Mục lục
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM WO AUCH IMMER IHR SEID CỦA KHUÊ PHẠM
Nguyễn Tường Bách
Tháng 9 năm 2021 đánh dấu một sự kiện văn học đáng chú ý tại Đức, một tiểu thuyết về Việt Nam ra đời. Wo auch immer ihr seid* là tác phẩm đầu tay của Khuê Phạm, viết bằng tiếng Đức. Nhân vật “tôi” trong truyện, Kiều, kể về những cuộc hành trình nội tâm và đường đi của lịch sử. Kiều kể về mình, về cha mẹ và cuối cùng về cả một đại gia đình, dọc một quãng thời gian dài hơn năm mươi năm, trong bối cảnh Việt Nam. Nhan đề cuốn tiểu thuyết Wo auch immer ihr seid trong tiếng Đức vốn chỉ là một lời nói lửng. Nếu phải dịch tựa đề cuốn sách ra Việt ngữ ta có thể nói “Dù đâu đi nữa…” với ba chấm đằng sau. Nếu cần thêm chút văn vẻ ta cũng có thể gọi “Dù lạc phương nao…”. Dù nhan đề chỉ là lời nói lửng, độc giả có thể mơ hồ đoán biết phần nào nội dung của tác phẩm, sẽ là một nỗi niềm chia ly nào đó.
Thế nhưng câu chuyện lại bắt đầu bằng một ngày đoàn tụ đầm ấm trong gia đình của Kiều tại Berlin. Bố Kiều là giáo sư y khoa được nhiều người ngưỡng mộ. Kiều sinh ra và lớn lên tại Đức, được đào tạo bài bản, về sau trở thành nhà báo chuyên trách với những nan đề của thời đại. Văn chương điêu luyện, nhận thức tinh tế của Kiều hiện rõ trong một tác phẩm mà nội dung của nó đánh động đến chiều sâu thẳm nhất của con người. Độc giả sẽ còn khám phá thêm một khả năng hiếm có của tác giả, đó là tự theo dõi và nhận biết nội tâm ẩn kín trong mỗi khoảnh khắc giao tiếp với bên ngoài. Và viết ra. Tâm chồng lên tâm, dày khít nhiều lớp, ta có thể nói ngắn gọn như thế về văn phong của Wo auch immer ihr seid.
Trong bữa tiệc Giáng Sinh nọ của gia đình, bố Kiều nhận một cú điện thoại từ California, báo tin bà nội Kiều sắp mất trên giường bệnh. Kiều chấn động khi nghe tin này, đồng thời chưng hửng khi thấy bố mình dường như hờ hững trước hung tin mẹ sắp mất. Ông cũng không đi Mỹ thăm mẹ, tại sao? Kiều rất quí cha mẹ mình, nhất là ông bố mà từ ông Kiều đoán đã thừa hưởng nhiều khả năng quí báu. Kiều biết rõ, tuy mình hít thở nền văn hóa của Đức, nhưng nguồn cội của mình xuất phát từ một nền tảng dường như không dò tới đáy của một Việt Nam xa xôi. Wo kommst du her, mi từ đâu đến, là câu nhiều người hỏi Kiều nhưng cũng chính là câu hỏi Kiều nêu lên cho chính mình. Phải chăng nguồn cội mình là Việt Nam, phải chăng đại gia đình mình ở tại California? Kiều sực nhớ bố mẹ mình ít nhắc đến gia đình và đã lâu không ai qua Mỹ thăm bà nội.
Những chương sau mô tả sinh động những mảnh đời xảy ra tại những nơi khác nhau, trong những thời điểm khác nhau. Tác giả khéo cho những múi thời gian và không gian ghép dần với nhau để cuối cùng tạo thành một hình cầu trọn vẹn của lịch sử gia đình. Từ Saigon của 1968, lúc bố Kiều lên đường du học, đến thời kỳ gần nhất, khi đó Kiều đã ngoài ba mươi, lúc anh em trong nhà tranh luận về nhân vật Trump. Về cuộc đời và tháng ngày của ông bà nội sau biến cố 1975, bên cạnh chú Sơn và những cô chú còn lại. Độc giả sẽ nghe Kiều kể lại năm 1980, lúc bố mẹ mình về thăm Việt Nam lần đầu và gặp lại bà nội, bà ngoại mình, lúc này ông nội đã đi cải tạo. Độc giả sẽ chứng kiến một đêm đen trong rừng Campuchia, khi lính Khmer Đỏ xuất hiện với một thói quen tàn bạo mà chỉ con người mới có, trong đó người chú của Kiều tìm cách giữ gìn chiếc nhẫn kỷ niệm của bà mẹ, bất lực trước người yêu bị bắt cóc.
Câu chuyện sẽ lên cao điểm ở California, lúc toàn gia gặp lại để làm tang lễ cho bà mẹ và nghe đọc chúc thư do bà để lại. Người giữ chúc thư lại là John, một viên lính Mỹ thuê nhà ngày xưa mà độc giả mới đầu tưởng chỉ là một hình ảnh mờ nhạt, nào ngờ rốt cuộc là người cứu cả gia đình đi Mỹ. Ta sẽ chứng kiến đầy đủ tình tiết của điều mà người đời hay gọi là “số phận”. Cuối cùng bản chúc thư bốn trang giải mã điều bí ẩn trong tâm của bà nội, chỉ sau khi bà mất mới được công bố, mà người viết những dòng này xin dành cho độc giả tự đọc tác phẩm.
Kiều chứng kiến tất cả, một bi kịch Việt Nam, với một tâm hồn tinh tế và đầy nữ tính, nhưng dưới một ánh sáng văn hóa và nhận thức khác. Hành trình của Kiều không hề đơn giản. Đến với truyền thống Việt Nam, Kiều vừa xa lạ vừa tò mò, vừa phê phán vừa thiết tha, vừa tiếp cận vừa trốn chạy. Từ nhỏ Kiều đã không muốn mình mang diện mạo của một người Việt. Khi đến California, không quan tâm đến những tranh luận vô bổ về chuyện ăn uống, Kiều còn chán ngán hơn khi nghe có ai muốn làm mai cho mình với một chàng trai người Việt. Thế nhưng khi trải nghiệm hết tất cả góc cạnh của hoàn cảnh gia đình và cha mẹ, nhất khi biết đến tâm trạng u uất của ông bà nội và tình thương của ông bà dành cho con cái, khi biết bản thân mình cũng đang mang một mầm sống trong thân, Kiều bừng tỉnh về một thực tại to lớn hơn. Đó là hệ quả kỳ lạ của lòng yêu thương, thể hiện trong một khung cảnh ác liệt của chiến tranh. Những ngày lưu lại tại Mỹ làm Kiều có một ý định khác. Và điều đó dẫn đến cảnh chấm dứt của cuốn tiểu thuyết, nó cũng bất ngờ như cảnh đoàn tụ ở ban đầu câu chuyện.
Cuộc chiến Việt Nam lưu lại hàng triệu triệu chuyện đời bi kịch, nỗi đau nào cũng là nỗi đau lớn nhất. Nhưng chuyện của Kiều có một cái mới, nó đưa một thái độ mà tâm thức người Đức coi trọng, gọi là Aufarbeitung vào trong câu chuyện. Đó là hành động xới lên và rạch ròi với quá khứ. Con người Việt Nam dường như chỉ hay cãi nhau về những chuyện lặt vặt, nhưng quen giữ im lặng và chôn vùi mọi điều sâu kín trong tâm khảm, điều mà bà nội và cả gia đình Kiều đã làm trong cuốn tiểu thuyết. Phải chăng thói quen này của gia đình là di sản của tâm lý xã hội Việt Nam? Thực vậy, truyền thống của chúng ta không bao giờ dám thẳng thắn với lịch sử. Trong quá khứ xa xưa, các triều đại sau tàn phá, xóa sạch công trình của các đời trước. Trong thời kỳ hiện đại, các thế hệ lãnh đạo sau lập lờ về sai lầm của thế hệ trước. Không học được bài học của quá khứ làm sao tránh được lầm lẫn trong tương lai?
Lầm lẫn, ngộ nhận, hiểu sai…, chúng dường như là vấn nạn của dân tộc Việt Nam, thấm sâu trong mọi gia đình. Thực vậy các bức tranh của gia đình Kiều, dù chỉ được giới hạn trong một khung cảnh nhỏ hẹp và thời gian hạn chế, nhưng đã bày ra cho thấy vô số ngộ nhận và hiểu lầm. Hiểu lầm giữa mẹ và con, giữa anh và em, do lời nói, do thành kiến, do khoảng cách tâm lý hay địa lý. Rộng hơn trong xã hội là tình trạng hiểu sai giữa hai miền, ngộ nhận về ta và địch… “Đây chỉ là sự hiểu lầm”, ta nghe nhiều lần tiếng gọi tha thiết đó trong tác phẩm. Thế nhưng, ngộ nhận lớn nhất để sinh ra câu chuyện đời của Kiều là sự chóa mắt của thanh niên trí thức trong thế kỷ trước về cái gọi là “ba dòng thác cách mạng” mà bố của Kiều cũng như kẻ viết những dòng này đã rơi vào. Rồi đến phiên những “trí thức thiên tả” đó lại bị cha mẹ của họ hiểu lầm, thực ra họ không quá tệ hại để bị xem là “không đáng tin cậy”. Đó là nỗi đau lớn trong truyện và cũng của nhiều người trong chúng ta. Còn người hiểu đúng thời thế nhất lại là một con người lúc đó rất bé nhỏ. Ông nội Kiều biết rõ cuộc đời và sự kết thúc của mạng sống mình, quay lại thốt lên ba chữ “Đừng đợi tôi” khi quản giáo nắm tay kéo đi.
Sách sẽ phát hành ngày 13.9.2021, buổi ra mắt ngày 11.9.2021
Cuối cùng thì cái biết đúng sẽ dẫn đến cái làm đúng. Bà nội Kiều cũng biết rõ thời thế như chồng mình, nhưng bà còn cơ hội làm một động tác cuối cùng. Bà đã làm một hành động bí ẩn đối với con cái và đầy sức mạnh nội tâm. Ai giữ được trong tâm niềm uẩn khúc này nếu không có một lòng thương yêu vô tận đối với người đời sau?
Wo auch immer ihr seid với nội dung và cấu trúc của nó để lại cho người đọc một nguồn cảm khái sâu đậm khác thường.
Nguồn: https://www.diendan.org/sang-tac/gioi-thieu-tac-pham-201c-wo-auch-immer-ihr-seid-201d-cua-khue-pham
Khuê Phạm – Wo auch immer Ihr seid
Über den Autor
Khuê Phạm gehört zu den wichtigsten Stimmen einer neuen Generation von deutschen Autoren. Sie wurde 1982 in Berlin geboren und studierte in London am Goldsmiths College und der London School of Economics. Nach ihrer Ausbildung an der Henri-Nannen-Journalistenschule fing sie 2009 als Redakteurin bei der ZEIT an. Für ihre journalistische Arbeit wurde sie mehrfach ausgezeichnet. 2012 veröffentlichte sie mit Alice Bota und Özlem Topçu »Wie neuen Deutschen« (Rowohlt), das von Einwandererkindern und ihrem Platz in Deutschland handelt. »Wo auch immer ihr seid« ist ihr Debütroman – eine literarische Annäherung an ihre eigene Familie, deren Lebensweg sie über fünf Jahrzehnte nachzeichnet. Khuê Pham lebt in Berlin.
Über das Buch
Sie ist dreißig Jahre alt und heißt Kiều, so wie das Mädchen im berühmtesten Werk der vietnamesischen Literatur. Doch sie nennt sich lieber Kim, weil das einfacher ist für ihre Freunde in Berlin. 1968 waren ihre Eltern aus Vietnam nach Deutschland gekommen. Für das, was sie zurückgelassen haben, hat sich die Journalistin nie interessiert. Im Gegenteil: Oft hat sie sich eine Familie gewünscht, die nicht erst deutsch werden muss, sondern es einfach schon ist. Bis zu jener Facebook-Nachricht. Sie stammt von ihrem Onkel, der seit seiner Flucht in Kalifornien lebt. Die ganze Familie soll sich zur Testamentseröffnung von Kiềus Großmutter treffen. Es wird eine Reise voller Offenbarungen – über ihre Familie und über sie selbst.
Kritik
»Ein bahnbrechendes Werk der deutschen Literatur. Elegant und dicht erzählt Khuê Phạms Roman die beeindruckende Geschichte einer vietnamesischen Familie. Ihre Beobachtungen sind präzise, ihre Sätze scharf und klar wie Kristall. Phạms Blick entgeht nichts, und alles wird zugleich gerettet und verloren. Eine mutige und große Leistung von einer neuen, starken Stimme.«
Rezensionen
Eine sehr berührende Lebensgeschichte, die unter die Haut geht
Von: Anke
31.08.2021
In ihrem Erstlingswerk “Wo auch immer Ihr seid” erzählt die Zeit-Redakteurin Khuê Pham die Geschichte ihrer Familie in einem Roman verpackt. Kièu lebt als junge Deutsch-Vietnamesin im heutigen Berlin und ist gar nicht begeistert, dass sie mit ihrer Familie zur Beerdigung ihrer Großmutter, die in den USA lebt, und die sie kaum kennt, fliegen soll. Vor Jahren hatte ihr Vater den Kontakt zu seiner Mutter abgebrochen, so dass Kièu kaum etwas über ihre vietnamesische Familie weiß. Ihre Eltern haben immer versucht, so deutsch wie möglich zu werden, weil sie sich dem Land, in das sie ausgwandert sind, anpassen wollten. So kann Kièu auch ihren Namen gar nicht korrekt aussprechen und nennt sich selbst daher einfach Kim. Im Laufe der Geschichte erfährt man in Rückblenden die verschiedenen Lebenswege ihrer Familienmitglieder. Ihre Eltern konnten noch einigermaßen problemlos als Studenten nach Deutschland ausreisen, doch der Rest der Familie blieb zurück und wurde vom Vietnamkrieg überrannt. Der Großvater kam ins Arbeitslager, der Onkel versuchte erfolglos, über die amerikanische Botschaft zu flüchten und musste dann auf dem Landweg fliehen. Das alles erfährt sie zusammen mit dem Lesr nach und nach. Das Buch ist sehr eindrücklich geschrieben, in einer schönen, teilweise poetischen Sprache, und man kann die Zerrissenheit, die der Kontrast zwischen ihrer Familienherkunft und ihrem heutigem Leben in ihr auslösen, sehr gut nachvollziehen. Und in gewissem Sinne ist das Buch extrem aktuell. Ich habe das Buch genau in den Tagen gelesen, als die Streitkräfte der USA und anderer Staaten Hals über Kopf aus Kabul abgezogen sind. Dieser Abzug wurde in den Medien oft mit dem Abzug aus Saigon verglichen. Als ich die Szenen gelesen habe, wie der Onkel verzweifelt vor der US-Botschaft steht und dann die Hubschrauber von Dach abheben sieht, und dann am selben Abend in den Nachrichten die Szenen vom Kabuler Flughafen gesehen habe, wie Menschen sich an startende Flugzeuge klammerten, habe ich richtige Gänsehaut bekommen. Alles in allem kann ich das Buch komplett empfehlen, es bringt einem das Land und die Geschichte nahe (und auch die Sprache – mir war bisher überhaupt nicht bewusst, wie viele Akzentzeichen es auf diversen Buchstaben geben kann), und man kann sehr gut in die Erzählung eintauchen und hat das Gefühl, man erlebt alles hautnah mit. Ein wirklich beeindruckendes Buch.
… aus der Ferne betrachtet
Von: Moma58
01.09.2021
Dies ist der Debütroman der Autorin Khué Pham und man will es fast nicht glauben, dass dies ein “Erstlingswerk” ist. Überzeugend und gekonnt lässt sie die junge Kim (die eigentlich Kieu heißt – wie das Mädchen im berühmtesten Werk der vietnamesischen Literatur) ihre Geschichte erzählen. Kim ist 30 Jahre alt und kennt nur Deutschland – ihr eigenes wunderschönes Land ist ihr fremd. In einzelnen Kapiteln werden zu unterschiedlichen Epochen viele Familienmitglieder vorgestellt und aus ihrem Leben erzählt. Immer wieder kommen die verheerenden und abscheulichen Kriegswirren in diesen Geschichten vor. Als Leser glaubt man oft, der Erzählung ein Stück voraus zu sein. Die guten Jahre vor dem Krieg sowie die schlechten Jahre danach werden eindringlich erzählt. Wendepunkt ist der Tag, an dem das Testament der Großmutter eröffnet werden soll. Die verstreute Familie trifft sich dafür in Amerika … Es ist ein wunderbares Buch für alle, die verstehen wollen wie diese Menschen aus ihrer Kultur gerissen wurden. Ich durfte selbst bei meinen zweimaligen längeren Aufhalten in Vietnam und Kambodscha diese Kulturen erleben und war immer wieder sehr angetan von diesen freundlichen Menschen. Vieles dort ist uns fremd, aber vielleicht kann man sich mit diesem Buch diese wunderbare Kultur samt den Menschen dort “erlesen”. Mich hat dieser Roman fasziniert – vor allem das Ende! Deshalb von mir eine ausgesprochene Leseempfehlung und hoffentlich bald mehr von dieser Autorin.
Khuê Pham liest aus “Wo auch immer ihr seid