Seite auswählen

„Lời nói và hành động của Tập Cận Bình không bao giờ đi đôi với việc làm…

Đại đế Tập Cận Bình chỉ muốn thống trị thế giới hơn là hợp tác bình đẳng với các dân tộc khác?“

 

 Đại-Dương

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum) diễn ra trong 5 ngày, kể từ 26/01/2021 tại Thuỵ Sĩ qua hình thức trực tuyến có tên Nghị sự Davos (Davos Agenda) với các phát biểu của Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng với Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga …

Họ bàn về 5 lĩnh vực trong “Sáng kiến Tái thiết Vĩ đại” của WEF:

(1) Định hình các hệ thống kinh tế gắn kết, bền vững và linh hoạt.

(2) Thúc đẩy chuyển đổi và tăng trưởng công nghiệp có trách nhiệm. (3) Tăng cường khả năng quản lý của cộng đồng toàn cầu.

(4) Khai thác các công nghệ của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần Thứ tư.

(5) Thúc đẩy hợp tác toàn cầu và khu vực.

 

Các ý kiến được đúc kết thành cương lĩnh hành động “Davos Agenda năm 2021” sẽ họp tại Tân Gia Ba vào tháng 5 này.

Sau phần khai mạc, Tập Cận Bình được phát biểu đầu tiên trong gần nửa giờ bằng phát súng cảnh cáo về “chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng, chiến tranh công nghệ, chiến tranh thương mại”. Tập nêu lên “4 điểm” để giới lãnh đạo quốc tế cần gạt những khác biệt về hệ thống xã hội, văn hoá, lịch sử để củng cố nền kinh tế thế giới.

 

Ý kiến của Tập Cận Bình không phù hợp với khái niệm toàn-cầu-hoá:

(1) Loài người chấp nhận đa nguyên, nhưng, tránh xa thể chế độc tài.

(2) Từ năm 1991 đến nay chỉ còn Trung cộng, Cuba, Việt Nam, Bắc Triều Tiên áp dụng Chủ nghĩa Cộng sản. Venezuela từ sung túc, sang trọng đã trở thành nghèo đói xác xơ sau 20 năm áp dụng chủ nghĩa cộng sản dù có trữ lượng dầu hoả và mỏ vàng nhất nhì thế giới.

(3) Trung cộng có lịch sử thống trị, diệt chủng bằng sức mạnh quân sự, kinh tế buộc các quốc gia lân bang phải xây dựng tiềm lực quân sự nên thiếu điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.

(4) Trung cộng không bao giờ tôn trọng chủ quyền các quốc gia khác.

Trong bài “China clamps down in hidden hunt for coronavirus origins xuất bản ngày 30/12/2020, Hãng AP đã buộc tội Tập Cận Bình chỉ huy chiến dịch đánh lạc hướng dư luận về SARS-CoV-2 (Virus Vũ Hán) làm cho hơn 2 triệu người chết trên thế giới và chưa thấy dấu hiệu suy giảm. Thủ đoạn do Tập Cận Bình chủ trương:

(1) Bịt miệng dư luận (khoa học gia, truyền thông).

(2) Đặt người tín cẩn và trung thành tuyệt đối để phát biểu mọi ý kiến được cho phép.

(3) Không cho phép các khoa học gia quốc tế độc lập được nghiên cứu, khảo sát về Coronavirus Vũ Hán. Tuyệt đối ngăn chặn người nước ngoài tiếp cận các địa điểm có thể phát sinh và lây lan Virus Vũ Hán.

(4) Phái đoàn 10 chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được Bắc Kinh phê chuẩn đã đến Vũ Hán, nhưng, dân địa phương lại gọi họ là “đoàn khảo cổ” vì các vết tích đều bị xoá sạch, không người dân thường nào được tiếp xúc với phái đoàn WHO. Tang vật không còn thì điều tra, khảo sát cái gì?

(5) CDC Trung cộng công bố bản điều tra ngày 28/12/2020: Vào tháng 4 đã có 34,000 cư dân Vũ Hán được kiểm tra huyết thanh kháng thể SARS-CoV-2 với tỷ lệ dương tính 4.4% nên 50,000 bị nhiễm. Vũ Hán có 11 triệu dân, vậy số ca nhiễm phải 500,000 tức gấp 10 lần.

(6) Bịa đặt SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Mỹ, Ý, Đức.

Cộng đồng quốc tế sẽ sớm đọc được Phúc trình của đoàn khảo cổ WHO ca tụng tài năng siêu việt, đức độ tuyệt vời của Đại đế Tập Cận Bình!!!

Kiểu độc tài đảng trị của Tập Cận Bình đã làm chết 2,300,000 người khắp thế giới chỉ trong vòng một năm và vẫn tiếp diễn chẳng phải thuộc tội ác diệt chủng hay sao?

Tại sao phải hợp tác với tên đồ tể giết người không dao: Tập Cận Bình? 

WEF đang cổ vũ cho cuộc chiến biến đổi khí hậu được Tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden ký Sắc lệnh tái gia nhập Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) đã bị vị tiền nhiệm Donald Trump rút ra khỏi.

 

Lý do nào Quốc hội Hoa Kỳ không phê chuẩn PAC:

(1) Thoả ước này không có điều kiện ràng buộc pháp lý nên các thành viên tha hồ bàn hưu tán vượn mà chẳng cần thực hiện nên COP25 họp tháng 12-2019 đã thất bại hoàn toàn (vì thiếu Mỹ gánh chi phí?) 

(2) Than đá phát ra khí thải nhiều nhất trong các loại nhiên liệu. Trung cộng chiếm 26% lượng khí thải toàn cầu, Hoa Kỳ 13%, Liên Hiệp Châu Âu 9%, Ấn Độ 7%. TQ, Ấn Độ và các nước đang phát triển cũng như chậm tiến được quyền sử dụng than đá cho đến năm 2030. Hoa Kỳ và EU và các quốc gia tiên tiến bị cấm. Khí thải toàn cầu tăng vọt sau khi PAC có hiệu lực từ năm 2015. Đại dịch Covid-19 làm giảm khí thải do các nền kinh tế ô nhiễm giảm hoạt động.

(3) Hoa Kỳ gia tăng khai thác dầu hoả và dầu phiến đá thành khí hoá lỏng đã giúp nền kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh vì:

(a) Giá dầu hoả từ 120 USD/thùng xuống 40 USD/thùng kéo theo giảm giá hàng hoá, thúc đẩy sản xuất toàn cầu.

(b) Các nước nghèo sử dụng dầu hoả giá rẻ trong sinh hoạt thay vì dùng than đá, chặt củi, đốt than làm nhiên liệu gây ô nhiễm và tàn phá rừng.

(c) Sản xuất giảm chi phí nên hạ giá thành phẩm giúp giới nghèo đỡ thiếu thốn.

(d) Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Liên Hiệp Quốc đã công bố “Báo cáo Khoảng cách Phát thải 2020”, cho thấy Hoa Kỳ chiếm 13% lượng khí thải toàn cầu, nhưng, đã giảm 0.4% mỗi năm, nhanh hơn bất cứ “nước ô nhiễm nhiều” nào.

Tập Cận Bình kết luận phần phát biểu: “Chúng ta cần phải cộng hưởng và kiên định để bảo vệ chủ nghĩa đa phương … và không nên bắt nạt … tất cả quy tắc đã từng được đưa ra phải tuân theo … nên cam kết chống lại xung đột và đối đầu. Sự khác biệt về lịch sử, văn hóa và hệ thống xã hội … không nên can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia … Chủ nghĩa chống chủ nghĩa và đối đầu sai lầm, dẫn đến chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng, chiến tranh công nghệ, chiến tranh thương mại và làm suy yếu sự gắn kết toàn cầu”.  

Tập Cận Bình cao giọng “không có nền văn minh nào của con người mà thiếu sự đa dạng và tự nó sẽ khác biệt là chẳng có lý do để báo động”.

 

Lời nói và hành động của Tập Cận Bình không bao giờ đi đôi với việc làm:

Thứ nhất, ĐCSTH không chung sống với chế độ Trung Hoa Dân Quốc; đàn áp quyết liệt khi dân Hồng Kông đòi tuân thủ cam kết giữa Trung cộng và Anh Quốc; chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan; Bắc Kinh sử dụng sức mạnh để chiếm đóng và đồng hoá các quốc gia Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương. Buộc Việt Nam và Bắc Hàn vào cỗ xe Xã hội Chủ nghĩa Á Đông. Các quốc gia trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN đang trong tầm ngắm của Đại đế Tập Cận Bình. 

Thứ hai, Trung cộng từng tham gia soạn thảo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đã ký và phê chuẩn mà không thi hành nghiêm chỉnh. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải không phù hợp với UNCLOS và thường xuyên đe doạ chủ quyền các nước láng giềng. Năm 2016, Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA), do UNCLOS tạo ra, đã phán Đường 9 Đoạn ở Biển Nam Trung Hoa (SCS) do Bắc Kinh tuyên bố không có giá trị pháp lý. Nhưng, Bắc Kinh không tuân thủ mà còn siết chặt sự kiểm soát và xác lập chủ quyền thực tế. Trung cộng tuần tự quân-sự-hoá SCS Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) và Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) có thể bất thần tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên SCS khi chính sách “ngoại giao kiên nhẫn” của Hoa Kỳ và Châu Âu đi vào thực tế. Khi biết chắc Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ thì Tập Cận Bình lập tức cho phép Lực lượng Hải cảnh của Trung cộng được quyền bắn đạn thật vào các đối tượng vi phạm chủ quyền Trung cộng trên SCS. 

Thứ ba, Trung cộng được gia nhập Tổ chức Kinh tế Thế Giới (WTO) năm 2001 nhờ Tổng thống Bill Clinton ban cho quy chế tối huệ quốc. Kể từ đó, Bắc Kinh chỉ áp dụng điều khoản nào có lợi mà không tuân thủ toàn bộ quy định của WTO. Trung cộng bị kiện nhiều nhất trong WTO. Hoạt động xé rào của Bắc Kinh mang lại nhiều lợi nhuận hơn số thiệt hại do các vụ kiện. WTO trở thành nơi nâng nền kinh tế Trung cộng lên hàng thứ hai thế giới. Trung cộng càng giàu, càng kết bè kéo cánh lũng đoạn WTO.

Bắc Kinh phá hoại các quy định quốc tế tạo ra chiến tranh lạnh. Cưỡng chiếm Hoàng Sa, và một số thực thể địa lý ở Trường Sa, tấn công biên giới Việt Nam tạo chiến tranh nóng. Lấn chiếm vùng Hy Mã Lạp Sơn gây chiến với Ấn Độ. Tuyên bố chủ quyền phi pháp trên SCS tạo ra tình trạng căng thẳng triền miên. Trung cộng ăn cắp tài sản trí tuệ tạo ra chiến tranh công nghệ. Không tôn trọng mọi quy định trong WTO tạo ra chiến tranh thương mại. Toàn cầu chỉ gắn kết chặt chẽ khi cộng đồng nhân loại đều tuân hành nghiêm chỉnh mọi hiệp ước, thoả thuận đã được ký kết. 

Đại đế Tập Cận Bình chỉ muốn thống trị thế giới hơn là hợp tác bình đẳng với các dân tộc khác?

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

  • 2021: China’s Xi Jinping fires warning shot about ‘cold wars, hot wars, tech wars, trade wars’ (Yahoo)
  • Hand in Hand: China calls for multilateralism to tackle global crises GTN)
  • World Leaders Urge Mindset Change to Build Trust, Foster Collective Action in the Year Ahead (WEF)
  • Klaus Schwab Releases “Stakeholder Capitalism”; Making the Case for a Global Economy that Works for Progress, People and Planet (WEF)
  • Climate change: with Biden in office and Chinese emissions trading scheme on way, a new air of optimism (SCMP)
  • China clamps down in hidden hunt for coronavirus origins (AP)

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen