Seite auswählen

„tôi vẫn luôn nói rằng việc này không liên quan gì đến ông Trump, cũng không liên quan gì đến ông Biden. Đây là về bản thân Hiến pháp. Chúng ta có nên duy trì pháp quyền hay không, và bất kỳ ai chiến thắng dưới chế độ pháp quyền thì tất cả chúng ta đều sẵn sàng chấp nhận. Chúng ta cần tôn trọng Hiến pháp, thay vì khuất phục trước những ý tưởng điên rồ về một hệ thống dân chủ thuần túy”.

Chuyên gia hiến pháp Rick Green – cựu Dân biểu bang Texas

 

Tờ The Epoch Times bản tiếng Anh gần đây đã phỏng vấn chuyên gia hiến pháp Rick Green – cựu Dân biểu bang Texas, và thảo luận về việc trước tình hình vi phạm và gian lận bầu cử xuất hiện ở nhiều bang chiến địa, tình huống nào có thể xảy ra trong ngày 6/1 khi Quốc hội kiểm phiếu Đại cử tri.

Chuyên gia hiến pháp Rick Green – cựu Dân biểu bang Texas trong cuộc phỏng vấn với The Epoch Times hôm 31/12/2020. (The Epoch Times)

Cuộc bầu cử Mỹ được tiến hành thông qua hệ thống cử tri đoàn. Cử tri đoàn bao gồm 538 Đại cử tri, và bất cứ ứng viên nào đạt hơn một nửa số phiếu, tức là 270 phiếu Đại cử tri, sẽ trở thành Tổng thống. Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ sẽ xác nhận kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1.

Luật sư hiến pháp, cựu Dân biểu bang Texas Rick Green nói rằng nếu theo Hiến pháp, Phó tổng thống, đồng thời là Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ là người chủ trì và phụ trách vào ngày 6/1, còn các thành viên của Quốc hội chỉ cần có mặt là được. Và đã có tiền lệ trong lịch sử, Phó tổng thống hoặc Quốc hội quyết định kết quả bầu cử Tổng thống.

Ông Rick Green, một chuyên gia về hiến pháp và là người sáng lập Học viện Người yêu nước (Patriot Academy) nói rằng: “Chúng ta đã từng có tiền lệ Phó tổng thống đơn phương sử dụng quyền lực mà không có sự can thiệp của Quốc hội. Những người này bao gồm: Tổng thống Jefferson (trong thời gian tranh cử), Tổng thống Nixon (trong thời gian tranh cử), và thậm chí trong cuộc bầu cử tổng thống của ông Gore năm 2000. Quốc hội cũng từng can thiệp và làm điều này theo những cách khác nhau. Đôi khi là một trong lưỡng viện phản đối, và đôi khi cả hai viện đều phản đối”.

Ông Green nói rằng Hiến pháp trao quyền cho các nhà lập pháp quyết định về cử tri đoàn. Khi Bộ trưởng Nội vụ tiểu bang chịu trách nhiệm bầu cử vi phạm luật của tiểu bang và các quy tắc bầu cử trong Tu chính án hiến pháp, nghị viện tiểu bang chắc chắn có thể rút quyền bầu cử của cử tri đoàn và quyết định người chiến thắng trong cuộc bầu cử của tiểu bang.

Ông Green nói: “Nếu không ai được 270 phiếu, thì kết quả sẽ do Hạ viện quyết định, nhưng Hạ viện sẽ căn cứ theo việc bỏ phiếu của bang chứ không phải do bà Nancy Pelosi và 434 Dân biểu bỏ phiếu quyết định. Kết quả này sẽ do chính các bang quyết định, và trong trường hợp này, ông Trump sẽ thắng”.

Ngoài ra, vẫn còn các vụ kiện đang chờ giải quyết tại Tối cao Pháp viện liên quan đến thủ tục pháp lý gian lận bầu cử, bao gồm cả việc đội luật sư của Tổng thống Trump yêu cầu lật ngược kết quả bầu cử ở bang Pennsylvania. Tối cao Pháp viện đã ấn định ngày 22/1 là ngày trả lời vụ kiện. Ông Green cho rằng đây cũng là một biến số cho việc ai là Tổng thống tiếp theo.

“Tôi đã từng nói điều này và tôi không nghĩ đó là điều điên rồ. Bất kể ai tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20/1, nếu Tối cao Pháp viện ra phán quyết cuối cùng rằng kết quả kiểm đếm phiếu bầu là sai dựa trên những bằng chứng xác thực, thì Tối cao Pháp viện có thể lật ngược kết quả. Tôi nghĩ điều này có thể xảy ra. Đây sẽ là điều chưa từng có”, ông Green cho biết.

Ông Green cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống lần này không chỉ là tranh chấp ai sẽ đắc cử giữa hai ứng viên Trump và Biden, mà còn liên quan đến sự tồn vong của Hiến pháp Hoa Kỳ.

“Đó là lý do tại sao tôi vẫn luôn nói rằng việc này không liên quan gì đến ông Trump, cũng không liên quan gì đến ông Biden. Đây là về bản thân Hiến pháp. Chúng ta có nên duy trì pháp quyền hay không, và bất kỳ ai chiến thắng dưới chế độ pháp quyền thì tất cả chúng ta đều sẵn sàng chấp nhận. Chúng ta cần tôn trọng Hiến pháp, thay vì khuất phục trước những ý tưởng điên rồ về một hệ thống dân chủ thuần túy”.

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 12 Thượng nghị sĩ và hơn 100 Dân biểu lên kế hoạch  vào ngày 6/1 sắp tới phản đối kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn được một số bang có liên quan đến gian lận và vi phạm bầu cử chứng nhận.

Phó Tổng thống Pence cũng tuyên bố vào ngày 2/1 rằng ông ủng hộ việc các nghị sĩ đề xuất phản đối và cho người Mỹ thấy bằng chứng về gian lận bầu cử.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

 

***

 

Làn sóng nghị sĩ phản đối gian lận bầu cử đang dâng lên trước ngày 6/1

Đối mặt với cuộc bầu cử đầy gian lận năm 2020, bên cạnh những chính trị gia đã lùi bước trong cuộc chiến khốc liệt đòi công lý cho cử tri Mỹ, vẫn còn những Thượng nghị sĩ và dân biểu yêu nước kiên trì đấu tranh, sánh bước cùng Tổng thống Trump cứu nền cộng hòa của đất nước, theo Vision Times.

12 thượng nghị sĩ Đảng cộng hòa phản đối chứng nhận kết quả bầu cử: Nguy cơ khủng hoảng Hiến pháp Mỹ. (Getty)

Thượng nghị sĩ Ted Cruz, một trong số các nghị viên Mỹ mạnh mẽ phản đối gian lận bầu cử (ảnh: Reuters)

 

Đã có 140 thành viên Quốc hội và 13 thượng nghị sĩ bày tỏ ý định phản đối phiếu bầu của cử tri đoàn tại cuộc họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1 sắp tới. 

Trước sự dè bỉu và chỉ trích từ các đồng nghiệp trong Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, một số dân biểu đã phản ứng lại một cách mạnh mẽ, đồng thời bày tỏ rằng, họ sẽ không lùi bước và quyết đưa ra ánh sáng hành vi gian lận bầu cử.   

Thượng nghị sĩ của tiểu bang Texas – Ted Cruz nói với Fox Business News vào ngày 3/1 rằng, có một số lượng lớn các bất thường và những cáo buộc về gian lận bầu cử năm nay. Vì thế, Quốc hội cần phải chịu trách nhiệm trước cử tri Mỹ và Hiến pháp Hoa Kỳ.

Ông Ted Cruz lưu ý rằng, rất nhiều người Mỹ đều cho rằng, kết quả của cuộc bầu cử ngày 3/11 là không thể chấp nhận được.

Ông Cruz cho biết, mục đích của việc thách thức cuộc bỏ phiếu đại cử tri là để thúc giục Quốc hội khẩn trương điều tra về các cáo buộc gian lận trong bầu cử. “Chúng ta vẫn còn 10 ngày trước lễ nhậm chức tổng thống”, ông nói.

Ông tiếp tục: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước cử tri, chúng ta phải chịu trách nhiệm trước hiến pháp, để đảm bảo rằng cuộc bầu cử này là hợp pháp”.

Ngày 2/1, ông Cruz và 11 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa khác đã cùng tuyên bố rằng, họ sẽ thách thức cuộc bỏ phiếu đại cử tri vào ngày 6/1 với các thành viên Đảng Cộng hòa ở Hạ viện. 

Thượng nghị sĩ Josh Hawley từ Missouri đã trở thành thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đầu tiên vào ngày 30.12.2020 lên tiếng phản đối chứng nhận cử tri đoàn cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Ông được khen ngợi là „Allein gegen Mafia!“.

Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của tiểu bang đó. Tôi cũng không thể bỏ phiếu để chứng nhận mà không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, để can thiệp vào cuộc bầu cử này để ủng hộ ông Joe Biden”.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley (R-MO) lắng nghe trong khi thẩm phán được đề cử của Tối cao Pháp viện Amy Coney Barrett làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện vào ngày thứ hai của phiên điều trần tại Capitol Hill vào ngày 13 tháng 10 năm 2020 ở Washington, DC (Ảnh: Getty)

 

Sau khi Thượng nghị sĩ Josh Hawley, vào ngày 30/12, tuyên bố phản đối chứng nhận kết quả bầu cử, nhiều thành viên của Thượng và Hạ viện đã liên tiếp tham gia nỗ lực này.

Thật tuyệt khi thấy nhiều thượng nghị sĩ tham gia trận chiến vào ngày 6/1. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa sẽ lắng nghe ý kiến ​​của họ và hành động”, ông Josh Hawley vui mừng bày tỏ.

Vào thứ Bảy (2/1), Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn đã bày tỏ sự bất bình với gian lận bầu cử và quyết tâm đòi lại công lý cho người Mỹ. “Tôi không thể làm ngơ trước vô số cáo buộc gian lận cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Vào ngày 6/1, tôi sẽ bỏ phiếu phản đối việc chứng nhận kết quả (bỏ phiếu) của Cử tri đoàn”, bà Blackburn nói.

Marsha Blackburn Thượng nghị sĩ mới đắc cử – Bill Hagerty cũng đã lên tiếng: “Thay mặt cho người dân ở tiểu bang Tennessee, chúng tôi đang thống nhất lập trường phản đối kết quả đã bị ‘làm bẩn’ của cuộc bầu cử tổng thống năm nay. Đối với những thời điểm quan trọng như thế này, Hiến pháp bảo lưu quyền lợi của các thành viên Quốc hội thách thức kết quả của cử tri đoàn. Vào ngày 6/1, chúng tôi sẽ bỏ phiếu để phản đối việc chứng nhận kết quả bầu cử năm 2020. Hoa Kỳ là một nước cộng hòa có các nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ. Các cuộc bầu cử này phải phù hợp với Hiến pháp, luật liên bang và tiểu bang. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 đã chứng kiến ​​những cáo buộc chưa từng có về gian lận cử tri, vi phạm và thực thi không nghiêm ngặt luật bầu cử cũng như các quy định bỏ phiếu khác”.

Thượng nghị sĩ James Lankford cũng đã bày tỏ ý định chống lại gian lận bầu cử bằng một tweet vào ngày 3/1: “Hôm nay, tôi đã tham gia vào một nhóm thượng nghị sĩ và cùng nhau đề xuất thành lập một ủy ban bầu cử để giải quyết các vấn đề bầu cử…”.

Dân biểu Jim Jordan (bang Ohio) cho biết ông sẽ thách thức các phiếu đại cử tri trong phiên họp chung của Quốc hội vào ngày 6/1, theo The Epoch Times. Ông biết hôm Chủ nhật (3/1) trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business “Trọng tài cuối cùng [là] ở đây, sự kiểm tra và cân bằng cuối cùng là Quốc hội Hoa Kỳ và khi điều nào đó được thực hiện theo cách vi hiến, đã xảy ra ở nhiều [nơi] trong những bang này, chúng tôi có nhiệm vụ tiến về phía trước và tranh luận điều này và khiến nó [phải được] bỏ phiếu vào ngày 6/1″.

 

 Tổng hợp tin Bầu cử tại Hoa Kỳ (04.01.2021)