Seite auswählen

New York Times

Tác giả: Nguyễn Thanh Việt

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

22-12-2020

Tác giả Nguyễn Thanh Việt là Chủ nhiệm khoa Anh văn, ngạch Aerol Arnold, và là Giáo sư Anh văn, Nghiên cứu Hoa Kỳ và Dân tộc học tại Đại học Nam California. Ông từng đoạt giải Pulitzer và là thành viên của Hội đồng giải thưởng Pulitzer.

***

Các nhà văn sẽ làm gì khi hết phẫn nộ? Liệu họ có quay lại viết về bông hoa và trăng sao hay không?

Donald Trump là một tổng thống phản văn học. Rõ ràng là người này không đọc sách, ngoài các tờ báo cáo và các dòng tweet được pha rất loãng. Ổng thiếu một yếu tố cốt lõi cần thiết cho văn học: Đó là sự đồng cảm với người khác.

Sự đắc cử của Joe Biden và Kamala Harris báo hiệu việc phục hồi khả năng đồng cảm của giới lãnh đạo vào năm 2021. Nhưng sự đồng cảm chỉ là một cảm xúc và chúng ta đừng bao giờ nhầm nó với hành động. Tình cảm nồng nàn của Barack Obama không tái định hướng thế giới nhắm vào công lý nhiều như một số người trong chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, thế giới văn học đã đón nhận ông Obama. Phải cần đến ông Trump để đánh thức giới văn học về các vấn đề chính trị.

Nhiều nhà văn, giống như tôi, đã nhắn tin cho cử tri, quyên góp cho chính nghĩa của các nhà hoạt động, đã tham gia những cuộc đấu đá gay gắt trên mạng xã hội và viết các bài phản biện tấn công chính quyền Trump. Nhiệt tình chính trị của họ gây ấn tượng sâu sắc trong tôi. Nhưng nếu những nhà văn này rút lui về con người tiền-Trump của họ, thì những bài học của thời đại này sẽ không được rút tỉa chút nào.

Văn học Mỹ có một mối quan hệ rắc rối với chính trị. Văn chương dòng chính – thơ và tiểu thuyết được viết bởi những người da trắng, được giáo dục đàng hoàng và được quản lý bởi một bộ máy rà soát, xuất bản và giữ cửa, phần lớn là người da trắng và hưởng đặc quyền – có xu hướng phi chính trị. Hầu hết giới văn học Mỹ đồng hóa chính trị trong văn học với chủ nghĩa hiện thực xã hội, tuyên truyền và tất cả những tệ nạn khác được cho là của văn học Cộng sản và xã hội chủ nghĩa, vô tình bỏ qua tính thẩm mỹ kích thích của các nhà văn chính trị như Aimé Césaire, Richard Wright và Gloria Anzaldúa.

Ở mức độ mà ngành xuất bản chính mạch muốn bày tỏ một thái độ chính trị, nó tập trung vào những cuốn sách phi hư cấu về những thứ như bầu cử, những bạch thư của người trong cuộc và những hồi ký tổng thống. Các mục tiêu chính trị khác có thể chấp nhận được trước quan tâm phóng khoáng của người da trắng: môi trường, chế độ ăn chay trường, giáo dục.

Nhưng ông Trump đã phá hủy khả năng sống phi chính trị của các nhà văn da trắng. Mọi người đều thể hiện một sự lựa chọn, đặc biệt là khi đối mặt với đại dịch coronavirus và việc sát hại George Floyd, cả hai sự kiện này đã khiến cái giá sinh tử của nạn kỳ thị chủng tộc mang tính hệ thống [systemic racism] và tình trạng bất bình đẳng kinh tế trở thành một tiêu điểm nhức nhối.

Nhưng vào năm 2021, liệu các nhà văn, đặc biệt là các nhà văn da trắng, sẽ thở phào nhẹ nhõm và trở về lại với thứ chính trị của những người phi chính trị, tức là trở lại với đặc quyền của người da trắng hay không?

Sinh hoạt chính trị biểu hiện rõ nét trong thi ca và tiểu thuyết Mỹ hiện nay hầu như đang được giao cho những kẻ bên lề: nhà văn da màu, nhà văn đồng tính và chuyển giới, nhà văn nữ quyền, nhà văn chống thực dân.

Việc một số giải thưởng văn học lớn trong những năm gần đây được trao cho các nhà văn như thế cho thấy hai điều: Thứ nhất, họ đang viết một số tác phẩm hấp dẫn nhất trong văn học Mỹ; và thứ hai, giải thưởng văn học có chức năng là những đền bù thiệt hại mang tính biểu tượng ở một quốc gia chưa có khả năng đền bù thiệt hại thực sự.

Việc trao cho nhà văn Charles Yu Giải thưởng Sách quốc gia về cuốn “Trong Khu phố Tàu” [Interior Chinatown], một tác phẩm phê bình vừa vui nhộn vừa gay gắt về cách Hollywood mô tả người Mỹ gốc Á dưới góc nhìn phân biệt chủng tộc, là một việc dễ làm hơn so với việc thực sự biến đổi Hollywood. Ngành xuất bản cũng dễ dàng trao giải thưởng cho các nhà văn bị thiệt thòi hơn là thay đổi các phương thức tuyển dụng họ. James Baldwin đã viết vào năm 1953 rằng “thế giới này không còn trắng nữa, và nó sẽ không bao giờ trắng trở lại,” nhưng một ngành xuất bản có đội ngũ biên tập viên là 85% da trắng và danh sách tiểu thuyết là 95% da trắng, vẫn còn quá trắng.

Trong thời đại Biden, liệu ngành xuất bản có làm gì nhiều hơn chỉ là cảm thấy khó chịu về điều đó và cam kết tuyển dụng một nhóm biên tập viên và thực tập sinh đa dạng văn hóa và xây dựng một lộ trình cho sự lãnh đạo đa dạng văn hóa trong tương lai hay không?

Bản thân “tính đa dạng văn hoá” sẽ là một dạng chính trị hoàn toàn rỗng tuếch trừ phi nó xảy ra ở mọi cấp độ của một ngành, và trừ phi nó thay đổi một cách có ý nghĩa một lề lối thực hành thẩm mỹ [aesthetic practice]. Đây là một trong những lời chỉ trích nặng nề dành cho nhiệm kỳ tổng thống của Obama. Mặc dù ta có thể đổ lỗi cho sự ngoan cố của Đảng Cộng hòa, nhưng ông Obama vẫn còn khá ôn hoà trong việc theo đuổi chính sách đa dạng văn hoá, ví như một người đã mày mò với tổ hợp công nghiệp-quân sự [the industrial-military complex] mà không chịu biến đổi nó.

Việc nhiều người trong giới văn học sẵn sàng bỏ qua các chính sách trục xuất người nhập cư và đánh bom bằng máy bay không người lái của ông Obama, một phần bởi vì ông ta là một tổng thống có cách ăn nói văn hoa và thấu cảm, cho thấy phần nào sự trống rỗng của chủ nghĩa tự do-bình đẳng [liberalism] và chủ nghĩa đa văn hóa [multiculturalism]. Sự đồng cảm, chữ ký cảm xúc của họ, hoàn toàn tương hợp với việc giết người ở nước ngoài – nhiều người trong số đó là vô tội – và hỗ trợ cho một hệ thống cảnh sát và nhà tù gây hại một cách không cân xứng cho người da đen, người bản địa và người da màu khác, cùng với người nghèo. Hoá ra là, một tổng thống có thể vừa ưa thích các cuộc đánh bom bằng máy bay không người lái, vừa biết chọn một danh mục sách đọc hàng năm nặng về văn học đa văn hóa.

Và ở đây, những nhà văn bị gạt ra ngoài lề, kể những câu chuyện về những nhóm dân cư bị gạt ra ngoài lề xã hội sẽ không được chấp nhận. Lấy văn học nhập cư làm ví dụ. Trong những năm bài ngoại của Trump, khi người nhập cư và người tị nạn bị coi như ma quỉ, chỉ đơn thuần đứng lên ủng hộ người nhập cư cũng trở thành một chính nghĩa đáng giá về mặt chính trị.

Nhưng rất nhiều tư liệu văn học về người nhập cư, mặc dù chú ý đến những khó khăn về chủng tộc, văn hóa và kinh tế mà người nhập cư phải đối mặt, cuối cùng cũng khẳng định một giấc mơ Mỹ đôi khi cao cả và đầy khát vọng, và đôi khi chỉ là chiếc mặt nạ che đậy những bất bình đẳng về cấu trúc của một quốc gia thuộc địa bằng người định cư [a settler colonial state]. Hầu hết người Mỹ chưa bao giờ nghe nói về chủ nghĩa thực dân định cư [settler colonialism], huống hồ sử dụng nó để mô tả đất nước mình. Đó là bởi vì người Mỹ thích gọi chủ nghĩa thực dân định cư là giấc mơ Mỹ.

Quá nhiều tư liệu văn học về người nhập cư và đa văn hóa đã không thể lột bỏ chiếc mặt nạ đó. Tuy nhiên, việc chính trị hóa những nhóm dân cư này thực sự là mối đe dọa đối với quốc gia da trắng mà ông Trump đại diện. Nền chính trị bản sắc da trắng luôn là nền chính trị thống trị của đất nước này, nhưng bao lâu mà nó còn phát triển và không bị đe dọa, nó chưa bao giờ là nền chính trị da trắng lộ liễu. Nó chỉ đơn thuần là chuẩn mực [normative], và hầu hết các nhà văn da trắng (và người da trắng) không bao giờ tra hỏi về tính chuẩn mực của bản chất da trắng. Nhưng cuộc hành trình dài, không trọn vẹn hướng tới bình đẳng chủng tộc từ năm 1865 đến nay đã dần dần xói mòn sự thống trị của người da trắng, với sự rạn vỡ đáng kể nhất xảy ra trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Các nhà văn không chỉ tuần hành chống chiến tranh, họ còn viết lách chống lại nó. Trong số các nhà văn Mỹ da trắng, các nhà thơ như Robert Lowell là những người đầu tiên phản đối chiến tranh, cùng với các nhà văn xuôi như Susan Sontag và Norman Mailer.

Tuy nhiên, tiếp theo sau chiến tranh, việc chính trị hóa các nhà văn da trắng đã phai mờ, ngay cả khi việc chính trị hóa các nhà văn da màu không hề mai một. Vào những năm 1980, năng lượng chính trị của các nhà văn da màu tập trung nhiều hơn vào cái gọi là chính trị bản sắc và chủ nghĩa đa văn hóa, vào nhu cầu về danh mục sách đọc, giáo trình giảng dạy văn học và giải thưởng dành cho các nhóm thiểu số. Cuộc phản công chống lại những nỗ lực này đã dẫn đến “cuộc chiến văn hóa”, với những người bảo vệ giáo luật văn học phương Tây (da trắng) cho rằng chủ nghĩa đa văn hóa đang làm xói mòn nền tảng văn hóa Mỹ.

Những người theo chủ nghĩa đa văn hóa hầu như đã thắng cuộc chiến đó, nhưng ông Trump là người tiếp tục cuộc phản công của phe bảo thủ. Ông Trump rõ ràng muốn đẩy lùi dòng thời gian của Mỹ về những năm 1950, hoặc thậm chí có thể đến năm 1882, năm của Đạo luật Loại trừ người Trung Hoa.

Những gì ông ta cố gắng làm về mặt chính trị và kinh tế, ông ta cũng cố gắng làm về mặt văn hóa với Sắc lệnh Hành pháp về việc Chống Định kiến Chủng tộc và Giới tính [Executive Order on Combating Race and Sex Stereotyping]. Sắc lệnh này cấm các cơ quan liên bang và bất kỳ tổ chức nào nhận tài trợ liên bang nói chuyện với nhân viên về đặc quyền của người da trắng hoặc đưa ra các chương trình đào tạo thúc đẩy tính đa dạng văn hoá, công bằng xã hội và sự hòa nhập các nhóm thiểu số.

“Thuyết chủng tộc cốt lõi” [critical race theory] đã trở thành mục tiêu cho sự bực bội của ông Trump. Ông đã trực giác chính xác rằng việc rọi ánh sáng vào bản chất da trắng [whiteness] đang đe dọa những người từ lâu an nghỉ thoải mái trong bản chất da trắng của mình mà không hề bị ai thắc mắc, gồm cả những người da trắng bảo thủ lẫn những người da trắng cổ vũ tự do-bình đẳng, một luận điểm mà nhà thơ Claudia Rankine đã đề cập đến trong cuốn sách năm 2020 của cô “Just Us”[Chỉ chúng ta với nhau thôi].

Jess Row cũng đưa ra quan điểm tương tự trong cuốn sách tiểu luận gần đây của mình, “White Flights” [Những chuyến bay màu trắng], trong đó ông cho thấy bản chất da trắng đã ăn sâu như thế nào trong văn học Mỹ và nó có thể được truy nguyên trực tiếp đến các tội lỗi lập quốc của đất nước này, đấy là tội chinh phục, diệt chủng và nô lệ. Bài diễn văn của người đoạt giải Nobel văn học năm nay, nhà thơ Louise Glück, minh họa một cách vắn gọn quan điểm của ông Row. Bà ấy nói về những bài thơ có ý nghĩa đối với bà khi còn nhỏ nhưng đó cũng là những miêu tả có vấn đề về nô lệ da đen và cuộc sống trên đồn điền, một vấn đề mà bà Glück chỉ nói ấm ớ mà thôi.

Cái gọi là văn học thể loại [genre literature] có số phận tốt hơn cái gọi là văn học tiểu thuyết và thi ca trong phạm trù các tác phẩm phê bình và mang màu sắc chính trị, loại tác phẩm làm lung lay bản chất da trắng và phơi bày các di sản của chủ nghĩa thực dân. Các nhà văn khôn ngoan viết về tội phạm, chẳng hạn, thường có thái độ chính trị vì họ biết rằng một tội ác cá nhân là một biểu hiện của cả một xã hội phạm tội ác hàng loạt.

Một số ví dụ gần đây: nhà văn Don Winslow, trong bộ ba tiểu thuyết của mình về cuộc chiến chống ma túy mà đỉnh điểm là cuốn “The Border” [Biên giới] liên kết trực tiếp những cuộc chiến ma túy đó với các cuộc xung đột quân sự mà đất nước này đã tham chiến hoặc kích hoạt, từ Việt Nam đến Guatemala. Nhà văn Steph Cha trong cuốn “Your House Will Pay” [Nhà mày sẽ trả giá] tiếp cận cuộc bạo loạn ở Los Angeles thông qua một vụ giết người bí ẩn tập trung vào mối quan hệ giữa người da đen và người Hàn Quốc, thay vì tập trung vào mối quan hệ của họ với cơ cấu quyền lực da trắng đã dàn cảnh khiến hai bên xung đột. Nhà văn Attica Locke trong cuốn “Heaven, My Home” [Thiên đàng, Nhà tôi] tiếp tục cuộc phiêu lưu của Darren Mathews, một nhân viên kiểm lâm da đen Texas, khi anh điều tra những tội ác bùng phát từ tình trạng dầu sôi lửa bỏng do phân biệt chủng tộc và tham vọng của nước Mỹ.

Bốn năm qua được đánh dấu bằng những tác phẩm thơ chính trị mạnh mẽ, như cuốn “Whereas” của Layli Long Soldier, đối đầu với cách đối xử của Hoa Kỳ đối với người bản địa trong quá khứ và hiện tại, và “Look” của Solmaz Sharif, lấy từ vựng từ một tự điển quân sự Mỹ nhằm ném cát vào mắt cỗ máy chiến tranh công nghệ cao của đất nước này.

Việc các nhà văn Mỹ và những người cổ vũ tự do-bình đẳng không có khả năng đối đầu một cách triệt để với cỗ máy chiến tranh này, đặc biệt là khi nó được lèo lái bởi các tổng thống Dân chủ, là minh chứng cho những dấu ấn quá ít ỏi mà phong trào nổi dậy chống chiến tranh ở Việt Nam đã để lại. Ngoài các nhà văn thể loại [genre writers] ra, gần như chính các nhà văn cựu chiến binh như Elliot Ackerman, Matt Gallagher và Phil Klay đã viết về Cuộc chiến Vô tận này. Sự thể cũng chỉ vì tuyệt đại đa số người Mỹ bị cách ly với việc triển khai cỗ máy chiến tranh và không muốn nghĩ về sự dính dấp của mình trong đó.

Tuy nhiên, đối với các dân tộc bản địa, lịch sử của quân đội Mỹ có mặt khắp mọi nơi. Natalie Diaz, trong “Postcolonial Love Poem” [Bài thơ tình thời hậu thuộc địa], nêu câu hỏi liệu Hoa Kỳ có thật sự nằm trong thời hậu thuộc địa hay chưa, và nếu có, thì đối với ai. Có lẽ đối với người da trắng, những người chỉ muốn quên đi chủ nghĩa thực dân, nhưng không phải đối với người bản địa vẫn đang chiến đấu chống lại nó.

Vậy năm 2021 sẽ mang lại điều gì cho thế giới văn học?

Hy vọng sẽ có thêm nhiều bài thơ như tiếng kèn thúc quân mạnh mẽ năm 2020 của nhà thơ nữ Noor Hindi, “F^ck Your Lecture on Craft, My People Are Dying” [Địt mẹ bài giảng của mày về nghề viết văn. Dân tao đang chết], một bài thơ vừa tấn công vào học vị cao nhất của ngành Nghệ thuật [M.F.A] vừa vượt qua lằn ranh đỏ choét trong chính trị Mỹ: đề tài Palestine. Mặc dù có cú sốc nhẹ của những người cổ vũ tự do-bình đẳng đối với “văn hoá tẩy chay” [cancel culture], được ví như một thể dục có thể gây thương tích trong xã hội công dân và tự do ngôn luận, nhưng sự tẩy chay thật sự đối với vấn đề Palestine đã phát xuất từ nhà nước.

Không có gì ngạc nhiên khi không có cuộc nổi dậy tập thể nào của những nhà văn cổ vũ tự do-bình đẳng (da trắng) chống lại lệnh hành pháp của ông Trump vào năm ngoái để trấn áp những lời chỉ trích Israel trong khuôn viên trường đại học, một hình thức kiểm duyệt của nhà nước, hoặc chống lại nỗ lực của nhiều nhà lập pháp có hành động tương tự.

Hoa Kỳ, với tư cách là một xã hội thuộc địa định cư [settler colonial society] từ chối nguồn gốc và hiện tại thuộc địa định cư của mình, nhìn thấy ở Israel một đồng minh có cùng chí hướng. Những người Mỹ duy nhất – nhiều người gốc Palestine – bị tẩy chay bằng cách bị sa thải, bị từ chối biên chế hoặc bị đe dọa kiện tụng là những người tố cáo chủ nghĩa thực dân định cư Israel và lên tiếng bảo vệ người dân Palestine.

Các bài giảng về nghề viết, bao gồm cả nghề viết về chủ nghĩa đa văn hóa, có thể trở nên vô vị khi đối chiếu với chính trị kiểu này. Vấn đề của tôi đối với “nghề viết” không chỉ là nó thậm chí không phải là nghệ thuật, mà còn là nó được cổ vũ bởi các nhà văn nói về lao động của nghề viết và về các cuộc hội thảo viết văn, nhưng nói chung họ không có lý thuyết về lao động, về sự bóc lột lao động hoặc về nhà văn như một người lao động. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà văn không có lý thuyết như vậy ít nói về chính trị, và tại sao tiêu chuẩn cho các hội thảo viết văn lại không liên quan đến chính trị.

Bà Hindi viết: “Những người thực dân viết về bông hoa. “Tôi muốn làm nhà thơ quan tâm đến trăng sao. Người Palestine không nhìn thấy trăng sao từ các phòng giam và nhà tù“.

Đây là loại thơ của tôi.

“Tôi biết mình là người Mỹ bởi vì khi tôi bước vào phòng, một thứ gì đó sẽ chết đi,” bà Hindi viết. “Khi tôi chết, tôi hứa sẽ ám ảnh bạn mãi mãi.”

Những nhà văn như bà Hindi là một ngoại lệ trong nhiều hội thảo, nơi họ thường bị buộc phải giải thích mình trước trung tâm chuẩn mực của một nền văn học phi chính trị. Nhưng bài thơ này không giải thích bất cứ điều gì, và đó là một trong những lý do khiến nó rất hấp dẫn.

“Một ngày nào đó, tôi sẽ viết về những bông hoa giống như chúng tôi sở hữu chúng”.

Ai đó hãy đưa cho Noor Hindi một hợp đồng sách đi nào./.

Tiếng Dân

Opinion

The Post-Trump Future of Literature

What will writers do when the outrage is over? Will they go back to writing about flowers and moons?

Contributing Opinion Writer

This article is part of Let’s Start Over, an Opinion series
on what life will look like in 2021.

Donald Trump is an anti-literary president. It’s clear that the man doesn’t read, outside of highly diluted briefings and tweets. He’s missing a core element needed for literature: empathy.

The election of Joe Biden and Kamala Harris signals a return to empathy in 2021. But empathy’s only an emotion, and we should never mistake it for action. Barack Obama’s warmth didn’t reorient the world toward justice as much as some of us would have liked. Nonetheless, the literary world embraced him. It took Mr. Trump to awaken it to politics.

Many writers, like me, texted voters, donated to activist causes, got into bitter fights on social media and wrote Op-Eds attacking the Trump administration. Their political fervor impressed me. But if these writers retreat to their pre-Trump selves, then the lessons of this era will have not been learned at all.

American literature has a troubled relationship to politics. The mainstream — poetry and fiction written by white, well-educated people and regulated by a reviewing, publishing and gate-keeping apparatus that is mostly white and privileged — tends to be apolitical. Most American literati associate politics in literature with social realism, propaganda and all the other supposed evils of Communist and socialist literature, missing the galvanizing aesthetics of political writers like Aimé Césaire, Richard Wright and Gloria Anzaldúa.

To the extent that mainstream publishing wants to be political, it focuses on nonfiction books about things like elections, insider tell-alls and presidential memoirs. Other political targets that are acceptable to white liberal interests: the environment, veganism, education.

But Mr. Trump destroyed the ability of white writers to dwell in the apolitical. Everyone had to make a choice, especially in the face of a pandemic and the killing of George Floyd, both of which brought the life-or-death costs of systemic racism and economic inequality into painful focus.

But in 2021, will writers, especially white writers, take a deep breath of relief and retreat back to the politics of the apolitical, which is to say a retreat back to white privilege?

Explicit politics in American poetry and fiction has mostly been left to the marginalized: writers of color, queer and trans writers, feminist writers, anticolonial writers.

That a number of major literary awards in recent years have gone to such writers indicates two things: First, they are writing some of the most compelling works in American literature; and second, literary awards function as symbolic reparations in a country that isn’t yet capable of real reparations.

It’s easier to give Charles Yu a National Book Award for “Interior Chinatown,” a hilarious and scathing critique of Hollywood’s racist representations of Asian-Americans, than it is to actually transform Hollywood. It’s also easier for the publishing industry to give marginalized writers awards than to change its hiring practices. James Baldwin wrote in 1953 that this “world is white no longer, and it will never be white again,” but a publishing industry whose editorial staff is 85 percent white, and whose fiction list is 95 percent white, is still quite white.

 

In the Biden era, will the publishing industry do more than feel bad about that and commit to hiring a diverse group of editors and interns and building a pipeline for future diverse leadership?

“Diversity” itself, unless it occurs at every level of an industry, and unless it meaningfully changes an aesthetic practice, is a fairly empty form of politics. This is one of the big critiques of the Obama presidency. For all that one can blame Republican intransigence, Mr. Obama was fairly moderate, someone who tinkered with the military-industrial complex rather than transformed it.

That much of the literary world was willing to give Mr. Obama’s drone strike and deportation policies a pass, partly because he was such a literary, empathetic president, indicates some of the hollowness of liberalism and multiculturalism. Empathy, their emotional signature, is perfectly compatible with killing people overseas — many of them innocent — and backing up a police and carceral system that disproportionately harms Black, Indigenous and other people of color and the poor. It turns out that a president can have a taste for both drone strikes and annual reading lists heavy on multicultural literature.

And here, marginalized writers who tell stories about marginalized populations do not get a pass. Take immigrant literature. During the xenophobic Trump years, when immigrants and refugees were demonized, simply standing up for immigrants became a politically worthwhile cause. But so much of immigrant literature, despite bringing attention to the racial, cultural and economic difficulties that immigrants face, also ultimately affirms an American dream that is sometimes lofty and aspirational, and at other times a mask for the structural inequities of a settler colonial state. Most Americans have never heard of settler colonialism, much less used it to describe their country. That’s because Americans prefer to call settler colonialism the American dream.

Too much of immigrant and multicultural literature fails to rip off that mask. Yet the politicization of these populations does pose a threat to the white nation that Mr. Trump represents. White identity politics has always been the dominant politics of this country, but so long as it was ascendant and unthreatened, it was never explicitly white. It was simply normative, and most white writers (and white people) never questioned the normativity of whiteness. But the long, incomplete march toward racial equality from 1865 to the present has slowly eroded white dominance, with the most significant rupture occurring during the war in Vietnam.

Writers not only marched against the war, they wrote against it. Among white American writers, poets like Robert Lowell were the first to protest, along with prose writers like Susan Sontag and Norman Mailer.

The multiculturalists mostly won that fight, but Mr. Trump was the continuation of the conservative counterattack. Mr. Trump clearly wanted to roll back the American timeline to the 1950s, or maybe even to 1882, the year of the Chinese Exclusion Act.

What he tried to do politically and economically, he also tried to do culturally with his Executive Order on Combating Race and Sex Stereotyping, which prohibited federal agencies and any organization receiving federal funding from talking with employees about white privilege or providing diversity, equity and inclusion training. “Critical race theory” became Mr. Trump’s particular target of ire. He intuited correctly that illuminating whiteness is threatening for those who have rested comfortably in unquestioned whiteness, both conservatives and liberals, a point that the poet Claudia Rankine drives home in her 2020 book “Just Us.”

Jess Row makes a similar point in his recent book of essays, “White Flights,” where he shows how deeply entrenched whiteness is in American literature and how it can be traced directly to the country’s foundational sins of conquest, genocide and slavery. The Nobel Prize lecture by this year’s winner for literature, the poet Louise Glück, succinctly illustrates Mr. Row’s point. She talks about poems that were meaningful to her as a child but that are also problematic depictions of Black servitude and plantation life, an issue that Ms. Glück simply elides.

So-called genre literature has been better than so-called literary fiction and poetry when it comes to the kind of critical and political work that unsettles whiteness and reveals the legacies of colonialism. Smart crime writers, for example, are often political because they know that an individual crime is a manifestation of a society that has committed wholesale crimes.

Some recent examples: Don Winslow, in his trilogy of novels about the drug wars culminating in “The Border,” directly links those drug wars to military conflicts the country has fought or enabled, from Vietnam to Guatemala. Steph Cha in “Your House Will Pay” approaches the Los Angeles riots through a murder mystery that focuses on the relations between Blacks and Koreans, rather than their relations to the white power structure that set them up for conflict. Attica Locke in “Heaven, My Home” continues the adventures of Darren Mathews, a Black Texas Ranger, as he investigates crimes that boil up from America’s caldron of racism and desire.

The past four years have been marked by strong works of political poetry, like Layli Long Soldier’s “Whereas,” which confronts the United States’ treatment of Native people past and present, and Solmaz Sharif’s “Look,” which draws its vocabulary from an American military dictionary in order to throw sand in the eyes of this country’s high-tech war machine.

The inability of American writers and liberals to fully confront this war machine, especially when it was helmed by Democratic presidents, is testimony to what little mark was left by the literary insurgency against the war in Vietnam. Besides genre writers, it’s mostly been veteran writers like Elliot Ackerman, Matt Gallagher and Phil Klay who have written about the Forever War. This is because most Americans are insulated from the deployment of the war machine and prefer not to think about their implication in it.

For Native peoples, however, the history of the American military is omnipresent. Natalie Diaz, in “Postcolonial Love Poem,” raises the question of whether the United States even is postcolonial, and if so, for whom. Perhaps for white people, who would rather forget colonialism, but not for Native people who are still fighting it.

So what will 2021 bring forth from the literary world?

Hopefully more poems like Noor Hindi’s 2020 clarion call “Fuck Your Lecture on Craft, My People Are Dying,” which simultaneously attacks M.F.A. culture and crosses the brightest red line in American politics: Palestine. For all the liberal pearl-clutching about “cancel culture,” which is just a bruising exercise in civic society and free speech, the real cancellation on this issue has come from the state. It’s no surprise that there has been no collective (white) liberal uprising against Mr. Trump’s executive order last year to crack down on criticism of Israel on college campuses, which is a form of state censorship, or against the efforts of many legislators to do the same.

The United States, as a settler colonial society that disavows its settler colonial origins and present, sees a like-minded ally in Israel. The only Americans — many of Palestinian descent — getting canceled by being fired, denied tenure or threatened with lawsuits are the ones who denounce Israeli settler colonialism and speak out for the Palestinian people.

Lectures on craft, including the craft of multiculturalism, can be insipid when contrasted with politics of this kind. My problem with “craft” is not only that it’s not even art, but also that it’s espoused by writers who speak of the labor of craft and the workshop but who generally have no theory of labor, its exploitation or the writer as worker. No surprise that writers without such a theory have little to say about politics, and why the norm for writing workshops is not to deal with politics.

“Colonizers write about flowers,” Ms. Hindi writes. “I want to be like those poets who care about the moon. Palestinians don’t see the moon from jail cells and prisons.”

This is my kind of poem.

“I know I’m American because when I walk into a room something dies,” Ms. Hindi writes. “When I die, I promise to haunt you forever.”

Writers like Ms. Hindi are an exception in many workshops, where they are often forced to explain themselves to the normative center of an apolitical literature. But this poem doesn’t explain anything, and that’s one of the reasons it’s on fire.

“One day, I’ll write about the flowers like we own them.”

Someone give Noor Hindi a book contract.