Translated from Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health’s article How History Helps Explain Pandemic Behavior
Không có hai đại dịch nào giống nhau, nhưng lịch sử dạy chúng ta rằng một số hành vi vẫn tồn tại.
By Anna Louie Sussman, on 18-02-2021
Hình ảnh: Nicholas I của Nga đã dập tắt một cuộc bạo động vì dịch tả ở St.Petersburg năm 1831. Hình ảnh từ Wikimedia Commons.
Sự mệt mỏi vì dịch bệnh
Sự kiên nhẫn của con người chỉ có giới hạn đối với dịch bệnh hoặc những biện pháp hạn chế lây nhiễm kèm theo.
Ví dụ, khi virus H1N1 (gây bệnh cúm trên lợn rồi truyền sang người) tấn công thành phố Mexico vào năm 2009, người dân ngay lập tức hiểu được tầm quan trọng của việc đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy một tuần, sự cảnh giác đã giảm xuống, Jeremy Greene nói.
Và hãy nhìn lại đại dịch HIV/AIDS. Gần 700.000 người đã chết vì các bệnh liên quan đến AIDS vào năm 2019, nhưng “chúng ta đã ngừng nói về ‘đại dịch HIV’”, Greene lưu ý.
Ông lo lắng rằng một khi nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu da trắng đã được tiêm vaccine chống lại COVID-19, dịch này cũng sẽ bị loại khỏi mối quan tâm thường ngày. “Điều đó có thể tạo thành một kiểu kết thúc của đại dịch,” ông nói, “khi nó được coi là ‘vấn đề của người khác’.” —ALS
Khi dịch tả lan rộng khắp châu Âu vào những năm 1830, “bạo loạn dịch tả” đã nổ ra chống lại các biện pháp ngăn lây nhiễm của chính quyền. Tầng lớp lao động chứng kiến những người giàu hơn được cách ly thoải mái tại nhà, trong khi những người nghèo được đưa đến bệnh viện, đôi khi không bao giờ quay trở lại. (Họ cũng biết một số cơ sở y tế nổi tiếng vì “giành giật xác chết” để nghiên cứu giải phẫu.)
Graham Mooney, PhD, trợ lý giáo sư Lịch sử Y khoa tại Trường Y Johns Hopkins, cho biết các cơ quan y tế cộng đồng phải hiểu nguồn gốc phản ứng của người dân qua các bài học lịch sử đó.
Mooney nói: “Có vẻ phi lý khi mọi người xung quanh nói“ Chà, đây chỉ là những người giàu đầu độc nước, để họ có thể kiểm soát chúng ta”. “Nó có hoàn toàn vô lý không? Nó luôn có bối cảnh xã hội, chính trị và văn hóa mà bạn cần lưu ý”.
Trong suốt lịch sử, phản ứng của mọi người đối với các biện pháp can thiệp dịch bệnh dao động từ việc chấp nhận nhanh chóng đến từ chối một cách bạo lực. Nhưng một xu hướng quan trọng vẫn tái diễn, Jeremy Greene, MD, PhD, MA, giám đốc Viện Lịch sử Y khoa Johns Hopkins cho biết. Một trong số đó là hoài nghi chung về các can thiệp y tế mới do chính phủ dựng nên. Sự hoài nghi này đặc biệt gay gắt ở Hoa Kỳ, vốn được định hình bởi sự tôn trọng chủ nghĩa cá nhân và quyền công dân — và nghi ngờ có sự can thiệp của nhà nước.
Greene nói: “Có một lịch sử lâu dài về việc can thiệp sức khỏe cộng đồng được coi là sự tăng cường xâm phạm vào cuộc sống cá nhân của mọi người và điều này khó dung thứ,” Greene nói.
Mặc dù tính minh bạch và thông điệp nhất quán, chính xác luôn là yếu tố quan trọng, nhưng các quan chức y tế cộng đồng ngày nay cũng phải đối mặt với một môi trường thông tin chưa từng có. Greene cho biết “thế giới truyền thông có một không hai” hiện nay là nguồn chính yếu để hiểu được sự hoài nghi, do dự và phủ nhận hoàn toàn về dịch COVID. Ông nói: “Không phải ngẫu nhiên mà thuật ngữ “virus” được sử dụng để mô tả cả sự lây lan của tác nhân gây bệnh dịch và cả sự lan truyền của tin tức và thông tin qua mạng xã hội.
Mooney ủng hộ việc sử dụng các nguồn lực thực sự đằng sau các biện pháp y tế công cộng, trích dẫn những nỗ lực của chính phủ Anh trong thế kỷ 19 để xóa bỏ các bệnh phổ biến như bệnh đậu mùa và bệnh ban đỏ. Nếu các nhà chức trách, trong khi cố gắng khử trùng một ngôi nhà, phá hủy một cuốn sách hoặc rèm cửa sổ, họ sẽ thay thế chúng. Sự hiểu biết rằng việc hy sinh vì lợi ích sức khỏe cộng đồng không nên chỉ do một cá nhân nào đó gánh chịu.
Cuối cùng, “chìa khóa để sử dụng lịch sử một cách hiệu quả trong khuôn khổ sức khỏe cộng đồng là hiểu được cả tính liên tục và sự thay đổi,” Greene nói. “Các sự kiện trong quá khứ không cung cấp một cuốn sách cho hiện tại hoặc tương lai. Lịch sử không bao giờ lặp lại chính nó. “
Người dịch: Chau Tran
Biên tập: Chau Tran