Seite auswählen

Ten visionary ideas for the future

 

 

Plasencia
Looking ahead, how will we live? Some of the most imaginative ways that architecture and design are bringing hope are explored in a new book. George Kafka speaks to its author.

What comes to mind when you imagine the future of architecture? Towering glass skyscrapers in wacky shapes? Floating cities of clustered buildings overflowing with greenery? How about a recycled brick? Or a diagram explaining how an AI system works? You might be surprised to find these two in Radical Architecture of the Future, a new book by curator and editor Beatrice Galilee, that showcases 79 projects by architects, artists, film-makers, game designers, researchers and many others. These projects point to a “possible direction for the future of architecture”, explains Galilee via video call. She describes the book as a “lighthouse”, a signal of hope amidst the darkness of the climate crisis and social inequalities felt across the planet.

Yet far from a list of utopian dreams, each of the projects featured in Radical Architecture  has been completed. They are already existing case studies which demonstrate that the future is already being constructed by inspiring architects and designers around the world. “We need good ideas and we need imagination, and I think architectural design is a good place to look for it,”  Galilee tells BBC Culture.

Here we present 10 key ideas explored in Galilee’s book and the projects bringing them to life.

 

The dreamlike Art Biotop water garden in Nasu Japan provides miniature habitats for wildlife (Credit: junya.ishigami + associates)

The dreamlike Art Biotop water garden in Nasu Japan provides miniature habitats for wildlife (Credit: junya.ishigami + associates)

Design with, not against, nature

One of the most influential figures in architecture today isn’t an architect at all. Donna Haraway is a feminist philosopher whose ideas about how we interact more equitably with the natural world are changing the way we design buildings. Galilee sees her influence in the work of architects such as Junya Ishigami, whose dreamlike Art Biotop Water Garden in Nasu, Japan, was constructed by moving 318 trees from a neighbouring meadow in order to prevent their destruction. Similarly, Bangladeshi architect Marina Tabaassum’s Bait Ur Rouf Mosque in Dhaka is designed to draw in the sunlight and create stunning patterns inside the sacred space.

Reduce, Reuse, Recycle

We’re used to recycling at home, but how do we do it at the scale of a building? Architecture practices such as Rotor, based in Brussels, and Lacaton & Vassal, based in Paris, have been developing ways to reduce material waste while producing beautiful buildings – something of great importance when the building sector accounts for nearly 40% of CO2 emissions globally. Lacaton & Vassal were recently awarded the Pritzker Prize, architecture’s most prestigious award, in recognition of their projects which renovate, rather than demolish, social housing buildings in France. Rotor, meanwhile, set up their own building material recycling business. “It’s a very sensible, practical, kind of mini revolution in itself,” says Galilee.

 

The Plasencia auditorium in Spain is made of innovative, lightweight material (Credit: Iwan Baan)

The Plasencia auditorium in Spain is made of innovative, lightweight material (Credit: Iwan Baan)

Material innovation

Using innovative materials can help reduce the environmental impact of building. For example, ethylene tetrafluoroethylene (ETFE) is a type of lightweight plastic which can be used to cool down buildings, such as the Plasencia Auditorium and Congress Centre in Spain by SelgasCano. That said, sometimes the most suitable materials are those locally available. Atelier Masōmī and Studio Chahar’s Religious and Secular Complex in Dandaji, Niger, makes use of compressed-earth bricks and other materials gathered from within a three-mile radius of the site. Atelier Masōmī is a “champion of upholding the earthen architecture traditions of the region, reducing or eliminating imported synthetic or Western-standard building materials,” writes Galilee.

The Color(ed) Theory project features a series of brightly painted houses in South Chicago (Credit: Amanda Williams)

The Color(ed) Theory project features a series of brightly painted houses in South Chicago (Credit: Amanda Williams)

Confronting injustice

Readers of Radical Architecture might be surprised to find a photography project about the water crisis in Flint, Michigan, in a book about architecture. “You can’t differentiate the cities we live in from the values that designed them,” explains Galilee, referring to the racism and segregation inherent in the urban planning of many cities in the US, where she lives. LaToya Ruby Frazier’s Flint Is Family Part I photography series highlights the impact of the built environments on the flourishing or destruction of livelihoods, while Amanda Williams’ Color(ed) Theory is a series of distinctively painted houses in South Chicago, each of which is slated for demolition, and which makes visible the racially charged dynamics of development in her neighbourhood.

 

Artist Ou Ning worked with the Bishan commune in Anhui Province (Credit: Zhu Rui)

Artist Ou Ning worked with the Bishan commune in Anhui Province (Credit: Zhu Rui)

Living together

As well as highlighting injustices, projects featured in the book demonstrate how architects can influence how we live together and build more equitable communities. Granby Four Streets is a project in Liverpool, UK, by Assemble which restored derelict housing stock and created workshop spaces and a shared garden in collaboration with a community land trust. Elsewhere, projects in China explore how architect-and-artist-led tourism can produce new focal points for residents: Xu Tiantian’s new buildings in Songyang include a village hall, tea house and tofu factory, while artist Ou Ning worked with the Bishan commune in Anhui Province to produce their currency and passports as well as a learning centre and art gallery. “I love this idea of architects as agents of change, and people with visions and ideas beyond just responding to clients,” says Galilee.

 

Public luxury

Great places should be accessible to everyone, and Radical Architecture highlights projects by architects bringing luxurious quality to public spaces.

For example, in Port-au-Prince, Haiti, Emergent Vernacular Architecture designed an amphitheatre in collaboration with local residents following the 2010 earthquake. The resulting space is a series of concentric circles with spaces for sitting, planted gardens and exercise equipment.

According to Galilee, “it’s not a commerce-driven approach to public space, it’s a community-driven approach to public space”. Meanwhile in Japan, the Seibu Railway company invited Kazuyo Sejima – “one of the most important living architects” – to design a train carriage. The train has huge windows to bring passengers closer to passing landscapes and was designed to “convey the coming of the digital age in transport”.

 

The Intimate Strangers multimedia installation by Andrés Jaque explores dating and urbanism (Credit: Andrés Jaque/ Office for Political Innovation)

The Intimate Strangers multimedia installation by Andrés Jaque explores dating and urbanism (Credit: Andrés Jaque/ Office for Political Innovation)

Data shapes how we live

Just as roads and railways once defined the landscapes of the future, today data systems have dramatically altered our lives: how we move, communicate, even how we switch on our lights.

Artists, architects and researchers such as James Bridle, Kate Crawford, Vladan Joler and Andrés Jaque look carefully at these systems so we can better understand how they work, how they are shaping our societies and at what cost. Bridle, for example, has researched the carbon footprint of our apparently cloud-like internet services, and Jaque’s Intimate Strangers project compellingly recasts the dating app Grindr as a form of urbanism.

Anatomy of an AI System by Kate Crawford and Vladan Joler is a microscopic study of how an Amazon Alexa is produced, making visible the human labour that goes into producing that disembodied voice in your living room.

 

Filmmaker Liam Young's work In the Robot Skies explores AI and the city (Credit: Liam Young)

Filmmaker Liam Young’s work In the Robot Skies explores AI and the city (Credit: Liam Young)

Finding the human in the post-human

Increasingly intelligent data systems mean that some buildings are designed and even occupied without humans in mind.

The creative works of artist Cao Fei and designer/filmmaker Liam Young provoke audiences to consider how these changes will affect our lives: how we live and work and even spend time with one another.

Cao Fei’s Asia One film depicts the inside of a fully automated distribution centre run by AI technology in Shanghai, where humans seem out of place amidst the machinery, and Liam Young’s In the Robot Skies is a near-future London love story told with and about drones.

For Galilee, “the fictionalisation of these things is a gentle way to access very problematic issues”.

 

Lucy McRae's film The Institute of Isolation imagines how we might live in otherworldy environments (Credit: Daniel Gower)

Lucy McRae’s film The Institute of Isolation imagines how we might live in otherworldy environments (Credit: Daniel Gower)

Our bodies are designed too

“We’re not just changing our environment, our environment is changing us,” says Galilee, explaining the inclusion of works by New York-based architects SO-IL and the “body architect” Lucy McRae in the book.

McRae’s film The Institute of Isolation imagines how we might train our bodies to survive in otherworldly environments, while SO-IL’s L’air pour l’air sees performers wearing lightweight structures as extensions to their own bodies. Projects by these practitioners prompt us to think about how our bodies interact with our environments, a timely topic in the age of the pandemic.

New imaginaries

Part of designing a better future is designing new ways of seeing the world. Creative fiction and fantasy can produce worlds we wish to see and provide inspiration for how to arrive at them. For example, Hannah Beachler’s designs for Wakanda in the film Black Panther imagine how countries such as Senegal and Uganda might have developed if they had never been colonised, and Wanuri Kahiu’s “afrobubblegum” films aim to alter how contemporary African cities are depicted and understood worldwide. Everything, a video game by designer David O’Reilly, stretches the limits of the imagination by allowing players to assume the role of almost anything in the universe – from bacteria to a bear to a galaxy – in an attempt to change our perceptions of other forms of life. “How do you understand yourself as the product of everything?” asks Galilee. “You can’t disconnect yourself from the pavement, the trees, insects. We’re all working together, and that’s the ecosystem that we’re living in. All the projects in the book are trying to draw attention to that. Architecture is one thing amongst others, one thing that’s interconnected.”

Radical Architecture of the Future by Beatrice Galilee is published by Phaidon

Mười cách kiến thiết để làm thế giới tốt đẹp hơn

  • George Kafka
  • BBC Culture

Iwan Baan

IWAN BAAN

Trong đầu bạn sẽ nghĩ đến điều gì nếu bạn tưởng tượng tương lai kiến trúc?

Những tòa nhà chọc trời bằng kính cao chót vót với hình dạng kỳ quặc? Thành phố nổi gồm các cụm tòa nhà ngập tràn cây xanh? Còn gạch tái chế thì sao? Hoặc sơ đồ giải thích cách thức hoạt động của hệ thống Trí tuệ Nhân tạo?

Bạn có thể ngạc nhiên khi tìm thấy hai dự án này trong quyển ‘Kiến trúc cấp tiến của tương lai’, sách mới của giám tuyển đồng thời là biên tập viên Beatrice Galilee, vốn trình bày về 79 dự án của các kiến trúc sư, nghệ sĩ, nhà làm phim, nhà thiết kế trò chơi, nhà nghiên cứu và nhiều người khác.

Các dự án này chỉ ra ‘phương hướng khả dĩ cho tương lai kiến trúc’, Galilee giải thích trong cuộc gọi video. Bà gọi cuốn sách là ‘ngọn hải đăng’, một tín hiệu hy vọng giữa màn đêm khủng hoảng khí hậu và bất bình đẳng xã hội mà trên khắp thế giới đang cảm nhận.

Tuy nhiên, không hề là danh sách những giấc mơ không tưởng, từng dự án được trình bày trong quyển sách đều đã được hoàn thành.

Chúng là những trường hợp điển hình hiện có vốn cho thấy tương lai đã được các kiến trúc sư và các nhà thiết kế truyền cảm hứng trên toàn thế giới xây dựng.

“Chúng ta cần những ý tưởng hay, chúng ta cần trí tưởng tượng, và tôi nghĩ thiết kế kiến trúc là mảnh đất màu mỡ cho những ý tưởng đó,” Galilee nói với BBC Culture.

Dưới đây, chúng tôi trình bày 10 ý tưởng chủ chốt được tìm hiểu trong sách của Galilee và các dự án hiện thực hóa chúng.

junya.ishigami + associates

JUNYA.ISHIGAMI + ASSOCIATES

Khu vườn nước như trong mơ Art Biotop tại in Nasu, Nhật Bản, đem lại môi trường sống thu nhỏ cho các động vật trong đời sống tự nhiên

Thiết kế hài hòa chứ không đối chọi thiên nhiên

Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất trong giới kiến trúc ngày nay lại không hề là kiến trúc sư.

Donna Haraway là triết gia nữ quyền mà ý tưởng của bà về làm sao chúng ta tương tác công bằng hơn với tự nhiên đang thay đổi cách chúng ta thiết kế các tòa nhà.

Galilee nhìn thấy ảnh hưởng của bà trong công trình của các kiến trúc sư như Junya Ishigami, người có Khu Vườn Nước Art Biotop đẹp như mơ ở Nasu, Nhật Bản, được xây dựng bằng cách di chuyển 318 cây từ cánh đồng lân cận để giữ cho chúng không bị hủy hoại.

Tương tự, thánh đường Hồi giáo Bait Ur Rouf tại Dhaka của kiến trúc sư người Bangladesh Marina Tabaassum được thiết kế để lấy ánh nắng mặt trời và tạo ra những hoa văn tuyệt đẹp bên trong không gian linh thiêng.

Tiết giảm, tái sử dụng, tái chế

Chúng ta đã quen với việc tái chế tại nhà, nhưng làm sao làm việc đó ở quy mô một tòa nhà?

Các hãng kiến trúc như Rotor, đặt tại Brussels và Lacaton &Vassal, đặt tại Paris, đã phát triển các phương cách giảm lãng phí vật liệu khi xây dựng các tòa nhà đẹp – điều rất quan trọng khi mà ngành xây dựng xả ra tới gần 40% lượng khí thải CO2 toàn cầu.

Lacaton &Vassal mới đây đã được trao Giải Pritzker, giải thưởng kiến trúc uy tín nhất, để ghi nhận các dự án của họ trong việc cải tạo, thay vì phá hủy các khu nhà ở xã hội tại Pháp.

Rotor đã thành lập doanh nghiệp tái chế vật liệu xây dựng của riêng họ. “Bản thân nó là một cuộc cách mạng mini hợp lý, thực tế,” Galilee nói.

Iwan Baan

IWAN BAAN Công trình The Plasencia tại Tây Ban Nha được làm từ vật liệu nhẹ

Cải tiến vật liệu

Sử dụng các vật liệu sáng tạo có thể giúp giảm tác động môi trường của các công trình.

Chẳng hạn ethylene tetrafluoroethylene (ETFE) là một loại nhựa nhẹ có thể được sử dụng để làm mát các tòa nhà, như Thính phòng Plasencia và Trung tâm Đại hội ở Tây Ban Nha do Selgas Cano thiết kế.

Vấn đề là đôi khi vật liệu phù hợp nhất là những vật liệu có sẵn tại chỗ. Khu phức hợp tôn giáo và thế tục của hai hãng Masōmī và Chahar ở Dandaji, Niger, sử dụng gạch đất nén và các vật liệu khác thu thập trong bán kính ba dặm của công trình.

Hãng Atelier Masōmī “ủng hộ việc duy trì truyền thống kiến trúc bằng đất ở khu vực, nhằm giảm hoặc loại bỏ các vật liệu xây dựng nhập khẩu tổng hợp hoặc theo tiêu chuẩn phương Tây,” Galilee viết.

Amanda Williams

AMANDA WILLIAMS Dự án Học thuyết Sắc màu đưa ra một loạt các căn nhà được sơn màu sáng tại Nam Chicago

Đương đầu với sự bất công

Độc giả của ‘Kiến trúc Cấp tiến’ có thể ngạc nhiên khi thấy dự án nhiếp ảnh về cuộc khủng hoảng nước ở Flint, Michigan, trong một cuốn sách về kiến trúc.

“Không thể rạch ròi thành phố chúng ta đang sống với các giá trị thiết kế nên nó,” Galilee giải thích, đề cập đến sự phân biệt chủng tộc và tách biệt sắc tộc vốn tồn tại trong quy hoạch đô thị ở nhiều thành phố Mỹ, nơi bà sống.

Loạt ảnh ‘Flint Is Family’ Phần I của LaToya Ruby Frazier nêu bật tác động của các công trình xây dựng đối với sự hưng thịnh hay tàn phá sinh kế, trong khi ‘Học thuyết Màu sắc’ của Amanda Williams là một loạt các ngôi nhà được sơn đặc trưng ở Nam Chicago, mỗi một trong số này dự kiến sẽ bị phá bỏ, để cho thấy rõ ràng nguyên lý phát triển mang tính phân biệt chủng tộc trong khu bà sống.

Zhu Rui

ZHU RUI Nghệ sĩ Ou Ning phối hợp với xã Bích Sơn ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

Sống cùng nhau

Cũng như làm nổi bật những bất công, các dự án được trình bày trong sách cho thấy các kiến trúc sư có thể gây ảnh hưởng ra sao tới cách chúng ta sống chung cùng nhau và xây dựng các cộng đồng bình đẳng hơn.

Granby Four Streets là một dự án của Assemble ở Liverpool, Anh, phối hợp với một tổ chức tín thác đất đai cộng đồng để phục hồi những ngôi nhà đổ nát và tạo nên không gian sáng tác và một khu vườn chung.

Ở những nơi khác, các dự án tại Trung Quốc khai phá cách làm thế nào để du lịch dưới sự dẫn dắt của các kiến trúc sư và nghệ sĩ có thể đem đến các điểm nhấn mới cho cư dân: các tòa nhà mới của Xu Tiantian ở Tùng Dương có đình làng, trà quán và nhà máy đậu phụ, trong khi nghệ sĩ Ou Ning làm việc với xã Bích Sơn ở tỉnh An Huy để tạo ra tiền tệ và hộ chiếu của họ cũng như một trung tâm học tập và phòng trưng bày nghệ thuật.

“Tôi thích ý nghĩ rằng các kiến trúc sư là tác nhân thay đổi, và những người có tầm nhìn và ý tưởng xa hơn chỉ là đáp ứng khách hàng,” Galilee cho biết.

Xa hoa nơi công cộng

Những nơi tuyệt vời nên là nơi ai cũng có thể tiếp cận, và ‘Kiến trúc Cấp tiến’ làm nổi bật dự án của các kiến trúc sư đem sự sang trọng đến cho không gian công cộng.

Ví dụ, tại Port-au-Prince, Haiti, hãng Emergent Vernacular Architecture đã thiết kế một thính phòng có sự phối hợp với cư dân địa phương sau trận địa chấn hồi năm 2010. Công trình ra đời là một loạt các vòng tròn đồng tâm với không gian cho chỗ ngồi, vườn tược và thiết bị tập thể dục.

Theo Galilee, “đó không phải là cách tiếp cận mang tính thương mại đối với không gian công cộng, mà là cách tiếp cận mang tính cộng đồng đối với không gian chung”.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, Công ty Đường sắt Seibu đã mời Kazuyo Sejima – “một trong những kiến trúc sư còn sống quan trọng nhất” – thiết kế một toa xe lửa. Toa tàu có cửa sổ lớn để giúp hành khách đến gần hơn với những khung cảnh đoàn tàu đi qua và được thiết kế để “đánh dấu sự xuất hiện của thời đại kỹ thuật số trong giao thông”.

Andrés Jaque/ Office for Political Innovation

ANDRÉS JAQUE/ OFFICE FOR POLITICAL INNOVATION

Tác phẩm nghệ thuật sắp đặt ‘The Intimate Strangers’ đa phương tiện truyền thông của Andrés Jaque khai thác chủ đề hẹn hò và đô thị hóa

Dữ liệu định hình cách chúng ta sống

Cũng như đường bộ và đường sắt từng định hình thế giới tương lai, ngày nay các hệ thống dữ liệu đã thay đổi đáng kể cuộc sống chúng ta: cách chúng ta di chuyển, giao tiếp, và ngay cả cách chúng ta bật đèn.

Các nghệ sĩ, kiến trúc sư và nhà nghiên cứu như James Bridle, Kate Crawford, Vladan Joler và Andrés Jaque đã xem xét cẩn thận các hệ thống này để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động, cách chúng định hình xã hội chúng ta và với cái giá là bao nhiêu.

Chẳng hạn Bridle đã nghiên cứu mức độ phát thải carbon của các dịch vụ internet giống đám mây của chúng ta và dự án Intimate Strangers của Jaque cải biên một cách rất cuốn hút ứng dụng hẹn hò Grindr thành một dạng chủ nghĩa đô thị.

Giải phẫu hệ thống Trí tuệ Nhân tạo của Kate Crawford và Vladan Joler là nghiên cứu vi mô về cách trợ lý giọng nói Alexa của Amazon được làm ra, làm cho chúng ta thấy được công sức bỏ ra để tạo ra giọng nói trong phòng khách chúng ta.

Liam Young

LIAM YOUNG Tác phẩm ‘In the Robot Skies’ của nhà làm phim Liam Young khám phá Trí tuệ Nhân tạo và thành phố

Tìm con người trong giai đoạn hậu con người

Các hệ thống dữ liệu ngày càng thông minh có nghĩa là một số công trình được thiết kế và thậm chí là được lấp đầy mà không hề nghĩ đến con người.

Các tác phẩm sáng tạo của nghệ sĩ Cao Phi và nhà thiết kế/nhà làm phim Liam Young kích thích khán giả xem xét những thay đổi này ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta như thế nào: cách chúng ta sống, làm việc và thậm chí dành thời gian bên nhau.

Phim ‘Asia One’ của Cao Phi mô tả bên trong một trung tâm phân phối hoàn toàn tự động do công nghệ AI điều hành ở Thượng Hải, nơi con người dường như lạc lõng giữa máy móc, và phim ‘In the Robot Skies’ của Liam Young là câu chuyện tình yêu ở London trong tương lai gần được kể với, và nói về, máy bay không người lái.

Đối với Galilee, “việc hư cấu những điều này là cách nhẹ nhàng để tiếp cận các vấn đề rất rắc rối”.

Daniel Gower

DANIEL GOWER Phim ‘The Institute of Isolation’ của Lucy McRae tưởng tượng ra cách chúng ta sống trong những môi trường lạ

Cơ thể người cũng được thiết kế

“Chúng ta không chỉ thay đổi môi trường, môi trường chúng ta đang thay đổi chúng ta,” Galilee nói, giải thích việc đưa vào sách các công trình của hãng kiến trúc SO-IL ở New York và ‘kiến trúc sư cơ thể’ Lucy McRae.

Phim ‘The Institute of Isolation’ của McRae hình dung cách chúng ta rèn luyện cơ thể mình để có thể tồn tại trong môi trường khác thường, trong khi tác phẩm ‘L’air pour l’air’ của SO-IL cho thấy các nghệ sỹ biểu diễn mặc các cấu trúc nhẹ để nối dài cơ thể. Dự án của họ nhắc nhở chúng ta nghĩ về cách cơ thể mình tương tác với môi trường xung quanh, chủ đề hợp thời trong thời đại dịch.

Những điều tưởng tượng mới

Một phần của tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn là thiết kế những cách nhìn thế giới mới.

Tiểu thuyết sáng tạo và sự mơ mộng có thể tạo ra những thế giới chúng ta muốn thấy và gợi cảm hứng về làm cách nào để đến được chỗ đó.

Ví dụ, thiết kế của Hannah Beachler cho nhân vật Wakanda trong phim Black Panther tưởng tượng các nước như Sénégal và Uganda có thể đã phát triển như thế nào nếu chúng chưa bao giờ là thuộc địa.

Everything, trò chơi điện tử của nhà thiết kế David O’Reilly, mở rộng giới hạn của trí tưởng tượng bằng cách cho phép người chơi đảm nhận hầu hết vai trò trong vũ trụ – từ vi khuẩn, con gấu cho đến thiên hà – trong nỗ lực thay đổi nhận thức của chúng ta về các dạng sống khác.

“Làm thế nào để bạn hiểu bản thân bạn chính là sản phẩm của mọi thứ?” Galilee hỏi. “Bạn không thể tách rời mình khỏi ra vỉa hè, cây cối, côn trùng. Tất cả chúng ta đều làm việc cùng nhau, và đó là hệ sinh thái mà chúng ta đang sống. Tất cả các dự án trong sách muốn làm mọi người chú ý đến điều này. Kiến trúc là một trong số những thứ khác, và chúng được kết nối với nhau.”