- Nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng
- Viết cho BBC News Tiếng Việt từ Berlin
Hình ảnh “Mafia thuốc lá Việt Nam” ở Berlin những năm 1990 chưa phai nhạt, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa ban ngày ban mặt năm 2017 tại Berlin vẫn chưa dịu hẳn thì hôm 18/01/2021 truyền thông Đức lại đồng loạt đưa tin về nạn buôn người của “các đường dây mafia Việt Nam” trong những năm gần đây.
Tình trạng buôn người là nguồn gốc của nhiều tệ nạn xã hội, không chỉ đối với Đức mà cả một số quốc gia khác của EU cũng đang phải gánh chịu.
Phim tài liệu truyền hình dài 45 phút với tiêu đề “Hàng hóa -Trẻ em” trình chiếu đêm 18/01 trên kênh số 1 đài truyền hình Quốc gia Đức ARD giới thiệu cho công chúng Đức nhiều sự thật gây sốc.
Phần giới thiệu chương trình của đài này trước đó ghi: “Buôn người với người Việt Nam: Các tù nhân nô lệ hiện đại”.
Theo BKA (Cục Hình sự Liên bang Đức), hiện có “một mạng lưới các đường dây buôn người lớn khủng khiếp đang hoạt động trên toàn châu Âu”.
“Các tổ chức tội phạm Việt Nam đưa người Việt bất hợp pháp sang châu Âu, Đức và bóc lột họ, trong đó có cả các trẻ em vị thành niên. BKA nay tuyên chiến với nạn buôn người.”
Theo BKA, năm 2021, cả châu Âu cần đồng loạt chống lại nạn buôn người và hành vi bóc lột sức lao động của các tội phạm hình sự Việt Nam.
Các vụ truy quét cho thấy số lượng lớn người Việt sống bất hợp pháp và làm lậu trong các điểm massage, tiệm nails, nhà hàng ăn cũng như các xưởng may, hãng dọn dẹp vệ sinh hay các điểm trồng cần sa.
Những người này được dụ dỗ sang châu Âu với số tiền chi trả cho các dịch vụ khoảng chừng 20.000 euro.
Trên nhiều phương tiện truyền thông Đức: Ngoài đài truyền hình ARD, RBB, N-TV…, các nhật báo quan trọng như Tagesspiegel, Zeit, Neues-Deutschland, Berliner Zeitung, v.v… cũng đồng loạt đưa tin “Berlin là trạm trung chuyển của các đường dây buôn người”.
Các hình ảnh trong cuốn phim tài tiệu cho thấy mức độ và phạm vi của tệ nạn buôn người tới mức như thế nào.
Các khu chợ người Việt Nam ở Ba Lan, Berlin đã bị cảnh sát theo dõi từ trên không bằng drone; điện thoại của các nghi phạm bị nghe lén.
Các nhân viên cảnh sát điều tra có tên tuổi của nhiều quốc gia đã vào cuộc. Có nhân chứng là thành viên các đường dây đưa người đã bị kết án, người từng được đưa lậu vào châu Âu cung cấp nhiều thông tin cho cảnh sát.
Các nghiệp vụ cao nhất được áp dụng, và sự phối hợp giữa các quốc gia ở châu Âu đã hình thành và đang hoàn thiện.
Mục lục
Nỗi lo của cộng đồng
Cộng đồng người Việt ở Berlin và Đức xôn xao.
Những bình luận “đã có thể hình dung ít nhất đây là một thảm họa truyền thông Đức đối với hình ảnh của cộng đồng Việt Nam ở Đức”, “Ôi! lại Berlin”, “Lại Đồng Xuân-Berlin” có không ít trên mạng xã hội dễ dàng được đọc thấy.
Người Việt kinh doanh trong một số ngành hàng lo lắng. Hậu quả đại dịch chưa qua, giờ là nỗi lo sẽ bị các nhà chức trách, cảnh sát ập vào kiểm tra bất kỳ lúc nào.
Không ít người Việt sống bất hợp pháp ở Đức, bị mất hết nguồn thu nhập để trang trải nợ nần, nay khó khăn, lo lắng lại thêm chồng chất, không tìm thấy lối thoát. “Họ chính là những trái bom nổ chậm tại châu Âu.”
Người Việt ở Đức – tiếng tốt và tiếng xấu đủ cả – vốn đã chiếm khá nhiều chỗ trong truyền thông Đức từ nhiều năm qua, nay lại có dịp được nhắc đến một cách khá ồn ào./.
Tác giả là nhà báo tự do, hiện sinh sống tại Berlin, Đức.
Die Story im Ersten: Handelsware Kind
Die Mafia der Menschenhändler
In Deutschland verschwinden seit Jahren vietnamesische Kinder und Jugendliche. Dahinter stecken skrupellose Menschenhändler. Ihre Netzwerke erstrecken sich über Kontinente. Die jungen Vietnamesen werden über Russland und Osteuropa in die Bundesrepublik eingeschleust. Viele enden in der Illegalität als Arbeitssklaven für die vietnamesische Mafia. Der Film erzählt ihre Geschichte.
Versprechen auf ein besseres Leben
“Moderne Sklaverei” – so bezeichnet ein hochrangiger Ermittler vor der Kamera dieses Phänomen. Zusammengepfercht in Kleintransportern, verladen in Kühllastern, monatelang unterwegs, zwischendurch festgehalten in verlassenen Lagerhallen oder Wohnungen. Geschlagen, vergewaltigt, ausgebeutet, in Todesangst. Angelockt mit dem Versprechen auf ein besseres Leben, gegeben von den Kriminellen an die Familien in Vietnam – so schildert es ein junger Vietnamese den Autoren. So werden viele Kinder und Jugendliche aus Vietnam nach Deutschland gebracht.
Opfer sind den Menschenhändlern ausgeliefert
Berlin ist eine der wichtigsten Drehscheiben für den vietnamesischen Menschenhandel. 15.000 bis 20.000 Dollar kostet der Weg ins vermeintliche Glück. In Nagelstudios, als Zigarettenverkäufer, Drogenkuriere oder als Gärtner in illegalen Cannabisplantagen müssen die Opfer dann ihre Schulden abarbeiten. Wann abbezahlt ist, bestimmen die Menschenhändler. Ihre Opfer sind ihnen ausgeliefert. Auf Jahre. Ein Millionengeschäft.
“Menschenhandel und Drogen; das sind alles die gleichen Leute”, sagt ein Schwerkrimineller, der im Auftrag der vietnamesischen Mafia hunderte Vietnamesen aus Litauen über Warschau nach Berlin brachte. Die mehrfach für ihre Recherchen ausgezeichneten Journalisten Adrian Bartocha und Jan Wiese verfolgen in diesem investigativen Roadmovie die Spur der vietnamesischen Mafia über mehrere europäische Länder bis nach Großbritannien. Ihre Protagonisten sind hochrangige Ermittler, Zeugen, Opfer und Täter.
“Handelsware Kind” zeigt dabei eingehend, wie dieser Menschenhandel in Europa funktioniert. Und warum dieses Verbrechen in Deutschland überhaupt möglich und weiterhin fast unbemerkt bleibt.
Ein Film von Adrian Bartocha und Jan Wiese