Seite auswählen

„Trong khi nhân dân miền Nam đang sống hạnh phúc, tự do thanh bình, từ thành thị đến nông thôn đang hưởng không khí hòa bình và xây dựng đất nước, thì bỗng dưng chiến tranh ập đến với tên gọi là “giải phóng”. Nhà cửa bị đốt cháy, làng mạc bị trở thành bãi chiến trường, cầu cống đường sá bị phá sập, cảnh đầu rơi máu chảy lại diễn ra. Thì đó là giải phóng cái gì?“

Lại nói về ngày 30 tháng Tư, mà nhiều người vẫn gọi là Tháng Tư Đen, được mệnh danh là ngày Giải phóng miền Nam.

 

Bản chất của ngày 30/4 chỉ là ngày chấm dứt cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn”, “nồi da xảo thịt” mà thôi. Nghĩa là anh em trong một nhà bắn giết lẫn nhau. Vì trước đó Mỹ đã rút hết quân ra khỏi Việt Nam, hòa bình được ký kết theo Hiệp định Paris năm 1973. Vậy thì có gì đáng tự hào để khoe khoang rùm beng hết năm này đến năm khác về cuộc anh em tàn sát lẫn nhau ấy?

 

Nhìn về hoàn cảnh lịch sử của cuộc chiến tại Việt Nam từ sau Hiệp định Paris năm 1973. Mỹ đã hoàn toàn cắt đứt mọi nguồn viện trợ cho  VNCH, họ  đã phải đơn thương độc mã chiến đấu với cả phe XHCN viện trợ và hậu thuẫn cho miền Bắc, thì không thua mới lạ. 

 

Còn miền Bắc thì sao? Từ các loại vũ khí tối tân nhất của Liên Xô và Trung cộng (TC) liên tục rót vào như máy bay, xe tăng, súng to súng nhỏ và đạn dược  các loại, cho đến quân trang quân dụng và nhu yếu phẩm, đều được phe XHCN viện trợ và trang bị tận răng. 

Bên cạnh đó có  hàng ngàn cố vấn quân sự của Liên Xô về điều khiển tên lửa và lái máy bay sang Việt Nam hỗ trợ, cùng với hàng chục ngàn binh lính TC đến bảo vệ những khu vực trọng yếu và làm đường sá, để cho miền Bắc dồn hết quân lực vào đánh nhau với miền Nam.

 

Có thể nói Việt Nam lúc đó đã trở thành bãi chiến trường để thử vũ khí cho các cường quốc, trong đó lấy sinh mạng người Việt làm vật hy sinh. Quá đau đớn.

 

Nhìn vào lịch sử của các cuộc nội chiến, như cuộc nội chiến Nam-Bắc nước Mỹ 1861–1865, sau khi các bang  miền Bắc chiến thắng, hai bên bắt tay giải hòa, và “bên thắng cuộc” sau đó không hề tổ chức mừng chiến thắng rầm rộ như Việt Nam mấy chục năm nay.

 

Cộng sản TC sau khi chiến thắng Quôc Dân đảng của Tưởng Giới Thạch năm 1949, buộc quân Tưởng phải chạy ra trú ngụ  tại Đài Loan. Nhưng sau đó hàng năm phía TC cũng không tổ chức mừng chiến thắng.

Trước đây Nhà Nguyễn cũng không kỷ niệm ngày chiến thắng quân Tây Sơn, mặc dù họ cũng thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối.

 

Hàng năm “Bên thắng cuộc” càng tổ chức mừng chiến thắng để  khoe khoang thành tích chém giết đồng bào mình bao nhiêu thì càng khoét sâu nỗi đau của hàng triệu người bấy nhiêu. Điều đó càng đi ngược lai chủ trương Hòa hợp và hòa giải dân tộc mà đảng và nhà nước vẫn tuyên truyền và rêu rao lâu nay.

 

Trong khi hàng chục vạn sinh mạng binh lính đôi bên còn phơi xác  đâu đó trên các bãi chiến trường xưa mà chưa được hồi hương với gia đình và thân nhân. 

 

Trong khi hàng triệu người dân bị tàn phế và mang trong mình những vết thương do hậu quả chiến tranh không thể lấy gì bù đắp được. Vậy thì chiến thắng và vinh quang nỗi gì?

 

Trong khi nhân dân miền Nam đang sống hạnh phúc, tự do thanh bình, từ thành thị đến nông thôn đang hưởng không khí hòa bình và xây dựng đất nước, thì bỗng dưng chiến tranh ập đến với tên gọi là “giải phóng”. Nhà cửa bị đốt cháy, làng mạc bị trở thành bãi chiến trường, cầu cống đường sá bị phá sập, cảnh đầu rơi máu chảy lại diễn ra. Thì đó là giải phóng cái gì?

 

Có một bài thơ gửi mẹ,  được cho là của một người lính miền Bắc tử trận tại chiến trường miền Nam, được phía đối phương nhặt được, có những câu như sau:

 

Từ buổi con lên đường xa mẹ

Theo anh em sang Lào rồi dẫn bước vào Trung

Non xanh nước biếc chập chùng

Sớm nắng biển chiều mưa rừng gian khổ

 

Tuổi hai mươi cuộc đời như hoa nở

Từ hòa bình đâu ngại bước gian nguy

Mấy tháng trời đêm nghỉ ngày đi

Giày vẹt gót áo sờn vai thấm lạnh

 

Những chiều Trường Sơn núi rừng cô quạnh

Mẹ hiền ơi con chợt nhớ quê mình

Khói lam chiều dàn mướp lá lên xanh

Con bướm nhỏ, mái đình xưa nhớ quá

 

Ở nơi đây tuy đất người xa lạ

Nhưng miền Nam cũng cùng một quê hương

Vẫn bóng dừa xanh vẫn những con đường

 Thơm hương lúa ngạt ngào

Vẫn khói lam chiều, con trâu về chuồng, tiếng tiêu gợi nhớ

Đã qua buổi ban đầu bỡ ngỡ

…   …   …

Con nhìn ra nào giải phóng gì đâu

Buổi chợ đông vui đồng lúa xanh màu

Mái chùa cong buông hồi chuông tín mộ

Lớp học tưng bừng từng đàn trẻ nhỏ

Đang nhịp nhàng  vui hát bản đồng ca

 

Và trong vườn luống cải vàng hoa

Đàn bướm nhỏ đua nhau về hút mật

Xóm dưới làng trên niềm vui ngây ngất

Sao người ta bắt con đốt xóm phá cầu

 

Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau

Đã có nhiều lần tay con run rẩy

Khi gài mìn để sau bỗng thấy

Xác người lăn trong máu đổ chan hòa

Máu của ai? Máu của bà con ta

Của những người như con như mẹ”

 

Và tác giả bài thơ kết thúc với nỗi niềm day dứt khôn nguôi:

 

“Đêm hôm ấy mắt con tràn lệ

Ác mộng về con trằn trọc thâu canh”.

 

 Thao Ngoc 28/4