Seite auswählen

“Một nửa cái bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật”. Câu ngạn ngữ này “trúng phóc” cho loạt bài trả lời phỏng vấn của tướng 3 sao Nguyễn Chí Vịnh. Bài thứ nhất xuất hiện hôm 31/05/2021 [1], bài thứ hai hôm 01/06/2021, cùng trên Vnexpress [2]. Cả hai đều được khá nhiều trang mạng khác đăng lại. Những người dàn dựng “sô diễn” này còn bố trí để phía dưới mỗi bài, nhung nhúc hàng loạt các dư luận viên từ “lữ đoàn 47” tung hô nội dung cũng như cá nhân người trả lời phỏng vấn lên tận mây xanh.

Tại sao lại hai bài liên tiếp?

Tại vì thượng tướng – cựu Tổng cục trưởng bắt đầu thấy sợ. Ông sợ cái gì? Không hẳn là sợ về hưu! Điều đó, chính quyền đã công bố cách đây mấy ngày. Vả lại, từ sau Đại hội 13 ĐCSVN, ông biết con đường quan lộ của ông đi vào ngõ cụt. Điều ông sợ nhất là sau hàng chục năm trời “cá ăn kiến”, giờ rất có thể sẽ chuyển sang giai đoạn “kiến ăn cá”. Tướng Vịnh khá thành công sau khi xây dựng Tổng cục Tình báo Bộ quốc phòng (Tổng cục 2/ TC2) thành một vương quốc riêng. “Con hổ” TC2 gần như làm “chúa sơn lâm” một thời, nhờ cái pháp lệnh năm 1996 của “Mạnh mượt” và cái Nghị định ông Sáu Dân bị ép ký năm 1997.

Cả hai văn bản pháp quy nói trên cho phép tướng Vịnh tha hồ tác oai tác quái. Vừa là tình báo, vừa là an ninh, TC2 trở thành “con ngáo ộp” siêu quyền lực, thọc sâu vào mọi nơi mọi lúc, khiến cho cả Bộ Chính trị lẫn Ban Bí thứ nhiều lúc cũng “nghẹt thở”. Trải qua bao hiểm nguy thời cưỡi hổ, nay ông đang lo làm thế nào bảo toàn sinh mệnh khi rời “con hổ” hoang dã do chính bố vợ ông (tướng Vũ Chính khét tiếng), cá nhân ông và đồng bọn nuôi dưỡng bao lâu nay. Ông quyết định phải “trui rèn” mấy cái lưới sắt bảo hiểm. Một trong những cái lưới sắt ấy là phải ra một số tuyên bố mang “màu sắc chính sách” của Đảng và Nhà nước này. Có như thế, những con kiến lăm le “ăn cá” mới không giở trò.

Ông Vịnh thừa biết, thanh minh là thú tội! Cả hai bài trả lời phỏng vấn của ông, vì vậy, được chuẩn bị theo kiểu nói nước đôi, “vòng vo Tam Quốc”. Tuy nhiên, tựu chung lại có thể gom thành hai chủ đề chính là mua sắm vũ khí quốc phòng và thái độ đối với các mối quan hệ Việt – Trung từ chục năm trở lại đây. Thật ra, tướng Vịnh biết, những chủ đề này sẽ còn đeo bám ông, kể cả sau khi về đến thế giới bên kia. Nếu như đời này, kiếp này ông vẫn chưa có cách nào trả được “những món nợ thế kỷ này” cho dân tộc Việt Nam.

Đi vào một số câu chuyện cụ thể, ông Vịnh vừa “đánh bóng” cá nhân, vừa “chạy tội” cùng với các quan thầy Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu. Ông nhắc đến lần tháp tùng Lê Khả Phiêu nhân “một chuyến đi đầy khó khăn nhưng đặc biệt thành công” (trong việc cắt nhượng đất cho “bạn vàng”). Cũng vì lẽ đó, ông đành lờ tịt cáo buộc ghi trong chương 20, sách “Bên thắng cuộc” do nhà báo Huy Đức tố: “Là một vị tướng quân đội mới bắt đầu làm chính trị, ông Lê Khả Phiêu đã không tránh khỏi những ứng xử thiếu kinh nghiệm với các nhà lãnh đạo cơ mưu của Bắc Kinh. Những quyết định đưa ra trong nhiệm kỳ của ông đã từng bị chỉ trích cả trong nội bộ và trên dư luận, nhất là đối với những quyết định gay go để kết thúc đàm phán Hiệp định Biên giới Việt Nam – Trung Quốc”. [3].

000_SAPA970402356220.jpg

Tướng Lê Đức Anh thời còn là Chủ tịch nước năm 1997. AFP

Còn tướng Lê Đức Anh là kẻ từng ra lệnh cho 64 chiến sỹ Gạc Ma không được nổ súng khi Trung Quốc tràn lên chiếm đảo vào năm 1988. Dư luận ở Việt Nam, kể cả trong giới cựu chiến binh, nhiều năm cho rằng đã có lệnh từ cấp cao, mà nhiều người cho đó là từ lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Nhiều ý kiến nói thẳng thừng, lệnh ấy là từ đại tướng Lê Đức Anh, không cho phép các chiến sỹ được  nổ súng kháng cự. Ấy vậy nhưng tướng Vịnh lại lã chã: “Trước lúc đại tướng Lê Đức Anh mất, di nguyện của ông là phải đưa bằng được họ (64 chiến sỹ Gạc Ma) về quê nhà” và đó cũng là “điều mà tôi (tức ông Vịnh) day dứt vì chưa làm được”. Thật là thầy nào thì trò ấy khi cùng “diễn” những giọt nước mắt cá sấu!

Trở lại với vấn đề mua sắm vũ khí và luyện quân trong thời bình, dường như tướng Nguyễn Chí Vịnh đã hiểu sai (nếu như không muốn nói là cố tình xuyên tạc) câu ngạn ngữ La-tinh đầy chất minh triết: “Nếu bạn thật sự muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis bellum para pacem). Câu của ông Vịnh trong bài trả lời phỏng vấn thì ngược lại: “Luyện quân tốt để không phải đánh, mua vũ khí hiện đại để không phải bắn”.

Nói ông hiểu sai hay cố tình xuyên tạc là ở chỗ: Ngạn ngữ La-tinh là một câu kinh điển, mạnh mẽ và dứt khoát. Đó là một mệnh đề phức hợp có điều kiện. Còn câu trả lời của tướng Vịnh phản ánh một thứ chủ nghĩa chiết trung, đầy nguỵ biện. Nó không quả quyết và cũng chẳng dứt khoát. Chỉ được trưng ra như một giả định, với hai mệnh đề song song, dùng chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện để ru ngủ quân đội lơ là phòng thủ. Làm cho quân đội mất cảnh giác bằng cách nuôi dưỡng một thứ chủ nghĩa đầu hàng vô lối là một cách tiếp tay cho bành trướng Bắc Kinh.

Thuật nguỵ biện ở đây là: ông Vịnh, tuy có chú ý tới những mối liên hệ khác nhau của sự vật, nhưng lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. “Luyện quân” mà không trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, thì luyện để làm gì? “Mua vũ khí hiện đại” mà không chuẩn bị tinh thần để trút lên đầu kẻ thù thì chỉ để ngắm vũ khí chăng?

“Khỏi vòng” nhưng không thể “cong đuôi”

Từ nay là giai đoạn tướng Vịnh lo bị đàn hặc. Mới đây, có 3 sĩ quan cao cấp, gồm 1 trung tướng, 1 thiếu tướng và 1 đại tá lại có thư tố cáo Nguyễn Chí Vinh với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (Vì lý do an toàn cho các cá nhân tố giác tội phạm, xin phép không nêu danh tính các vị này, nhưng trong nội bộ, tất cả các cơ quan có trách nhiệm biết khá rõ sự vụ). Việc tướng Vịnh bị điều tra vì tham nhũng, trong quân trường đã tường tận, chỉ có người ngoài cuộc thì không hiểu tại sao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lại không giao cho Quân uỷ trung ương hay cơ quan Nội chính điều tra, mà lại giao cho bên TC2. Xử lý như vậy khác nào để cho cầu thủ phạm lỗi trên sân bóng cầm còi làm trọng tài. Tiếng còi, hẳn nhiên sẽ không bao giờ được cất lên, vụ việc phải chìm xuồng cũng là tất yếu [4].

Tuy nhiên, ai muốn tìm hiểu các góc khuất của những tội ác và các hành tung mờ ám của tướng Vịnh và đồng bọn thì có thể tham gia vào cuộc “trò chuyện cùng đồng chí Vũ Minh Trí”, được đăng tải trên trang Boxitvn cách đây chục năm có lẻ. Chỉ cần đọc qua nội dung bài viết, chúng ta hiểu ngay được nỗi lo sợ của tướng Vịnh bắt nguồn từ đâu. Chính là từ các vụ “lại quả” khi mua vũ khí cho đến đấu đá nội bộ khốc liệt, đâu đâu cũng có bàn tay của Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo [5].

Trong cả hai bài trả lời phỏng vấn, ông Vịnh phần lớn đều nói theo kiểu “mười voi không được bát nước xáo”. Cũng có lúc ông “mon men” gần đến sự thật, khi ông lăn tăn: “Nếu để mất Biển Đông thì quân đội Việt Nam, các nhà lãnh đạo sẽ có tội với đất nước và cũng sẽ không yên với dân được”. Đúng vậy! Nhưng thưa vị thượng tướng đang lo chạy tội, điều này thì chính bọn cầm quyền Bắc Kinh còn biết rõ và biết sớm hơn ông.

2014-07-16T000000Z_434781933_GM1EA7G0OSQ01_RTRMADP_3_CHINA-VIETNAM-RIG.JPG

Tàu hải cảnh của Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển của Việt Nam ở gần giàn khoan HD 981 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm 15/7/2014. Reuters

Hàng chục năm nay, mỗi lần xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, kể cả khi lấn sâu vào thềm lục địa (CS) và trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), cuối cùng Trung Quốc vẫn phải rút lui. Chủ yếu là vì, Trung Quốc đo lường được mức độ phẫn uất của con dân nước Việt, chứ không phải nhờ bộ phận quân đội do ông Vịnh quản lý “từ trên xuống dưới, đều coi Biển Đông là sống còn, chủ quyền lãnh thổ là điều tuyệt đối không bao giờ buông tay” như ông “tự sướng”.

Ông Vịnh khoe các ông bảo vệ chủ quyền ??? Vậy tại sao các ông lại đàn áp dã man các cuộc biểu tình hoà bình chống Trung Quốc xâm lược. Các ông bỏ tù những người mặc áo có đề chữ “NO-U” phản đối đường 9 đoàn của Tàu cộng, các ông đàn áp khốc liệt xã hội dân sự. Cũng may mà mấy cái đầu nóng ở Trung Nam Hải có lúc còn biết sợ. Chúng sợ con dân nước Việt “tức nước vỡ bờ”, sẽ vùng lên lật nhào cái chế độ “hèn với giặc, ác với dân” của các ông, thì chính chúng cũng sẽ trắng tay. Chúng hoàn toàn không hề sợ chút nào cái chủ trương các ông để “hải quân bám bờ”, còn đẩy “ngư dân ra bám biển”.

“Lưới trời lồng lộng” chờ đấy!

Có thể nói một cách khách quan, tướng Vịnh là người chịu trách nhiệm lớn nhất về các sai phạm của TC2. Ngoài ra, tướng Nguyễn Chí Vịnh còn lợi dụng chức quyền và tính chất đặc thù của hoạt động tình báo để nhập nhèm trong chi tiêu ngân sách. Tướng Vịnh và gia tộc đã kịp tích luỹ được nhiều những tài sản kếch sù. Một mình ông Vịnh chiếm dụng tới 7 ngôi nhà (đã bán 2) còn 5 : Biệt thự Cống Chèm, nhà 27 Nam Tràng – Trúc Bạch, nhà 25 Nguyễn Khắc Hiếu – Trúc Bạch, Nhà 1AC16 Mỹ Đình I, căn hộ The Garden Hà Nội, 300m2 đất hồ sen Nhật Lân, 2ha đất Làng Hòa Lạc, 7000m2 đất ở Viên Chăn Lào (Mua 2,1 triệu USD bán 3,7 triệu, 3000m2 đất Viên Chăn (Mua 500.000 USD bán 1,5 triệu).

Nhưng tướng Vịnh và những người trong cuộc biết rất rõ, các tài sản “nổi” nói trên chẳng thấm tháp vào đâu so với phần cổ đông “chìm” của ông và em gái là bà Nguyễn Thanh Hà, một trong những thành viên sáng lập và được bầu làm Chủ tịch HĐQT tập đoàn Vietjet từ năm 2007. Từ một “mama tổng quản” phụ trách các cô gái tiếp viên hàng không, nhờ vào “tài bao sân” của em trai (tức tướng Nguyễn Chí Vịnh) và đức lang quân vốn là Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng, cổ đông của chị em Thanh Hà – Chí Vịnh còn lớn hơn cả cổ đông của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.

Câu chuyện cách đây hơn 10 năm của 38 sĩ quan cao cấp và cán bộ lão thành đã ký chung một tâm thư gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội Việt Nam, phản đối việc tước quân hàm sĩ quan của trung tá Vũ Minh Trí và khai trừ ông khỏi hàng ngũ ĐCSVN hoá ra vẫn không cũ. Trung tá Vũ Minh Trí, từng là người đã tố cáo những sai phạm của Nguyễn Chí Vịnh, hồi bấy giờ mới chỉ là trung tướng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng với đồng bọn, trong nhiều năm đã làm mưa làm gió tại TC2. Những việc làm sai trái của Vịnh cũng bị chính đại tướng Võ Nguyên Giáp, thượng tướng Nguyễn Nam Khánh tố cáo từ lâu. [6].

Trước thời gian ấy, ngày 10/06/2009, trong thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Bộ Chính trị và Ban Bí thư, đại tướng cũng chỉ rõ: “Qua thư của đồng chí Vũ Minh Trí, tôi thấy đây là sự tố cáo của một cán bộ, một đảng viên có trình độ và có trách nhiệm cao, dũng cảm, dám tố cáo những hành động mà mình cho là sai trái đang gây nguy hại đến Đảng, đến Quân đội. Đây là sự tố cáo theo đúng điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước của một cán bộ, đảng viên đương chức, của người trong cuộc, không phải là một thư nặc danh, thư của người ngoài cuộc. Nếu đúng như đơn tố cáo thì đây là một tình hình cực kỳ nghiêm trọng”. [7].

*

Kể cả muốn đánh bóng một đôi giày, thì ít ra, đôi giày ấy phải được đóng từ da tốt, đánh bằng xi tốt. Một đôi giày da tồi, xi rởm thì đánh mấy cũng thế thôi! Tướng Nguyễn Chí Vịnh có thể xây cả lăng tẩm lẫn viện bảo tàng cho cá nhân hay gia tộc, nếu muốn. (Nghe đồn ông đang thuê người quản lý trông coi tốn hàng mấy chục triệu một tháng). Nhưng ông chớ nên quên câu đồng giao khắp chốn cùng quê hiện nay: “Thương dân, dân lập đền thờ/ Hại dân, dân đái ngập mồ thối xương”. Trong lịch sử, triều đại nào càng nhiều lăng tẩm càng chóng lụi tàn. Đấy là bàn về chế độ, còn gia tộc ông chỉ là “muỗi” so với quốc gia – dân tộc này, thưa thượng tướng!

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Hạt giống đỏ Nguyễn Chí Vịnh bị loại đau đớn, đâu là nguyên nhân?

Con trai của đại công thần chế độ Nguyễn Chí Vịnh được biết đến như là một hạt giống đỏ bất khả xâm phạm ở quân đội, tuy nhiên ngày 31/5 vừa qua đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp của ông tướng nhiều tai tiếng hơn danh tiếng này.

Nguyễn Chí Vịnh là con trai ông Nguyễn Chí Thanh, một công thần của chế độ. Thời ông Nguyễn Chí Thanh còn sống, ông này kèn cựa với Võ Nguyên Giáp chứ không phải dạng vừa.

Cũng vì là con trai của Nguyễn Chí Thanh nên Nguyễn Chí Vịnh đi vào đời binh nghiệp và tiến thân. Vấn đề là ông Vịnh nhận được nhiều sự nâng đỡ từ những người trước đây vốn là lính của Bố ông.

Là con nhà tướng nên ông Vịnh được đưa vào Học Viện kỹ thuật quân sự, để đào tạo làm sĩ quan và là dạng sĩ quan được cơ cấu lên cao. Những hạt giống đỏ như ông Vịnh dù là trong thời chiến cũng khó mà có cơ hội ra chiến trường. Chiến trường là nơi dành cho những người không có thân thế. Họ muốn liều mình để đổi lấy thành tích nhưng ông Vịnh thì không cần như vậy, cứ học hành như là một cậu ấm rồi sau đó được cơ cấu lên cao chứ không cần phải phấn đấu nhiều.

Tướng Lê Đức Anh, Đặng Vũ Chính là người dưới quyền Nguyễn Chí Thanh. Khi Nguyễn Chí Vịnh vào quân đội, ông được hai người này nâng đỡ. Được biết, Lê Đức Anh là một người có thực quyền, cho đến ngày ông ngồi vào ghế chủ tịch nước thì thực quyền của ông cũng rất lớn. Ngay cả khi về hưu tiếng nói của Lê Đức Anh cũng rất có trọng lượng. Sở dĩ ông Lê Đức Anh có quyền lực như vậy cũng bởi ông nắm trong tay tổng cục tình báo quân đội, còn gọi là tổng cục 2.

Sau khi ra trường một thời gian ông Vịnh lên được thượng úy thì sau đó được Lê Đức Anh và Đặng Vũ Chính đưa về Cục-2, tiền thân của TC2. Trong 10 năm ông Vịnh lên làm Tổng cục trưởng Tổng Cục Tình Báo quân đội.

Nguyễn Chí Vịnh một thời làm mưa làm gió

Tổng cục 2 là đơn vị tình báo quân đội, vấn đề là tổng cục này thường hay theo dõi các mối quan hệ bí mật của các lãnh đạo. Chính cách làm này mà tổng cục 2 giúp Lê Đức Anh nắm được quá nhiều chuyện bí mật của đối thủ chính trị, đó chính là vũ khí tạo nên sức mạnh cho Lê Đức Anh. Và tất nhiên nó cũng tạo nên sức mạnh cho chính Nguyễn Chí Vịnh.

Ai nắm giữ nhiều bí mật nhất thì kẻ đó mạnh nhất, và kẻ mạnh nhất thì luôn muốn giành phần ngon nhất. Có nguồn tin cho rằng,  các chương trình mua sắm vũ khí, trang thiết bị cho Bộ Quốc Phòng đều qua tay của ông Vịnh khi ông còn là tổng cục trưởng tổng cục 2. Đây là con đường làm giàu có thể nói là rất dễ dàng.

Trên cương vị lãnh đạo tổng cục 2, ông Vịnh có quyền thế, phương tiện, điều kiện tiếp cận để mua chuộc hoặc khuynh đảo các cán bộ cao cấp của quân đội và Nhà Nước. Đấy thực sự là thời hoàng kim của ông Vịnh. Thời nắm tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh được xem như là ông vua không ngai không những trong bộ quốc phòng mà trong cả trung ương đảng.

Có nguồn tin cho rằng, số con ông cháu cha và bạn bè, thân hữu được Vịnh tuyển vào tổng cục 2 vào những năm 93, 94, 95 và 96 đa số không qua một ngày làm lính, không được học tập bản chất truyền thống oai hùng của quân đội mà được đặc cách đeo quân hàm thiếu tá, trung tá, và có trường hợp là thượng tá. Ông Nguyễn Chí Vịnh đã tạo ra một tổng cục 2 theo cách như thế, trong tổng cục này hầu hết đều nằm dưới quyền kiểm soát của ông Vịnh.

Nguyễn Chí Vịnh sinh ngày 15 tháng 5 năm 1957 tại Hà Nội, nguyên quán ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là con trai của cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Là con trai của ông Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Nguyễn Chí Vịnh mồ côi cha khi mới 10 tuổi. Ông Nguyễn Chí Thanh vốn tên thật là Nguyễn Vịnh, vì vậy về sau ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con trai là Nguyễn Chí Vịnh. Mẹ ông Vịnh cũng là sĩ quan, bà tên là Nguyễn Thị Cúc, thiếu tá, công tác ở Bệnh viện 108, mất năm 1979. Chị gái ông là Nguyễn Thanh Hà, nguyên Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, từ 2007 đến nay là Chủ tịch Hội đồng quản trị – Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet Air.

Nguyễn Chí Vịnh bị nhiều lãnh đạo liệt vào mối nguy

Vì là người làm ngành tình báo mà lại dùng ngành tình báo để phục vụ cho mưu đồ cá nhân. Đây là mối nguy mà rất nhiều nhân vật trong Bộ Chính Trị thời đó ắt hẳn nhận ra. Công cụ này rất lợi hại đến nỗi ông Lê Đức Anh ngồi ở ghế chủ tịch nước tưởng như hữu danh vô thực nhưng ông ta lại có thực quyền rất lớn, mà đặc biệt là với Bộ Chính Trị.

Việc Bộ Chính trị tìm cách loại bỏ Nguyễn Chí Vịnh ra khỏi tổng cục tình báo quân đội chỉ là vấn đề thời gian. Có thể nói rằng, không một quan chức CS nào mà không dính phốt, vấn đề là họ có bị khui ra hay không mà thôi. Với một tổng cục trưởng tổng cục tình báo quân đội như Nguyễn Chí Vịnh thì không biết bao nhiêu ủy viên Bộ Chính Trị, bao nhiêu Ủy viên Trung ương đảng ăn không ngon ngủ không yên.

Loại Nguyễn Chí Vịnh là rất khó, tuy nhiên nếu Bộ Chính trị, Ban Tổ Chức TW, Bộ Quốc Phòng, Quân Ủy trung ương đồng lòng thì việc này hoàn toàn có thể.

Để đánh cho đối thủ không còn đường đỡ thì trước tiên phải đánh vào kinh tế. Chính vì vậy mà bộ chính trị vài quân ủy trung ương không cho phép tình báo quân đội Tổng cục 2 được làm kinh tế, được thành lập doanh nghiệp “Vỏ Bọc “hoặc “Bình Phong” để hoạt động nghiệp vụ tình báo, không được lạm dụng cài cắm người vào các tổ chức, các công ty dân sự một cách tràn lan, không cần thiết làm tốn kém ngân sách Nhà Nước. Tuy muộn nhưng nó cũng làm cho thế lực Nguyễn Chí Vịnh yếu đi trông thấy.

Tình báo là cơ quân được phép làm các hoạt động bí mật, vì thế có thể hiểu tổng cục 2 là một tổ chức đứng trên luật pháp. Nếu nó được các nhân thao túng vì mục đích cá nhân thì tổ chức này hoàn toàn có thể, đứng trên mọi cơ quan quyền lực Quốc Gia để lũng đoạn đất nước nhằm phục vụ thiểu số cá nhân vụ lợi.

Năm 2002  khi mới 45 tuổi, ông Nguyễn Chí Vịnh đã nắm chức Tổng cục trưởng Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng. Thời kỳ làm tổng cục 2, Nguyễn Chí Vịnh thu thập tin tức cung cấp cho Lê Đức Anh dù năm 2001 ông Lê Đức Anh đã không còn dính dáng gì đến quyền lực nhà nước. Năm 2001 ĐCS bãi bỏ chức cố vấn ban chấp hành trung ương đảng xem như quyền lực nổi của Lê Đức Anh lúc đó cũng hết. Tuy nhiên còn có quyền lực chìm. Quyền lực chìm của ông do đâu? Chính lừa bởi các tin tức từ cổng cục 2 cung cấp cho ông. Người nắm nhiều bí mật của kẻ khác nhất là người có quyền lực nhất.

Tháng 12/2004 khi chỉ mới  47 tuổi, ông được thăng quân hàm Trung tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Vì bị nhiều ngườu ghét mà quyền lực đi xuống

Cha của ông Nguyễn Chí Vịnh là một tượng đài trong quân đôi, đỡ đầu ông Vịnh là một thế lực bất khả xâm phạm, còn Nguyễn Chí Vịnh thì nắm gọn ngành tình báo, vị thế như vậy tưởng như vững chắc nhưng cuộc đời không như ý. Để qua mặt Lê Đức Anh, năm 2009 Bộ Chính Trị đã chìa ra chức vụ thứ trưởng Bộ Quốc Phòng để điều chuyển sang đó. Mục đích của các lãnh đạo trong bộ chính trị là điều ông Nguyễn Chí Vịnh ra khỏi tổng cục 2. Mà để điều được ông Vịnh đi mà không có mồi thơm thì ông không đi, đó là lí do tại sao Bộ Chính Trị chìa ra chức thứ trưởng Bộ Quốc Phòng cùng lời hứa cơ cấu vào chức bộ trưởng để đổi lấy chức tổng cục trưởng. Có mồi thơm, Nguyễn Chí Vịnh cắn câu và chỉ có thế Bộ Chính Trị ghìm Nguyễn Chí Vịnh 12 năm trên chiếc ghế thứ trưởng không hề cơ cấu lên chức bộ trưởng. Với con người nguy hiểm như ông Vịnh thì đưa lên nắm Bộ Quốc Phòng thì Bộ Chính Trị còn gặp nguy hiểm hơn.

Ông Nguyễn Chí Vịnh ngồi ở ghế thứ trưởng Bộ Quốc Phòng từ năm 2009 đến tháng 5 năm 2021 thì bị loại hoàn toàn khỏi Bộ Quốc Phòng. Thay ông Nguyễn Chí vịnh là ông Hoàng Xuân Chiến. Thế là kết thúc cuộc đời binh nghiệp của ông tướng đầy tai tiếng Nguyễn Chí Vịnh. Trò chơi vương quyền là thế, tỏ ra nguy hiểm khi còn ở chức vụ chưa cao là một cái dại, sẽ không ai để Nguyễn Chí Vịnh lên cao hơn nữa vì họ cảm thấy bị đe dọa.

Ngọc Thảo – Thoibao.de (Tổng hợp)

Tổng Cục 2, cơ quan tình báo gây nhiều quan ngại (phần 1)

Tổng cục 2 là cách gọi tắt cơ quan đặc trách tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam và kể từ năm 2004 đến nay, ba từ “Tổng cục 2”nhắc nhiều người nhớ đến một scandal, tuy ầm ĩ nhưng vẫn chưa có hồi kết.
Trân Văn, phóng viên RFA
2009-08-12

    Đại tướng Võ Nguyên GiápLần thứ nhì, đại tướng Võ Nguyên Giáp viết thư bày tỏ sự phản đối của ông đối với việc khai thác bô xít tại Tây Nguyên. AFP photo

     

    Hi thượng tun tháng 6, ch trong vòng hai ngày, tướng Võ Nguyên Giáp – mt nhân vt được xem như “khai quc công thn” ca nhà nước Cng hoà xã hi ch nghĩa Vit Nam hin nay – đã gi liên tiếp hai lá thư, lp li mt yêu cu tng được ông nêu ra t đu năm 2004, đó là nhng nhân vt cao cp trong Đng và chính quyn đương nhim, cn gii quyết trit đ nhng vn đ liên quan đến Tng cc 2 thuc B Quc Phòng.

    Scandal “Tng cc 2”

    Đã và đang có nhng du hiu cho thy “Tng cc 2” không còn đơn thun là mt scandal v nhng th đon tàn đc mà mt s cá nhân, phe nhóm trong Đng CSVN s dng đ trit h đi th ca mình, nhm thâu tóm quyn lc.

    Các tình tiết trước, trong và sau scandal “Tng cc 2” ch ra mt nguy cơ khác, đáng ngi hơn đi vi vn mnh quc gia.

    Tin thân ca cơ quan tình báo quân đi Vit Nam hin nay là Phòng Tình báo Quân y hi, thành lp vào tháng 10 năm 1945, do ông Hoàng Minh Đo ph trách. Sau mt sc lnh được ban hành vào tháng 3 năm 1946 v t chc B Quc Phòng, tháng 3 năm 1947, Phòng Tình báo Quân y hi được chuyn thành Cc Tình báo, còn được gi là Cc Quân báo hoc gi tt là Cc 2. 

    Trong 48 năm sau đó, Cc 2 vn ch là mt cơ quan trc thuc B Tng Tham mưu ca Quân đi nhân dân Vit Nam.

    Thế ri đến năm 1995, Cc 2 được nâng lên thành Tng cc 2, vi tên gi chính thc là Tng cc Tình báo Quc phòng và t v trí ph thuc, Tng cc 2 được chuyn thành cơ quan ngang hàng vi B Tng Tham mưu.

    Vai trò ca Tng cc 2, được ông Nông Đc Mnh, khi y đang là Ch tch Quc hi, hp pháp hoá bng Pháp lnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm 1996. Sau đó, pháp lnh va k được ông Võ Văn Kit chi tiết hoá, bng Ngh đnh 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997.

    Pháp lnh Tình báo đã đưa Tng cc 2 thoát ra khi s kim soát ca B Quc Phòng khi xác đnh: “Lc lượng tình báo Vit Nam là mt trong nhng lc lượng trng yếu, tin cy ca Đng và nhà nước, đt dưới s lãnh đo tuyt đi, trc tiếp v mi mt ca Đng Cng sn Vit Nam, s thng lĩnh ca Ch tch nước, s qun lý thng nht ca Chính ph (gi tt là lãnh đo cp cao ca Đng và Nhà nước)”.

    Và Ngh đnh 96 đã phá v mi gii hn v vai trò và hot đng ca Tng cc 2, khi nhn mnh: “Đi tượng và mc tiêu ca lc lượng tình báo thuc B quc phòng là nhng nơi có tin tc, tài liu liên quan đến nước Cng hoà XHCN Vit Nam.

    Trong đó đc bit chú ý đến các quc gia, t chc và các cá nhân  trong nước và ngoài nước có âm mưu hot đng, đe do chng li Đng CSVN, Nhà nước Cng hoà XHCN Vit Nam”

    Cũng vì thế, Tng cc 2 tr thành mt cơ quan, liên tc b các công thn như: ông Phm Văn Xô – mt trong nhng lãnh đo đu tiên ca Đng Cng sn Đông Dương, cu Phó Ban T chc Trung ương hoc nhng cán b, sĩ quan cao cp ca Đng CSVN, chính quyn Cng hoà xã hi ch nghĩa Vit Nam, Quân đi Nhân dân Vit Nam như:

    Đi tướng Võ Nguyên Giáp – cu B trưởng Quc Phòng, người thành lp Quân đi nhân dân Vit Nam. Đi tướng Chu Huy Mân – cu Phó Ch tch Hi đng Nhà nước, cu Ch nhim Tng cc Chính tr. Đi tướng Nguyn Quyết – cu Phó Ch tch Hi đng Nhà nước, cu Ch nhim Tng cc Chính tr. Thượng tướng Nguyn Nam Khánh – cu Phó Ch nhim Tng cc Chính tr.

    Thượng tướng Phùng Thế Tài – cu Phó Tng tham mưu trưởng. Thượng tướng Lê Ngc Hin – cu Phó Tng tham mưu trưởng. Thượng tướng Hoàng Minh Tho – cu Vin trưởng Vin Nghiên cu Chiến lược Quân s. Thượng tướng Đng Vũ Hip – cu Ch nhim y ban Kim tra Quân y Trung ương. Trung tướng Đng Văn Cng – cu Phó Tng thanh tra Quân đi.

    Trung tướng Lê T Đng – cu Vin phó Hc vin Quân s cp cao. Trung tướng Phm Hng Sơn – cu Vin phó Hc vin Quân s cp cao. Trung tướng Nguyn Hoà – cu Trưởng Đoàn Chuyên gia Quân s ti Lào.

    Thiếu tướng Nguyn Tài – cu Th trưởng B Công an. Ông Nguyn Văn Thi – cu Ch nhim Hu cn B Tư lnh Min… cùng vi rt đông cán b lão thành cách mng, sĩ quan cp tá, đòi phi kim tra toàn din, x lý trit đ.

    Siêu quyền lực

    Tng cc 2 đã hot đng ra sao và đã làm nhng gì khiến các công thn, nhng tr ct ca chế đ phn n đến như vy?

    Trong nhiu thư được gi liên tc cho Tng Bí thư, B Chính tr, nhng nhân vt va k đã nêu ra vai trò, ý đ ca mt s người tham gia nâng Cc 2 thành Tng cc 2 và biến Tng cc 2 thành mt cơ quan “siêu quyn lc”, khiến Tng cc 2 tr thành him ha.

    Trong đó, có hai sai phm b xác đnh là “siêu nghiêm trng” và được nhc đi, nhc li nhiu ln: V Sáu S và v T4.

    Ông Bùi Tín – cu Đi tá Quân đi nhân dân Vit Nam, người theo dõi rt sát các din biến liên quan đến Tng cc 2, tóm tt v v Sáu S: 

    “V Sáu S còn gi là v Năm Châu, xy ra t Đi hi 7, năm 1991. V đó do bàn tay ca Tng cc 2, b trí cho mt s Đng viên lâu năm  min Nam là Năm Châu và Sáu S ra Hà Ni, mc đích đ giăng by ông Võ Nguyên Giáp, ri t đó, kết lun là ông Võ Nguyên Giáp bè phái, tham quyn, có ý đ tp trung mt s tay chân ca mình đ lt đ B Chính tr và chính quyn hi đó.

    Thế nhưng tt c nhng chuyn này là chuyn dng đng. Do đó mà ông Giáp yêu cu phi làm rõ v Năm Châu và Sáu S. Lúc y, h cho rng ông Giáp có ý đnh giành quyn Tng bí thư và được ông Trn Văn Trà tiếp sc. Ông Trn Văn Trà đnh là giành chc B trưởng Quc phòng.

    Thế nhưng tt c nhng cái đó đu là s ba đt ca Lê Đc Anh, ca Nguyn Chí Vnh, ca Đ Mười,đ làm hi ông Võ Nguyên Giáp. Đy là tóm tt v Sáu S vi Năm Châu. C ông Năm Châu, bà Sáu S đu đã chết ri.”   

    V T4 cũng có tính cht tương t, ông Bùi Tín k tiếp:

    “V T4 là v Nguyn Chí Vnh, cm đu Tng cc 2 ba đt rng h đã đt được mt gián đip ca Vit Nam vào cơ quan CIA vàđip viên đó có bí danh là T4. T4 thông báo danh sách nhng người đã cng tác vi CIA, đã tiếp xúc vi CIA, đã làm tay sai cho CIA.

    Danh sách đó dài lm. Nó lên ti hơn 20 người. Trong đó có Th tướng Phm Văn Đng, Đi tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trn Văn Trà ri nhng người lúc by gi đang còn ti chc như Th tướng Võ Văn Kit, Th tướng Phan Văn Khi, Ch tch Quc hi Nguyn Văn An, bà Võ Th Thng,..

    Mc đích ca h là gì? Mc đích ca h là bôi nh nhng người đó, ri Tng cc 2 cùng vi Lê Đc Anh và Đ Mười được nước láng ging ln giúp đ làm mt cuc đo chính, lt đ hết và dng lên mt chính quyn mi, mt B Chính tr mi, mt Ban Chp hành Trung ương hoàn toàn mi và hoàn toàn là tay sai ca Bc Kinh.

    Đó là mưu đ ca T4 và cũng đã b ông Giáp t cáo, yêu cu phi gii quyết mt cách trit đ.”

    Theo nhiu tài liu, Sáu S và T4 ch là hai trong hàng lot sai phm đã xy ra ti Tng cc 2 và s phn n trong hàng ngũ các công thn, nhng tr ct ca chế đ đã buc Đng CSVN phi tính đến vic xem xét toàn din các sai phm này vào năm 2005.

    Kết qa xem xét, x lý ra sao? Chúng tôi s tiếp tc tng hp và tường trình trong bài kế tiếp.

     

    Cơ quan Tình báo quân đội VN và những dấu hiệu của một đại họa (Phần 2)

    Trong buổi phát thanh trước, Trân Văn đã tóm tắt về sự hình thành Cục Tình báo của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, còn được gọi là Cục Quân báo, hay gọi tắt là Cục 2 và vì sao, năm 1995, Bộ Tổng Tham mưu đồng ý cho Cục 2 tách ra để nâng lên thành Tổng cục Tình báo Quốc phòng, quen được gọi là Tổng cục 2, trước khi Pháp lệnh Tình báo được ban hành vào cuối năm 1996, cũng như một số nguyên nhân khiến cơ quan này bị hàng loạt công thần, trụ cột của chế độ lên tiếng đòi phải kiểm tra toàn diện, xử lý triệt để.
    Trân Văn, phóng viên đài RFA
    2009-08-13

    Buổi phát thanh này, Trân Văn trình bày tiếp những diễn biến sau đợt phản ứng đầu tiên, kéo dài trong hai năm 2004 và 2005.

    Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
    Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. photo courtesy Wikipedia

    photo courtesy Wikipedia

    Không chỉ dàn dựng vụ Sáu Sứ và T4 với những tình tiết như ông Bùi Tín đã kể trong bài trước, tại Tổng cục 2 còn xảy ra nhiều chuyện tày trời khác.

     

    Phá hoại Đảng một cách có hệ thống

    Sau lá thư đề ngày 3 tháng 1 năm 2004 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó ông yêu cầu, Hội nghị Trung ương 9, khoá 9 xử lý kiên quyết, dứt điểm, nghiêm minh một tổ chức mà ông nhận định là “siêu đảng, siêu chính phủ, phá hoại Đảng một cách có hệ thống”,  ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004 – một trong những tài liệu được nhận định là quan trọng nhất đối với vụ Tổng cục 2 – Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, một trong những người được Bộ Chính trị phân công theo dõi việc bảo vệ chính trị nội bộ, cho biết: Các vấn đề của Tổng cục 2 còn nhiều như tổ chức thu thập tài liệu và theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nhiều đồng chí là đã làm tay sai cho địch. Người của Tổng cục 2 đã bán kế hoạch phòng thủ bầu trời cho nước ngoài. Người của Tổng cục 2 làm parabol để thu tiền bất hợp pháp, gian lận thuế giá trị gia tăng. Người của Tổng cục 2 còn đưa tài liệu lên mạng Internet nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, Tổng cục 2 đã sử dụng một số người phức tạp, cài cắm người vào các cơ quan Đảng, Nhà nước để lấy tin, tung tin, bịa đặt, lừa dối Đảng… Cán bộ tình báo quân sự còn cấp giấy chứng minh quân báo cho tay chân Năm Cam hoạt động và liên hệ chặt chẽ với tay chân Năm Cam…

    Khó mà tưởng tượng được những hành động phạm pháp nghiêm trọng ấy lại diễn ra trong một cơ quan làm nhiệm vụ tình báo quân sự cấp chiến lược. Cơ quan tình báo mà bịa ra cơ sở đặc tình “ma” để lừa dối, vu khống chính trị cán bộ cao cấp từ Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, Đại tướng, Thượng tướng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng… là phạm tội ngang với tội phản bội Tổ Quốc, phản bội Đảng.

    Cũng theo tướng Nguyễn Nam Khánh: Những bản tin mà Tổng cục 2 đưa ra là nhằm vu khống chính trị, lừa dối, chia rẽ nội bộ Đảng, phá hoại Đảng, Nhà nước và quân đội, gây sự phân tâm, lũng đoạn tinh thần cán bộ đảng viên và nhân dân, vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nguyên tắc kỷ luật đảng, tạo ra oan trái và đau khổ cho nhiều đồng chí. Với những bản tin mà tôi không thể trích dẫn hết, đã buộc cấp lãnh đạo cao nhất điều tra, thẩm tra, ít nhất là 10 vụ gây ra rất nhiều phức tạp.

    Tướng Nguyễn Nam Khánh nhận định: Đó là hành động phá hoại đảng, phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại Tổ Quốc. Đó không phải là chuyện riêng nội bộ Tổng cục 2, nội bộ Bộ quốc phòng. Đó là vấn đề của toàn Đảng, của pháp luật, của chế độ xã hội chủ nghĩa, liên quan đến an ninh của Tổ Quốc, đến đại đoàn kết dân tộc. Đó chính là nguy cơ làm mất sự ổn định chính trị, đã gây hậu quả nghiêm trọng… Nếu không kiên quyết xử lý thì sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị ngày càng tăng, như một ung nhọt làm tan rã Đảng và chế độ.

    “Thất trảm sớ”

    Những ý kiến như thế của tướng Nguyễn Nam Khánh, của ông Phạm Văn Xô, một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi của hàng chục vị tướng và nhiều cán bộ lão thành cách mạng, nhiều sĩ quan cấp tá đã được tiếp nhận thế nào? Việc xem xét, xử lý các sai phạm ra sao?

    Ông Bùi Tín kể:  Lá thư của ông Giáp được rất nhiều vị tướng, từ ông Chu Huy Mân đến một số vị thiếu tướng, đặc biệt ông Nguyễn Nam Khánh hết sức ủng hộ. Do đó trước Đại hội 10, năm 2005, Ông Nông Đức Mạnh bị buộc phải tổ chức ra một ban, gọi là Ban Kiểm tra liên ngành đặc biệt, gồm đại diện của: Toà án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Ban Bảo vệ Trung ương, Cục Bảo vệ Quân đội, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính,… lên đến hơn 20 người. Ban Kiểm tra liên ngành đã làm việc và đã có một báo cáo-  mà tôi được biết là dày đến 70 trang – hoàn thành trước Đại hội 10.

    Trước khi Đại hội 10 họp thì ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cùng với Bộ Chính trị lúc đó có một sáng kiến là ỉm báo cáo này đi. Họ cho là báo cáo này nguy hiểm quá. Nếu trong Đảng và nhân dân được biết thì có thể tạo ra sự đảo lộn rất lớn về chính trị. Ông ấy viện cớ là nếu phổ biến, trung ương mà biết, đại hội mà biết thì gia đình, bạn bè họ đều biết thì khó có thể giữ được bí mật. Cho nên ông Nông Đức Mạnh mới thuyết phục Bộ Chính trị, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương trước Đại hội 10 là không phổ biến báo cáo tuyệt mật đó.

    Ông ấy yêu cầu là do sự ổn định của chế độ, ổn định của Đảng, coi như Bộ Chính trị khoá trước đã xem và coi như đã giải quyết xong xuôi. Hủy báo cáo này đi, coi như báo cáo này không có.

    Vì sao những người có trách nhiệm xem xét, giải quyết các sai phạm xảy ra ở Tổng cục 2 đã quyết định như vậy mà câu chuyện về cơ quan này vẫn chưa kết thúc? Ông Bùi Tín giải thích: Vấn đề này không thể ỉm hoàn toàn được, bởi vì nó dai dẳng, bởi vì ngay trong Tổng cục 2 đã có những sĩ quan dũng cảm, có những sĩ quan trung thành với sự thật, trung thành với nhân dân, thấy những việc làm bậy quá nên tiếp tục tố cáo. Trong đó có hai ông là ông Vũ Minh Ngọc và ông Vũ Minh Trí. Ngay từ năm 2005, ông Vũ Minh Ngọc đã có một lá thư gọi là “Thất trảm sớ”, nêu lên 7 tên rất nguy hiểm, cần phải gạt bỏ mới có thể cứu được Đảng, cứu được chế độ. Sau đó, ông Vũ Minh Ngọc viết thư thứ hai và cũng gửi cho cả tướng Giáp. Tướng Giáp rất ủng hộ ý kiến: Phải giải quyết triệt để vụ án siêu nghiêm trọng của Tổng cục 2. Năm nay, thư của ông Vũ Minh Trí hâm lại vụ này và tướng Giáp lại lên tiếng ủng hộ một lần nữa.    

    Người gửi “Thất trảm sớ” – Trung tá Vũ Minh Ngọc hiện nay thế nào? Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao? Đó sẽ là nội dung bài thứ ba. Mời qúy vị đón nghe.  

    Tổng cục 2 và những dấu hiệu của một đại họa (phần 3)

     

    Tâm trạng cũng như suy nghĩ của một số cán bộ lão thành cách mạng sau khi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 quyết định ém nhẹm vụ Tổng cục 2 ra sao?
    Trân Văn, phóng viên đài RFA
    2009-08-14

    Những nhân vật lãnh đạo của đảng CSVNNhững nhân vật lãnh đạo của đảng CSVN

    AFP PHOTO

    Trong hai bài trước, Trân Văn đã tổng hợp và tường trình về những nội dung có liên quan đến các sai phạm nghiêm trọng xảy ra tại Tổng cục 2, cũng như lối xử lý hết sức khó hiểu của lãnh đạo Đảng CSVN đối với Tổng cục 2.

    Ở bài này, Trân Văn phỏng vấn một số nhân vật có liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến việc tố cáo các sai phạm tại Tổng cục 2.

    Chờ đợi cho đến chết  

    Đến nay, hầu hết những người từng lên tiếng yêu cầu xem xét, xử lý các sai phạm ở Tổng cục 2, trong giai đoạn từ cuối thập niên 1990, đầu thập niên 2000 đến năm 2005 như: ông Phạm Văn Xô, Đại tướng Chu Huy Mân, Thượng tướng Lê Ngọc Hiền, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, Trung tướng Đồng Văn Cống, Trung tướng Nguyễn Hoà,… đều đã qua đời, phần lớn những người còn lại thì già yếu, bệnh tật.

    Chúng tôi đã thử gọi điện thoại, phỏng vấn một số người để xin thêm ý kiến của họ về vụ Tổng cục 2, cũng như suy nghĩ, thái độ của họ về cách xử lý vụ này của lãnh đạo Đảng CSVN.

    Cuộc phỏng vấn đầu tiên được thực hiện với cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc – nhân vật đã từng gửi “Thất trảm sớ”. Người nhấc điện thoại là vợ cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, bà cho biết:  Bây giờ ông cháu đang bị bệnh cho nên trí nhớ không tốt lắm nhưng mà thôi cũng để ông cháu gặp cho nó khuây khỏa… Có người gọi có phải bác Ngọc không và muốn hỏi chuyện… Đây ông nghe…

    Tuy đang trong tình trạng bán thân bất toại kèm nhiều chứng bệnh khác, sức khoẻ rất kém, song khi nghe đề cập đến Tổng cục 2, cựu Trung tá Vũ Minh Ngọc, 82 tuổi vẫn cố gắng xác nhận với chúng tôi qua một cuộc trao đổi ngắn:

    Trân Văn: Sau khi bác gửi thư, đến nay có hồi báo gì không ạ?

    Trung tá Vũ Minh Ngọc: Chưa có hồi âm gì ạ.

    Trân Văn: Từ khi bác gửi thư, các cơ quan chức năng có cử người đến hỏi thăm thêm về những nội dung trong thư không?

    Trung tá Vũ Minh Ngọc: Không ạ!

    Trân Văn: Hiện nay, vụ Tổng cục 2 cũng vẫn cứ còn như cũ phải không ạ?

    Trung tá Vũ Minh Ngọc: Vâng!

    Cuộc phỏng vấn thứ hai, theo dự tính sẽ thực hiện với ông Nguyễn Văn Thi, vẫn  được gọi là Năm Thi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền giai đoạn trước tháng 4 năm 1975, có 69 tuổi Đảng, người mà từ năm 1986 đã gửi sáu lá thư yêu cầu lãnh đạo Đảng CSVN giải quyết hàng loạt vấn nạn trong Đảng, trong đó có vụ Tổng cục 2.

    Đến tháng 2 năm 2006, ông Nguyễn Văn Thi tiếp tục gửi lá thư thứ 7, trực tiếp phê bình Tổng Bí thư, các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá 9 vì đã hành xử không dân chủ với ông cũng như những đảng viên khác đã từng gửi các thư tương tự.

    Tuy nhiên chúng tôi không thể trò chuyện với ông. Vợ ông giải thích:  Nhà tôi bịnh nặng lắm, đang nằm nhà thương anh ạ!  Đúng ra là ổng không còn tỉnh. Anh hỏi… nó, nó quá muộn rồi. Vấn đề đó anh đừng hỏi nữa vì những vấn đề có liên quan đến ông Cống, ông Xô này kia nọ…

    Nói chung là người ta đã làm đền thờ ông Đồng Văn Cống này kia nọ rồi… Nói chung, tôi chỉ mong rằng đừng có ai nói thêm về những việc như thế và cũng hổng muốn nghe, cũng hổng được rảnh tâm lắm.

    Dù Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, đã từng xác định đóng lại vụ Tổng cục 2 song trong lá thư thứ 7, ghi ngày 3 tháng 2 năm 2006, gửi Hội nghị Trung ương lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 9, ông Nguyễn Văn Thi vẫn tiếp tục khẳng định:

    Trách nhiệm đó trước hết thuộc về người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thưđến Bộ Chính trị mà tôi và nhiều Đảng viên trong cả nước cho rằngTrung ương Đảng khoá 9 đã tiếp tục duy trì ảnh hưởng của hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì nể nang hoặc cố tình để bảo vệ chức danh  do nhờ hai ông này mà có được.

    Không đưa ra giải quyết các vụ án này là che giấu khuyết điểm của Trung ương 9 đã tiếp tục kéo dài từ khoá 4 đến nay để bảo vệ quyền lợi cá nhân của một số người, bất chấp uy tín của toàn Đảng và tiếp tục không muốn đổi mới để cải cách hệ thống chính trị và quản lý Nhà nước, không muốn thay đổi nhân sự lãnh đạo Trung ương Đảng bằng những người trong sạch, có đức, có tài, có uy tín trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân.

    Hậu quả sẽ là Đảng viên chân chính cả nước sẽ tiếp tục đấu tranh để chỉ rõ trách nhiệm thuộc về Ban Chấp hành khoá 9 mà người đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư. 

    Vẫn đòi làm rõ

    Thực tế cho thấy, điều ông Nguyễn Văn Thi khẳng định hoàn toàn chính xác. Ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí, đang làm việc tại Tổng cục 2 đã gửi  một lá thư dài 13.000 chữ, khẳng định, Tổng cục 2 hiện làm cho “quân đội ta, Đảng ta, Nhà nước ta đang gặp phải hiểm họa vô cùng to lớn ngay từ bên trong, ngay ở bên trên”, cơ quan này hiện “khủng hoảng trầm trọng và toàn diện về lý luận, tư duy nghiệp vụ, phương châm, phương pháp, thủ đoạn, nề nếp, chế độ công tác, tổ chức lực lượng…”.

    Theo Trung tá Trí, ngoài ông Nguyễn Chí Vịnh, trung tướng, Tổng cục trưởng, từng bị Đại học Kỹ thuật Quân sự đuổi học khi còn là sinh viên sĩ quan vì hạnh kiểm kém, Tổng cục 2 đang là nơi dung dưỡng nhiều người thiếu kinh nghiệm, kiến thức, tư cách, thậm chí có tiền án, ham danh, hám lợi, song vẫn thăng tiến rất nhanh cả về cấp bậc lẫn chức vụ bởi là thân nhân, thân hữu, hoặc là thủ túc của ông Nguyễn Chí Vịnh.

    Trong thư, Trung tá Trí viết: Chúng làm điệp báo nhưng không tổ chức xây dựng điệp viên, tình báo viên mà nghĩ ra khái niệm “cán bộ mật”, “cán bộ diện B” để đưa từ bên ngoài quân đội vào tổ chức điệp báo hàng ngàn người mà nếu xét theo nguyên tắc, yêu cầu của điệp báo chiến lược thì hoàn toàn không có khả năng điệp báo (đặc biệt là về mặt quân sự). Phần lớn số này là người thân quen của chúng.

    Với các “cộng tác viên mật” cũng có tình trạng tương tự. Điều kỳ lạ là trong số “cán bộ mật”, “cộng tác viên mật” đó, có rất nhiều người đang làm việc trong các cơ quan quân – dân – chính – đảng của ta, một số người còn là cán bộ cấp cục –vụ – viện trở lên. Trên khắp thế giới, từ xưa tới nay, chỉ có chúng làm điệp báo chiến lược mà không xây dựng điệp viên, tình báo viên.

    Chúng dùng tổ chức và hoạt động điệp báo làm bình phong, dùng kế hoạch điệp báo làm công cụ chủ yếu để bòn rút công quỹ. Có thể khẳng định trong 10 năm trở lại đây, tất cả các kế hoạch điệp báo có mức kinh phí đáng kể của Tổng cục 2 đều ít nhiều mắc sai phạm về mặt kinh tế, tài chính.

    Nếu thanh tra, kiểm tra, kiểm toán một cách chặt chẽ, chắc chắn sẽ phát hiện ra nhiều vụ tham nhũng lớn, nhiều tên tham nhũng lớn.

    Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn nhiều nội dung đáng chú ý khác và người “hâm” lại vụ Tổng cục 2 – Trung tá Vũ Minh Trí nói gì với Đài Á Châu Tự Do? Mời quý vị xem bài 4.

    Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 4)

     

    Trong ba buổi phát thanh trước, quý vị đã nghe Trân Văn tường trình về một số vấn đề liên quan đến Tổng cục 2 mà nhiều công thần của Đảng CSVN, cũng như hàng chục tướng lĩnh của cả Quân đội Nhân dân Việt Nam lẫn Công an Nhân dân Việt Nam cùng nhận định là “sai phạm siêu nghiêm trọng”, cần xử lý triệt để, song cuối cùng vẫn bị lãnh đạo Đảng CSVN làm ngơ.

    Trân Văn, phóng viên đài RFA
    2009-08-15

     

    ĐT Võ Nguyên Giáp nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là siêu nghiêm trọng.Quý vị cũng đã nghe một số nhân vật nhắc đến Trung tá Vũ Minh Trí, sĩ quan Tổng cục 2, tác giả lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, được xem như tác nhân “hâm” lại một scandal từng bị nhấn chìm. Vừa rồi, lá thư này đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến để lập lại yêu cầu lãnh đạo Đảng và Nhà nước kiên quyết xử lý vụ Tổng cục 2.

    Bây giờ, mời quý vị tiếp tục nghe Trân Văn giới thiệu các nội dung đáng quan tâm trong thư của Trung tá Vũ Minh Trí và cuộc trao đổi ngắn giữa Trân Văn và trung tá này…

    Hồi đầu tháng này, các diễn đàn điện tử công bố hai lá thư do Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết cách nay hai tháng. Trong cả hai thư, tướng Võ Nguyên Giáp cùng cho biết lý do viết thư là vì đã nhận và đọc thư của Trung tá Vũ Minh Trí.

    Lề lối lãnh đạo

    Ở thư đầu, ghi ngày 8 tháng 6, gửi cho hai cựu Tổng Bí thư là ông Đỗ Mười và ông Lê Khả Phiêu, tướng Giáp cho rằng: “Các anh phải thống nhất độ quan trọng của vấn đề và góp phần cùng Bộ Chính trị và Trung ương giải quyết bằng được”.

    Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng.

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Sang thư sau, ghi ngày 10 tháng 6, gửi các thành viên trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư, tướng Giáp thẳng thắn nêu thắc mắc về lối mà lãnh đạo Đảng và chính phủ hiện nay sử dụng ông Nguyễn Chí Vịnh, sau hàng loạt sai phạm được xem là “siêu nghiêm trọng”: “Đồng chí Nông Ðức Mạnh nói với tôi là (NV: ông Nguyễn Chí Vịnh) không thể lên trung tướng và chưa biết đưa đi đâu để rèn luyện nhưng thực tế lại không làm như vậy mà tiếp tục thăng quân hàm và giao trọng trách Tổng cục trưởng, hiện nay vừa đề bạt là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng làm cho ai cũng ngạc nhiên, lo lắng và nếu không làm rõ thì chắc sẽ còn lên nữa”.

    Lũng đoạn, phá hoại

    Trong bài trước chúng tôi đã giới thiệu một phần nội dung thư tố cáo của Trung tá Vũ Minh Trí, đó là việc ông Nguyễn Chí Vịnh thu nạp thân nhân, thân hữu, tập hợp thủ túc để lũng đoạn Tổng cục 2 và bòn rút công quỹ. Tuy nhiên ông Nguyễn Chí Vịnh và các “chiến hữu” của ông ta còn làm những gì để sau khi đọc thư của Trung tá Trí, tướng Giáp phải lên tiếng cảnh báo: Tình hình đang cực kỳ nguy hiểm đối với Quân đội, đối với Đảng”?

    Trong thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008, Trung tá Vũ Minh Trí kể rằng, ông Nguyễn Chí Vịnh và “phe lũ” đã “lừa dối cấp trên”, gửi nhiều “tin tình báo” không khẳng định được độ xác thực của nội dung thông tin, chiếm tỷ lệ lớn nhất và gây tác hại nhiều nhất là “tin về nội bộ”, gây nên sự nghi kỵ, rối ren. Rất nhiều thông tin là do thêm thắt, ngụy tạo nhằm vu cáo, bôi nhọ, lật đổ.”

    Cũng theo Trung tá Trí, Tổng cục 2 đã thu thập, tạo dựng thông tin về hàng ngàn cán bộ quân – dân – chính đảng, trong đó có hàng trăm người từ cấp ủy viên trung ương trở lên, không ít người đang là viên chức cao cấp của Đảng như ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị, của chính phủ như hai phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải, một số bộ trưởng, thứ trưởng, kể cả hai thứ trưởng Bộ Công an là các ông Nguyễn Văn Hưởng, ông Nguyễn Khánh Toàn. Rồi bí thư các tỉnh, các thành phố lớn như ông Lê Thanh Hải (TP.HCM), ông Nguyễn Bá Thanh (thành phố Đà Nẵng)…

    Dù Tổng cục 2 đã tạo ra vô số rắc rối trong quá khứ vì theo dõi, thu thập rồi ngụy tạo thông tin, thế nhưng tình trạng này vẫn tái diễn, Trung tá Trí tiết lộ: “Gần đây Nguyễn Chí Vịnh giao cho một cơ quan trực thuộc Tổng cục trưởng Tổng cục 2 nhiệm vụ tổ chức thu thập thông tin, lập hồ sơ về nhiều cán bộ cấp cao ngoài Tổng cục 2 trong khi Tổng cục 2 không hề có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra, kiểm tra Đảng đối với các tổ chức, cá nhân bên ngoài Tổng cục 2”.

    Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất, triệt để nhất.

    Trung tá Vũ Minh Trí

    Cũng vì vậy, Trung tá Trí nhận định: Chính Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ mới phá hoại Tổng cục 2 toàn diện nhất, triệt để nhất. Trước sự phá hoại ghê gớm của chúng, trước thực trạng bi đát của Tổng cục 2 hiện nay, có người nêu câu hỏi: Phải chăng chúng là “điệp viên ảnh hưởng” của các thế lực thù địch? Đánh giá như vậy về Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ có quá mức không? Hoàn toàn không nếu đã đọc hàng loạt tin tức, tài liệu mà trong đó Tổng cục 2 nhận định: Nguyễn Mạnh Cầm, Phan Diễn, Trần Bạch Đằng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Nam Khánh, Trương Tấn Sang, Võ Viết Thanh, Phan Văn Trang, Nguyễn Ngọc Trừu,… là có yếu tố địch. Hoàn toàn không nếu đánh giá thực trạng Tổng cục 2 hiện nay một cách khách quan, chặt chẽ theo đúng yêu cầu của việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

    Thư của Trung tá Vũ Minh Trí còn cung cấp nhiều chi tiết khác được xem là hết sức nhạy cảm như sự hỗ trợ đặc biệt mà các ông Lê Đức Anh – cựu Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương, Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư đương nhiệm, Phạm Văn Trà – cựu Bộ trưởng Quốc Phòng, Nguyễn Huy Hiệu – hiện là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Lê Văn Dũng – hiện là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,… dành riêng cho ông Nguyễn Chí Vịnh. Cũng vì vậy, trong thư ghi ngày 10 tháng 6, tướng Giáp yêu cầu Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương “cần chú ý bảo vệ người tố cáo”.

    Trách nhiệm, dũng cảm

    Chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn với Trung tá Vũ Minh Trí, tác giả thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008:

    Trân Văn: Thưa ông, tôi được đọc thư của ông về vụ Tổng cục 2 và sau đó là thư của tướng Giáp, tôi muốn hỏi thăm ông về lá thư. Thưa ông, theo ông, với hiện tình của Tổng cục 2 như hiện nay, nó vi phạm những nguyên tắc nào trong tổ chức Quân đội Nhân dân Việt Nam ạ?

    Trung tá Vũ Minh Trí: Vâng! Thực ra tất cả những thư của tôi, tôi không gửi đến những địa chỉ bên ngoài ông ạ! Cho nên là những nội dung đấy, tôi cũng chỉ trao đổi với những cơ quan hay là những cá nhân có thẩm quyền thôi! Đấy là một, thứ hai là những chuyện này cũng không tiện trao đổi trên điện thoại, cho nên là rất cám ơn ông đã quan tâm nhưng mà xin ông cho kiếu được không ạ?

    Trân Văn: Dạ được ạ! Tôi hiểu! Chỉ xin hỏi thêm ông một vài câu.

    Trung tá Vũ Minh Trí: Dạ vâng, ông cứ hỏi ạ…

    Trân Văn: Thưa ông, cho đến nay, ông có gặp khó khăn từ đồng đội của mình không ạ? Nếu tôi không lầm thì có lẽ ông cũng làm việc trong Tổng cục 2?

    Trung tá Vũ Minh Trí: Ông ạ! Nếu đã gọi là đồng đội thì thật sự không gặp khó khăn gì. Nếu là đồng đội thì sẽ giúp đỡ mình thôi. Nếu thật sự là đồng đội của tôi đều rất là ủng hộ tôi, đều rất là giúp đỡ tôi, ông ạ!

    Trân Văn: Dạ, trong thư của tướng Giáp, tướng Giáp có nhắc trực tiếp đến ông và tướng Giáp cho rằng, việc mà ông đã làm là việc làm của một người có trách nhiệm cao, dũng cảm. Tôi nghĩ có lẽ là nội tình hết sức phức tạp thì tướng Giáp mới đưa ra nhận định như thế, thành ra tôi muốn hỏi thăm thêm những diễn biến sau việc ông gửi lá thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đi…

    Trung tá Vũ Minh Trí: Thực ra để làm đến nơi, đến chốn việc nào, kể cả việc nhỏ cũng đều là phức tạp. Tôi cũng chưa được đọc thư của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nếu quả thực đại tướng đánh giá như vậy thì tôi thấy cũng hơi ngượng bởi vì mình cũng chưa được như vậy đâu ông ạ!

    Vì sao Tổng cục 2 có thể “lợi dụng tính chất hết sức chuyên biệt của tình báo để mưu cầu lợi riêng, bất chính” như Trung tá Vũ Minh Trí nhận xét trong hàng chục năm mà vẫn vô sự? Điều đó có lợi cho ai? Chúng tôi sẽ tổng hợp và tường trình trong bài cuối. Mời quý vị đón nghe.

     

    Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 5)

    Trong bốn bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo Quân đội Việt Nam: Những dấu hiệu của một đại họa”, Trân Văn đã tóm tắt và tường trình về hàng loạt vấn đề được các công thần, tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội, Công an Việt Nam xác định là “sai phạm nghiêm trọng”, xảy ra tại Tổng cục 2 như: lũng đoạn cơ quan tình báo quân đội, bòn rút công quỹ, theo dõi – thu thập thông tin rồi bịa đặt, vu cáo nhiều viên chức lãnh đạo Đảng và chính quyền, gây nghi kỵ, chia rẽ trong nội bộ,…

    Trân Văn, phóng viên đài RFA
    2009-08-16

     

    Đáng chú ý là sau hàng chục năm, những “sai phạm nghiêm trọng” đó vẫn không được xem xét, xử lý thấu đáo nên tiếp tục làm nội bộ Đảng, nội bộ chính quyền, nội bộ quân đội Việt Nam bị phân hóa trầm trọng. Cũng vì vậy, đã có khá nhiều người tự hỏi, có những ai đã và đang đứng phía sau vụ này (?).

    Trân Văn tiếp tục tổng hợp và tường trình bài thứ năm của loạt bài này…

    Ai đứng phía sau?

    Tuy không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, ai đã và đang đứng phía sau các “sai phạm nghiêm trọng” xảy ra ở Tổng cục 2 nhưng Trung tá Vũ Minh Trí, người viết lá thư tố cáo ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008 đã cung cấp một số chi tiết, giúp người đọc tự tìm câu trả lời. Đó là: Thời gian qua, Tổng cục 2 bỏ qua tiêu chuẩn, thu hút, tiếp nhận con cháu rất nhiều cán bộ cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước như:  Đức Anh, Lê n Dũng, Phùng Khắc Đăng, Nguyễn Huy Hiệu, Vũ Tuyên Hoàng, Bùi Văn Huấn, Nông Đức Mạnh, Phạm Hồng Lợi, Cao Tiến Phiếm, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Văn Trà, Đỗ Quang Trung… vào đào tạo ở Học viện Khoa học Quân sự, làm việc trong Tổng cục 2 (việc mà thời trước hầu như không có).

    Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp…

    Thư tố cáo ngày 3 tháng 2 năm 2005

    Cũng theo Trung tá Vũ Minh Trí: Không phải ngẫu nhiên mà trong Tổng cục 2 có nhiều ý kiến cho rằng, những năm qua, Nguyễn Chí Vịnh đã “qua mặt”, đã “lừa” được hầu hết lãnh đạo cấp cao của quân đội, Đảng, Nhà nước, thậm chí bỏ túi” được các vị Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Phạm Văn Trà, Lê Văn Dũng, Nguyễn Huy Hiệu, Phạm Văn Long,…

    Vai trò Lê Đức Anh

    Nếu lật lại các tài liệu liên quan đến Tổng cục 2, có thể thấy trong hầu hết đơn, thư tố cáo, yêu cầu giải quyết vụ Tổng cục 2, hầu hết công thần cũng như tướng lĩnh cao cấp của chế độ đều cùng đề cập đến một người, giữ vai trò như cha đẻ Tổng cục 2, đồng thời là tổng đạo diễn các vụ việc được gọi là “siêu nghiêm trọng”. Đó là ông Lê Đức Anh.

    Ở lá thư viết ngày 17 tháng 6 năm 2004, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể: Trước Đại hội 7 (NV: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa 7 có nhiệm kỳ từ 1991 đến 1996), tâm trạng cán bộ, cả phía Nam và phía Bắc có nhiều lo lắng, băn khoăn về nhân sự cấp cao của Đảng, nhiều cán bộ không vừa lòng một số đồng chí trong Bộ Chính trị Khóa 6. Nhiều ý kiến muốn thay đổi một số Ủy viên Bộ Chính trị. Trong đó dư luận tập trung không đồng tình đồng chí Lê Đức Anh... và trong thực tế, vụ Năm Châu – Sáu Sứ bùng lên ở thời điểm nhạy cảm đó, đã giúp ông Lê Đức Anh tiếp tục đảm nhiệm cương vị Ủy viên Bộ Chính trị.

    Tướng Nguyễn Nam Khánh kể tiếp: Trong khóa 7, đồng chí Lê Đức Anh được bầu vào Bộ Chính trị và sau đó được bầu làm Chủ tịch nước, phụ trách cả an ninh, quốc phòng và đối ngoại... Được sự chỉ đạo của đồng chí Lê Đức Anh, Pháp lệnh tình báo và Nghị định 96/CP đã được soạn thảo và chuyển qua Quốc hội và Chính phủ... Lợi dụng Nghị định 96/CP, Tổng cục 2 đã có sự lộng quyền nghiêm trọng, sự thao túng nghiêm trọng, phá hoại dân chủ và phá hoại đoàn kết ni bộ, gây chia rẽ và bè phái rất nghiêm trọng trong Đảng. Tổng cục 2 muốn vu khống ai thì vu khống, muốn trừng trị ai thì bày chuyện trừng trị, muốn gài người vào cơ quan nào thì gài, tổ chức kinh doanh tràn lan, lạm dụng các hoạt động gọi là “tình báo để tiêu tiền, thậm chí tạo ra cơ sở đặc tình không có thật để tiêu tiền.

    Man trá lý lịch

    Tiểu sử cá nhân của ông Lê Đức Anh do Đảng và chính quyền Việt Nam công bố, cho biết, ông Lê Đức Anh là Ủy viên Bộ Chính trị trong bốn khóa liên tục, từ khóa 5 đến khóa 8, kéo dài từ 1982 đến 2001. Ông Lê Đức Anh từng là Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc Phòng, Chủ tịch Nhà nước. Năm 2008, ông được tặng huy hiêu “70 năm tuổi Đảng”.

    Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua,… đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.

    Thư tố cáo ngày 3 tháng 2 năm 2005

    Tuy nhiên theo một thư tố cáo ghi ngày 3 tháng 2 năm 2005 của các ông Phạm Văn Xô (Hai Xô – một trong những lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương, cựu Phó Ban Tổ chức Trung ương), ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống – cựu Phó Tổng thanh tra Quân đội), ông Nguyễn Văn Thi (Năm Thi – cựu Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Tư lệnh Miền) – những người từng là cấp trên của ông Lê Đức Anh thì ông Lê Đức Anh đã man khai cả lý lịch cá nhân, lẫn man khai tư cách Đảng viên: Lê Đức Anh không phải là công nhân cao su như tự khai trong lý lịch mà là người giúp việc thân cận cho chủ đồn điền De Lalant, một sĩ quan phòng nhì của Pháp… Cũng theo các ông này, ông Lê Đức Anh chưa bao giờ được kết nạp vào Đảng CSVN và họ cũng như một số cán bộ cách mạng lão thành khác ở miền Nam, đã lên tiếng tố cáo sự man trá này từ năm 1982.

    Trong thư đã dẫn, các ông Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Thi nhận định: Theo chúng tôi thì những vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trong hơn hai chục năm qua, từ Vụ Xiêm Riệp (1983), Sáu Sứ (1991), vụ nâng Cục 2 lên thành Tổng cục 2 với quyền hạn siêu Đảng, siêu Nhà nước, được hợp pháp hóa bằng Pháp lệnh tình báo của Quốc hội và Nghị định 96/CP, vụ T4 (1997-1999), đến vụ nói xấu, vu khống nhằm lật đổ Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trước đại hội 9… đều có bàn tay của nhân vật từng hoạt động cách mạng và kháng chiến ở Nam Bộ mà chúng tôi đều biết rõ. Đó là nguyên cai đồn điền cao su, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Lê Đức Anh.

    Tại một tài liệu khác là thư của ông Nguyễn Đức Tâm – cựu Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng, ghi ngày 3 tháng 1 năm 2001 – với tư cách là một trong những người đã từng nhận các đơn thư tố cáo – ông Tâm phân trần: Về thư đồng chí Năm Thi tố cáo đồng chí Lê Ðức Anh tôi đã trao đổi với anh Lê Ðức Thọ, anh Thọ có ý kiến đại thể như sau: Ðây chỉ là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa đủ cơ sở để kết luận, sau này sẽ tiếp tục điều tra (lúc này cũng đang rối lên về nhân sự chủ chốt của Ðại hội 6). Sau Ðại hội 6, tôi cũng đặt ra vấn đề với anh Nguyễn Văn Linh nhưng anh Linh không giao trách nhiệm để tổ chức điều tra (lý do có thể rất phức tạp, tôi không dám viết ra đây, chỉ xin trực tiếp báo cáo với Bộ Chính trị hoặc Ủy Ban Kiểm tra Trung ương.

    Tên ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong các thư, đơn tố cáo đòi xử lý triệt để vụ Tổng cục 2. Việc đối chiếu những tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên nhưng không thể xử lý. Mời quý vị đón nghe bài cuối.

     

    Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (phần 6)

     

    Trong năm bài của loạt bài “Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa”, quý vị đã nghe nhiều ý kiến của các công thần cũng như tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp trong Đảng CSVN, trong chính quyền và trong quân đội cùng cảnh báo rằng, Tổng cục 2 đang làm cho tình hình trở thành cực kỳ nguy hiểm đối với quân đội, đối với Đảng.
    Trân Văn, phóng viên đài RFA
    2009-08-18

     

    Sai phạm nghiêm trọng của Tổng cục 2

     

    Phải chăng sự nguy hiểm chỉ đe dọa quân đội và Đảng? Mời quý vị nghe Trân Văn tường trình bài cuối cùng và chúng tôi mong nhận thêm ý kiến phản hồi từ quý thính giả sau loạt bài này…

    Đại Tướng Lê Đức Anh

     

     

    Đại Tướng Lê Đức Anh. photo courtesy Wikipedia

    photo courtesy Wikipedia

    Trong nhiều thư, đơn tố cáo, yêu cầu giải quyết những sai phạm nghiêm trọng tại Tổng cục 2 suốt từ thập niên 1990 đến nay, tên ông Lê Đức Anh được lập đi, lập lại khá nhiều lần.

     

    Đáng chú ý là tên của ông Lê Đức Anh không chỉ xuất hiện trong những tài liệu liên quan đến Tổng cục 2.

    Cũng vì vậy, việc đối chiếu một số tài liệu khác có thể góp phần lý giải câu hỏi, vì sao các sai phạm của Tổng cục 2, tuy kéo dài hơn một thập niên, gây bất bình sâu rộng nơi cán bộ, đảng viên cả trong, lẫn ngoài quân đội nhưng vẫn không thể xử lý đến nơi, đến chốn.

    Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể: Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”.

    Ở hồi ký “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, cựu Thứ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ đã từng kể như thế này về ông Lê Đức Anh, trong phần tường thuật về “Đại hội 7 và cái giá phải trả cho việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc”: 

    Sau Ðại hội 7, mọi vấn đề quan trọng về đối ngoại của Nhà nước đều do Hồng Hà, Bí thư Trung ương, phụ trách đối ngoại, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Lê Ðức Anh và tất nhiên được sự tán thưởng của Tổng Bí thu Ðỗ Mười, quyết định. Những phần công việc vốn do Bộ Ngoại giao đảm nhiệm nay đều do Hồng Hà và Ban Ðối ngoại chủ trì. Một thí dụ điển hình về việc vì ý đồ cá nhân họ sẵn sàng bỏ qua danh dự và quốc thể:

    Ngày 5 tháng 8 năm 1991, tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng, Hồng Hà tuyên bố: “Từ nay trong quan hệ với Trung Quốc các ngành cứ tập trung ở chỗ anh Trương Ðức Duy (Ðại sứ Trung Quốc), không cần qua sứ quán Việt Nam ở Bắc Kinh”. Lê Ðức Anh cho biết khi ở Trung Quốc, Phó ban Ðối ngoại Trung Quốc Chu Lương có đề nghị: “Vì lý do kỹ thuật, quan hệ giữa hai Ðảng xin làm qua Trương Ðức Duy”.

    Hoặc thế này: Ðể dọn đường cho cuộc gặp cấp thứ trưởng ở Bắc Kinh tháng 8 năm 1991, tối 31 tháng 7 Hồng Hà đảm bảo với Từ Ðôn Tín: “Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc chỉ vì chưa có “tiền sự” với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc.

    Tinh thần của chúng tôi là phấn đấu làm cho cuộc gặp thành công”. Sau khi đã cam kết từ nay không nói đến vấn đề diệt chủng nữa, Hồng Hà hỏi Từ: “Tôi muốn hỏi đồng chí ngoài vấn đề diệt chủng, còn hai vấn đề gai góc là vấn đề quân đội các bên Campuchia và vai trò Liên Hiệp Quốc thì phương hướng giải quyết nên thế nào, để chúng tôi có thể góp phần làm cho cuộc gặp thứ trưởng Việt – Trung ở Bắc Kinh sắp tới đạt kết quả tốt”.

    “Ðồng chí Lê Ðức Anh và tôi sẽ làm việc trực tiếp với thứ trưởng Nguyễn Dy Niên (người được chỉ định đi đàm phán với Trung Quốc) trước khi đồng chí ấy đi Trung Quốc. Chúng tôi phải báo cáo với Bộ Chính trị để có ý kiến chỉ đạo không những về nội dung mà cả về tinh thần và thái độ làm việc.

    Ô.Hồng Hà, Bí thư Trung ương

    Một thái độ ươn hèn, yếu đuối

    Ông Trần Quang Cơ than: Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!…

    Trở lại với nội dung chính của loạt bài này, liệu lần này, vụ Tổng cục 2 và những “sai phạm nghiêm trọng” ở cơ quan này sẽ được giải quyết dứt điểm? Ông Bùi Tín nhận định:  Tất cả mọi vấn đề quy chiếu vào mối quan hệ với Trung Quốc, trong đó nổi bật là thái độ yếu đuối, có thể nói là ươn hèn và phụ thuộc.

    Ngay từ năm 1991, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch cũng là Ủy viên Bộ Chính trị đã phải kêu lên là chúng ta lại bước vào thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính do những nhận định như thế của Nguyễn Cơ Thạch mà Bắc Kinh yêu cầu Bộ Chính trị phải gạt ngay ông Nguyễn Cơ Thạch ra. Đúng là sau đó, Nguyễn Cơ Thạch bị mất chức.

    Tôi nghĩ đấy là một biểu hiện rất rõ, từ vấn đề bauxite, vấn đề Tổng cục 2, vấn đề mất đất, mất biển, vấn đề tàn sát ngư dân đều quy chiếu vào mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

     

    Xin ý kiến đối phương và hướng giải quyết vấn đề để đàm phán trước khi đàm phán, thật là chuyện có một không hai trong lịch sử đối ngoại!…

    Ông Trần Quang Cơ

     

    Thái độ của Bộ Chính trị hiện nay là một thái độ ươn hèn, yếu đuối. Bởi vì họ nghĩ rằng, muốn tồn tại thì phải dựa vào Trung Quốc, bởi vì họ cho rằng Việt Nam và Trung Quốc cùng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, cùng chung chế độ độc đảng, họ nghĩ rằng Trung Quốc lớn như thế thì khó mà có thể chìm, do đó mà bám lấy cái phao này.

    Tôi nghĩ là họ đã tính lầm bởi tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam mạnh lắm. Tôi nghĩ là nhân dân mình đã thức tỉnh. Do đó trong tình hình mới, tôi nghĩ là họ khó có thể bịt được vụ Tổng cục 2.   

    Sư lớn mạnh của các đoàn “tình báo hành động”

    Đó là hy vọng của một số người, còn đây là thực tế được một người trong cuộc, Trung tá Vũ Minh Trí tường thuật tại thư ghi ngày 16 tháng 12 năm 2008: Nhiều người ở Tổng cục 2 rất lo ngại khi thấy giữa thời bình, khả năng xảy ra chiến tranh đã được Đảng nhận định qua mấy kỳ đại hội là không có mà Nguyễn Chí Vịnh và phe lũ lại xây dựng lực lượng trinh sát bộ đội nằm trong đội hình Cục quân báo rồi Cục tình báo vốn chỉ ở cấp tiểu đoàn thời chống Pháp, chống Mỹ, cấp trung đoàn thời chiến tranh hai đầu biên giới phía Bắc và phía Tây Nam lên thành 3 đoàn “tình báo hành động” là: K3,74,94.

     

    Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn?

     

    Cả ba đều có quy mô cấp lữ đoàn (đoàn trưởng được thăng quân hàm tới đại tá), đều do tay chân thân tín nhất của Nguyễn Chí Vịnh nắm, đều đóng ở các đô thị lớn bậc nhất của đất nước, đều triển khai nhiều hoạt động điệp báo và đều được trang bị các vũ khí, trang thiết bị đặc chủng, trong đó có mấy chục xe thiết giáp.

    Họ tự hỏi “tình báo hành động” thực chất là gì? Tại sao các đoàn “tình báo hành động” đó lại có quy mô lớn như vậy trong khi quy mô lực lượng trinh sát bộ đội của các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng chỉ ở cấp tiểu đoàn? Chúng nhằm vào đối tượng tác chiến nào? Rõ ràng lo ngại của họ không phải là vô cớ.

    Trong thư ghi ngày 10 tháng 6 năm nay, gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, tướng Giáp yêu cầu xem xét vụ Tổng cục 2 và “có chủ trương giải quyết những sai trái một cách kiên quyết, triệt để, đúng nguyên tắc” không chỉ  “để bảo vệ quân đội, bảo vệ Đảng” mà còn nhằm “bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước”.

    “Bảo vệ độc lập tự chủ của đất nước” cũng là ý đã được ông nhắc tới khi yêu cầu xem xét những chủ trương liên quan đến bauxite cách nay vài tháng./.