Seite auswählen

Spyware

 

Công ty Israel bị “tố” bán phần mềm hack điện thoại di động cho Bộ Công an Việt Nam để trấn áp các nhà hoạt động

 Reuters

Các nhà hoạt động nhân quyền Israel mới đây đã lên tiếng phản đối một công ty của nước này đã bán phần mềm hack điện thoại di động cho Bộ Công an Việt Nam để theo dõi và trấn áp các nhà báo và các nhà hoạt động nhân quyền.

Trang tin Haaretz của Israel hôm 15/7 cho biết, luật sư nhân quyền người Israel là Eitay Mack và các nhà hoạt động nhân quyền nước này vừa gửi một bức thư phản đối tới công ty Cellebrite và ông Amir Eshel, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Israel phụ trách việc giám sát xuất khẩu các công nghệ gián điệp.

Công ty Cellebrite của Israel nổi tiếng với sản phẩm có tên gọi UFED được các cơ quan thực thi luật pháp sử dụng để triết xuất dữ liệu từ các điện thoại di động bị khoá. Công ty cho biết sản phẩm được sử dụng để giúp phá các vụ án nghiêm trọng liên quan đến khủng bố, hay hãm hiếp trẻ em. Tuy nhiên, các điều tra của luật sư Eitay Mack cho thấy hãng này đã bán sản phẩm này cho chính quyền một số nước vì mục đích đàn áp phe đối lập như ở Trung Quốc, Nga hay Hong Kong. Sau khi bị phát hiện, hãng Cellebrite đã ngừng bán sản phẩm này cho Trung Quốc, Nga, Hong Kong và Belarus.

Theo điều tra của luật sư Eitay Mack, một nạn nhân của phần mềm này ở Việt Nam là một người có tên Lê Hong V., người bị tuyên án tù năm năm với cáo buộc vi phạm Điều 117 Bộ Luật Hình sự về tuyên tuyền chống nhà nước vào tháng 11 năm 2018.

Theo báo Haarets, ông Lê Hong V. trước khi bị bắt đã có một cuộc cãi vã liên quan đến một khu vực đá gá ở gần biên giới với Campuchia. Ông này, sau đó, đã quyết định treo cờ của Việt Nam Cộng Hoà ở gần khu đá gà với mục đích để công an nhìn thấy mà tới triệt phá địa điểm đá gà vốn bị coi là bất hợp pháp tại Việt Nam. Tuy nhiên, thay vì triệt phá khu vực đá gà, công an Việt Nam đã khởi tố và bắt giam ông V.

Trong lá thư của mình, Luật sư Eitay Mack đã công bố các bằng chứng cho thấy sản phẩm UFED của hãng Cellebrite đã được bán cho Bộ Công an và đã được sử dụng từ năm 2014.

Ngoài ra, theo điều tra, công ty HTI, một công ty chuyên về phần mềm và dịch vụ công nghệ, là đại diện cho hãng Cellebrite ở Việt Nam. Công ty này đã bán các phần mềm của Cellebrites và tổ chức đào tạo sử dụng cho Bộ Công an.

Xem thêm: What Vietnam Is Doing With Israeli Phone-hacking Tech (Haarets)

Phần mềm gián điệp Pegasus đã được bán cho chính phủ để ‘nhằm vào các nhà hoạt động’

Một phụ nữ sử dụng iPhone trước Trụ sở chính của Tập đoàn NSO tại Herzliya, Israel

GETTY IMAGES Trước Trụ sở chính của Tập đoàn NSO tại Herzliya, Israel

Các báo cáo truyền thông cho hay, những nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo cùng luật sư trên khắp thế giới đã trở thành mục tiêu bị theo dõi thông qua các phần mềm gián điệp điện thoại được một công ty của Israel bán cho các chính phủ độc tài.

Trong một danh sách bị rò rỉ với giới truyền thông, thì họ nằm trong danh sách gồm 50.000 số điện thoại được cho là được các khách hàng của công ty NSO quan tâm.

Hiện vẫn chưa rõ danh sách này đến từ đâu – hoặc chủ sở hữu số điện thoại nào đã bị tấn công.

NSO đã bác bỏ mọi sai phạm.

Công ty này cho biết mục đích của phần mềm này là để chống lại tội phạm và khủng bố, và chỉ có quân đội, cơ quan thực thi luật pháp và tình báo từ các quốc gia có hồ sơ nhân quyền tốt mới tiếp cận được.

Trong một tuyên bố, NSO cho biết cuộc điều tra gốc dẫn đến báo cáo do Tổ chức Phi chính phủ Forbidden Stories có trụ sở tại Paris và Tổ chức Nhân quyền Amnesty International (Tổ chức Ân xá quốc tế) công bố là “đầy những giả định và các lý thuyết không được chứng thực”.

Các cáo buộc về sử dụng phần mềm gián điệp Pegasus được Washington Post, the Guardian, Le Monde cùng 14 tổ chức truyền thông khác trên khắp thế giới đưa ra hôm chủ nhật 18/7.

Pegasus đã xâm nhập vào iPhone và các thiết bị Android, cho phép việc trích xuất tin nhắn, hình ảnh và email, cuộc gọi và bí mật kích hoạt microphone.

Một số cuộc kiểm tra pháp lý trên một vài điện thoại với các số điện thoại trong danh sách trên cho thấy hơn một nửa đã bị phần mềm gián điệp này theo dõi.

Có khoảng 180 nhà báo được cho nằm trong danh sách này, từ các tổ chức như Agence France-Presse, CNN, the New York Times, Al Jazeera và nhiều hãng thông tấn khác.

Trong đó, cũng bao gồm hai phụ nữ thân cận với nhà báo Ả Rập Saudi bị sát hại – Jamal Khashoggi và nhà báo Mexico Cecilio Pineda Birto – người bị giết tại một tiệm rửa xe.

Danh sách dài hơn bao gồm những nguyên thủ nhà nước và chính phủ, thành viên của hoàng gia Arab và một số lãnh đạo doanh nghiệp.

Presentational grey line
BBC

Các cáo buộc này không phải mới, nhưng mới ở chỗ quy mô nhắm đến cả những người vô tội. Số điện thoại của gần 200 phóng viên từ 21 quốc gia đã xuất hiện trong danh sách này và thêm những cái tên của những nhân vật cấp cao nữa được mong chờ sẽ hé lộ.

Cũng có nhiều ẩn số trong các cáo cuộc này – bao gồm việc danh sách này từ đâu đến, có bao nhiêu số điện thoại đã được nhắm đến với phần mềm gián điện. Tập đoàn NSO một lần nữa tìm cách đánh lái và bác bỏ mọi cáo buộc nhưng đây là một đòn giáng vào công ty đang cố gắng cải thiện danh tiếng.

Chỉ hai tuần trước, họ đã công bố một “báo cáo minh bạch” đầu tiên, nêu chi tiết về chính sách và cam kết về nhân quyền. Tổ chức Amnesty International đã coi tài liệu 32 trang này như “một tờ rơi bán hàng”.

Những cáo buộc mới nhất này sẽ gây tổn hại thêm đến hình ảnh công ty, nhưng sẽ không gây tổn thất về mặt tài chính. Chỉ có một vài công ty tư nhân có thể sản xuất phầm mềm xâm nhập mà NSO bán và rõ ràng thị trường dành cho loại phần mềm này phần lớn không có quy định pháp luật hiện đang nở rộ.

BBC

Presentational grey line

Sẽ có thêm chi tiết về ai đã trở thành mục tiêu được công bố trong vài ngày tới.

WhatsApp đã kiện NSO vào năm 2019 liên quan đến việc công ty này đã đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng đối với 1.400 điện thoại di động, liên quan đến Pegasus.

Khi đó, NSO cũng bác bỏ mọi cáo buộc nhưng công ty này đã bị cấm sử dụng WhatsApp.

Phần mềm dọ thám « Pegasus » : Israel có tiếp tay cho hung thần tự do ngôn luận ?

Ảnh minh họa chụp ngày 26/05/2021: Một số ứng dụng trên một điện thoại thông minh có thể bị cài phần mềm do thám Pegasus.
Ảnh minh họa chụp ngày 26/05/2021: Một số ứng dụng trên một điện thoại thông minh có thể bị cài phần mềm do thám Pegasus. Sajjad HUSSAIN AFP/File

Ngày 18/07/2021, tổ chức phi chính phủ Ân Xá Quốc Tế, trong một thông cáo, cáo buộc công ty khởi nghiệp NSO Group của Israel cung cấp phần mềm « Pegasus » cho nhiều quốc gia sử dụng như là một vũ khí chống các nhà đấu tranh, nhà báo và nhiều lãnh đạo chính trị.

 

Cuộc điều tra của Amnesty International và Forbidden Stories qua 50 ngàn số điện thoại mà những khách hàng của NSO sàng lọc để theo dõi cho thấy trong số này có ít nhất khoảng 180 nhà báo – bao gồm cả các thông tín viên của nhiều hãng thông tấn lớn như Wall Street Journal, CNN, RFI, France 24, AFP, Le Monde… ; 600 nhân vật chính khách ; 85 nhà đấu tranh nhân quyền hay 65 chủ doanh nghiệp, theo như nghiên cứu của 17 tờ biên tập. Rủi thay trong số này có số điện thoại của một nhà báo Mêhicô, Cecilio Pineda Birto, vừa bị bắn hạ vài tuần sau khi tên của người này xuất hiện trong tài liệu.

Với Amnesty International, « phần mềm dọ thám của NSO Group là một vũ khí được nhiều chính phủ nổi tiếng trấn áp hay chọn nhằm bịt miệng các nhà báo, chống các nhà đấu tranh nhân quyền và triệt hạ đối lập, bằng cách đe dọa sinh mạng của họ ». Bởi vì, khách hàng tiềm tàng của NSO là ai, là những nước như Ả Rập Xê Út, Azerbaidjan, Barhein, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Hungary, Ấn Độ, Kazakhstan, Mêhicô, Maroc, Rwanda và Togo, những quốc gia luôn « đội sổ » trong bảng sắp hạng về nhân quyền và tự do ngôn luận.

Ông Laurent Richard, nhà sáng lập Forbidden Stories, trên đài Franceinfo lưu ý, « Pegasus », sản phẩm chủ đạo của NSO Group, một « con ngựa thành Troy » theo như cách ví của các tổ nhân quyền, trước hết, là một mối đe dọa cho tự do ngôn luận, tự do báo chí. Đây thật sự là « Một vũ khí cực kỳ tinh vi nhằm biết được tất cả mọi thứ của quý vị, bí mật của quý vị, chúng có thể kích hoạt camera, có thể đọc các tin nhắn của quý vị ».

 

Vẫn theo ông Laurent Richard, « Pegasus » còn là một công cụ cho phép một số nhà lãnh đạo độc tài tiếp tục gieo rắc nỗi khiếp hãi ra bên ngoài lãnh thổ. « Quý vị là một nhà bất đồng chính kiến người Ả Rập Xê Út, quý vị chạy trốn nỗi khiếp sợ và quý vị đến sống ở Luân Đôn, nhưng nỗi sợ hãi đó vẫn sẽ đeo bám theo quý vị nhờ vào phần mềm này bởi vị quý vị bị truy lùng ngay cả trên những con phố ở Luân Đôn ».

Câu hỏi đặt ra, trong vụ việc này liệu có sự tiếp tay của chính phủ Israel ? Nhà sáng lập Forbidden Stories khẳng định không chút do dự, « để xuất khẩu những phần mềm này trước hết phải được chính phủ Israel cấp phép ». Bị điểm mặt từ nhiều năm qua, nhưng NSO – tên viết tắt của Niv Carmi, Shalev Hulio, và Omri, những cựu quân nhân đơn vị 8200 nổi tiếng thuộc quân đội Israel chuyên về chiến tranh mạng – vẫn phát triển mạnh. Một phần lớn 200 nhân viên của doanh nghiệp này đều xuất thân từ cơ quan tình báo điện tử.

Liệu rằng chính phủ Israel có biết những mục tiêu, đối tượng bị phần mềm này nhắm đến hay không ? Nếu như cho đến lúc này, NSO Group vẫn phủ nhận, cho rằng không hay biết về những gì các khách hàng sử dụng, thì việc NSO bán dòng sản phẩm này cho những nước kể trên làm dấy lên một nỗi lo lớn : « Chúng ta đang đối mặt với một thị trường ngoài tầm kiểm soát ! », theo như kết luận của ông Laurent Richard./.

RFI

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen