Mục lục
VOA: Nhìn lại ‘100 ngày đầu’ của tổng thống Joe Biden
- VOANews
Tương tự mọi ứng cử viên tổng thống Mỹ, ông Joe Biden dùng hầu hết thời gian tranh cử vào năm ngoái để hứa hẹn. Vào lúc 100 ngày trong chức vụ của ông đến gần — một truyền thống “cột mốc” đánh giá việc làm của tổng thống – người ta đang xem ông đã thực hiện được lời hứa nào, và chưa làm đối với những lời hứa nào khác.
Những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của tổng thống có thể chia ra làm ba loại, không kể đến các lãnh vực về chính sách.
Có những việc dễ làm – mà ông Biden có thể thực sự hoàn tất “trong Ngày thứ Nhất” với một chữ ký hay ban hành một sắc lệnh. Tính đến ngày 15/4, ông Biden đã ký 49 sắc lệnh và bản ghi nhớ khác nhau, nhiều hơn những người tiền nhiệm gần đây: Donald Trump (36), Barack Obama (34) và George W. Bush (12).
Khó khăn hơn một chút để hoàn tất, dù vẫn trong phạm vi quyền hạn của hành pháp, là những thay đổi và sáng kiến về chính sách khác, có thể mất một số thời gian để thi hành nhưng có thể hoàn tất không cần có khuyến cáo của các thành viên quốc hội.
Cuối cùng có những hứa hẹn lớn về những quan hệ chuyển biến giữa hai đảng chính, Ông Biden nói ông sẽ làm việc để mang Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ làm việc với nhau theo lối lưỡng đảng về những vấn đề quan trọng của đất nước.
Trên một loạt lãnh vực chính sách rộng rãi, ông Biden nhanh chóng hoàn tất hầu hết những vấn đề trong lãnh vực thứ nhất, và một số trong lãnh vực thứ nhì, nhưng những nỗ lực để đạt được những thành công lưỡng đảng trong Quốc hội hầu như không có gì cả.
Khí hậu
Ông Biden nhanh chóng lo đến một lãnh vực dễ chiến thắng là về vấn đề khí hậu và trái đất ấm dần. Trong 8 ngày đầu tiên trong chức vụ, ông loan báo Mỹ sẽ tái gia nhập hiệp ước khí hậu Paris, ban hành một loạt các sắc lệnh ngưng các dự án liên quan đến khí thải nhà kính cao, như đường ống dẫn dầu Keystone XL, và loan báo ông sẽ yêu cầu Thượng viện phê chuẩn một hiệp ước quốc tế về việc giảm bớt khí hydrofluorocarbons.
Vào ngày 22/4, ông Biden giữ lời hứa triệu tập một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khí hậu, tập họp các nhà lãnh đạo thế giới trên mạng trước Hội nghị Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 của Liên hiệp quốc tại Glassgow vào tháng 11 năm nay. Ông hứa giảm một nửa khí thải nhà kính của Mỹ vào năm 2030, dùng mức căn bản của năm 2005.
Ông Biden cũng thề sẽ tạo nên hạ tầng cơ sở năng lượng mới tại Mỹ, từ các trạm nạp điện cho ô tô điện cho đến mạng lưới điện thông minh, trong khuôn khổ của một gói hạ tầng cơ sở lớn hiện đang đệ trình Quốc hội.
Những sáng kiến khác thì khá chậm trong việc khởi động. Một lời hứa làm cho 30% đất đai và nguồn nước tại Mỹ là đối tượng của những yêu cầu bảo tồn chưa có những đề nghị chính thức. Chính quyền cũng vẫn làm việc về những cách thức làm cho ngành chuyển vận hàng không cam kết giảm khí thải.
Súng
Một cách đơn giản: không có gì dễ dàng trong cuộc tranh luận về kiểm soát súng tại Mỹ. Trước đây trong tháng, Tòa Bạch Ốc loan báo ngưng một đề nghị làm chậm việc gia tăng nhanh chóng “súng ma” mà cá nhân có thể lắp ráp từ những bộ phận khác nhau mua được mà không có ký số nhận diện. Chính quyền nói trong vòng 60 ngày sẽ công bố qui định kiểu mẫu “cờ đỏ” cho các tiểu bang, có thể ngăn chặn những cá nhân xét thấy là mối đe dọa do mua được vũ khí.
Ông Biden hứa gởi đến Quốc hội dự luật kiểm soát súng, nhưng thay vì ủng hộ hai dự luật của Hạ viện củng cố việc kiểm tra lý lịch và qui định việc chuyển nhượng vũ khí; cả hai dự luật được Hạ viện thông qua nhưng chựng lại tại Thượng viện.
Ông Biden hứa ký dự luật tái lập Luât Bạo động Chống Phụ nữ phù hợp với luật do Quốc hội thông qua. Tuy nhiên, trong khi Hạ viện thông qua dự luật này trong một cuộc bỏ phiếu theo lưỡng đảng, Thượng viện không có hành động nào cả.
COVID-19
Trong ngày đầu tiên nhậm chức 20/1, ông Biden loan báo bắt buộc mang khẩu trang tại các tòa nhà chính phủ và gởi thơ thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới là Mỹ gia nhập trở lại tổ chức này sau khi chính quyền ông Trump rút khỏi.
Ông Biden cũng đã có thể giữ, và thường vượt quá những lời hứa khác liên quan đến đại dịch. Một lời hứa tiêm chủng 100 triệu liều trong 100 ngày đã vượt qua được một cách mạnh mẽ, với gấp đôi con số này đã được hoàn tất, và chính quyền thực hiện tốt lời hứa thành lập 100 địa điểm tiêm chủng cho dân chúng và thành lập những bệnh viện tiêm chủng lưu động.
Một lời hứa tái mở cửa hầu hết các trường học để học sinh được giáo viên giảng dạy trực tiếp lại ít thành công hơn, phần lớn là vì những quyết định về chính sách trường học địa phương không nằm trong quyền hạn của Tòa Bạch Ốc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã ban hành những hướng dẫn về cách thức tái mở cửa trường học và các cơ sở công cộng khác, nhưng chỉ có hơn phân nửa một ít các trường công mở cửa toàn thời gian để dạy trực tiếp.
Di trú/người tị nạn
Ông Biden làm ngược lại chính sách cấm du hành gây tranh cãi của cựu Tổng thống Donald Trump ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, và đồng thời ông ngưng xây dựng bức tường mà chính quyền ông Trump nỗ lực xây dựng trên biên giới Mỹ-Mexico. Ông nỗ lực thi hành 100 ngày ngưng trục xuất, nhưng nỗ lực này bị chặn vì một phán quyết của tòa án.
Trong vòng tháng đầu tiên nhậm chức, ông Biden cũng gởi cho Quốc hội dự luật di trú sẽ tạo nên một con đường tiến tới quốc tịch cho nhiều di dân không giấy tờ và loan báo một chương trình nhằm đoàn tụ trẻ em bị chia cách khỏi gia đình vì chính quyền trước đây.
Như đã hứa, ông Biden hủy bỏ “qui định gánh nặng công” được ông Trump thi hành để ngăn các di dân mới đây tiếp cận với những dịch vụ công.
Chính quyền dường như vấp ngã nặng trong nỗ lực khôi phục con số chấp nhận người tị nạn vào Mỹ. Sau khi hứa chấp nhận 62.500 người trong tài khóa 2022, tuần trước chính quyền giảm con số này còn 15.000. Tòa Bạch Ốc sau đó nói rằng ông Biden sẽ nâng con số này vào tháng 5 nhưng không đến mức đã hứa.
Phân biệt chủng tộc/bất bình đẳng
Vào ngày đầu tiên nhậm chức, Ông Biden ký sắc lệnh kêu gọi đánh giá toàn diện việc bình đẳng chủng tộc trong chính quyền liên bang và trong những dịch vụ chính quyền cung cấp.
Trong vài tháng đầu tiên nhậm chức, ông Biden ký nhiều sắc lệnh để bảo vệ con người khỏi bị kỳ thị trên căn bản giới tính, khuynh hướng tình dục hay xác nhận giới tính, trong đó có gỡ bỏ lệnh cấm đối với những người chuyển giới phục vụ trong quân đội. Tuy nhiên lời hứa của ông ký Luật Bình đẳng, sẽ luật hóa nhiều bảo vệ này, bị chựng lại tại Thượng viện sau khi Hạ viện thông qua vào tháng Hai.
Tòa Bạch Ốc ngưng thành lập một ủy ban giám sát cảnh sát, thay vào đó chọn cách làm việc để Quốc hội thông qua luật qui trách nhiệm cho cảnh sát.
An ninh quốc gia
Ông Biden hứa khôi phục vị thế của Mỹ trên toàn thế giới bằng cách giao tiếp trở lại với đồng minh, và trong những tháng đầu tiên nhậm chức ông đã bắt đầu làm việc để sửa chữa lai các quan hệ với các nước NATO và các đối tác an ninh của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương.
Ông Biden cũng hứa đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Các cuộc thảo luận để làm việc này đã bắt đầu, nhưng thành công còn lâu mới được đảm bảo./.
BBC: Biden 100 ngày, Điều mà tất cả chúng ta nghĩ sai về Biden
Đối với đội ngũ báo chí của Nhà Trắng, những người đã gắn bó suốt 4 năm với chương trình truyền hình mà Trump thủ vai chính, ba tháng qua là một thử thách.
Như tôi đã nhận xét, có lẽ không khôn ngoan, đối với khán giả quá trình chuyển đổi từ Trump sang Joe Biden giống như đang hút tẩu hàng ngày, chuyển sang uống một chai bia nhỏ nồng độ cồn thấp, mỗi tuần một lần.
Các cuộc họp giao ban hàng ngày của Nhà Trắng giờ đây vô cùng tẻ nhạt. Không có đánh nhau, không thóa mạ nhau. Không có cơn bão Twitter lúc nửa đêm, không có tin về việc trả tiền cho các ngôi sao khiêu dâm, không có các cuộc biểu tình Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại (Make American Great Again).
Vì vậy, tất cả những điều này có nghĩa đây là một nhiệm kỳ tổng thống nhàm chán? Tuyệt đối không. Đây là một nhiệm kỳ tổng thống thú vị hơn rất nhiều – cho đến nay – hơn tôi nghĩ bất kỳ ai trong chúng ta đã tưởng tượng. Tôi muốn nói rằng nó rất rất hấp dẫn.
Điều đáng buồn, từ một quan điểm hoàn toàn ích kỷ, đây không phải là một chương trình trình diễn dành cho TV – thứ mà tôi đã xem trong suốt bốn năm qua.
Donald Trump luôn yêu chuộng hình ảnh và sự thái quá. Ông biết cách biến mình trở thành trung tâm của sự chú ý; Biden dường như lại thích thú với việc thiếu những màn kịch, và dường như ông nghĩ rằng điều quan trọng là mọi người tập trung vào những điều ông làm được, hơn là những gì ông nói. Thật lạ lùng.
Chúng tôi đã đưa ra nhận định rằng Joe Biden – với 78 tuổi đời – sẽ là một tổng thống chuyển tiếp. Ông nhậm chức chỉ để hạ độ nóng chính trị; tìm cách hàn gắn một quốc gia bị chia rẽ.
Loại bỏ việc chính trị hóa vô lý ra khỏi các cách phản ứng với dịch Covid. Cải thiện việc triển khai vaccine. Giải độc cho chính trị. Nhưng chỉ những điều này, không mang lại gì nhiều.
Ông đã bổ nhiệm một nội các chủ yếu là kỹ trị, có lẽ để thực hiện các chức năng quản lý. Có thể làm cho các con tàu chạy đúng giờ hơn một chút, nhưng không thể thay đổi toàn bộ đầu máy, chứ chưa nói đến việc thay năng lực vận hành của cả tuyến đường sắt. Một tham vọng phù hợp cho Amtrak Joe.
Nhưng có lẽ tất cả chúng ta đã sai. Có thể nào còn hơn cả chuyển tiếp, ông Biden là một người mang lại sự ‘chuyển đổi’?
Và từ ‘chuyển đổi’ không mang hàm ý tích cực hay tiêu cực – nó chỉ đơn thuần là một tuyên bố dựa trên tham vọng về những gì chúng ta đã thấy cho đến nay. Những người bỏ phiếu sẽ sớm quyết định xem những chuyển đổi này tốt hơn hay tệ hại.
Hãy bắt đầu với gói kích thích kinh tế 1,9 nghìn tỷ đôla.
Điểm nhấn của việc thông qua đạo luật khổng lồ này là gần như tất cả người Mỹ trưởng thành sẽ nhận được tấm séc trị giá 1.400 đôla để giúp họ đối phó với những khó khăn do đại dịch mang lại. Tấm séc này là tiền tiêu cần thiết cho rất nhiều người Mỹ và giành được sự tán thành lớn – từ các cử tri Đảng Dân chủ và Cộng hòa – mặc dù không một nhà lập pháp Đảng Cộng hòa nào ủng hộ đề xuất này.
Nhưng hãy nhìn xa hơn tựa những bài báo và nhìn vào bên trong chính sách này một chút. Có rất nhiều thứ cho ta thấy. Có lẽ quan trọng nhất là việc gia hạn các khoản tín dụng thuế trẻ em. Các gia đình nghèo có thể sớm nhận được tới 3.000 đôla mỗi trẻ em hàng năm. Người ta ước tính rằng biện pháp này sẽ giúp hàng triệu thanh niên thoát nghèo theo đúng nghĩa đen. Hiện giờ, biện pháp này chỉ áp dụng cho năm 2021 – nhưng trong nội bộ Nhà Trắng, rõ ràng Joe Biden muốn chính sách này trở nên vĩnh viễn.
Nó là một phần chính của chính sách xã hội. Nó là một điểm quan trọng.
Với việc thông qua gói kích thích kinh tế – hay còn gọi là Gói giải cứu Mỹ – Biden muốn sửa chữa điều gì đó mà ông cảm thấy Barack Obama đã hiểu sai khi lên nắm quyền và thừa hưởng hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Đúng, Obama đã thông qua nhiều biện pháp khác nhau – nhưng suy xét lại, những biện pháp này bị coi là quá thận trọng; không đủ tham vọng.
Kinh nghiệm sâu sắc mà Biden có được từ thời làm phó tổng thống cho vị tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên của Mỹ, là đừng để một cuộc khủng hoảng trở nên lãng phí. Sự cấp bách của đại dịch đã tạo cho Biden cái cớ mà ông cần để thúc đẩy một kế hoạch lớn. Và ông ấy đã thực hiện được kế hoạch đó.
Bây giờ hãy xem những dự định xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Biden. Một lần nữa, chi phí sẽ là hàng nghìn tỷ. Một lần nữa, tham vọng sẽ rất lớn – đây không chỉ thuần túy là việc sửa chữa cầu và đường (dù đó là điều quan trọng và sống còn); đó là việc làm cho truy cập kỹ thuật số trở nên công bằng hơn. Nhưng tham vọng này còn rộng lớn hơn thế nữa. Lớn hơn nhiều.
“Nó không phải là một kế hoạch mày mò sửa chữa thử nghiệm,” tổng thống nói với người ủng hộ bên ngoài Pittsburgh. “Đó là khoản đầu tư vào nước Mỹ mỗi thế hệ chỉ có một lần.”
Với những người theo Đảng Cộng hòa, đó là kiểu quá tay điển hình của chính phủ và nó nhắm vào việc thay đổi cấu trúc xã hội hơn là động thái chữa dân sự thông thường như sửa đường sửa cống.
Những điều mong ước mà Biden hy vọng đạt được từ kế hoạch cơ sở hạ tầng này dài lê thê. Danh sách này thể hiện mong muốn tạo ra hàng triệu công ăn việc làm trong ngắn hạn và tăng năng lực cạnh tranh của Mỹ trong dài hạn. Nó hướng tới việc đạt thêm được bình đẳng chủng tộc. Việc tập trung vào các nguồn năng lượng mới, sạch hơn, hứa hẹn sẽ giúp quốc gia chống lại biến đổi khí hậu.
Về chủ đề này, hãy nhìn lại cả những mục tiêu đầy tham vọng liên quan đến biến đổi khí hậu mà ông đã đặt ra trong hội nghị thượng đỉnh qua mạng được tổ chức vào tuần trước ở Washington. Đây không phải là hành động của một tổng thống không muốn tạo sóng gió. Việc cắt giảm 52% lượng khí thải vào cuối thập kỷ là CHUYỆN LỚN.
Ai biết liệu ông ta có đạt được điều đó hay không – nó sẽ đòi hỏi người Mỹ thay đổi cách lái xe; cách sưởi ấm và làm mát ngôi nhà họ. Cách thức mà nền công nghiệp vận hành. Nhưng nếu tham vọng này nhằm tới sự phô trương tham vọng của Mỹ, thì quả thực là rất tham vọng.
Đương nhiên, rõ ràng là có yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản người dân nào cũng thích trong danh sách những cải tổ này. Và đề xuất này cần phải thông qua Quốc hội, và điều đó chưa xảy ra.
Và trong khi tôi đang nói dài dòng, hãy để tôi bổ sung thêm điều này…. và có điều gì đó hơi nực cười về trọng tâm của 100 ngày đầu tiên.
100 ngày đầu tiên thường là một tuyên bố về ý định, một khoản đặt cọc làm tin trước cho những gì bạn có thể làm với phần còn lại của nhiệm kỳ. Nhưng thiệt tình mà nói, ai thèm quan tâm nếu bạn có 100 ngày đầu tiên lấp lánh trong khi 1.360 ngày tiếp theo bốc mùi và chìm nghỉm?
Tất cả đều cho thấy, chương trình nghị sự đầy tham vọng, và đây là điều khiến Joe Biden già nua nhàm chán trở nên thú vị.
Đây là một chuyên mục blog chứ không phải một cuốn sách, nhưng ý tưởng chủ đạo trong chính trị Mỹ suốt 40 năm qua được cho là đánh thuế thấp, giảm bớt quy định về kinh tế, cân đối ngân sách, khuyến khích cạnh tranh, hạn chế công đoàn theo đường lối chính phủ nhỏ của Ronald Reagan.
Điều này cũng đúng với sức ảnh hưởng của chủ nghĩa Thatcher ở Anh – vâng, đã có 13 năm chính phủ đảng Lao động nắm quyền kể từ khi Maggie về vườn, cũng như ở đây đã có các nhiệm kỳ của Clinton và Obama kể từ thời Reagan. Nhưng có thể cho rằng chúng hoạt động trong khuôn khổ, và được xác định bởi, tính chính thống của các kinh tế gia theo chủ nghĩa tiền tệ, những người thống trị tri thức ở cả hai bờ Đại Tây Dương: Milton Friedman, trường phái Chicago, đường cong Laffer, Huân tước Alan Walters.
Nếu gói giải cứu của Obama không đi xa được (như nhận định của Biden), thì rõ ràng là do Obama quan tâm tới sức mạnh gây đỗ vỡ và ngày càng trỗi dậy của phong trào bảo thủ mang tên Đảng Trà (Tea Party). Cả Clinton và Blair đều thấy con đường đưa tới thắng lợi của họ thông qua “cách thứ ba” mơ hồ: chủ nghĩa tự do kinh tế cấp tiến với nhiều quan tâm đến giới ít khá giả nhất.
Sau những thất bại gây mất tinh thần vào thập niên 1980 – với cả Đảng Lao động ở Anh và Đảng Dân chủ ở Mỹ – người ta càng đau đầu về những gì cần làm để đạt được thắng lợi. Cả Bill Clinton và Tony Blair đều tin chắc rằng việc tăng thuế và các cam kết về chính phủ lớn sẽ không đảo ngược xu hướng đó.
Nhưng Biden – dù tốt hơn hay tệ hơn – có vẻ đang dùng đại dịch và tình trạng tồi tệ của cơ sở hạ tầng nước Mỹ để sỗ sàng nói với dân Mỹ rằng “vâng, chính phủ lớn đã trở lại”. Đó là lãnh địa mà các đối thủ từ Đảng Cộng hòa – vẫn đang cố gắng xác định danh tính của mình thời hậu Trump – sẽ luôn sẵn sàng chống trả.
Cựu chuyên gia thăm dò dư luận của Joe Biden thậm chí còn quyết liệt hơn khi cho rằng tổng thống nên thẳng thắn hơn về sự cần thiết phải tăng thuế với những người giàu có nhất để chi trả cho tham vọng này.
Xin đừng nhầm lẫn: đây là một cú đột phá lớn và là một canh bạc lớn. Cho đến nay, tỉ lệ ủng hộ Biden xét trên các mặt trận mà ông chọn để chiến đấu – đối phó đại dịch corona, kích thích kinh tế, các kế hoạch về hạ tầng – đang thực sự khả quan.
Với những hỗn loạn ở biên giới miền nam thì không được như vậy; điều mà bây giờ tổng thống thừa nhận là một cuộc khủng hoảng. Và vấn đề kinh niên về kiểm soát súng đang dẫn đến rất nhiều tranh cãi, nhưng thật khó để đoán được những gì ông sẽ có thể đạt được thông qua lập pháp, xét trên cán cân đang ngang ngửa tại Thượng viện.
Joe Biden luôn bám chặt vào các quy tắc giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, đánh dấu một sự khác biệt lớn so với tình trạng bừa bãi và siêu lây lan ở Nhà Trắng của người tiền nhiệm. Các cuộc họp của tổng thống đều theo tinh thần giãn cách xã hội; các quy định được tuân thủ nghiêm ngặt.
Nhưng giờ này tháng trước, một buổi họp thú vị đã diễn ra ở Phòng Đông.
Jon Meacham, sử gia chuyên nghiên cứu về tổng thống, đã mời một số đồng nghiệp nổi tiếng đến tham gia cuộc đối thoại mà Joe Biden rất nóng lòng tổ chức. Ngay trong giai đoạn này, mới chỉ khoảng 60 ngày sau khi nhậm chức, mà Biden đã suy nghĩ về di sản của mình và những gì ông cần phải làm; giới hạn về thẩm quyền của tổng thống là gì; những bài học mà ông có thể học được từ những người đi trước.
Một lần, ông ta đã quay sang Doris Kearns Goodwin, người có lẽ được tôn kính nhất trong số các học giả nghiên cứu về tổng thống, và nói “Tôi không phải FD, nhưng…”
Có lẽ Joe Biden đang coi đây là thời điểm để đưa ra Chính sách Kinh tế mới kiểu như Franklin Delano Roosevelt đã thực hiện sau Đại Suy thoái, hoặc cuộc chiến chống đói nghèo và chống bất bình đẳng chủng tộc được Lyndon B Johnson thúc đẩy vào thập niên 1960.
Điều mà Donald Trump chế nhạo trong chiến dịch tranh cử là Biden có thể đã tham gia chính trị hơn bốn thập niên, nhưng nào đã có được thành tựu nào để mà tự hào.
Có vẻ như khi lên nắm quyền, Biden đang tìm cách đưa ra câu trả lời hùng hồn và rõ ràng cho câu hỏi đó – ngay cả khi nó không là một màn biểu diễn đầy kịch tích./.
BBC
Công chúng đánh giá Tổng thống Biden sau 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ
Translated from Brookings’s article At 100 days, where does President Biden stand with the public?
Với ngày thứ 100 của nhiệm kỳ tổng thống Biden sắp tới gần, đây là bản báo cáo “thời tiết” trong thời gian tới: hiện tại chủ yếu là nắng, nhưng mây ngày càng nhiều và khả năng có bão sau đó. Sau đây là đánh giá một số dữ liệu quan trọng từ năm cuộc thăm dò chính.
By William A. Galston, on 20-04-2021
Với ngày thứ 100 của nhiệm kỳ tổng thống Biden sắp tới gần, đây là bản báo cáo “thời tiết” trong thời gian tới: hiện tại chủ yếu là nắng, nhưng mây ngày càng nhiều và khả năng có bão sau đó. Sau đây là đánh giá một số dữ liệu quan trọng từ năm cuộc thăm dò chính. Theo hầu hết các bảng thăm dò, Joe Biden đã có một khởi đầu mạnh mẽ. Nhìn chung, số người cho là ông làm được việc ở mức 53% trong khi sự không đồng ý đã ổn định ở mức khoảng 41%. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 72% người Mỹ đánh giá cao ông về việc sản xuất và phân phối vaccine Covid, và 67% tán thành dự luật viện trợ COVID-19 mà Quốc hội đã ban hành vào tháng Ba. Các cuộc khảo sát chất lượng cao khác cũng cho kết quả tương tự. Kế hoạch Việc làm cho người Mỹ do ông Biden đề xuất – thường được gọi là dự luật “cơ sở hạ tầng” dù hơi lộn xộn và khó hiểu – nhận được sự ủng hộ vững chắc mặc dù không quá áp đảo của công chúng. Sự ủng hộ sẽ tăng lên khi mọi người biết rằng dự luật sẽ được tài trợ bởi mức thuế cao hơn đối với các công ty và cá nhân giàu có. Cuộc thăm dò gần đây nhất của Marist đã chứng minh bản năng chính trị của tổng thống: cứ 10 người Mỹ thì chỉ có 3 người ủng hộ việc tăng phí cầu đường hoặc thuế khí đốt để chi trả cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng và chỉ 2 trong 10 người ủng hộ việc tăng thuế nói chung hoặc tăng vay nợ để làm như vậy. Ngài Biden cũng được đánh giá cao về cách cư xử cá nhân của mình. Theo Pew, 46% người Mỹ thích cách ông ấy ứng xử với tư cách tổng thống, so với chỉ 27% người không thích cách cư xử của ông. (27% còn lại có quan điểm lẫn lộn.) Bốn mươi bốn phần trăm (44%) tin rằng ông đã thay đổi giọng điệu tranh luận chính trị theo hướng tốt hơn, trong khi 29% không đồng ý. Không có gì ngạc nhiên khi ông Biden đạt điểm cao nhất về lòng trắc ẩn: 58% trong một cuộc thăm dò của Quinnipiac tin rằng ông quan tâm đến những người dân Mỹ bình thường như họ. Một nhóm nhỏ hơn coi ông là người trung thực, một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, và một đoàn thể hơn là một kẻ gây chia rẽ. Và tổng thống đã tạo ra sự đoàn kết chưa từng có trong đảng của mình. Theo Gallup, 66% đảng viên Đảng Dân chủ tán thành hiệu suất công việc của ông, mức độ ủng hộ trong nội bộ đảng cao hơn các tổng thống Trump, Obama, George W. Bush và Clinton được hưởng ở thời điểm tương tự trong chính quyền của họ. Nhìn chung, một cuộc khảo sát gần đây của Monmouth cho thấy, 46% người Mỹ tin rằng đất nước đang đi đúng hướng, tỷ lệ cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ. Đây là nền tảng đầy hứa hẹn cho các sáng kiến trong tương lai của chính quyền Biden. Còn bây giờ là những “đám mây đen”. Mặt trái của sự đoàn kết trong đảng là chia rẽ đảng phái. Khoảng cách giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa tán thành ông Biden là 86, một điểm cao kỷ lục, so với 77 điểm của Trump, 56 của Obama, 57 của Bush và 50 của Clinton. Khoảng cách giới tính và giáo dục cũng ở mức kỷ lục, và ông Biden là tổng thống duy nhất trong lịch sử bỏ phiếu gần đây – và có lẽ là chưa từng có – nhận được sự ủng hộ của chưa đầy một nửa người Mỹ da trắng vào thời điểm này trong chính quyền của ông. Nếu những lỗ hổng này kéo dài, tổng thống sẽ khó có thể thực hiện lời hứa trong chiến dịch thống nhất đất nước. Ông Biden đã không đạt được tiến bộ rõ rệt trong những nhóm người Mỹ mà đã không ủng hộ ông mạnh mẽ vào năm 2020. Sự ủng hộ của ông trong các cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng vẫn chỉ ở khoảng 30%, và sự tán thành của ông đối với những người gốc Tây Ban Nha chỉ là 50%, theo Quinnipiac nhận định trong cuộc khảo sát gần đây. 25% người gốc Tây Ban Nha trong cuộc khảo sát đó hoàn toàn không tán thành những gì ông đã làm, trong khi 25% khác bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ. Tổng thống cũng chưa hoàn thành lời hứa của nhiệm kỳ tổng thống của mình. Theo Pew, chỉ 44% người Mỹ nói rằng họ đồng ý với anh ấy về hầu hết hoặc tất cả các vấn đề, so với 54% nói rằng họ không đồng ý với anh ấy về hầu hết hoặc tất cả. Quinnipiac phát hiện ra rằng 48% người Mỹ nghĩ rằng anh ta đang chi tiêu quá nhiều, trong khi 37% cho rằng chi tiêu của anh ta là đúng đắn. (Việc cánh tiến bộ trong Đảng Dân chủ cho rằng ông chi tiêu quá ít chỉ được 8% người Mỹ tán thành.) Và sự ủng hộ đối với cơ sở hạ tầng “xanh”, chẳng hạn như các trạm sạc xe điện, thấp hơn đáng kể so với các đề xuất cơ sở hạ tầng truyền thống. Và cuối cùng, cơn bão sắp tới. Pew nhận định, kể từ tháng 6 năm ngoái, tỷ lệ người Mỹ cho rằng nhập cư bất hợp pháp là một vấn đề “rất lớn” đã tăng mạnh, từ 28% lên 48%. Trước mối quan tâm gia tăng này, sự tán thành của công chúng đối với việc ông Biden xử lý tình hình ở biên giới phía nam của chúng ta chỉ ở mức 29%, với 55% không đồng ý. Việc xử lý rối ren của chính quyền đối với vấn đề người tị nạn chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Như chúng ta đã thấy vào năm 2016, nhập cư là một vấn đề bùng nổ có thể kéo theo sự phản đối với các ứng cử viên Đảng Dân Chủ. Các chiến lược gia đảng Dân chủ hy vọng rằng một nền kinh tế mạnh mẽ vào năm 2022 sẽ bảo vệ đảng của họ trước sự sụt giảm truyền thống vào giữa nhiệm kỳ và họ cũng hy vọng rằng nếu không có Tổng thống Trump gây tranh cãi, vấn đề nhập cư sẽ mất đi một phần áp lực của nó. Các chiến lược gia của đảng Cộng hòa phản đối rằng khi tăng trưởng tăng và thất nghiệp giảm, sự chú ý của công chúng thường chuyển sang các vấn đề bị đẩy lùi khi các mối quan tâm về kinh tế chiếm ưu thế. Trừ khi chính quyền Biden có thể đưa ra một chiến lược nhập cư tạo được niềm tin cho công chúng, chúng ta sẽ phải chờ xem tầm nhìn chiến lược năm tới của Đảng nào là đúng đắn.
Người dịch: Linh K Pham
Biên tập: Chau Tran
The Interpreter
Nhã Duy: Thuyền trưởng Joe Biden, người ra khơi giữa cơn bão
Nhã Duy
28-4-2021
Cột mốc 100 ngày của tân nội các tổng thống Joe Biden quả khó làm mỗi người xác định chính xác về ý niệm thời gian. Một mặt nó tạo phản xạ thói quen rằng, 100 ngày có vẻ như đến quá nhanh. Nhưng đồng thời nó cũng cho người ta một cảm giác ngỡ như ông đã nhậm chức từ rất lâu, khi nhìn vào biết bao nghị trình, cải đổi liên tục được đưa ra, cùng các công việc đã làm. Suy nghĩ và cảm xúc thế nào trong mỗi cá nhân, thì vâng, đã tròn 100 ngày nhậm chức của tổng thống Joe Biden để nhìn lại vài điều.
Khi tổng thống Joe Biden bất ngờ qua mặt các ứng viên đảng Dân Chủ trong vòng bầu cử sơ bộ để trở thành ứng viên tổng thống đối đầu cùng Donald Trump, có lẽ không ít cử tri Dân Chủ đã cảm thấy phân vân và nghi ngờ về khả năng của ông, đặc biệt nơi giới trẻ và những người cấp tiến đang ủng hộ các ứng viên khác. Một nhóm cử tri khác thì ủng hộ ông chỉ vì họ muốn truất phế Trump, bất kể ai được đề cử.Có thể tổng thống Joe Biden không phải là ứng viên sáng giá nhất của những thế hệ như tổng thống John F. Kennedy, Bill Clinton hay Barack Obama, những chính khách trẻ trung, trí tuệ và đầy sức thu hút cử tri. Nhưng trong số hàng chục ứng viên khác, ông lại là người có nhiều cơ hội đánh bại được Donald Trump. Chiến thắng của ông đã cho thấy chọn lựa chiến lược của đảng Dân Chủ là đúng đắn và thành công. Với người dân Mỹ, ít ra cũng đã cảm ơn ông vì đã giúp họ thoát khỏi nỗi ám ảnh kéo dài từ Donald Trump.
Nhưng rồi 100 ngày đầu tiên với lời nói và hành động của tổng thống Joe Biden hẳn đã làm thay đổi suy nghĩ của vô số người. Bởi đó là chân dung và phẩm cách của một lãnh đạo vô cùng cần thiết cho nước Mỹ hiện nay: Kinh nghiệm, bản lãnh và trách nhiệm, là một cấp lãnh đạo đặc biệt quan tâm đến lợi ích quốc gia và người dân.
Trong cuốn hồi ký “A Promise Land”, tổng thống Obama đã kể lại chi tiết lý do tại sao ông đã cân nhắc chọn Joe Biden để làm phó trong liên danh của mình. Tổng thống Obama kể rằng, nếu có những cử tri còn phân vân với những người mới và trẻ như ông thì họ có thể tin vào Joe Biden, một thượng nghị sĩ với hơn 35 năm chính trường, có kinh nghiệm đối ngoại sâu rộng, một con người nghị lực và đầy quyết tâm, can cường và bền bỉ vượt lên thử thách. Và hơn hết là một con người chính trực, chân thật và yêu nước, quan tâm đến người khác. TT Obama đã không sai lầm vì đó là những phẩm hạnh thật sự của tổng thống Joe Biden mà người dân có thể thấy được hiện nay.
Song song chiến dịch phòng chống Covid hữu hiệu là gói cứu trợ kinh tế 1.9 ngàn tỉ của ông sẽ giúp hồi phục nền kinh tế đình trệ do đại dịch gây nên và được các chuyên gia dự đoán sẽ đưa tỉ lệ phát triển kinh tế Mỹ lên cao nhất trong vòng vài chục năm qua. Không dừng ở đó, kế hoạch tạo công ăn việc làm qua chương trình đầu tư và tái thiết hạ tầng cơ sở hứa hẹn sẽ tạo thêm công ăn việc làm và chăm lo cho ích lợi người dân Mỹ, tái củng cố vai trò lãnh đạo nước Mỹ.
Nếu phía Cộng Hòa và những người ủng hộ Donald Trump chưa bao giờ đặt vấn đề nợ công và thâm thủng do Trump gây ra, trên thực tế là ít nhất hơn 8,000 tỉ đô la theo các số liệu, thì hà tất gì TT Joe Biden lại e ngại với số tiền cứu vãn một cuộc khủng hoảng kép do Trump để lại, lẫn cho việc đầu tư vào tương lai nước Mỹ với ngân sách chưa bằng phân nửa?
Riêng với Trung Cộng, nếu cuộc chiến chống khủng bố lẫn hai cuộc chiến Iraq và Afghanistan chưa cho phép tổng thống Barack Obama thực hiện trọn vẹn chiến lược chuyển trục Á Châu thì nội các TT Joe Biden xem ra đã cứng rắn và quyết tâm hơn trong việc đối đầu với Trung Cộng, khi ông thừa bản lĩnh và kinh nghiệm để hiểu về một Trung Cộng thủ đoạn thế nào.
Điều đáng ghi nhận là, việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ, một nghị sự cốt lõi trong chính sách ngoại giao hiện nay của nội các TT Biden. Đó là một quyền lực mềm về vai trò lãnh đạo nước Mỹ, đã hoàn toàn bị bỏ qua trong bốn năm qua. Liệu đó không phải là tin vui với những người đang cổ vũ hay dự phần vào phong trào dân chủ và nhân quyền thế giới?
100 ngày đầu tiên không phải thời gian để lưu lại hay thể hiện trọn vẹn một nhiệm kỳ tổng thống, nhưng có thể cho người dân ý niệm định hình rõ ràng về một tính cách cùng các chính sách và đường hướng nghị sự của người lãnh đạo quốc gia. Thị trường gia tăng, thất nghiệp giảm, kinh tế có triển vọng trên đà phục hồi. Với tỉ lệ hài lòng của người dân gia tăng đến 59%, theo như thăm dò mới nhất từ Pew Research Center (*) trong tình trạng phân cực mạnh mẽ hiện nay, tổng thống Joe Biden không những đang đi đúng hướng mà ngày càng được tin tưởng, quý mến nhiều hơn. Đặc biệt với sự hài lòng và lạc quan của giới trẻ, cái xương sườn và tương lai của nước Mỹ.
Tổng thống Joe Biden như một người thuyền trưởng, nắm con thuyền quốc gia giữa cơn bão dữ. Chỉ trong cơn sóng lớn mới thấy được khả năng người lèo lái. Những thách thức vẫn còn trước mặt, nhưng con thuyền quốc gia hứa hẹn sẽ đến được chân trời rộng mở. Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bến đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua.
Xin chúc mừng tổng thống Joe Biden và chúc mừng nước Mỹ!
Tiếng Dân
Hiệu Minh: 100 ngày của Tổng thống Joe Biden
29-4-2021
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong phiên họp chung lưỡng viện tại tòa nhà Quốc hội sáng nay, giờ Hà Nội.
“Đã 100 ngày kể từ khi tôi tuyên thệ nhậm chức, rời tay khỏi cuốn Kinh thánh của gia đình và kế thừa một quốc gia. Tất cả những gì chúng tôi có là một cuộc khủng hoảng, đại dịch tồi tệ nhất trong một thế kỷ, khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái và cuộc tấn công tồi tệ nhất vào nền dân chủ của chúng ta kể từ sau Nội chiến“, Biden nói.
Nhắc tới Tổng thống Nga Vladimir Putin với lời lẽ cứng rắn, Biden nói “Tôi biết một số trong các bạn lo ngại về Nga, nhưng tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin rằng dù Mỹ không tìm cách leo thang, họ sẽ phải chịu hậu quả nếu những hành vi đó của họ là có thật, và chúng sẽ đúng là sự thật“, khi đề cập cáo buộc Nga về nhân quyền, can thiệp bầu cử Mỹ và tấn công mạng nước này.
Với Trung Quốc, Biden khẳng định Washington sẽ “đối mặt” với Bắc Kinh, nhưng không tìm cách gây chiến với nước này. Ông cho hay đã trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Mỹ “hoan nghênh cạnh tranh, nhưng không tìm kiếm xung đột”.
Dân chủ, tam quyền, báo chí tự do… không ngăn cản một TT nói dối như Cuội như Trump vào Nhà Trắng. Khuyên dân Mỹ coi thường Covid để hơn nửa triệu người chết trong khi ông ta lặng lẽ đi tiêm vắc xin tự cứu mình. Trước khi về vườn còn xúi người biểu tình đốt nhà Quốc hội.
Biden lãnh hậu quả nặng nề của nước Mỹ hậu Trump. Nhưng 100 ngày ông làm được thế là đáng kinh ngạc.
Chiến dịch tiêm phòng của Mỹ đạt thành tựu đáng kể, song phiên họp cũng bị giới hạn người tham dự. Thay vì phòng họp Hạ viện với khoảng 1.600 chính trị gia và khách như thường lệ, Biden chỉ phát biểu trước một nhóm được chọn lọc gồm khoảng 200 người.
Khi Biden phát biểu, Dân chủ hoan hô, Cộng hòa ngồi im. Phe Cộng hòa không muốn nghe TT Dân chủ, họ còn rất cay cú Trump thất cử, đổ lỗi cho cuộc bầu cử bị ăn cắp, gian lận, dù không có chứng cứ.
Phía sau bục Biden phát biểu có hai bà là PTT kiêm Chủ tịch Thượng viện Kamala Harris và Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một thế chân vạc hai bà một ông.
Bao giờ Hoa Kỳ có TT là nữ và có hai ông ngồi phía sau thì có kiềng ba chân như Việt Nam, sẽ rất mạnh, từ từ tiến lên CNXH.
Biden có vẻ thuộc bài, nói trôi chảy, trừ nhầm hai lần, escalation (leo thang) thành casket (quan tài), I was president (khi tôi là TT) mà phải là PTT.
Tổng thống 78 tuổi như Joe Biden thật đáng nể./.
Chỉ trích
Biden đang mất bạn thêm thù
ASIA TIMES by BRANDON J WEICHERT – APRIL 27, 2021
Ba Sàm lược dịch
Những sai sót không bị ép buộc phải làm của Biden đang gây thiệt hại lớn cho nước Mỹ trong trò chơi địa chính trị vĩ đại của thế kỷ 21
Tổng thống Hoa Kỳ Joseph R Biden lên nắm quyền hứa hẹn sẽ khôi phục các liên minh vốn đã ốm yếu của Hoa Kỳ. Các đồng minh là cần thiết để hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự xâm lược của Nga và chính sách phục thù của Iran. Tuy nhiên, trong vài tuần qua, chính quyền Biden đã làm cho các đồng minh tiềm năng trên toàn thế giới xa lánh.
Tát Ấn Độ trong khi lại đòi người ta chìa tay ra
Trung Quốc đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang mọi nơi ở Âu-Á, nỗ lực hết sức để đánh bại Hoa Kỳ.
Các nhà lãnh đạo Mỹ, từ cả hai đảng chính trị, đã mơ tưởng về việc thành lập một “NATO Châu Á” được gọi là Liên minh Bộ Tứ (hay đơn giản là “Bộ Tứ”). Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Hoa Kỳ sẽ là nền tảng của liên minh, được dự đoán là sẽ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải tuân thủ “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
Trước đây, Ấn Độ đã cưỡng lại lời kêu gọi của Mỹ về việc thành lập Bộ Tứ, nhưng sau khi Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm nhập vô cớ vào biên giới của họ năm ngoái, Ấn Độ bắt đầu có cái nhìn thiện cảm hơn đối với liên minh.
Một lý do khiến Ấn Độ ban đầu chống lại Bộ Tứ là cam kết quyết liệt của New Delhi đối với nền độc lập quốc gia. Các nhà lãnh đạo Ấn Độ chưa bao giờ muốn trở nên quá phụ thuộc vào bất kỳ nước ngoài nào về an ninh quốc gia. Đây là sự phát triển tự nhiên dễ hiểu qua kinh nghiệm hàng thế kỷ của Ấn Độ khi còn là thuộc địa của Đế quốc Anh.
Vì vậy, trong khi Ấn Độ nỗ lực tiến gần hơn đến quỹ đạo hùng mạnh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo của nước này cũng duy trì các quan hệ hữu nghị với một đối thủ khác của Mỹ ở Á-Âu là Nga. Ấn Độ muốn mua hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo. Washington lo ngại rằng làm như vậy sẽ ngăn cản hình thức chia sẻ công nghệ đã giúp Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương duy trì lợi thế của mình.
Một cuộc tranh cãi giữa các nhà lãnh đạo của Ấn Độ và Hoa Kỳ đã xảy ra vào tháng 3, khi chính quyền Biden được cho là đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ nếu nước này tiếp tục mua hệ thống phòng không của Nga. May mắn thay, Washington đã rút lại lời đe dọa của mình. Nhưng thiệt hại có thể đã xảy ra.
Trong khi đó, Ấn Độ tìm cách cạnh tranh quyền lực với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Trung Quốc tìm cách mở rộng phạm vi hoạt động sang phía Tây – liên kết sức mạnh của Trung Quốc ở Thái Bình Dương với các lợi ích của Trung Quốc ở châu Phi. Ấn Độ đúng là có vấn đề với thực tế này và đang chống lại các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.
Đối với bất kỳ nhà tư tưởng duy lý nào ở Hoa Kỳ, những động thái táo bạo này của Ấn Độ nên được khuyến khích. Rốt cuộc thì điều gì tốt cho Trung Quốc cũng phải tốt cho khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã ra lệnh tiến hành một hoạt động tự do hàng hải (FONOP) tích cực, không phải chống lại đối thủ Trung Quốc của mình trong khu vực, mà là chống lại nước mong muốn là đồng minh, tức là Ấn Độ.
New Delhi sẽ liên tục xem xét vai trò địa chính trị của mình, tự hỏi liệu người Mỹ có đáng tin cậy với tư cách là đối tác về lâu dài hay không (thật đáng buồn là không phải vậy).
Với những người bạn như thế này, phải không?
Nếu không có Ấn Độ nằm trong cái góc của Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, nhiệm vụ vốn đã khó khăn trong việc kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ gần như không thể thực hiện được. Theo dõi và làm bối rối các đồng minh tiềm năng là phản tác dụng.
Tuy nhiên, chọc tức các đồng minh đã trở thành một dấu ấn của chính quyền Biden. Những lời xúc phạm của cựu tổng thống Donald Trump chủ yếu là hời hợt. Còn với Biden, dường như nó được chỉ ra rõ – và dài lâu.
Biden hy sinh đồng minh Israel vì lý do ích kỷ của mình
Một cuộc trò chuyện được ghi âm giữa đại diện chính quyền Biden (và cựu ngoại trưởng dưới thời Barack Obama), John Kerry, đã chia sẻ thông tin tình báo tuyệt mật về các hoạt động quân sự của Israel ở Syria, nhằm vào các tài sản của Iran ở đó, với đại sứ của Iran tại Liên Hợp Quốc.
Tất cả đó là một phần công việc của cái chính quyền Biden xấu tính thiết lập lại quan hệ với Iran … thứ mà hóa ra là liên quan đến việc Washington thí các đồng minh lâu năm của mình ở Trung Đông, đặc biệt là Israel dân chủ và các quốc gia Ả Rập theo dòng Sunni (nguyên văn: “ném vào gầm xe bus”- to throws sone under the bus). Liên minh chia sẻ thông tin tình báo Hoa Kỳ-Israel là một lợi thế quan trọng trong Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của Hoa Kỳ. Hành động của Kerry có thể đã làm giảm mối quan hệ đó.
Chà đạp Thổ Nhĩ Kỳ
Chính quyền Biden đã hoàn toàn xóa bỏ mối quan hệ vốn đang chết của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách tuyên bố rằng trên thực tế, người Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện tội ác diệt chủng người Armenia trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bằng cách công khai công nhận những gì rõ ràng là một trong những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất trong thế kỷ 20, Tổng thống Biden đã đặt nhà lãnh đạo Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, vào thế phòng thủ.
Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh của NATO. Việc để mất Thổ Nhĩ Kỳ, điều có thể xảy ra sau nhiều năm lơ là và quản lý yếu kém của các chính quyền Mỹ kế tiếp nhau, sẽ làm gia tăng bất ổn ở Trung Đông và châu Âu.
Hơn nữa, việc xa lánh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trao quyền cho Nga, Trung Quốc và Iran – cả ba quốc gia mà Thổ Nhĩ Kỳ đã quan hệ trong suốt thập kỷ qua. Mặc dù tội ác diệt chủng của người Armenia là kỳ quái, nhưng việc công nhận nó một cách công khai như vậy vào thời điểm này là một điều ngu xuẩn đối với Biden.
Là một quốc gia Hồi giáo dòng Sunni, Thổ Nhĩ Kỳ có thể tỏ ra cần thiết trong việc giúp kiềm chế Iran theo dòng Shiite ở Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể được sử dụng để cân bằng – chống lại sự trỗi dậy của Nga. Những triển vọng này bây giờ khó có thể xảy ra. Điều có nhiều khả năng hơn là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vạch ra một lộ trình riêng biệt với NATO và Hoa Kỳ. Khi làm như vậy, Ankara sẽ giúp Trung Quốc, Nga và Iran củng cố một liên minh Á-Âu gồm những người chuyên quyền chống Mỹ trong khi làm suy yếu liên minh phương Tây.
Những hành động đáng xấu hổ của Biden đã giúp nâng cao sức mạnh cho những kẻ chuyên quyền chống Mỹ ở Âu-Á mà nước này tìm cách kiềm chế. Ngày nay, Mỹ đang bảo vệ vị thế đứng đầu hệ thống quốc tế.
Vì vậy, với vai trò là hậu vệ, Washington phải tham gia trò chơi gần như mọi lúc. Tuy nhiên, kẻ thù của nước Mỹ chỉ cần làm mọi điều đúng có một lần.
Những sai sót không thể cưỡng lại của Biden đang giết chết nước Mỹ trong trò chơi địa chính trị lớn của thế kỷ 21. Hãy hy vọng Biden có thể nhanh chóng phục hồi sau những sai lầm của mình.
Brandon J Weichert là tác giả của Win Space: How America Remains a Superpower. Ông là một nhà phân tích địa chính trị, người quản lý Weichert Report: World News Done Right. Tác phẩm của ông xuất hiện thường xuyên trên The Washington Times và Real Clear Politics. Weichert là cựu nhân viên quốc hội Hoa Kỳ, có bằng Thạc sĩ về các vấn đề an ninh quốc gia và quản lý nhà nước tại Viện Chính trị Thế giới ở Washington, DC, và là thành viên liên kết của Đại học New College, Đại học Oxford.
Ba Sàm
Bài của một cụ tị nạn gốc Việt cuồng chống Biden
(văn phong tác giả)
Vũ Linh: BIDEN – 100 NGÀY ĐẦU
Thông thường, khi một tổng thống mới nhậm chức, người ta kiểm điểm xem ông này đã làm được gì sau 100 ngày đầu. Tuy ngắn ngủi, nhưng là những ngày mang rất nhiều ý nghĩa, vạch rõ hướng đi và ưu tiên của tân tổng thống; cũng như cho thấy ông được hậu thuẫn đến cỡ nào để có thể làm gì trong tương lai.
Một ‘cụ’ hay một ‘chú’ (?) tị nạn viết bài với tựa đề thật ‘hoành tráng’ “Thuyền trưởng Joe Biden, người ra khơi giữa cơn bão” để rồi kết luận: “Sự lãnh đạo và phục vụ thầm lặng, bến đỗ cho quốc gia và người dân của tổng thống Joe Biden đã được chứng minh bằng kết quả hiển hiện trong 100 ngày vừa qua”. Kẻ này đọc bài ‘sùng bái lãnh tụ lẩm cẩm’ đó xong té lăn ra ghế cười thiếu điều đứt ruột chết tại chỗ. Đáng tiếc ‘cụ’ tị nạn đó viết khơi khơi “kết quả hiển hiện” mà không ghi rõ bất cứ kết quả nào, khiến khó ai cãi được. Kẻ này đành phải giúp ‘cụ’, trình làng một loạt những “kết quả hiển hiện” để quý độc giả thưởng lãm tài của cụ thuyền trưởng trước ngưỡng cửa alzheimer.
Ta xem lại những “kết quả hiển hiện” đó cho biết.
Bài hơi dài vì cụ Biden có quá nhiều thành tích hiển hiện, xin quý vị thứ lỗi.
Cụ Biden giơ tay tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1/2021. Lần đầu tiên trong lịch sử chính trị Mỹ, tân tổng thống được chào đón một cách hết sức đặc biệt: thành phố Bruceton của tiểu bang Tennessee ra lệnh cả tỉnh treo cờ rủ trong một ngày! Trong khi đám Bờ Lờ Mờ và Antifa công khai trắc nghiệm phản ứng của cụ Biden, tổ chức biểu tình đập phá và đốt cờ Mỹ tại Portland, Seattle và Denver. Cụ Biden không nghe, không thấy, không bàn. Thử tưởng tượng đám thượng tôn da trắng làm vậy xem TTDC Mỹ và truyền thông vẹt sẽ phản ứng ra sao.
Thôi thì ta bỏ qua những chuyện lắt nhắt này đi. Để nhìn vào những chuyện lớn.
[Xin quý độc giả ghi nhận, dưới đây là đúc kết rất ngắn gọn những tin phần lớn đã được đăng trên trang Tin Tức hàng tuần của Diễn Đàn Trái Chiều, luôn luôn có kèm theo link dẫn chứng]
Trước khi vào đề, câu hỏi đầu tiên là ‘ai đang thực sự nắm quyền’?
Theo cơ quan thăm dò Rasmussen, gần một nửa dân Mỹ hay 47%, cho rằng trong Tòa Bạch Ốc có nhiều người khác lấy quyết định ‘giùm’ cụ lú lẫn Biden. Những người đó là ai? Nhiều giả thuyết đã được bàn, trong đó hai người đáng nghi nhất là bà PTT Kamala Harris và cựu TT Obama. Chỉ một nửa dân Mỹ cho rằng cụ Biden đã thực sự là tổng thống nắm quyền.
Thôi thì cứ coi như cụ Biden nắm quyền để dễ nói chuyện.
Lời kêu gọi và việc làm
Cụ Biden rất hiên ngang lên sân khấu chính trị qua bài diễn văn nhậm chức thật oai, kêu gọi đại đoàn kết dân tộc để vượt qua những phân hóa, đấm đá nhau của 4 năm dưới tay ông thần Trump. Không có gì là sáng kiến khi mà hình như tất cả 45 ông tổng thống tiền nhiệm đều kêu gọi đoàn kết trong bài diễn văn nhậm chức.
Cụ đã ‘giữ lời hứa’ bằng cách:
– mở màn triều đại của cụ bằng một cuộc đàn hặc ông tiền nhiệm TT Trump. Hoàn toàn cuội và vớ vẩn khi cả thế giới đều biết sẽ chẳng đi đến đâu hết.
– đưa qua quốc hội luật cứu trợ dịch COVID, thông qua với đúng zero phiếu của đảng đối lập CH, mặc dù phe CH trước đó đã cử 10 vị nghị sĩ đến thương lượng xin cụ Biden ‘nhẹ tay’ bớt, nhưng cụ Biden bất cần.
Chỉ đào sâu hơn hố phân hóa chính trị Mỹ. Đừng nghe những gì Biden nói, mà hãy…
Biểu diễn quyền hành
Vì mặc cảm ‘Sleepy Joe’, trong vòng một chục ngày sau khi tuyên thệ, cụ Biden đã ký một loạt hơn 50 sắc lệnh đủ loại, qua mặt quốc hội một cách trắng trợn nhất. Trong lịch sử cận đại Mỹ, cụ Biden đã phá kỷ lục, hơn xa tất cả các vị tiền nhiệm, đại khái gấp 2 lần TT Obama trong 8 năm, và gấp 8 lần TT Bush con.
Cái mỉa mai thô bỉ là chỉ mới cách đây chưa đầy nửa năm, hồi tháng 10 năm ngoái, cụ Biden đã hùng hổ tố cáo TT Trump đã lạm quyền khi ký nhiều sắc lệnh giống như một tên quân phiệt của một xứ cộng hòa chuối chiên. Bây giờ, chỉ trong một chục ngày, cụ Biden đã ký gấp 2 lần TT Trump trong 4 năm, thế thì giống quân phiệt xứ nào nhỉ?
Nhân sự
Tiêu chuẩn nhân sự mới của cụ Biden, rập khuôn theo mô thức CS: hồng hơn chuyên.
1. Bộ Quốc Phòng dưới quyền ông tướng da đen, đã sa thải cả trăm viên chức và cố vấn cao cấp nhất. Việc này đã được giải thích như cách thanh lọc các viên chức bị gọi là kỳ thị hay cực đoan.
2. Cụ Biden sa thải 56 công tố liên bang do TT Trump bổ nhiệm. Trước đây, khi TT Trump sa thải 46 công tố liên bang năm 2017, TTDC nhất tề công kích Trump đã chính trị hóa ngành tư pháp. Bây giờ tất cả im re.
3. Trong khi khủng hoảng di dân tại vùng biên giới lên tới cao điểm, bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ Alexjandro Mayorkas đã ra tay giải nhiệm hầu hết, hay 32 thành viên, hội đồng cố vấn an ninh lãnh thổ, để bổ nhiệm tay chân vào thay thế.
4. Giám đốc Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới của chính phủ Mỹ -US Agency of Global Media- đã bị thay thế bởi một viên chức có khuynh hướng cấp tiến thân cận với cụ Biden. Cơ quan này bao gồm đài VOA là đài dân Việt rất quen thuộc.
5. Cụ Biden đã bổ nhiệm bà Kristen Clark làm giám đốc Văn Phòng Nhân Quyền của bộ Tư Pháp. Mục đích của văn phòng này trên nguyên tắc là cổ võ cho việc bình đẳng màu da. Bà da đen Clark có đặc điểm là người luôn quảng bá dân da đen hơn hẳn các dân da trắng, da nâu, da vàng về thể xác cũng như trí thông minh. Nôm na ra, đây là một bà ‘Hitler đen’, thay vì chủ trương thượng tôn dân da trắng Aryans thì bà này chủ trương thượng tôn da đen Africanas.
6. Bà Ann Milgram được cử làm giám đốc cơ quan kiểm soát ma túy của Mỹ, Drug Enforcement Administration -DEA. Đây là một cơ quan quan trọng kiểm soát việc sử dụng, buôn bán ma túy. Bà Milgram là nhân viên thứ 6 của CNN được cụ Biden mời tham gia nội các, sau phát ngôn viên Jen Psaki, ngoại trưởng Tony Blinken, bộ trưởng Năng Lượng Jennifer Granholm, cô vấn luật cho bộ An Ninh Lãnh Thổ Sam Vinograd, và phát ngôn viên bộ Quốc Phòng John Kirby. Xác nhận CNN chỉ là cơ quan ngôn luận của cụ Biden.
7. Cụ Biden đã bổ nhiệm ông Nicholas McQuaid làm giám đốc văn phòng phụ trách các vụ án đại hình trong bộ Tư Pháp. Có gì Lạ? Ông này là luật sư trong văn phòng luật của cậu Hunter Biden, bảo đảm bộ Tư Pháp sẽ không bao giờ truy tố cậu về những chuyện làm ăn với Ukraine và nhất là với Trung Cộng, hay bất cứ chuyện lem nhem gì khác của cậu trong quá khứ hay tương lai luôn. FBI muốn điều tra cậu Hunter phải có phép của ông McQuaid. Dĩ nhiên, việc cậu Hunter ngủ với chị dâu vừa góa là chuyện không dính đáng gì đến công lý nên miễn tố.
COVID
Từ ngày nhậm chức tới nay, cụ Biden chưa hề có bất cứ quyết định cụ thể nào trong việc chống COVID. Ngoài việc cụ đấm ngực khoe công đã chích tới 200 triệu liều thuốc cho dân Mỹ.
Việc chích thuốc ngừa qua 4 giai đoạn:
1. Giúp sáng chế thuốc: công của các nhà khoa học với sự trợ giúp 18 tỷ đô của Mỹ.
2. Mua thuốc: Mỹ đặt mua đâu từ 500 tới 800 triệu liều thuốc ngừa Pfizer và Moderna.
Cả hai việc trên đều xẩy ra TRƯỚC khi cụ Biden nhậm chức, cùng lúc với việc đặt sản xuất cả mấy trăm triệu ống chích. Ngay cả cụ Biden cũng đã chích trước khi nhậm chức, với thuốc do Trump giúp sáng chế và đặt mua. Có muốn viết lại lịch sử cũng không thể.
Cụ Biden chích ngừa ngày 21/12/2020, một tháng trước khi nhậm chức. Thuốc này, ai mua?
3. Phân phát thuốc ngừa cho các tiểu bang: căn bản theo kế hoạch của TT Trump khi mới đặt mua thuốc, tuy cụ Biden có sửa đổi đôi chút, ưu tiên gửi nhiều hơn cho các tiểu bang DC như Cali và New York.
4. Chích ngừa cho dân: theo các kế hoạch khác biệt của các thống đốc vì đó thuộc phạm vi quyền hạn thống đốc, chẳng liên quan gì đến tổng thống liên bang.
Nhìn vào 4 bước trên, đâu là đóng góp hay công của cụ Biden mà cụ đấm ngực khoe công một cách hết sức… mặt trơ trán bóng? Và các cụ vẹt cuồng chống Trump tung hô theo một cách cực ngớ ngẩn.
Cũng khó trách các cụ này khi bà Gloria Borger công khai nói trên CNN là ‘Operation Warp Speed’ là do cụ Biden tung ra. OWS là chiến dịch đẩy mạnh việc sáng chế, mua, và phân phối thuốc ngừa do TT Trump tung ra ngày 29/4/2020, khi cụ Biden còn bận lo tranh cử trong nội bộ đảng DC vì các cuộc bầu sơ bộ mới bắt đầu ba tháng trước đó.
(https://en.wikipedia.org/wiki/Operation_Warp_Speed).
Di dân
Qua những lời hứa và sắc lệnh đầu tiên, cụ Biden đã gửi một thông điệp không thể nào rõ ràng hơn: cụ sẵn sàng giang hai tay ra chào đón tất cả di dân Nam Mỹ và Trung Mỹ và cả thế giới muốn vào Mỹ. Kể cả băng đảng ma tuý Trung Mỹ và khủng bố hồi giáo Trung Đông.
Cụ Biden vừa nhậm chức, đã lo lật ngược chính sách di dân của TT Trump, a) cấm trục xuất di dân lậu trong 100 ngày, bị một quan tòa liên bang ra lệnh không được thi hành vì việc trục xuất di dân lậu là luật quốc gia mà tổng thống không có quyền xé bỏ bằng sắc lệnh; b) xé hiệp ước với Mễ, cho phép cả chục ngàn di dân đang sống trong các trại tạm trú trên đất Mễ được qua Mỹ sống để dân Mỹ nuôi trong các trại tạm trú trên đất Mỹ chờ ngày được chính thức nhận vào Mỹ; c) xé thỏa ước với các xứ Honduras, El Salvador và Guatemala, không bắt họ cản di dân đi bằng đường bộ qua Mễ để tới biên giới Mỹ; d) ra lệnh ngưng xây tường biên giới; e) tái áp dụng sách lược ‘catch and release’ của thời Obama, tức là bắt di dân vượt biên giới rồi thả ra ngay, chỉ cần họ hứa sẽ ra trình diện khi bị tòa di trú gọi, vài tháng, vài năm nữa, hay khrông bao giờ; và f) hứa hẹn sẽ ân xá và cấp quyền công dân cho hơn cả chục triệu di dân lậu, và cả triệu trẻ em DACA, là đám trẻ con được đẩy qua Mỹ mà không có bố mẹ, với chủ ý làm ‘mỏ neo’ ở đây cho tới khi có quốc tịch Mỹ là có thể xin cả họ được đoàn tụ gia đình qua Mỹ.
Dĩ nhiên, đã đưa đến khủng hoảng di dân lớn nhất từ hơn 20 năm qua khi cả trăm ngàn người, mặc áo thung hoan nghênh cụ Biden, đã tràn qua biên giới Mỹ-Mễ.
Gần 20.000 trẻ em không có bố mẹ tràn qua Mỹ làm mỏ neo cho bố mẹ chỉ nội trong tháng Ba vừa qua, và con số này sẽ gia tăng gấp bội trong những tháng tới nếu chính quyền Biden không có biện pháp cản hữu hiệu, hay không muốn cản; cũi sắt được mang ra xài lại.
Hiện nay cảnh sát biên phòng đã thả vào Mỹ trung bình 400 gia đình di dân mỗi ngày; không có kiểm tra hay chích ngừa dịch COVID.
Ngoài những biện pháp trên, cụ Biden còn hủy bỏ những giới hạn di dân từ các xứ Hồi giáo để đón cả vạn dân Somalia, Libya, Palestine, Sudan,… mà không cần kiểm tra có khủng bố len vào hay không.
Kinh tế
Chưa chi cụ Biden đã chuẩn bị đấm ngực khoe kinh tế phục hồi lại sau dịch COVID nhờ cụ. Một ông CH đã ví cụ Biden đấm ngực kiểu này không khác gì gà trống gáy buổi sáng khoe công đã làm cho mặt trời mọc.
Tăng thu nhập ngân sách bằng cách tăng thuế chưa thấy đâu, chỉ thấy 1) 1.900 tỷ cứu trợ COVID nhưng chỉ có khoảng ¼ hay 550 tỷ là thực sự cứu trợ dân; 2) gói 2.230 tỷ trùng tu hạ tầng thứ nhất tuy chỉ có 650 tỷ thực sự trùng tu đường xá, cầu cống; 3) gói 1.800 tỷ ‘xây dựng hạ tầng văn hóa giáo dục’, mới được tung ra tuần rồi. Bạc ngàn tỷ đốt ào ào như tiền mã gửi cho ông bà.
Muốn nhận định cho đúng chính sách kinh tế của cụ Biden, chỉ cần nghe ông Larry Summers. Ông này là cựu bộ trưởng Tài Chánh của TT Clinton cũng là cựu chủ tịch Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia của TT Obama, đã lên tiếng báo động kinh tế sẽ bị khủng hoảng trầm trọng vì những chính sách kinh tế sai lầm và vô trách nhiệm lớn nhất từ hơn 40 năm qua.
Bằng chứng cụ thể nhất? Quý vị chỉ cần coi lại xem giá xăng bây giờ là bao nhiêu so với tháng Giêng khi ông Trump còn tại chức.
Kinh tế chuẩn bị mở cửa lại, dẫn đầu bởi các tiểu bang CH như Texas, Florida, Ohio, bất chấp mọi ngăn cản của cụ Biden, nhưng chưa chi cụ Biden đã đấm ngực khoe công phục hồi kinh tế. Khó mặt trơ trán bóng hơn.
Đối ngoại
Dưới đây là những quyết định đối ngoại quan trọng nhất:
1. Tham gia lại thỏa ước Paris về kiểm soát khí hậu; sẽ thực hiện lời hứa của TT Obama, đóng góp một tỷ đô vào quỹ bồi hoàn cho các xứ bị thiệt hại. Đây là thỏa hiệp tai hại cho Mỹ đến độ TT Obama không dám mang qua thượng viện để phê chuẩn vì trói tay kỹ nghệ Mỹ quá nhiều, khiến lao động Mỹ mất jobs hàng loạt, và tốn quá nhiều tiền một cách vô lý.
2. Tham gia lại Tổ Chức Y Tế Quốc Tế WHO; sẽ đóng lại 500 triệu chi phí điều hành hàng năm của WHO. Trong khi cả thế giới đã có dịp thấy WHO chỉ là công cụ chính trị của Bắc Kinh, tiếp tay Bắc Kinh tung fake news về dịch COVID ra thế giới.
3. Qua nhiều trung gian trong đó có vài cựu viên chức cao cấp của TT Trump, tìm cách móc nối để nói chuyện với cậu Ấm Ủn của Bắc Hàn. Thất bại hoàn toàn khi cậu Ấm không thèm trả lời một tiếng nào. Trái lại, nắn gân cụ Biden bằng cách cho bắn ngay một loạt hỏa tiễn tầm ngắn. Cụ Biden không thấy, không nghe, không bàn. Đây là lần đầu tiên Bắc Hàn bắn thử hỏa tiễn kể từ năm 2017, là năm TT Trump nhậm chức.
4. Cố đóng vai người hùng cứng cựa, tố TT Putin là “tay giết người” -killer. Ngay sau đó, TT Putin đã lên tiếng thách thức cụ Biden công khai tranh luận trực tiếp trên TV về vấn đề này. Cụ Biden dĩ nhiên, đã trả lời bận quá nhiều chuyện quan trọng nên không có thời giờ. Đố dám! Ra lệnh trục xuất 10 viên chức ngoại giao Nga, để rồi Putin trả đũa đuổi 10 viên chức Mỹ về nước.
5. Lần đầu tiên chính thức thảo luận với chính quyền Trung Cộng. Một cuộc họp giữa ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken với một viên chức ngoại giao TC, Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) đã được tổ chức tại Anchorage, thủ phủ tiểu bang Alaska. Ngoại trưởng Blinken chủ nhà mở đầu với bài diễn văn lịch sự chào đón, kéo dài đúng 2 phút. Đại diện TC đáp lễ, tát ngay vào mặt ông Blinken bằng một bài diễn văn kéo dài tới 17 phút, mạt sát thậm tệ Mỹ. Ngoại trưởng Blinken và phái đoàn Mỹ mặt nghệt ngồi chịu trận.
6. Cụ Biden cũng đã ra lệnh phục hồi lại chính sách cho phép dùng tiền thuế của dân Mỹ tài trợ những tổ chức khuyến khích và giúp phá thai tại những nước chậm tiến Phi Châu và Nam Mỹ.
Bắn giết tập thể
Ngày 16/3 vừa qua, một anh tên là Robert Aaron Long, bị ám ảnh bởi sex, bước vào một tiệm mát-xa ở Atlanta, bắn loạn đả vào 5 người, sau đó, qua hai tiệm mát-xa khác và bắn thêm 4, tổng cộng là 9 người bị bắn, 8 người chết, một trọng thương. Trong đó có một gốc Mễ, hai da trắng, và 6 gốc Á. TTDC nhất tề tố đây là do kỳ thị da vàng.
Ngày 23/3, tại một siêu thị tại thành phố Boulder, tiểu bang Colorado, một tên vác súng đi bắn loạn đả, khiến 10 người chết, không có ai da vàng, nên không phải chuyện kỳ thị củng tộc nữa. Thủ phạm là Ahmad Al Aliwi Alissa, 21 tuổi. Nghe tên thì biết là dân gốc Ả Rập Hồi giáo, nhưng tất cả đều khẳng định không phải khủng bố Hồi giáo mà không cần điều tra gì thêm. Cho dù FBI cho biết tên này đã có trong danh sách những tên đáng lưu ý vì đã từng ngông nghênh hô hào giết dân da trắng Mỹ.
Đầu tháng Tư, một anh gốc Mễ tên là Aminadab Gaxiola Gonzalez vác súng bắn loạn đả khiến 4 người chết tại Orange City, sát nách khu dân Việt tại Bolsa.
Ngày 17/4, tại Indianapolis thuộc tiểu bang Indiana, một hung thủ đã vác súng bắn loạn đả tại một trung tâm của hãng FedEx, khiến ít nhất 8 người chết và 5 người bị thương.
Theo báo The Sun, nội trong một tháng Ba vừa qua, trên cả nước Mỹ đã có 54 vụ bắn giết tấp thể, được định nghĩa như bắn chết 4 người trở lên.
Kỳ thị chủng tộc và an ninh trật tự
Kỳ thị chủng tộc đã là nét nổi bật nhất trong ba tháng đầu của cụ Biden. Lên tới cao điểm khi mới đây, tòa tuyên án anh cảnh sát da trắng đầy đủ 3 tội vì đã chấn cổ một tên du thủ du thực da đen George Floyd tới chết. Tên Floyd này được thần thánh hóa, với cả khối lãnh đạo DC từ cụ Biden đến bà chủ tịch hạ viện Pelosi, tới ông Schumer, lãnh tụ khối DC tại thượng viện, nhất loạt quỳ gối, cúi đầu mặc niệm.
Theo quan điểm cấp tiến thời thượng dưới cụ Biden, cảnh sát đã trở thành ác quỷ trong khi đám da đen phạm pháp đều thành thiên thần đáng tôn thờ hết.
Báo chí loan tin phạm pháp tăng vọt khắp nơi, trong khi cảnh sát cả nước gặp nạn, không đủ người tình nguyện gia nhập cảnh sát trong khi những từ chức về hưu non chồng chất khắp nơi. Quý vị có cảm thấy an toàn hơn không?
Nhưng đáng nói nữa là phong trào chống kỳ thị dân da vàng cũng nổi sóng. Phe ta khai thác câu nói “vi khuần Tầu” của Trump để vặn vẹo thành chuyện Trump kích động ra phong trào kỳ thị da vàng. Mấy năm trước, TT Obama cũng gọi là “vi khuẩn Tầu”, hay “Kung Flu”, chẳng sao hết. Da đen miệt thị da vàng thì không phải là kỳ thị, chỉ da trắng miệt thị thì mới là kỳ thị.
Chuyện dân da vàng bị kỳ thị đã có từ thời lập quốc, nhưng chỉ lai rai, chưa bao giờ kinh khủng như nạn kỳ thị da đen. Nhưng bất thình lình được chính quyền Biden và TTDC đổ dầu vào lửa, thổi phồng lên như một cơn tsunami sắp sửa giết hết tất cả dân da vàng ở Mỹ. Mục đích hiển nhiên là thứ nhất giúp xóa bỏ chính sách chống Tầu cộng của TT Trump, tiện cho cụ Biden phục hồi lại chính sách thân thiện với Tầu sau khi cha con cụ đã nuốt cả trăm triệu của Tập Cận Bình, và thứ nhì, vẫn tìm cách moi cho ra tội của Trump để tận diệt ông ta.
Quốc hội rình ràng biểu quyết luật cấm kỳ thị da vàng chung chung. Nhưng khi ông nghị sĩ Texas đề nghị hủy bỏ ưu tiên cho sinh viên da đen trên sinh viên da vàng trong các đại học thì tất cả nghị sĩ DC chống ngay. TT Trump kiện đại học Yale vì ưu tiên cho dân da đen, kỳ thị da trắng và nhất là da vàng. Cụ Biden rút lại đơn kiện một ngày sau khi nhậm chức.
Chưa nghe cụ tị nạn nào tố cụ Biden và các nghị sĩ DC là kỳ thị da vàng.
Phải đạo chính trị cấp tiến
Cụ Biden đã ký sắc lệnh mới, cấm mọi phân biệt giới tính, cho phép dân chuyển giới được gia nhập quân đội, tuyệt đối cấm mọi kỳ thị hay phân biệt đối xử với những người này.
Nói cách khác, nếu có một anh lực điền muốn chuyển giới, tự xưng là đàn bà và xin gia nhập một lực lượng nữ quân nhân, để có dịp ăn, ngủ, tắm rửa, xài nhà cầu chung với các nữ quân nhân, thì Nhà Nước bắt buộc phải tôn trọng ý muốn của ‘chị ta’.
Luật cấm kỳ thị giới tính cũng được áp dụng trong nhà tù, trường học, sở làm,… Cả mấy trăm anh tù Cali đã nộp đơn xin được chuyển qua nhà tù nữ giới.
Chưa kể việc các anh xồn xồn này tha hồ vào nhà cầu nữ học sinh bất cứ trường học nào.
Vấn đề đầu óc
Đúng như sự lo ngại của nhiều người, cụ Biden đã xác nhận cho thiên hạ biết cụ có vấn đề đầu óc thật.
Việc đầu tiên mà cụ và các cố vấn cho là quan trọng nhất, là cách đi đứng của cụ. Họ xúi cụ phải đi như chạy, nhất là lên cầu thang, phải chạy cho nhanh để chứng minh cụ rất sung sức, tỉnh táo. Báo hại cụ đã có dịp biểu diễn thật xuất sắc màn lên cầu thang máy bay Air Force One, vấp té tới ba lần liền. Rút bài học, mấy ngày sau, ta thấy cụ lên cầu thang máy bay tại Pittsburg một cách hết sức chậm rãi, từng bước một, cứng ngắc như khúc gỗ. Vẫn vấp, nhưng chỉ một lần và không đến nỗi té liểng xiểng. May quá.
Đáng lo ngại hơn là cụ vẫn tiếp tục những màn… nói nhầm, bối rối, quên chuyện này lộn chuyện nọ.
– Trong một dịp ra mắt quần chúng, cụ trân trọng giới thiệu bà Kamala “Đây, tổng thống Harris”!
– Cụ Biden đi Texas thăm dân bị trận bão cóng mới đây. Cụ đọc diễn văn. Không phải xuất khẩu mà là diễn văn có soạn trước, cho lên máy nhắc tuồng, vậy mà vẫn cà lăm, đọc lộn tên các dân biểu địa phương lung tung. Rồi bối rối lẩm bẩm một mình “Ủa, tôi đang làm gì ở đây vậy? Tôi không đọc kịp rồi, ờ ờ…” (nguyên văn “uh… what am I doing here?… I’m going to lose track here, and, uh, um…”)
– Cụ nói chuyện với báo chí về bộ Quốc Phòng, nhưng lúng túng nhắm tịt mắt, bóp trán mãi vẫn không nhớ ra tên ông bộ trưởng hay bộ của ông là bộ gì, cuối cùng chỉ nói ra được câu “cái anh điều hành cái cơ quan đó” (nguyên văn “that guy who runs that outfit”).
– Cụ vỗ ngực khoe đã vào thượng viện cách đây… 120 năm !!!
– Trong vụ luật bầu cử mới của Georgia, cụ Biden đã bị báo phe ta Washington Post bắt quả tang nói láo khi cụ tố cáo luật mới cho bầu cử từ 9 giờ sáng tới 5 giờ chiều, do đó dân lao động mắc đi làm, sẽ không tham gia bầu cử được, một âm mưu của CH trong tiểu bang để không cho dân lao động đi bầu. Báo Washington Post tố cụ Biden nói láo, vì luật ghi rõ giờ mở cửa phòng phiếu là từ 7g sáng tới 7g tối. Giờ từ 9g sáng tới 5g chiều là giờ tối thiểu bắt buộc cho dù tại những nơi hẻo lánh, ít dân nhất.
– Cụ Biden trong một bài diễn văn rao hàng gói 2.230 tỷ đô trùng tu hạ tầng cơ sở đã tuyên bố “trong vòng một chục năm nữa, các máy bay dân sự chở hành khách sẽ bay tới tốc độ 21.000 dặm một giờ”, nghĩa là nhanh gấp 28 lần tốc độ của âm thanh, khiến các chuyên gia hàng không toát mồ hôi hột. Với tốc độ đó, tất cả hành khách sẽ chết trong vòng vài giây đồng hồ nếu không có áo quần đặc biệt của phi hành gia, và đã được huấn luyện đặc biệt cả mấy năm trời. Một chục năm nữa, cụ nào có gan lấy máy bay đi du lịch, xin giơ tay. Không cần xếp hàng đâu vì may ra cả thế giới có được 3 người điên.
Dân tị nạn Việt
Trong thời gian gần đây, bất thình lình nở rộ phong trào tố cáo dân Mỹ kỳ thị dân da vàng nói chung và dân Việt tị nạn nói riêng. Hệ thống emails của cộng đồng liên tục tung các tin người da vàng bị tấn công vì nạn kỳ thị da vàng. Thật ra, đây chỉ là những tấn công lẻ tẻ của một vài tên khùng điên, tuyệt đối không phản ảnh một tinh thần kỳ thị da vàng tập thể của dân Mỹ.
Cụ Biden vừa tuyên thệ xong đã ra lệnh cấm trục xuất di dân trong vòng 100 ngày, nhưng hiển nhiên, sắc lệnh này chỉ áp dụng cho di dân gốc Nam hay Trung Mỹ vì khối dân này bầu cho đảng DC. Đảng DC đang rất cần thêm cử tri, nhất là sau khi thống kê dân số mới nhất khiến Cali và các tiểu bang DC then chốt ven Đại Hồ, đều mất dân, mất ghế dân biểu. Nhưng không cần cử tri gốc Việt, phần lớn bầu cho CH.
Với dân Việt, việc đầu tiên là cụ Biden sa thải ngay giám đốc ICE gốc Việt, Tony Phạm, thay thế bằng một ông … gốc Mễ, Ed Gonzalez, là người đã từng tích cực chống chính sách di dân của TT Trump. Cụ Biden ai cũng biết vốn không ưa VN, đã đá vào mặt dân Việt tị nạn sau ngày 30/4 đen, nhưng quái lạ thay, vẫn có nhiều dân tị nạn ôm chân cụ.
Mới đây, ICE ra lệnh trục xuất 33 người Việt tị nạn, trong số đó có ít nhất hai người qua Mỹ TRƯỚC 1995, là dân tị nạn VC thật, mà theo thỏa ước ký bởi các TT Clinton và Bush, không bị trục xuất về VN được vì VC không nhận, cũng như vì Mỹ sợ cho an toàn cá nhân của họ. Đây là lần đầu tiên dân tị nạn CS qua Mỹ trước 1995 bị trục xuất về VN.
Truyền thông Vẹt tị nạn trước đây đã rất ồn ào sỉ vả Trump kỳ thị muốn trục xuất dân tị nạn Việt, bây giờ cụ Biden không phải là ‘muốn’ mà làm thật luôn, nhưng các cụ trơ mắt ếch, ngẩn ngơ ngậm tăm không cụ nào dám hó hé. Các cụ ĐQAThái, NNDụng, ĐDzũng, NTNgọc, cả nhóm Tố Sảng và các cụ cuồng chống Trump bên Tây Âu á khẩu, ‘làm thinh’ hết cả đám, theo lời khuyên của cụ VVLộc.
Mới tuần rồi, các cụ vẹt cuồng chống Trump lại tung tin Trump trốn không đi VN. Câu hỏi cho các cụ đó: thế cụ Biden có đi lính qua VN không? Trả lời luôn cho tiện: không, cụ Biden nại cớ bị suyễn hồi nhỏ nên không đi lính, xin hoãn dịch 5 lần, chứ đừng nói tới đi VN.
Tinh thần phe đảng đã khiến nhiều người mất công tâm, mất tự trọng, hết lương thiện.
Tạm kết
Trên đài TV Sky News của Úc, bình luận gia Alan Jones công khai tố cáo cụ Biden “ít học, không mạch lạc, và mất khả năng nhận thức” (nguyên văn: “US President Joe Biden is illiterate, incoherent, cognitively deficient, …”).
Cũng tại Úc, bình luận gia James Morrow nhận định cụ Biden “nhất quyết làm suy yếu nước Mỹ, quân lực Mỹ và khuyến khích kẻ thù của Mỹ và của chúng ta” (nguyên văn: “determined to weaken America’s standing, her military, and emboldening her and our enemies”).
Công bằng mà nói, cụ Biden cũng đã đạt được thành tích đáng nói: cụ im lặng, trốn dưới hầm, không họp báo, tránh đụng chạm, cộng thêm được toàn bộ TTDC nhất tề hậu thuẫn, nên chính trường bớt xào xáo, thiên hạ coi TV 5 phút là ngủ gật hết, không ai rảnh đọc báo. TTDC Mỹ mất từ 40% tới 60% khách hàng.
Trong khi cụ Biden lờ mờ ngủ gật, thì đảng DC, đặc biệt là cánh tả cực đoan, đã hết sức năng động, múa may đủ kiểu đề chiếm quyền:
– Vận động cho thủ đô Washington với 90% dân số là cử tri đảng DC, thành tiểu bang để phe DC bảo đảm có thêm hai ghế nghị sĩ vĩnh viễn.
– Tìm mọi cách bỏ thủ tục filibuster để có dịp lấy bà Kamala đè phe CH với lá phiếu quyết định của bà.
– Loay hoay cải tổ Tối Cao Pháp Viện để mang thêm bốn thẩm phán cấp tiến vào, biến TCPV thành công cụ chính trị của đảng DC.
– Thay đổi luật bầu cử, cho phép thiên hạ tự do đi bầu loạn xà ngầu, không cần kiểm tra lý lịch, di dân lậu tha hồ bầu, dân da đen bầu cả chục lần mỗi người, ‘thoải mái, vô tư’.
Với cụ Biden, nước Mỹ yên tịnh hơn. Tất cả ngủ vùi trong khi bị đảng DC lẳng lặng lôi cả nước vào thiên đàng xã nghĩa. Cuộc chiến ý thức hệ tại Mỹ bước vào giai đoạn sinh tử. Ta chờ xem kết cuộc sẽ là sinh hay tử cho nước Mỹ.
ĐỌC BÁO MỸ:
Biden Chẳng Có Công Gì Về Kinh Tế Và Chống Covid – Issues & Insights:
https://issuesinsights.com/2021/04/30/biden-deserves-zero-credit-for-booming-economy-covid-gains/
100 Ngày Của Biden Đe Dọa Phục Hồi Kinh Tế – Fox News:
https://www.foxnews.com/opinion/biden-100-days-divisive-agenda-enrages-gop-liz-peek
Thăm Dò Biden Gần 100 Ngày – Fox News:
https://www.foxbusiness.com/politics/fox-news-poll-biden-100-day-milestone
Biden Không Giữ Lời Hứa Về Chính Sách Di Dân – NBC:
Sky News của Úc và cụ Biden:
https://www.skynews.com.au/details/_6245976306001
https://www.theblaze.com/news/australian-tv-host-brutalizes-biden-weakening-america