Seite auswählen

Tác giả Cổ Phong đăng tải bài viết với tựa đề: “ĐCSTH dùng Viện Khổng Tử thực hiện mưu đồ xâm lược văn hóa” trên Epoch Times Tiếng Hoa ngày 28/6. Sau đây là nội dung bài viết: 

Ảnh: Youtube/China Uncensored.

Nhìn bề ngoài, Viện Khổng Tử là một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận của Trung cộng. Nó được quản lý bởi Quỹ Giáo dục Tiếng Trung cộng tế Trung cộng, vốn là tổ chức phi chính phủ, với tôn chỉ hoạt động vì để nâng cao sự hiểu biết của người dân quốc tế đối với ngôn ngữ và văn hóa Trung cộng nhằm phát triển quan hệ hữu nghị giữa Trung cộng với nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển văn hóa đa nguyên trên thế giới. Trên thực tế, Viện Khổng Tử được bảo trợ bởi Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) lại là “con đường tơ lụa” cho sự xâm lăng văn hóa toàn cầu và cũng là một phương tiện truyền thông quan trọng trong việc tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTH.

ĐCSTH xâm lược văn hóa thông qua ba loại hình thức.

Kế hoạch xâm lược văn hóa của ĐCSTH có ba loại hình thức như sau:

Loại thứ nhất: Xâm lược văn hóa cưỡng bức, cũng gọi là phương thức xâm lược dựa trên vũ lực. Mô hình này chủ yếu đề cập đến việc bên xâm lược sử dụng vũ lực để xâm lược hoặc sử dụng vũ lực để buộc bên bị xâm lược phải chấp nhận văn hóa của họ cho các mục đích chính trị. Ví dụ: Cạo trọc đầu tóc và thay đổi phục sức vào thời đầu nhà Thanh; ĐCSTH thời còn phụ thuộc vào Liên Xô sau khi chiếm đoạt chính quyền thành công đã ép buộc người dân Trung cộng phải treo chân dung của Lenin và Stalin, hô to khẩu hiệu cách mạng và hát các bài hát cách mạng.

Mô hình xâm lược văn hóa theo kiểu cưỡng ép thường có hai mặt, nếu bên xâm lược có văn hóa tốt đẹp thì có thể thúc đẩy sự phát triển văn minh và tiến bộ của bên bị xâm lược, ví như: Hồng Kông bị đế quốc Anh xâm chiếm trong thời gian dài, và Đài Loan từng bị Nhật Bản chiếm đóng. Còn nếu bên xâm lược man rợ và lạc hậu, thì cũng sẽ khiến cho bên bị xâm lược trở nên man rợ và lạc hậu, ví như Trung cộng, Triều Tiên từng phụ thuộc vào Liên Xô trong một thời gian dài. 

Loại thứ hai: Xâm nhập văn hóa thụ động, cũng gọi là mô hình lan tỏa văn hóa tốt đẹp. Loại mô hình này thường do bên bị xâm lược chủ động tiếp thu nền văn hóa tiên tiến của các nước khác. Ví dụ: Các nước trên thế giới học hỏi từ mô hình chính trị dân chủ hóa của Hoa Kỳ, hay học hỏi từ lối sống công nghiệp hóa và đô thị hóa của các nước phương Tây. Mô hình này có ba đặc điểm: một là bên bị xâm lược tích cực tiếp thu nó; hai là nó có thể nhanh chóng thúc đẩy nền văn minh và tiến bộ của bên bị xâm lược; thứ ba là cuộc xâm lược văn hóa này không mang theo mục đích chính trị và càng không liên quan gì đến chủ quyền quốc gia của bên xâm lược.

Loại thứ ba: Xâm lược văn hóa theo kiểu trá hình. Kẻ xâm lược vì để đạt được một mục đích chính trị ngầm nào đó, họ đã chuẩn bị trước mọi điều kiện có thể cho việc tiến hành xâm lược văn hóa, khiến đối phương bị xâm lược hoặc bị xâm hại mà không thể biết sự thật. Cụ thể, các Viện Khổng Tử được thành lập bởi ĐCSTH trên khắp thế giới truyền bá văn hóa Trung cộng, hoặc dưới chiêu bài của sáng kiến ​​”Vành đai và Con đường”, ĐCSTH đã bỏ tiền bỏ sức để xuất khẩu “Mô hình thành công của Trung cộng” ra thế giới, mà bên nhận phải trả giá bằng nhân quyền, môi trường và chủ quyền quốc gia.

 

Học viện Khổng Tử có mặt ở 162 quốc gia

Theo trang web chính thức của Viện Khổng Tử: Vào ngày 17/11/2004, Đại học Maryland của Mỹ đã hợp tác với Đại học Nam Khai của Trung cộng trong việc thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên ở nước ngoài tại Đại học Maryland — Viện Khổng Tử tại Đại học Maryland. Tính đến ngày 31/7/2020, 541 Viện Khổng Tử và 1.170 lớp học Khổng Tử đã được thành lập tại 162 quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong đó: 

-135 Viện Khổng Tử và 115 lớp học Khổng Tử tại 39 quốc gia ở Châu Á.

-61 Viện Khổng Tử và 48 lớp học Khổng Tử tại 46 quốc gia ở Châu Phi.

– 187 Viện Khổng Tử và 346 lớp học Khổng Tử tại 43 quốc gia ở Châu  u.

– 138 Viện Khổng Tử và 560 lớp học Khổng Tử tại 27 quốc gia ở Châu Mỹ.

– 20  Viện Khổng Tử và 101 lớp học Khổng Tử tại 7 quốc gia ở Châu Đại Dương.

 

Các nguồn tài trợ cho các Viện Khổng Tử

Việc tài trợ cho Viện Khổng Tử do các đối tác Trung cộng và nước ngoài cùng chịu trách nhiệm. Về nguyên tắc, phí khởi động một lần do hai bên chia sẻ theo thỏa thuận. Đối với các tổ chức đấu thầu ở nước ngoài gặp khó khăn, phía Trung cộng có thể chịu trách nhiệm giải quyết sau khi được sự chấp thuận của Trụ sở Viện Khổng Tử.

Trong số các chi phí hàng ngày, phíaTrung cộng có thể thanh toán tiền lương, nhà ở, chi phí đi lại quốc tế, bảo hiểm y tế và các chi phí khác cho cán bộ quản lý được cử đi và giáo viên toàn thời gian theo thỏa thuận, đồng thời cung cấp tài liệu giảng dạy, sách, nghe nhìn miễn phí, cùng các sản phẩm và tài liệu giảng dạy khác. Đồng thời, với sự chấp thuận của Trụ sở Viện Khổng Tử, phía Trung cộng cũng có thể hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đặc biệt về giảng dạy tiếng Trung và truyền bá văn hóa Trung cộng do các Viện Khổng Tử ở nước ngoài tổ chức. Các chi phí còn lại do đối tác phụ trách giải quyết.

Theo báo cáo chính thức của ĐCSTH, mỗi Viện Khổng Tử có tổng chi phí là 500.000 đô-la Mỹ, do chính phủ Trung cộng chi trả trong 5 năm, với chi phí hàng năm là 100.000 đô-la Mỹ và tự chịu trách nhiệm vấn đề lỗ lãi.

 

ĐCSTH coi xuất khẩu văn hóa như một vũ khí bí mật

Theo triết lý đấu tranh của Mao Trạch Đông, ĐCSTH có ba món bảo bối lớn để cướp quyền: một là dùng “nòng súng” để phát động các cuộc đấu tranh giai cấp, mượn dùng chiêu bài “đánh địa chủ phân chia ruộng đất” để mê hoặc lòng dân; hai là dùng “ngòi bút”, tức văn hóa tuyên truyền hòng đổi trắng thay đen, lấy dối trá để lừa gạt người dân; ba là dùng” công tác mặt trận thống nhất”, cũng chính là mua chuộc bằng lợi ích, để biến thù thành người của mình. Có thể thấy, tuyên truyền văn hóa có một địa vị vô cùng đặc thù trong lý luận của ĐCSTH, và nó cũng là một công cụ chính trị được ĐCSTH sử dụng để duy trì vị thế thống trị của mình.

Cái gọi là truyền bá văn hóa ra bên ngoài của Trung cộng kỳ thực chính là xuất khẩu “văn hóa đỏ”. Mục đích của nó là để hệ ý thức tư tưởng đi ra thế giới và dùng hình thái ý thức ĐCSTH để thống trị thế giới. Kết quả cuối cùng của việc xuất khẩu văn hóa như vậy là khiến cả thế giới chịu độc hại bởi hệ tư tưởng của chính nó.

 

Viện Khổng Tử tiếp tục bị các nước phương Tây tẩy chay

Theo trang web tiếng Trung của tờ Deutsche Welle, vào ngày 13/8/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông báo “Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ”, nơi chịu trách nhiệm quản lý các Viện Khổng Tử ở Mỹ, đã bị liệt vào danh sách “phái bộ ngoại quốc”. Ngoại trưởng Hoa Kỳ khi đó là ông Mike Pompeo đã bày tỏ trong một tuyên bố công khai rằng Trung tâm Viện Khổng Tử Hoa Kỳ không chỉ thúc đẩy tuyên truyền các mệnh lệnh chính trị của chính phủ Trung cộng trên toàn cầu, mà còn có những tác động có hại đối với các học viện và trường học ở Mỹ ở tất cả các cấp.

Trong những năm gần đây, giới chính trị Mỹ đã mạnh mẽ chỉ trích Viện Khổng Tử là cơ quan tuyên truyền của chính phủ Trung cộng, đàn áp quyền tự do ngôn luận và tự do học thuật trong khuôn viên trường, thậm chí còn sử dụng nó để giám sát sinh viên Trung cộng.

Bộ Giáo dục Mỹ năm 2019 tuyên bố sẽ xem xét nghiêm ngặt các hoạt động của Viện Khổng Tử sau khi Quốc hội chỉ trích các Viện Khổng Tử là cơ quan tuyên truyền chính trị cho chính phủ Trung cộng.

Do các Viện Khổng Tử có mang màu sắc chính trị mạnh mẽ, trong những năm gần đây, chúng đã vấp phải sự phản đối của các nước trên thế giới. Cho đến nay, các Viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Thụy Điển, Na Uy, Đức, Đan Mạch và các quốc gia khác đã bị đóng cửa. Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến ngày 26/6/2021, ít nhất 30 Viện Khổng Tử trên thế giới đã bị cưỡng chế đóng cửa, trong đó có 21 Viện bị đóng cửa tại Mỹ, sau khi hết hạn hợp đồng, sẽ có thêm nhiều Viện Khổng Tử buộc phải đóng cửa.

Kết luận: Ngày 28/5 năm nay, Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc thị sát căn cứ quân sự Virginia đã nói với các binh sĩ Mỹ rằng: “Nước Mỹ đang ở trong cuộc chiến giữa một quốc gia dân chủ và một quốc gia độc tài. Ông Tập Cận Bình đã từng nói với tôi rằng ông ta tin chắc rằng trong vòng 15 năm nữa Bắc Kinh sẽ sở hữu Hoa Kỳ”. Có thể thấy rằng tham vọng thống trị thế giới của ĐCSTH đã lộ diện từ lâu. Các dự án như Viện Khổng Tử và sáng kiến “Vành đai và Con đường” chỉ là một phần trong hành động xâm lăng văn hóa của ĐCSTH ra toàn thế giới.

Vũ Dương , Đại Kỷ Nguyên (30.06.2021)