Seite auswählen
  • Các nhà lập pháp Texas xem xét rời khỏi liên bang
  • Tổng Chưởng lý Texas bắt đầu điều tra Big Tech sau bão tổng duyệt ông Trump

 

***

Các nhà lập pháp Texas xem xét rời khỏi liên bang

Các nhà lập pháp Texas nói rằng họ đang xem xét theo đuổi một phong trào giống như Brexit, ly khai Texas khỏi liên bang, theo Bizpac review.

Phát biểu trên Newsmax TV hôm thứ Hai (11/1), dân biểu bang Texas Kyle Biedermann nói “Đây không phải là chiến tranh, đây không phải là thực sự ly khai khỏi Hoa Kỳ. Đây là sự khởi đầu của một quá trình, một hành động giống như Brexit,” ông đề cập đến việc Vương quốc Anh tách khỏi Liên minh châu Âu.

Biedermann tiếp tục: “Brexit là cuộc bỏ phiếu của người dân và sau đó là quá trình kéo dài 5 năm” dần dần tách rời. Dân biểu Texas gợi ý rằng ông và những nhà lập pháp khác đang thực hiện các bước pháp lý để đặt câu hỏi với cử tri về việc liệu họ có muốn ở lại Hoa Kỳ không, giống như việc công dân Anh bỏ phiếu 52-48% để ly khai Anh khỏi Liên minh châu Âu.

Ông nói: “Dự luật là bước khởi đầu của quá trình. Chúng ta có muốn có quyền trở thành một quốc gia độc lập không? Nếu câu trả lời là ‘có’, thì quá trình đó bắt đầu.”

Theo ông Biedermann, bước tiếp theo văn phòng Thống đốc bang Texas Dan Patrick sẽ thành lập một ủy ban và giải quyết mọi điều cần làm “để trở thành một quốc gia độc lập, một bang độc lập, một nước Cộng hòa Texas.”

Dân biểu gợi ý rằng “nghiên cứu” trước đây về khả năng “Texit” cho thấy hầu hết cư dân địa phương sẽ ủng hộ động thái này.

Texas đã rời khỏi liên bang một lần trước đây. Sau Nội chiến và Tái thiết, Texas gia nhập hoàn toàn vào Liên bang vào năm 1870.

Ông Biedermann cho biết các tiểu bang khác cũng đang bày tỏ sự quan tâm đến việc “rời bỏ” Hoa Kỳ. “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các bang khác, vì vậy các bang khác có thể [cũng] muốn tham gia những gì chúng tôi đang làm… Phần lớn các bang đều] không hài lòng với chính phủ liên bang.”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, dân biểu cũng lưu ý rằng Texas khác với những tiểu bang khác vì về cơ bản tiểu bang này có khả năng tự cung tự cấp. Đất đai ở Texas 95% thuộc sở hữu tư nhân, ngoài ra, tiểu bang còn có lưới điện riêng và kho vàng của riêng mình.

Ông Biedermann nói: “Chúng tôi có rất nhiều thứ mà các bang khác không có, nhưng Texas có thể dẫn đầu và các bang này có thể tham gia cùng với chúng tôi”.

Theo VietBF (15.01.2021)

***

 

Tổng Chưởng lý Texas bắt đầu điều tra Big Tech sau bão tổng duyệt ông Trump

Ảnh: Reuters

Tổng Chưởng lý tiểu bang Texas Hoa Kỳ, ông Ken Paxton đã thông báo một cuộc điều tra về chính sách kiểm duyệt nội dung của nhiều công ty công nghệ có trụ sở tại Thung lũng Silicon sau khi Tổng thống Trump bị cấm vĩnh viễn khỏi Twitter vào tuần trước.

Văn phòng của ông Paxton đã yêu cầu các ông lớn công nghệ là Facebook, Twitter, Apple, Amazon và Google cung cấp thông tin liên quan đến việc kiểm duyệt các ngôn luận của phe cánh hữu cũng như việc họ chấm dứt ứng dụng truyền thông xã hội bảo thủ nổi tiếng Parler khỏi nền tảng của mình.

Ông Paxton cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Năm (14/1 theo giờ Mỹ): “Trong nhiều năm, những công ty Big Tech này đã cản trở ngôn luận trong lĩnh vực truyền thông xã hội cũng như ngăn cản các công ty và các nền tảng cạnh tranh. “Nó trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây. Và mới tuần trước, hành động phân biệt đối xử này bao gồm bước tiến chưa từng có là loại bỏ và chặn Tổng thống Donald Trump khỏi các nền tảng truyền thông trực tuyến”.

Ông Paxton chỉ trích quyết định của Twitter cấm Tổng thống Trump khỏi nền tảng của họ sau cuộc bạo động ở Điện Capitol tuần trước và đặt ra câu hỏi về việc liệu cuộc đàn áp gần đây đối với ngôn luận của cánh hữu bởi các công ty công nghệ lớn có vi phạm Tu chính án thứ Nhất hay không.

“Các quyền và tính minh bạch của Tu chính án thứ Nhất phải được duy trì để một cộng đồng trực tuyến được tự do hoạt động và phát triển. Tuy nhiên, việc loại bỏ Tổng thống Hoa Kỳ khỏi nền tảng và một số tiếng nói hàng đầu không chỉ cản trở tự do ngôn luận mà còn bịt miệng hoàn toàn những tiếng nói và niềm tin chính trị không phù hợp với các nhà lãnh đạo của các công ty Big Tech. Mọi người dân Mỹ đều nên lo lắng về sự bịt miệng quy mô lớn này và những ảnh hưởng của nó đối với tương lai của tự do ngôn luận”, ông Paxton nói.

Ông cũng bày tỏ ý định sử dụng các yêu cầu điều tra dân sự để buộc các tập đoàn cung cấp tài liệu nêu rõ chính sách kiểm duyệt nội dung chính thức của họ là gì để nhà nước có thể xác định xem có xảy ra phân biệt đối xử hay không .

“Công chúng xứng đáng nhận được sự thật về cách các công ty này kiểm duyệt và có thể loại bỏ những phát ngôn mà họ không đồng ý. Tôi hy vọng rằng các công ty này sẽ gạt bỏ chính trị đảng phái sang một bên và hợp tác với những [yêu cầu điều tra dân sự] này để đi đến tận cùng của cuộc tranh cãi này và đảm bảo một cộng đồng trực tuyến thực sự tự do nhất quán với những lý tưởng cao nhất của nướcMỹ”, ông Paxton kết luận.

ĐKN (15.01.2021)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen