Seite auswählen

„Rõ ràng là bây giờ chúng ta mới thấy rằng Trung cộng  dưới thời Tập Cận Bình là kẻ thù, mặc dù các nhà lãnh đạo của chúng ta sẽ không nói thẳng như vậy vì các doanh nghiệp của chúng ta đang kiếm quá nhiều tiền từ các giao dịch với kẻ thù. Chúng ta gặp quá nhiều rủi ro khi tham gia vào trò chơi của họ.“

Anders Corr (The Epoch Times tiếng Anh)

Một nhân viên bảo vệ đứng cạnh các mô hình tên lửa của Trung cộng  được trưng bày ở Bắc Kinh vào ngày 24 tháng 9 năm 2013. Chính quyền Trung cộng  đang thử nghiệm loại vũ khí có thể sớm gây nguy hiểm cho các vệ tinh ở mọi quỹ đạo. (Mark Ralston/AFP/Getty Images)

Đối thủ cạnh tranh là người mà bạn chơi cùng trong một trận đấu quần vợt. Hoặc, một người nào đó cùng tạo ra một tiện ích giống của bạn và cả hai đều cố gắng bán nó cho cùng một khách hàng. Sau cuộc cạnh tranh, bạn thư giãn bên ly bia và cười sảng khoái về trò chơi đó. Tổng thống Biden bị tai tiếng khi gọi Trung cộng  là “đối thủ cạnh tranh” hơn là kẻ thù trong suốt cuộc bầu cử năm 2020. Ông ấy đã lừa dối nước Mỹ.

 

Chế độ Trung cộng  là kẻ thù vì hai lý do chính.

Thứ nhất, nó muốn thay thế các nền dân chủ bằng cơ cấu quyền lực của mình, tập trung ở Bắc Kinh. Và, Trung cộng  không chỉ là kẻ thù của các nền dân chủ, mà còn là kẻ thù của bất kỳ quốc gia nào muốn duy trì sự độc lập khỏi Trung cộng . Kể từ năm 1974, Trung cộng  đã tấn công Việt Nam với nhiều thù hận hơn các nền dân chủ lân cận, bởi vì Việt Nam thiếu đồng minh và do đó tương đối bất lực trước Trung cộng . Các nền dân chủ và chuyên quyền đang ngồi cùng một con thuyền trên một dòng sông đang trỗi dậy và giận dữ chảy từ Trung Nam Hải.

Thứ hai, Trung cộng  coi trọng việc kinh doanh. Chúng ta đang không chỉ chơi bóng bàn hay giao dịch “đôi bên cùng có lợi” với Trung cộng . Thay vào đó, chúng ta cử Hải quân của chúng ta ra Biển Đông, nơi hải quân Trung cộng  theo dõi các tàu của chúng ta bằng vũ khí hạt nhân ngày càng được tăng cường mang tên “sát thủ hàng không mẫu hạm”. Bắc Kinh đang cố gắng xua đuổi Mỹ khỏi Tây Thái Bình Dương, nơi Mỹ đang bảo vệ các đồng minh như Hàn Quốc và Phi Luật Tân. Nhật Bản và Đài Loan mua máy bay chiến đấu phản lực của chúng ta để bảo vệ không phận của họ khỏi các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Trung cộng  và Nga vốn hàng ngày xâm phạm không phận của họ.. Bắc Kinh muốn xóa sổ Đài Loan khỏi bản đồ với tư cách là một nền dân chủ độc lập. Và giống như một võ sĩ quyền anh, chính quyền Trung cộng  đang vờn với Đài Bắc bằng những cú đòn gió, khiến hòn đảo này mệt mỏi nhằm ra đòn bất ngờ. Sau Đài Loan, phần còn lại của Châu Á sẽ là mục tiêu tiếp theo của Bắc Kinh.

Robert Spalding, một cựu phi công B-52 và B-2 của Lực lượng Không quân, người đã viết cuốn sách “Cuộc chiến công nghệ tàng hình: Trung cộng  giành kiểm soát như thế nào khi giới tinh hoa Mỹ đang ngủ mê, đã gửi email cho tôi về cuộc chiến với Trung cộng  đang chuyển biến về mặt công nghệ như thế nào. Với cương vị là Chuẩn tướng, ông đã viết một chiến lược 5G cho Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Trump. Và chiến lược này xung đột với các nhà vận động hành lang ngành viễn thông và khiến ông bị cho ra rìa. Ông ấy là một người yêu nước và nói ra sự thật.

ĐCSTH cần tiếp cận với công nghệ của Hoa Kỳ,” ông Spalding viết trong một email. “Mọi người đều biết họ đang đánh cắp, nhưng ĐCSTH muốn quá trình đó tiếp tục mà không bị gián đoạn. Họ nhận ra rằng chiến lược của họ sẽ bị ảnh hưởng nếu họ bị cắt đứt kết nối với công nghệ. Cách phòng vệ tốt nhất mà ĐCSTH làm là khuyến khích tư duy trong các xã hội tự do rằng việc bảo vệ công dân của họ khỏi sự đánh cắp này có gì đó mang tính phân biệt đối xử. Nếu họ thành công, các bạn sẽ thấy sự thịnh vượng của thế giới tự do tiếp tục bị xói mòn và sự công nhận rằng mô hình của Trung cộng  là ưu việt hơn. Đây là mục tiêu của họ”.

Các nước G7 và NATO đang bắt đầu phối hợp cùng nhau và cắt đứt Trung cộng  khỏi các hợp tác thương mại và công nghệ, chính là huyết mạch của ĐCSTH. Rõ ràng là bây giờ chúng ta mới thấy rằng Trung cộng  dưới thời Tập Cận Bình là kẻ thù, mặc dù các nhà lãnh đạo của chúng ta sẽ không nói thẳng như vậy vì các doanh nghiệp của chúng ta đang kiếm quá nhiều tiền từ các giao dịch với kẻ thù. Chúng ta gặp quá nhiều rủi ro khi tham gia vào trò chơi của họ. Việc nói ra những điều hiển nhiên có thể làm “căng thẳng” leo thang, đây chính là điều mà Trung cộng  hiện đang làm. Bắc Kinh cho rằng các nền dân chủ quá thỏa hiệp, yếu kém và sợ không dám phản đòn lại họ.

Ông Victor Gao, một cựu quan chức ngoại giao Trung cộng  hiện làm việc cho Trung tâm Trung cộng  và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, gần đây cho biết ngày càng có nhiều người ở Trung cộng  coi Mỹ là kẻ thù. Ông nói với tờ Financial Times rằng: “G7 và NATO đã bị bóp méo thành các nền tảng chống Trung cộng .Ngày càng có nhiều lực lượng lớn ở Trung cộng  tin rằng nếu Mỹ muốn coi Trung cộng  là kẻ thù cơ bản của mình, thì hãy để Mỹ có kẻ thù”.

Các binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung cộng  ngắm nhìn từ ban công tại Bảo tàng Quân sự ở Bắc Kinh một tên lửa Đông Phương-1 do Trung cộng  sản xuất được trưng bày vào ngày 6 tháng 12 năm 2004. (Frederic J. Brown / AFP qua Getty Images)

 Ông Gao nói rằng: “Trong dài hạn, kinh tế của Trung cộng  sẽ lớn mạnh hơn kinh tế Mỹ – không ai có thể thay đổi điều đó. Thời gian đang ủng hộ phía Trung cộng “. 

Tất cả những gì Trung cộng  phải làm để trở thành bá chủ toàn cầu là tiếp tục phát triển nền kinh tế, thỏa hiệp với các chính trị gia và học giả của chúng ta bằng các hợp đồng tư vấn béo bở vốn giúp làm sai lệch phân tích về Trung cộng  của họ theo hướng có lợi.  ĐCS Trung cũng ăn cắp công  nghệ của Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và đồng minh, và tiếp tục xây dựng lực lượng quân đội với tốc độ nhanh hơn của các đồng minh. Khi quân sự và kinh tế của Trung cộng  rõ ràng là vượt trội so với Mỹ, trong năm, mười hoặc hai mươi năm nữa, Bắc Kinh có thể bắt đầu quay lưng lại với chúng ta bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân và từng bước chiếm đoạt lãnh thổ.

ĐCSTH đã thực hiện thành công chiến lược này trong nhiều thập kỷ ở châu Á. Và họ thực hiện điều đó một cách không hạn chế lãnh thổ khi họ lờ đi các vùng biên giới và chuẩn mực đã được thiết lập.  Khi ĐCSTH đến Guam, Hawaii, New Zealand và Australia, các nền dân chủ phương Tây sẽ không có chút hứng thú nào cho cuộc chiến như vậy.. Hay là, chúng ta sẽ quan tâm đến điều đó?

Anders Corr

Anders Corr có bằng cử nhân / thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard (2008). Ông là tác giả của sách “Sự tập trung quyền lực” (sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm”, đồng thời biên tập cuốn “Những quyền lực lớn, Những chiến lược lớn”.

Theo The Epoch Times tiếng Anh

NDTVN (23.06.2021)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen