Seite auswählen

„Những năm gần đây, trong phong trào sau 1975 một số người Miền Nam đã tiếp thâu cái “nhìn đểu” này và xã hội không còn an bình như xưa. Nhìn qua ngó lại và đâm chém nhau,ckẻ chết,người vô tù, gia đình khóc hận .“

Nguyễn Gia Việt

 

Vào giờ tan học chiều 22/2, gần 10 thanh niên xông vào trường THPT Đốc Binh Kiều tỉnh Đồng Tháp rượt đánh, bắt 2 nam sinh lớp 12 lên xe máy chở đi đến nơi vắng cách trường khoảng 10 km đánh đập.

Cùng lúc, tại cổng trường THPT Tháp Mười, một nam sinh lớp 11 vừa tan học bị nhóm thanh niên lạ mặt khống chế đưa lên xe máy chở đi đánh,dùng hung khí đâm trầy xước bụng. 

Trưởng Công an huyện Tháp Mười cho biết nguyên nhân bắt nguồn từ việc “nhìn đểu” mà hai phe …đánh nhau.  

Đã có rất nhiều vụ án mạng vì nguyên nhân là nhìn đểu. 

 

Nhìn đểu là gì?

Chữ “nhìn đểu” có bà con với “đểu cáng” ,là vì đểu cáng có lẽ là ông tổ của trường phái đểu. 

 

Ngoài Miền Bắc hồi xưa ai làm nghề gánh mướn thì kêu là “đểu” ,khiêng thuê kêu là “cáng” ,đó là dân cửu vạn,nơi tập trung người làm nghề này kêu là chợ đểu cáng. 

Dân “đểu cáng” là dân lao dân nghèo,dân cùng đường,dân ít học,thành ra đánh lộn,chém nhau như cơm bữa,người Bắc phân loại “thứ đểu cáng” thì thứ hạ đẳng ,cái này giống như thuật ngữ “đá cá lăn dưa” trong Nam Kỳ mình vậy.  

Nhìn đểu là nhìn sao? Là ánh mắt của kẻ hạ  đẳng dám nhìn người tầng lớp trên. 

Là  liếc nhìn đểu cáng ,đểu giả, mặt đểu,nhìn thẳng  vô mặt người ta,nhìn như thách thức ,soi mói,nhìn mà người bị nhìn chột dạ giống như thằng ăn trộm bị bắt quả tang. 

 

Nhìn đểu cũng là xỏ xiên,không thân thiện,nhìn kiểu vô học,vô giáo dục.

Nhìn đểu là nhìn một cách xúc phạm, tỏ ra khinh bỉ, miệt thị ,và người bị nhìn cũng khó chịu.

 

Chúng ta biết Miền Bắc có luôn một miền học thuật về chửi ,chửi vô cùng phong phú,nó có vần có điệu,chửi mà giấy mực nghiên sầu luôn.  

Thí dụ như cỡ như Nguyễn Khuyến còn chửi ,rõ ràng trong câu “Đếch thấy hơi thơm, một tiếng khà”.

 

Nhìn đểu cũng là một đặc trưng của người Miền Bắc ,người Miền Nam không bao giờ có cái khái niệm kiểu này. 

 

Đọc thơ văn, ta sẽ thấy ngoài Hà Nội hay có kiểu :

“Em khó chịu vì 2…3 ông cứ chăm chăm nhìn mình mà kiểu nhìn cười cười, vểnh râu hút thuốc, cứ nhìn em chằm chằm,kiểu nhìn rất thái độ và khó chịu ,mặt ông nào cũng hình sự xong ánh mắt hình viên đạn kiểu :” nhìn thằng này ngứa mắt thế nhỉ “,Đuỵt mẹ nó nhìn  đểu em các bác ạ”

Và một đám cmt ở dưới rằng:”Sao không xông vào đánh bỏ mẹ nó đi” 

 

Không hiểu vì sao người Miền Bắc có cái nhìn lom lom kiểu làm người khác “chột dạ” như vậy và nhiều người lại cho là bị nhìn đểu,bị khiêu khích rồi xách mé lại nhào vào đánh lộn như vậy?

 

Đó là đặc tánh vùng miền,người Miền Bắc ở xứ lạnh ,họ giỏi chịu đựng,tánh khí khá dũng,dũng nên đấu với Tàu dai dẳng máy ngàn năm để bảo vệ đất Việt,khuôn mặt khá sắc và lạnh.

 

Tuy nhiên khi dũng “thừa” quá thì sanh ra tùm lum tà la thứ,đủ thứ chuyện  không vui.

Có một cái thói mà nhắc ra ai cũng biết,cái thói “Bố đời” của người Bắc.

Nhiều người mở miệng cứ”Lịt mẹ mày”, rồi “Con chó”,”Bố mày bảo” ,”Bố mày cho”,”Bố mày ban cho”,”Ông mày nói cấm cãi”. 

 

Đó là  cái thói xấc xược,kênh kiệu mà thiện hạ kêu là chủ nghĩa bố đời.Thích ban phát những thứ không thuộc về mình,phải hơn thiên hạ dù bằng lời nói dù bản chất ,trí thức,của nả không hơn ai. 

 

Người Bắc sống vùng đồng bằng hẹp mà dân thì đông ,bó buộc trong những con đê khổng lồ nên đất đai từ từ không màu mỡ,xóm làng sau lũy tre làng bé nhỏ nhưng có tư tưởng rất ngông nghinh kiểu là “phép vua thua lệ làng”, làng tao là đệ nhứt, gái làng cấm rớ, anh cả, trưởng tộc có quyền sanh sát , chỉ tay năm ngón, ban ơn, phân loại kẻ khác.

 

“Hít le ba que xỏ lá

Ăn cắp cá của nhân dân

Ăn cắp quần của bộ đội

Lội xuống ao

Không có tao, mày chết đuối”

 

Nho sinh,có học như Cao Bá Quát,khi mà tánh khiêm cần phải thể hiện-mà còn ngông kiểu ” Trong thiên hạ có bốn bồ chữ, mình tôi chiếm hai bồ, anh tôi và bạn tôi, Nguyễn Văn Siêu, chiếm một bồ, còn bồ thứ tư chia cho mọi kẻ khác” thì đủ biết sĩ phu Bắc Hà họ sống ngông cỡ nào. 

 

Lục Tỉnh không có gia phả,không lũy tre làng,không lý trưởng,không trưởng tộc ,không phân loại ngụ cư. 

 

Người Bắc mà chửi  kiểu Nam Kỳ là “Tổ cha mày” thì không ép phê bằng chửi “Đ.ịt bố mày” nó mới tức điên.

 

Tại vì từ địt là ám chỉ hành động giao cấu trong làm tình,nhưng cái nghĩa nó còn là đánh rắm,xì hơi ,thành ra “đ.ịt bố” nó có cái nghĩa là xéo xắt, đê tiện, dơ dáy, hạ nhục, và mất dạy ở trong đó.

 

Nam Kỳ chửi “ĐM mày” mà người nghe không tức,nhưng Bắc Kỳ chửi “Đ.ịt bố mày” là người bị chửi nếu là Bắc sẽ tức điên tiết lên liền. 

 

Người Bắc còn chế ra những câu chửi như lấy d.ao ngoáy vào lòng người ta,xát muối ớt vô ,đại loại là “Tiên sư bố chúng mày”,”Tao lịt cả lò chúng mày”. 

 

 Đó là một xứ có chửi là đặc sản ,chửi có lớp lang, có vần, có vè, lên bổng, lúc xuống trầm ,chửi sáng chửi trưa,rủa chiều xả tối,chửi ba ngày ba đêm,chửi cả tháng.

 

Xứ Bắc có tiếng là đất học,đất lúc nào cũng hàn lâm , có vô số cử nhơn , tấn sĩ trong các ngôi làng. Văn chương linh láng nên chửi cũng rặc vần điệu, lên xuống, nhấn nhá thả hơi

 

Nguyễn Du không thua chị kém em,cũng chửi:

“Phụt ngọn đèn trước mặt, đếch sự đời! Chẳng phải đứa tiểu tâm

Đùng tiếng lói sau nhà, đù mẹ kiếp! 

Bỗng có thằng đại phá”

(Văn tế Trường Lưu nhị nữ)

 

Xứ Bắc lại  nổi tiếng “thâm” ,cái chữ thâm cũng đủ hiểu mức độ. Chửi vần điệu nhưng ngoáy vào người ta như dùng con dao mà đâm ngoáy sâu vô, xong còn cho thêm miếng mắm tôm, miếng muối cho vết thương nó rát âm ỉ trong thời gian dài.

 

Chửi làm sao người ta phải “đau” ,đau mà ngủ không yên, ngủ không ngon giấc, phải đau đầu khi nhớ về câu chửi , tức âm ỉ tới bể phổi, đứt gân máu mà chết.

 

Người Miền Nam không có khái niệm nhìn đểu. 

Nam Kỳ thường dạy con cháu không được nhìn “trân trân”, nhìn sống sượng vào mặt người lớn, người đối diện vì như thế là sỗ sàng, mất lịch sự, vô văn hóa. 

 

Khi mà ra đường bị nhìn thẳng vô mặt thì người Miền Nam không lấy làm tức, họ sẽ nghĩ là người kia mắt kém , người kia đang “tìm” coi mình có quen với họ không.

 

Khi ngừng đèn đỏ,khi một ai đó nhìn thẳng vô mặt thì người bị nhìn sẽ gật đầu chào một cái vì nghĩ chắc là  người quen mà mình không nhớ.Nhiều khi kẻ bị nhìn gật đầu chào,kẻ nhìn gật chào lại mà cả hai không biết mình gặp người này hời nào.Nếu không quen thì làm ngơ luôn,không nhìn lại làm chi hết.

 

Khi bị hỏi sao nhìn dữ vậy,người lỡ nhìn sẽ mắc cỡ và tẽn tò rút lui sau khi nói lời xin lỗi .

 

Một điều nhịn là chín điều lành”,” Chín bỏ làm mười” là cách sống của người Lục Tỉnh xưa . 

Người Miền Nam xưa không bao giờ tự ái, nổi máu anh hùng rơm, côn đồ vườn khi bị người khác  nhìn vào mặt mình. 

Tất  nhiên trong xã hội Miền Nam vẫn có kẻ láu cá, bản chất cũng du thủ du thực lắm đa.

Khi đụng một người cà kia kiểu khiêu khích thì người kia sẽ rút lui, nếu“sung ba khía” thì sẽ va chạm bể đầu, lọi tay, nhẹ thì lỗ mũi ăn trầu, nặng là lên bàn thờ. 

Ông bà xưa hay dạy con cháu,phải biết kềm lòng,biết giữ lời  và giữ thái độ,đừng bào giờ làm anh hùng rơm kiểu “Chén sành đổi chén kiểu”. 

Kiến ngãi bất vi vô dõng giả.

 

Ông bà dạy con cháu hãy là lục vân Tiên, đừng làm Bùi Kiệm, Trịnh Hâm.  

Xã hội Lục Tỉnh không có  gò bó kiểu Miền Bắc, một xã hội mở hoàn toàn. Người Nam không khoe, không nói chữ, không hàn lâm lễ nghĩa. Tuy nhiên những “cái lệ” bất thành văn, đạo lý làm người luôn có trong máu,trong cách sống của từng người dân . Thành ra những anh hùng rơm, sung ba khía, tăng động trong xóm làng sẽ bị cộng đồng tẩy chay tới cùng. 

 

Thành ra xã hội Miền Nam không có khái niệm “nhìn điểu” là vậy.

 

Tại sao Miền Bắc lại phát sinh “nhìn đểu“?  

Chúng ta nhớ phim” Ngôi nhà hạnh phúc “của Hàn Quốc do Bi (Rain) đóng vai chánh Lee Young Jae. 

Cái vai của Bi (Rain) nó nữa con nít nữa người lớn,hờn lẫy,giận rồi vui,ăn rồi ngủ ,túm lợi nó đáng yêu biết chừng nào.

Ai dè qua phiên bản VN thì Vương Hoàng của Lương Mạnh Hải nó không có đáng yêu,nó không hồn nhiên kiểu con nít như Bi (Rain) ,cái vai của Lương Mạnh Hải thành nhỏ nhen,ti tiện,nhìn rất phản cảm.

Anh Lương Mạnh Hải là một người Miền Bắc,anh có cái liếc,cái lườm ,nhăn nhó kiểu anh,thành ra không thể tròn vai như Bi (Rain).

Bộ phim phiên bản Việt thất bại hoàn toàn .

 

Những năm gần đây, trong phong trào sau 1975 một số người Miền Nam đã tiếp thâu cái “nhìn đểu” này và xã hội không còn an bình như xưa. Nhìn qua ngó lại và đâm chém nhau,ckẻ chết,người vô tù, gia đình khóc hận . 

Trầm trọng hơn là các em học sinh lại “áp” nhìn đểu vô rất thành thạo, nhìn qua nhìn lại là kéo phe đánh nhau, cứ nhóm hs từ Hốc Môn kéo xuống Tân Bình đánh bạn , rồi rượt đuổi chém người trong quán nhậu vì tưởng bị nhìn đểu.

 Học cái dũng của người Bắc trong chánh trị ,trong việc lăn xả đối đầu với kẻ thù thì không học,đi học cái “nhìn đểu” đề trút xả vô nhau. 

 

Buồn thay !

Một cái nhìn, một cách nhìn của người khác không bao giờ là nguyên nhân đẩy địa vị của chúng ta xuống dưới hay lên trên được , chỉ có những người láo cá và tự ti mới ôm cái “nhìn đểu” để rồi phải thiệt thân trong những vụ ẩu đả.

 

Nguyễn Gia Việt