổng Thống Donald Trump kích hoạt đạo luật An Ninh Mạng mà Tổng Thống Donald Trump đã ban hành năm 2018 để “chống bạo loạn, tuyên bố thiết quân luật, đình chỉ luật bảo vệ nhân thân Habeas Corpus, thiết lập tòa án quân sự, bắt giữ kẻ phản quốc đã thông đồng với kẻ thù ngoại quốc là Trung Cộng, Nga, Iran xâm phạm và can thiệp trắng trợn vào bầu cử Mỹ”

Tướng Flynn nói và cho biết nỗ lực đánh cắp cuộc bầu cử từ Tổng thống Trump là “hoạt động chiến tranh mạng lớn nhất trên thế giới”. Cựu Trung tướng McInerney nói rằng có hai nhóm tham gia: Các quốc gia nước ngoài là Trung Quốc, Nga và Iran; và một số công dân Hoa Kỳ.

Hãy nghe tướng Mclnerney tuyên bố với Brannon Howse:

“Bây giờ điều tôi nói sẽ trực tiếp đến tai những kẻ muốn chiếm lấy đất nước này, họ đã hack điện thoại di động của tôi, vì vậy mọi thứ tôi nói trên kênh mở cụ thể này, họ đều đang lắng nghe. Bây giờ họ biết rằng những gì chúng ta đã làm tối nay, sẽ làm họ còn gặp nhiều rắc rối hơn nữa. Chúng tôi đang chống lại các vị, và người dân Mỹ sẽ truy đuổi các vị bởi Tổng thống Donald Trump đã thắng cuộc bầu cử này và ông ấy sẽ làm tổng thống 4 năm nữa!

Chúng tôi đang truy đuổi các vị. Các vị sẽ không thể chiếm lấy đất nước này bởi vì đây sẽ là cuộc bầu cử lại cuối cùng mà chúng tôi từng có. Tôi đồng ý rằng: Joe Biden nên bước xuống ngay bây giờ”!

Đó là những điều Tổng Thống Donald Trump sẽ làm nhưng muốn làm điều đó thì phải chấn chỉnh nội bộ, loại trừ những phần tử lừng khừng bằng những phần tử hết lòng với đất nước để khi có biến thì “tiền hô hậu ứng” mới thành công mỹ mãn. Đó là điều Tổng Thống Donald Trump đã và đang làm, đang thay thế bộ trưởng quốc phòng Mc Esper và nhiều nhân vật “chân trong chân ngoài” khác. Hôm qua 14/12 lại thay thế Tổng Chưởng Lý William Barr vào ngày 23/12 để thay thế bằng người khác dũng khí hơn.

Nếu Tổng Thống Donald Trump biết đã thua như bọn truyền thông thổ tả đang cố tình xuyên tạc thì chỉ còn một tháng nữa là hết làm tổng thống vào ngày 20/01/2021 thì thay thế Tổng Trưởng Lý William Barr làm cái gì nữa cho phí công ?! Chỉ nguyên điều này đã cho thấy Tổng Thống Donald Trump chắc thắng cử chứ không thua !

Nhưng theo ngu ý thì bao lâu còn có thể giải quyết vấn đề trong khuôn khổ hiến pháp luật pháp thì chưa nên tiến hành những việc ngoài hiến pháp quy định. Cách tốt nhất để Tổng Thống Donald Trump là ban hành thiết quân luật bắt giữ bọn phản quốc kết hợp với Trung Cộng bán nước. Trấn áp bọn phản loạn BLM, AntiFa là khi Tối Cao Pháp Viện tuyên bố bầu cử 2020 có gian lận. Lúc đó sẽ là thảm bại cho đảng Dân Chủ, cho giới truyền thông thiên tả và họ sẽ xúi giục BLM, AntiFa cùng với tổ chức “Dàn Quân sẵn sàng hành động” của Hussein Barack Obama nổi loạn khắp nơi. Lúc đó Tổng Thống Donald Trump sẽ ban hành thiết quân luật chống nội loạn, bắt giữ các tên phản quốc Obama, Biden, Nancy Pelosi, Adam Schiff, George Soros, bigTechs, và các đầu sỏ truyền thông thổ tả là những kẻ thù của người dân Mỹ là chính đáng và hợp tình hợplý nhất./-

 

Nguyễn Xuân Tùng
Diễn Đàn Kitô-hữu
2020-12-15

 

Cước chú:

1-Tu chính án XII

(Đề nghị ngày 9 tháng 12 năm 1803, phê chuẩn ngày 15 tháng 6 năm 1804)

Các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang của họ và bằng lá phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống. Ít nhất một trong hai người này sẽ không phải là cư dân cùng một bang với họ. Họ sẽ ghi vào lá phiếu tên người được bầu là Tổng thống và trên lá phiếu khác tên người được bầu làm Phó Tổng thống. Và họ sẽ lập ra các bản danh sách khác nhau những người bầu cho Tổng thống, những người bầu cho Phó Tổng thống và cả số phiếu bầu cho mỗi người. Họ sẽ ký xác nhận vào những danh sách này, niêm phongvà chuyển lên Chính phủ Hoa Kỳ, trình lên Chủ tịch Thượng viện. Chủ tịch Thượng viện trước sự hiện diện của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và các phiếu bầu sẽ được đem ra đếm. Người có số phiếu nhiều nhất trong cuộc bầu cử cho Tổng thống sẽ đắc cử Tổng thống nếu con số này là đa số trong tổng số đại cử tri được chỉ định; nếu không ai đạt số phiếu như vậy thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu bầu cao nhất, nhưng không quá 3 người. Nhưng trong việc bầu Tổng thống này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu qui định để tiến hành việc này gồm một hoặc các thành viên của hai phần ba các bang và phải có đa số các bang. Nếu Hạ viện đã được trao quyền bầu cử mà không bầu ra Tổng thống trước ngày thứ 4 của tháng 3 tiếp theo, thì Phó Tổng thống sẽ là quyền Tổng thống, cũng giống như trường hợp Tổng thống qua đời hoặc không đủ năng lực như Hiến pháp quy định. Người có số phiếu bầu nhiều nhất cho Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thống nếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định; nếu không có ai được đa số phiếu, thì Thượng viện sẽ căn cứ vào hai người có số phiếu cao nhất trong danh sách để bầu ra Phó Tổng thống. Số đại biểu cần thiết cho mục đích này gồm hai phần ba trong tổng số thượng nghị sĩ và đa số trong tổng số là tiêu chuẩn cần thiết để chọn lựa. Người nào không đủ tiêu chuẩn hợp hiến để đảm nhận chức vụ Tổng thống thì cũng không đủ tiêu chuẩn để được chọn làm Phó Tổng thống Hoa Kỳ.

 

2-Tu chính án XX

(Đề nghị ngày 2 tháng 3 năm 1932, phê chuẩn ngày 23 tháng 1 năm 1933)

Khoản 1

Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống sẽ kết thúc vào đúng trưa ngày 20 tháng giêng, và nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ sẽ kết thúc vào đúng trưa của ngày 3 tháng giêng của năm mà những nhiệm kỳ trên sẽ kết thúc, nếu điều khoản này vẫn chưa được phê chuẩn và nhiệm kỳ của những người kế nhiệm họ sẽ bắt đầu từ thời điểm đó.

Khoản 2

Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và kỳ họp sẽ bắt đầu vào giữa trưa ngày 3 tháng giêng, trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác.

Khoản 3

Nếu vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đã được ấn định mà Tổng thống đắc cử qua đời, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ trở thành Tổng thống. Nếu trước thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ đã được ấn định mà Tổng thống chưa đắc cử hoặc Tổng thống đã đắc cử nhưng không đủ tư cách, thì Phó Tổng thống đắc cử sẽ đảm đương cương vị Tổng thống cho đến khi Tổng thống được xác định là có đủ tư cách. Quốc hội có thể căn cứ vào luật để quyết định về trường hợp khi cả Tổng thống đắc cử và Phó Tổng thống đắc cử đều không đủ điều kiện, tuyên bố ai sẽ đứng ra đảm đương quyền Tổng thống hoặc xác định cách thức để chọn người đảm đương chức vụ Tổng thống cho đến khi Tổng thống hay Phó Tổng thống có đủ tư cách.

(Comment: Ai sẽ đứng ra? Chứ không khẳng định phải là Chủ tịch Hạ Viện vậy có thể là chủ tịch tạm quyền Thượng Viện hay không? Không được vì khoản 4!)

Khoản 4

Quốc hội có thể căn cứ vào luật để quy định trong trường hợp có sự qua đời của bất cứ cá nhân nào trong những người mà Hạ viện có thể chọn làm Tổng thống khi Hạ viện được trao quyền lựa chọn đó; và trong trường hợp có sự qua đời của bất cứ cá nhân nào trong những người mà Thượng viện có thể chọn làm Phó Tổng thống khi Thượng viện được trao quyền lựa chọn đó.

Khoản 5

Khoản 1 và khoản 2 sẽ có hiệu lực bắt đầu vào ngày 15 tháng 10 sau khi điều khoản này được phê chuẩn.

Khoản 6

Điều này của Hiến pháp sẽ không có hiệu lực trừ phi được phê chuẩn như những tu chính án của Hiến pháp bởi cơ quan lập pháp của ba phần tư các tiểu bang trong 7 năm kể từ ngày được đệ trình.