Seite auswählen

„tham gia chánh trị chớ đâu phải diễn tuồng mua vui mà xuề xòa, dễ dãi, chánh trị rất khắc nghiệt,…“

Tran Hung

 

Hồi đó, ở bên Việt Nam và tại các cộng đồng tị nạn cộng sản rầm rập biểu tình với khẩu hiệu trên tay „Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam„. Tran Hung tui có một tay bạn cũng hăng hái làm điều đó trên đất Mỹ, sau khi kết thúc, ảnh cầm cái biển đó tới nhậu với tụi tui.

 

Gặp tui, ảnh hỏi sau mày không tham gia cho vui, tui cười và nói „hoạt động chánh trị sao lại nói là CHO VUI vậy cha nội, nếu tìm VUI thì hiếm mẹ gì cách sao phải chọn cách này ? Mày phải nói cho đúng là tham gia cho phong trào yêu nước được xôm tụ, mạnh mẽ,… cũng như tao vẫn hay chửi mày mỗi lần nghe mày nói CHƠI FACEBOOK, bởi vì chơi Facebook không có chỗ đứng trong lòng người hoạt động chánh trị lấy Facebook làm phương tiện, làm võ khí,…“.

 

Nó cụt mặt lại và lầm bầm „mày lúc nào cũng khắc khe với tao, mày cực đoan bà cố,…“. Tui mắng tiếp „má mày, tham gia chánh trị chớ đâu phải diễn tuồng mua vui mà xuề xòa, dễ dãi, chánh trị rất khắc nghiệt, tàn bạo vì vậy ông già tao không muốn cho tao theo đó mà tao cãi lời ổng lên Facebook DIỆT CỘNG tới cùng như mày đã biết.“

 

Quất ba ly với nó, tui cầm cái biển Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam lên coi rồi để xuống đưa tay lấy Cờ Vàng mà nó quấn trên cổ để quấn lên cổ tui rồi nói „tao khoái cái này hơn cái tấm biển kia„. Nó hỏi why ? Tui nói „vì cái biển kia làm thiếu đi ý nghĩa của Cờ Vàng„, nó hỏi why ? Tui nói „lẽ ra mày phải ghi trên tấm biển kia như vầy „Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Ba Lê 1973„, như vậy mới đúng với ý nghĩa của việc mày đeo cờ Vàng trên cổ, tay cầm biển biểu tình.

 

Nói khơi khơi „Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam“ sẽ làm cho tụi Việt cộng và Tàu cộng nó mừng vì với tụi nó Việt Nam Cộng hòa đã không còn, Việt Nam bây giờ là Việt Nam cộng sản, Hoàng Mai – Trường Sa không nói rõ là của Việt Nam Cộng hòa thì có khác gì đã công nhận Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam hiện nay đó là Việt Nam cộng sản hả mậy ? 

 

Mà Việt Nam cộng sản nó bán khống mẹ Biển Đông của Việt Cộng hòa cho Tàu cộng tại công hàm 1958 rồi, hiện nay Việt cộng chỉ giữ giùm cho Tàu cộng theo hợp đồng bán khống đó thôi. Thân phận giữ giùm thì có nói là của mình cũng không ý nghĩa gì.

 

Vì vậy lần sau nếu có muốn biểu đạt hành động tương tự này thì làm ơn ghi cho đầy đủ là „Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam Cộng hòa theo Hiệp định Ba Lê„, cho cái biển rộng ra một chút là đẩy đủ ý nghĩa và giá trị pháp lý được Quốc tế công nhận, biết hông ?

 

Ảnh quê xệ và không rõ sau này ảnh có làm như vậy không vì từ đó tới nay tui không gặp ảnh và ảnh cũng không gọi cho tui nữa. 

 

Nói vui chơi như vậy nhưng rất quan trọng trong hoạt động chánh trị đó quý vị, tỉ như việc ông Luật sư Lâm Chấn Thọ hồi đáp cho tui trên kênh youtube của chị Võ Mộng Tuyền mà tui chưa rảnh để tiếp tục „thơ – luận“ với ổng. Khi tui lên diễn đàn Facebook này và tại những bài viết về Hiệp định Ba Lê, Tran Hung tui luôn xài khái niệm „Tái tục“ Hiệp định Ba Lê 1973 chớ không xài „Phục hoạt“ như ông Lâm Chấn Thọ, điều này chính ông luật sư Lâm Chấn Thọ đã thừa nhận cách xài chữ của tui chuẩn xác hơn ổng dù tui là dân kỹ thuật võ biền còn ổng là „quan văn dài quần“.

 

Bởi vì khi tham gia ký kết các hợp đồng mà tui phụ trách, chữ nghĩa trong hợp đồng phải rất chuẩn xác nếu không là sạt nghiệp. Hiệp định hay Hợp đồng đều có những ràng buộc tương tự về nội dung, giá trị, tính chất công việc, tiến độ thực hiện, các điều kiện bất khả thi và thời hiệu của nó…

 

Phục hoạt theo Tiếng Anh là Rectivate, mà Rectivate thì có rất nhiều nghĩa, nhưng tựu chung là thể hiện sự „phục hồi“, phục hồi là hành động mang tính chất cải tạo, sửa chữa hoặc có thể là modify – tân trang, cải tiến. Nói dễ hình dung thì bên Việt Nam hay đưa xe honda đi „phục hồi“ phuộc nhún đó. Nghĩa là anh đã xài nó một thời gian, nó xuống cấp, giảm phẩm chất sử dụng thì anh đem nó đi phục hoạt lại.

 

Rõ ràng, Hiệp định Ba Lê 1973 đã ký kết và có hiệu lực ngay sau đó với thời gian được ghi trong Hiệp định nhưng nó chưa được Việt Nam Cộng Hòa, Việt cộng xài ngày nào mà chỉ được Hoa Kỳ thực thi đầu tiên là hành động rút quân khỏi Đông Dương và cắt giảm viện trợ quân sự, kinh tế cho đồng minh Việt Nam Cộng Hòa rồi sau đó Việt cộng đơn phương vi phạm trắng trợn Hiệp định Ba Lê này.

 

Vậy chúng ta không nên dùng khái niệm „Phục hoạt“ trong trường hợp này mà vô tình gây ra hiểu lầm là Hiệp định Ba Lê đã được bốn bên trực tiếp ký kết đã được XÀI một phần giờ phải PHỤC HOẠT lại để XÀI TIẾP. PHỤC HOẠT hay PHỤC HỒI chỉ mang tính chất TỰ NGUYỆN và TỪNG PHẦN, tỉ như tui đem xe đi phục hồi phuộc nhùn, vài bữa tui đi phục hồi bình xăng con,… Anh là Việt Nam Cộng Hòa anh muốn PHỤC HOẠT là ý của anh, nó là Việt cộng nó không muốn PHỤC HOẠT là quyền của nó.

 

Do đó mà tui xài khái niệm TÁI TỤC khi nói tới Hiệp định Ba Lê với niềm tin mà nói như ngôn ngữ Đông Lào là „chuẩn như tên Lê Duẩn“. Thật ra cũng do „bịnh nghề nghiệp“ thôi. Tụi tui thường tuân thủ theo Hợp đồng FIDIC (FIDIC là viết tắt theo tiếng Pháp nghĩa đầy đủ theo tiếng Việt là Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư Tư vấn“.

 

Tái tục theo nghĩa của Hợp đồng FIDIC là việc „Kéo dài thêm một khoảng thời gian được xác định là thời hạn đã đến thời điểm kết thúc trong các giao lưu dân sự hoặc trong các quan hệ pháp lý khác. Việc gia hạn chỉ có ý nghĩa là kéo dài thêm về mặt thời gian có hiệu lực pháp lý để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình“.

 

Như vậy, việc sử dụng khái niệm TÁI TỤC Hiệp định Ba Lê 1973 sẽ đầy đủ, đúng ý nghĩa theo mục đích của mình hơn là PHỤC HOẠT. Cũng vui vì ông Lâm Chấn Thọ hứa sẽ thay đổi với tinh thần cầu thị cao. Tran Hung tui sẽ tiếp tục „thơ – luận“ với ông Lâm Chấn Thọ vì theo nhiều người giới thiệu ông ta là một luật sư Công pháp quốc tế, học hỏi thêm từ ông ta cũng bổ ích lắm đa./.

 

Tran Hung.

Thesaigonpost (20.07.2021)