Seite auswählen

“Trên thực tế, có nhiều lý do thuyết phục chúng ta ngừng sử dụng Facebook như vấn đề vi phạm quyền riêng tư, rò rỉ dữ liệu, hiển thị nội dung kích động, thu lợi nhuận từ dữ liệu cá nhân của người dùng. Chỉ một trong số những vấn đề trên cũng đủ để chúng ta quay lưng với trang mạng xã hội này,…”

Jason Aten

Hình ảnh: Getty Images. Illustration: Inc. Magazine

Trên thực tế, có nhiều lý do thuyết phục chúng ta ngừng sử dụng Facebook như vấn đề vi phạm quyền riêng tư, rò rỉ dữ liệu, hiển thị nội dung kích động, thu lợi nhuận từ dữ liệu cá nhân của người dùng. Chỉ một trong số những vấn đề trên cũng đủ để chúng ta quay lưng với trang mạng xã hội này, tuy nhiên, vẫn còn khoảng 3 tỷ người dùng Facebook mỗi tháng.

 

Sự thật là Facebook vi phạm quyền riêng tư của người dùng. Facebook hiện nay đã trở thành một trong những nền tảng quảng cáo mạnh mẽ nhất, hơn bất cứ công ty nào khác. Mạng xã hội này đã tìm ra cách kiếm tiền dễ dàng từ quảng cáo và thông tin người dùng, và Facebook đã thực hiện nó theo cách mà hầu hết chúng ta không bao giờ nghĩ đến.

 

Thứ nhất, Facebook “dụ dỗ” người dùng dành nhiều thời gian sử dụng nó hơn thông qua việc tạo ra nhiều tính năng hấp dẫn và các loại thông báo (notification) khác nhau. Đồng thời, nó còn ẩn đi các phím chức năng để tắt những tính năng này. Do vậy, nhiều người dùng phải nhận thông báo từ Facebook nhiều hơn dù không hề muốn chút nào.

Nền tảng này không xây dựng nên những tính năng phục vụ tốt hơn cho người dùng, thay vào đó Facebook lại đang cố gắng hoàn thiện sản phẩm của mình bằng việc tạo ra nhiều lợi nhuận nhất có thể, dù cho điều đó có gây ra trải nghiệm thất vọng cho người dùng.

Vấn đề tương tự này cũng đang xảy ra với cả Instagram, một nền tảng thuộc sở hữu của Facebook. Gần đây, Instagram đã đặt các icon (biểu tượng) của tính năng mới như Shopping và Reels ngay tại nơi mà người dùng nhấn vào để đăng ảnh hoặc kiểm tra lượt “thích” (like) và thông báo, qua đó khiến việc chia sẻ hình ảnh trở nên rất khó khăn.

 

Thứ hai, nền tảng này thông báo các nội dung vốn không liên quan đến người dùng.

Những icon đỏ xuất hiện với số lượng ngày càng nhiều, mục đích nhằm thu hút sự chú ý của người dùng đến các bài đăng trong nhóm (Group), trang cộng đồng, trang mua sắm (Page) hoặc video trực tuyến. Tất cả chỉ vì một mục tiêu duy nhất: Quảng cáo. Thậm chí với những tài khoản sử dụng Facebook như một kênh làm việc, nền tảng này sẽ trực tiếp gợi ý các lời mời như mua quảng cáo, sử dụng dịch vụ, mua hàng….thay vì cung cấp các tin nhắn từ những khách hàng tiềm năng thực sự.

Bên cạnh đó, Facebook còn chiếm dụng thời gian của chúng ta bằng việc đưa bài đăng trong các nhóm lên new feed (phần nội dung nằm ở chính giữa trang chủ Facebook của người dùng). Những bài đăng được lên đầu tiên không nhất thiết phải từ một người bạn hay người quen biết, nó có thể từ một người xa lạ, chỉ cần đến từ một nhóm nào đó trên Facebook mà bạn là thành viên.

Facebook biết rõ rằng sẽ có ai đó vì tò mò mà bấm vào để rồi vô tình bị thu hút bởi các quảng cáo khác hoặc đơn giản chỉ là bạn đã dành thêm thời gian cho Facebook. Nền tảng này luôn cố gắng khiến người xem sử dụng nó nhiều hơn bằng cách đó, bằng chứng là các nhóm, trang mua sắm và video luôn là các tính năng được ưu tiên điều hướng lối tắt trên trình duyệt của nền tảng này.

 

Thứ ba, Facebook cần người dùng sử dụng nền tảng này nhiều hơn bởi càng nhiều lượt tương tác đồng nghĩa với càng nhiều cơ hội giới thiệu quảng cáo và thu thập dữ liệu cá nhân.

Nếu ai đó từng thử tắt tính năng thông báo trên Facebook, bạn sẽ nhận ra thao tác này không hề đơn giản chút nào. Bạn buộc phải vào phần cài đặt (setting) của từng thông báo và quyết định những mục nào có thể gửi thông báo đến bạn. Và cách làm này thực sự tốn thời gian và phức tạp một cách không cần thiết.

 

Ngoài ra, việc Facebook sử dụng những chấm đỏ (red dot) cho thông báo cũng là một hành vi xâm phạm quyền riêng tư. Màu đỏ luôn khiến chúng ta lo lắng, hồi hộp và nghĩ đến thứ gì đó quan trọng cần phải bấm vào. Đó chính là điều mà Facebook muốn, khiến người dùng nhấp chuột vào các chấm đỏ, xem thông báo, quảng cáo, tương tác nhiều hơn với nền tảng này, dù cho những thông tin đó đôi khi không mấy liên quan đến người dùng.

Jason Aten;  “Những nền tảng công nghệ hoặc lĩnh vực kinh doanh nào đang buộc khách hàng phải gắn kết với mình theo những cách thức “khó chịu” như vậy đều đang lạc hướng, dù cho sản phẩm của họ có tốt đến đâu.”

Theo Inc

Nguồn:

This Might Be What Finally Makes Me Quit Facebook in 2021