Seite auswählen

“đối với những tù nhân chính trị sống mòn mỏi sau song sắt ở Việt Nam độc tài, đôi khi tuyệt thực là công cụ duy nhất mà họ còn lại để bảo vệ quyền tiếp cận các nhu cầu thiết yếu hoặc bảo đảm pháp lý.”

 Kaylee Uland và Nguyễn Quỳnh Thiên Trang 

Chỉ còn da bọc xương, nhưng tâm trí của anh ấy rất mạnh mẽ.” Gia đình tù nhân chính trị Việt Nam Trần Huỳnh Duy Thức mô tả về tình trạng của ông sau chuyến thăm gần đây nhất  như thế. Ông Thức hiện đã tuyệt thực hơn 50 ngày để phản đối việc chính quyền từ chối trả lời các kiến nghị pháp lý gần đây của ông. Bất chấp những lời cầu cứu từ gia đình và các nhà hoạt động trong nước, cộng đồng quốc tế vẫn im lặng một cách kỳ lạ. 

Một số tổ chức nhân quyền, mặc dù biết về hoàn cảnh của ông Thức, nhưng đã phản đối việc tuyệt thực này, gọi cách làm này là “bạo lực”. Và một số nhà hoạt động thậm chí còn lập luận rằng việc ông tuyệt thực không phải là do bị ngược đãi. Và vì vậy họ vẫn im lặng khi ong Thức phải chịu đựng trong nhà tù Việt Nam. 

Trong 11 năm ở tù, ông Thức đã phải chịu đựng sự đối xử vô cùng khắc nghiệt của quản giáo như bị đầu độc thức ăn, bị giam trong xà lim ngoại trừ một chút vào cuối tuần, và thị lực của ông Thức đã suy giảm vì ở thời gian dài trong bóng tối. Hơn nữa, ông Thức đã phải chịu đừng điều kiện nóng bức kinh khủng trong mùa hè nóng ẩm khắc nghiệt ở Việt Nam, mà không có quạt. 

Mặc dù phải đối mặt với những điều kiện tra tấn như vậy, ông Thức đã đứng lên bảo vệ quyền lợi của bản thân và các tù nhân khác ở Việt Nam, đôi khi dẫn đầu nhiều lần tuyệt thực chống lại những bất công của nhà cầm quyền. Kể từ năm 2018, ông Thức đã tham gia ba lần tuyệt thực cùng với các tù nhân khác. 

Hai lần tuyệt thực vào năm 2020 là phản đối việc cơ quan tư pháp không trả lời yêu cầu giảm án của ông dựa trên những thay đổi trong Bộ luật Hình sự năm 2015 áp dụng thời gian tù ít hơn nhiều cho tội danh mà ông bị kết án.

Ông Thức đã từ chối đi lưu vòn để đổi lấy việc được trả tự do sớm, và cam kết đấu tranh cho tự do của mình thông qua các cơ sở hợp pháp trong nước. 

Trong khi Dự án 88 quan tâm đến sức khoẻ của các tù nhân chính trị, chúng tôi cho rằng họ có mọi quyền tham gia tuyệt thực như một phần của biểu hiện chính trị cần thiết. Công việc của những người ủng hộ nhân quyền chúng tôi không phải là phán xét họ, mà là đảm bảo thông điệp họ cố gắng truyền tải được các cơ quan có thẩm quyền lắng nghe, ngay cả khi bằng cách tuyệt thực. 

Các tổ chức không sẵn sàng ủng hộ việc nhà hoạt động tuyệt thực vì “thiếu sự ngược đãi” hoặc vì “bản thân tuyệt thực là bạo lực”, nên biết rằng đối với những tù nhân chính trị sống mòn mỏi sau song sắt ở Việt Nam độc tài, đôi khi tuyệt thực là công cụ duy nhất mà họ còn lại để bảo vệ quyền tiếp cận các nhu cầu thiết yếu hoặc bảo đảm pháp lý.

Các tù nhân chính trị Việt Nam phải đối mặt với sự đối xử khắc nghiệt mà thường là tra tấn, như được ghi lại trong Báo cáo về Tra tấn và Đối xử vô nhân đạo đối với Tù nhân Chính trị năm 2018-2019 của Dự án 88. Nhưng họ không có cơ chế pháp lý để giải quyết các khiếu nại của mình, vì thủ phạm (quản giáo trại giam) cũng là những người phải giải quyết khiếu nại của họ. Riêng trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức, tòa đã bác đơn kháng cáo của ông. 

Anh Khoa dịch

Nguồn: Asia Times

VNTB (18.01.2021)