Seite auswählen

Người ta chú trọng vào chữ vắc-xin (vaccine) nhiều quá nên có suy nghĩ đơn giản là vắc-xin (một khi đã chích vào rồi) thì sẽ bảo vệ cho mình không bị nhiễm trở lại. Phải nói lại cho chính xác như sau: cái để bảo vệ cho mình, không phải là vắc-xin mà là các kháng thể (antibodies) của mình. Các kháng thể này do cơ thể tạo ra, khi được chích vắc-xin vào.

Từ ngữ định nghĩa này, cho thấy là

1) Không cần biết là vắc-xin loại nào, của hãng nào. Cứ hễ chích vào, thì sẽ tạo ra các kháng thể. Cho nên, đợt này nếu đã chích vaccine Pfizer, năm sau muốn chích của J&J cũng được… chứ không nhất thiết là phải chích cùng một loại.

2) Mục tiêu là để đưa các kháng thể của mình lên đến mức bảo vệ càng cao càng tốt (Protective Level). Vấn đề ở đây là:

– Mức bảo vệ của các kháng thể này, sẽ kéo dài trong bao lâu? Những vắc-xin truyền thống do có chất hổ trợ (adjuvant) nên sẽ kéo dài rất lâu, có khi cả đời như vắc-xin về bệnh sốt vàng da (yellow fever), bệnh sởi (measles), BCG (ngừa lao), v…v…

Xin được nói thêm ở đây là muốn tạo ra kháng thể từ vắc-xin có 2 thành phần là tế bào B (B cell) và tế bào T (T cell)Tế bào B được gọi là „trí nhớ miễn dịch“ (immune memory). Một khi được tạo ra.nó sẽ chạy vô trong tủy và nằm trong đó. Khi cần thì sẽ tạo các kháng thể. Chính vì thế, nên những em bé (khi xương chưa phát triển đúng mức) hoặc người quá lớn tuổi (xương bị co lại), thì tế bào B trong tủy rất ít, nên khi cần, phải có thời gian rất lâu mới tạo ra được kháng thể.

– Những vaccine loại mới như của Pfizer, Moderna, J&J và Astrazeneca, vì không có sử dụng chất hổ trợ (adjuvant), nên dù có tạo kháng thể sau khi đã chích vào, thì các kháng thể này cũng giảm đi rất nhanh, trong vòng tối đa từ 6 đến 8 tháng sau. Cho nên, sau đó, nếu muốn các kháng thể trở lại mức bảo vệ cần thiết, cần phải chích mũi vắc-xin tăng cường (booster shot). Nên nhớ, đây là chưa nói đến các loại biến thể đột biến (variants) của virus.

 

Cái lằn đỏ là mức cần thiết để bảo vệ cần thiết (protective level) cho cơ thể

Chích mũi đầu… các kháng thể chưa lên đến mức bảo vệ cần thiết, phải chích mũi thứ 2, thì chúng mới vượt lên trên lằn đỏ này. Thế nhưng sau đó, theo lẻ tự nhiên, chúng sẽ giảm xuống mức hiệu quả với thời gian (từ 6 đến 8 tháng). Đến khi chúng xuống dưới lằn đỏ thì nên chích bổ sung mủi thứ 3 (booster shoot)) để đưa chúng vượt quá lằn đỏ trở lại. Cứ như thế là mỗi 6 đến 8 tháng phải chích lại một lần (mà nhớ là không cần chích lại cùng loại thuốc, vì mục tiêu là các kháng thể chứ không phải là vắc-xin).

Hơn nữa, bây giờ lại có đủ loại biến thể (variants) của coronavirus, nên nhiều khi cái cũ chưa giảm (xuống khỏi lằn đỏ), lại phải chích nữa để chống lại các biến thể mới này.

Đó là mới chỉ nói sơ lược qua…

Đi sâu vào chi tiết, thì phải đề cập đến các tế bào B (nằm trong tủy). Theo lý thuyết (đã giải thích ở trên) thì chuyện gì xảy ra, khi các kháng thể đã giảm xuống dưới lằn đỏ, và mình không chích mũi booster số 3 (hoặc vì không sản xuất kịp để mọi người có thể chích)?

Lúc đó (lúc mà các kháng thể giảm xuống dưới lằn đỏ) và khi bị nhiễm bệnh thì các tế bào B sẽ từ trong tủy nhào ra, và sẽ tự chế tạo ra các kháng thể để đưa chúng lên trên lằn đỏ trở lại, với điều kiện là: thời gian khi bị nhiễm và thời gian bệnh phát tác [vì virus cần một khoảng thời gian gọi là thời gian ủ bệnh (incubation period) để bắt đầu hoành hành] chậm hơn thời gian mà ác tế bào B đưa các kháng thể lên quá lằn đỏ này. Vấn đề ở đây là:

1) Những con virus trước đây (như trong bệnh yellow fever, measles…), có thời gian ủ bệnh là 6 tuần đến 6 tháng. Do đó, các tế bào B có thời giờ để sản xuất kịp thời các kháng thể trước khi căn bệnh hoành hành. Khi bệnh vừa phát tác, thì các kháng thể đã đủ mạnh (do ở trên mức bảo vệ) nên có thể dứt điểm triệt hạ virus dễ dàng

2) Hiện nay, coronavirus (cũng giống như vài loại vi-rút khác) có thời gian ủ bệnh quá ngắn (14 ngày). Nên khi bị nhiễm, mà các kháng thể đang ở mức thấp và các tế bào B chưa kịp sản xuất ra các kháng thể mới trong vòng 14 ngày thì coi như chúng ta bị „dính chấu“

 

Kết luận

Dịch Covid-19 này có thể sẽ còn kéo dài lâu lắm… Đừng nên nghĩ đơn giản là đã chích ngừa rồi thì có thể đi vui chơi khắp nơi và tất cả sẽ trở lại bình thường nhanh chóng. Trái lại, bình thường thì chưa chắc lắm, nhưng có thể sẽ phải chích tiếp mỗi 6 tuần đến 8 tháng. Trừ khi Novavax và Sanofi Pasteur cho ra mắt loại vaccine được bào chế bằng chất hổ trợ (adjuvant), nên thời gian các kháng thể bị giảm bớt sẽ lâu hơn (thí dụ 1 hay 2 năm hoặc lâu hơn), có đủ thời giờ (để sản xuất) để có thể đạt được sự miển nhiểm dịch bầy đàn (herd immunity) trên toàn thế giới thì lúc đó mới hy vọng đời sống sẽ trở lại bình thường…

Chúng ta cùng nhau cảnh giác cái con virus quái ác này…

Novavax thì cỡ cuối mùa thu 2021 sẽ có mặt. Còn Sanofi thì đến cuối năm nay…