Seite auswählen

Where are the World’s Plastic Pollution Hotspots?

„…ô nhiễm plastic ở biển không chỉ là một vấn đề đối ảnh hưng đvới các đại dương. Mức độ mà chúng ta cũng đang bị ảnh hưởng bởi chất dẻo đã trở nên bo hòa trong môi trường sng, trong thực phẩm, nước và không khí. Tất cả là một chủ đề cần nghiên cứu sâu rộng.

 Mai Thanh Truyết

 

Hoa Kỳ sẽ đi đầu trong cố gắng toàn cầu là sẽ triệt tiêu mức phát thải thán khí (carbonic) vào năm 2050 trong lãnh vực chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.” John Kerry – Đặc phái viên của Tổng thống Biden công bố vào mùa xuân 2021.

Trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay, việc chuyển vận hàng hóa bằng đường biển chiếm hết 80% trong các dịch vụ trao đổi giữa các quốc gia. Chính vì vậy các khí nhà kính phát thải trong việc chuyển vận nầy là byếu tố chính yếu trong sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Một nhân tố quan trọng không kém là trong dịch vụ chuyển vận trên, việc phát thải các chất phế thải vào biển cả, nhứt là các loại plastic, và đó chính là nguyên nhân trong vấn nạn ô nhiễm plastic trên thế giới. Chúng ta đã từng biết sự hiện diện của một ốc đảo thành hình từ các loại phế thải trong đó hơn 90% là plastic giữa Thái Bình Dương có kích thước lớn hơn hai lần diện tích (268,597 mile2) của tiểu bang Texas Hoa Kỳ, hoặc bốn lần diện tích của Việt Nam.

 

Thử hỏi công bố trên của Kerry có thực tế hay không?

Hay đây chỉ là những lời nói của các chính trị gia chuyên nghiệp nhằm thỏa mãn mục tiêu tuyên truyền trong một sứ mạng được giao phó?

Làm sao có thể thay thế nguyên liệu dầu cặn (pitch black heavy oil) rẻ tiền hiện đang được xử dụng cho các tàu vận tải 20-40 ngàn tấn bằng năng lượng gió, hay năng lượng mặt trời, hay một năng lượng nào khác để chấm dứt sự phát thải khí carbonic?

Trong tạp chí Bảo tồn Đại dương – Ocean Conservancy xuất bản vào mùa thu 2021 đã nêu lên vấn nạn nầy mà người viết đã từng nêu lên từ hơn hai năm qua. Ngoài việc phát thải khí carbonic, vấn nạn thải rác plastic trên đại dương do các tàu biển chuyển vận hàng hóa. Hôm nay, một lần nữa xin đặt lại trọng tâm ca vn đ nhằm cảnh báo nguy cơ trên trên ngày càng trầm trọng không kém gì sự thay đổi khí hậu toàn cầu mà cho đến hôm nay vẫn còn là giả thuyết.

Việc ô nhiễm rác thải plastic vào đại dương là một sự thật hiển nhiên và sẽ là một hiểm họa cho thế giới trong một tương lai không xa nếu không có biện pháp ngăn chận.

 

  • Cố gắng của một nhóm nhỏ “công dân toàn cầu”

Vào ngày 18 tháng 9, hàng trăm nghìn công dân toàn cầu gồm các nhà khoa học và cư dân nhiều nơi tự nguyện đi làm sạch các bãi biển hoặc các thủy lộ nơi địa phương của họ trong thời gian chiến dịch Quốc tế làm sạch Bờ biển do ICC (International Coastal Cleanup) kêu gọi. Tạp chí Bảo vệ Đại dương – Ocean Conservancy đã tổng hợp dữ liệu thu thập được trong nỗ lực do nhiều nhóm tình nguyện toàn cầu nhằm thay mặt cho Hội Sức khỏe Đại dương – Ocean Health kể từ khi ICC bắt đầu hoạt động vào năm 1986.

Giờ đây, sự hợp tác mới giữa Ocean Conservancy, Cơ quan cứu nguy biển PADI AWARE Foundation và các nhà khoa học tại Commonwealth Scientific and Industrial Research Organization (CSIRO) do chánh phú Úc tài trợ đã đưa ra bản đồ toàn cầu đầu tiên về các điểm nóng về rác thải plastic vào đại dương.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Global Environmental Change kết hợp tin tức thống kê từ 22.508 lượt dọn dẹp bãi biển và đất liền của ICC trên 116 quốc gia từ 2011-2017 với 7.290 lần do các thành viên của PADI AWARE dọn dẹp dưới nước cho hơn 118 quốc gia từ 2011-2018. PADI AWARE là thành viên lâu năm của Liên minh Bảo tồn Đại dương Miễn Rác – Ocean Conservancy’s Trash Free Seas Alliance và là đối tác quan trọng của ICC thông qua chương trình Lặn Sâu Chống các Mảnh vỡ – Dive Against Debris. Có thể nói đây là một cố gắng vượt bực của rất nhiều thiện nguyện viên trên khắp thế giới. Tuy rằng đây là những bước đầu, nhưng qua tạp chí Ocean Conservancy, mỗi người trong chúng ta nhận thức rõ hơn nguy cơ chất thải plastic trên đại dương, một nguy cơ có tính toàn cầu.

 

  • Tầm hoạt động mở rộng trên toàn thế giới

Từ việc thành hình từng nhóm thiện nguyện, Tạp chí Bảo vệ Đại dương OC đã bắt đầu mở rộng tầm hoạt động và có thêm nhiều thiện nguyện viện toàn cầu như đã hợp tác chặt chẽ với các nhà khoa học CSIRO là Tiến sĩ Denise Hardesty và Chris Wilcox kể từ lần đầu tiên đã tổ chức một nhóm làm việc khoa học quốc tế về các xà bần (debris) trên bờ biển và đáy biển tại Đại học California Santa Barbara vào năm 2011. Nhóm đã cùng nhau đưa ra đánh giá khoa học lớn nhất, toàn diện nhất về dữ liệu các mảnh rác thải trên biển cho đến nay.

Như những ai đã từng đến bãi biển đều biết, một số khu vực tương đối sạch sẽ trong khi những khu vực khác lại có một lượng lớn rác và mảnh rác thải. Phân tích cho thấy rằng các điểm nóng (được xác định là các khu vực nằm trong 20% mật độ có xà bần cao nhất) không chỉ tập trung ở một quốc gia hoặc một phần trên thế giới; nhưng điều này xảy ra ở hầu hết trên tất cả các quốc gia. Với sự thay đổi đáng kể quy mô ở không gian nhỏ, các mảnh xà bần tiếp xúc với tất cả các khu vực đại dương, bao gồm cả môi trường sống dưới nước ngoài khơi các bãi biển và đường thủy. Các mô hình kết tụ tại từng vùng dường như là hậu quả ở những nơi có lưu lượng nước chảy hạn chế làm ứ đọng các mảnh rác thải lại với nhau.

Các tình nguyện viên của ICC và Dive Against Debris đã lập được danh mục một loạt các mặt hàng các mảnh rác thải từ chai nhựa đến vật liệu xây dựng. Xử dụng dữ liệu cụ thể về những mặt hàng này và phân tích thống kê phức tạp, nhóm đã phát hiện ra một số mẫu thú vị như sau:

  • Tàn thuốc lá hầu nhưlà mặt hàng ICC luôn tìm thấy nhiều nhất. Nhưng nghiên cứu còn cho thấy các điểm nóng về các mặt hàng này tập trung ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, Canada và Nam Âu;
  • Chai plasticphổ biến nhất ở vùng nhiệt đới, ở những quốc gia trong đó các cơ sở hạ tầng cho việc thu mua và tái chế còn hạn chế so với các khu vực tân tiến khác. Với đường bờ biển dài so với diện tích đất liền, những vùng này thường xuyên bị gia tăng ô nhiễm plastic thải ra biển trong mùa mưa;
  • Túi nhựalại tìm thấy nhiều ở Trung và Nam Mỹ, Châu Phi, Nam Á và vùng Đông Nam Á;
  • Giấy gói thực phẩm phổ biến nhất ở Philippines, nơi có 5 trong số 10 điểm nóng hàng đầu về mặt hàng này.

Những kết luận khoa học nầy phù hợp với kinh nghiệm thực tế trong suốt thập kỷ qua, nơi nhóm đã tận mắt chứng kiến rằng các mặt hàng như giấy gói thực phẩm và bao bì gói không tái xử dụng (non recyclable), không có giá trị thị trường sau khi tiêu dùng, được thải bỏ với số lượng lớn mà không có đủ cơ sở hạ tầng để giải quyết chất thải.

Những phát hiện mới này phù hợp với lời kêu gọi thay đổi căn bản về mối liên quan của chúng ta với plastic. Sự thay đổi này rất cần thiết ngay từ bây giờ để giải quyết một cuộc khủng hoảng ô nhiễm plastic đại dương, thậm chí hiện tượng nầy sẽ trở thành mt mi đe da lớn hơn trong tương lai.

Có rất nhiều mặt hàng do các tình nguyện viên ICC lập danh mục có ít hoặc không có giá trị kinh tế sau khi xử dụng. Chính vì vậy, các chính sách quốc gia ở các nước đang phát triển cần được lên kế hoạch để tăng giá trị của plastic nhằm khuyến khích việc thu gom, tái chế và tái xử dụng chúng. Việc xử dụng ợng plastic sau khi tiêu dùng đ tái chế các sản phẩm mới cũng sẽ giúp đáp ng cho nhu cầu thị trường về đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế, chuyển hướng plastic phế thải từ các bãi chôn lấp hoặc đốt và giảm nhu cầu về việc sản xuất ôạt nhựa nguyên sinh mới.

Trên đây là những vấn đề của toàn cầu, chúng ta không chỉ có thể tự giải quyết vấn đề cục bộ của từng quốc gia mà phải tìm cách vận động toàn thế giới, nhứt là các quốc gia đang phát triền với dân trí và ý thức ô nhiễm môi trường chung còn thấp kém.

Ngoài ra, thiết nghĩ đối với các quốc gia đang phát triển, chính phủ cần phải giảm sản xuất và xử dụng plastic nói chung bằng cách cấm hoặc tránh những sản phẩm và vật liệu không cần thiết mà chúng ta có thể không dùng đến. Các chính quyền địa phương và quốc gia cần thúc đẩy các chính sách khai triển cách tiếp cận nầy và đảm bảo ngành công nghiệp plastic chịu trách nhiệm lớn hơn đối với loại plastic mà họ thu được lợi nhuận cao như “Đạo luật không ô nhiễm plastic đang được xem xét ở Hoa Kỳ Plastic Pollution Act under consideration in the US”. Dữ liệu từ Hoạt động Quốc tế về Dọn dẹp bờ biển và Lặn sâu Chống Mảnh vỡ – International Coastal Cleanup and Dive Against Debris và những loại phân tích trong ấn phẩm mới của nhóm trên có thể đóng vai trò là căn bản để theo dõi một cách có hiệu quả của những biện pháp nêu trên và cung cách can thiệp qua chính sách của từng quốc gia một.

Trong thời gian tới, khi chuẩn bị năm thứ 36 (2022) của Chương trình Dọn dẹp bờ biển quốc tế của Ocean Conservancy, Đại diện Chương trình đã chia xẻ lời cảm ơn hàng triệu nhà khoa học công dân thiện nguyện (volunteer – citizen scientists), những người đã hoàn thành hàng chục nghìn đợt dọn dẹp trên toàn thế giới đã cung cấp dữ liệu; từ đó nghiên cứu nêu trên của Chương trình đã được thành hình và cập nhựt thường xuyên.

 

  • Thay lời kết

Hầu như mỗi người trong chúng ta đều nhận thức rằng việc bảo vệ đại dương chung trên thế giới được trong sạch và lành mạnh là một nỗ lực toàn cầu mà sự thành công tùy thuộc vào số người thiện nguyện tham gia khắp mọi nơi.

Nhưng từ nhận thức đến hành động quả thật là một …khoảng cách rất lớn.

Chúng ta đều biết rằng các đại dương phải đối mặt với mối đe dọa lớn và ngày càng gia tăng từ những vật dụng bằng plastic mà chúng ta xử dụng hàng ngày. Ước tính có khoảng 17,6 tỷ pounds plastic xâm nhập vào môi trường biển từ các nguồn trên đất liền mỗi năm – con số này gần tương đương với việc đổ một xe rác đầy plastic xuống đại dương mỗi phút.

Khi nhựa plastic tiếp tục tràn vào các đại dương của chúng ta, danh sách các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng bởi các mảnh vụn plastic ngày càng tăng thêm. Hàng chục nghìn loại sinh vật biển đã được quan sát khi bị vướng hoặc nuốt phải nhựa trong môi trường biển – từ động vật phù du và cá, đến rùa biển, động vật biển có vú và chim biển.

Plastic không bao giờ tự tiêu hủy. Thay vào đó, chúng phân hủy thành các mảnh nhỏ hơn và li ti và hoạt động như nam châm hấp thu các chất ô nhiễm trong biển. Khi cá và các sinh vật biển ăn vào, một số vi plastic chứa đầy hóa chất đó có thể thấm vào chuỗi thức ăn và xâm nhập vào các sinh vật biển mà chúng ta dùng làm thức ăn.

Plastic trong các đại dương đe dọa khả năng tồn tại quan trọng của các hệ sinh thái biển. Nhưng ô nhiễm plastic ở biển không chỉ là một vấn đề đối ảnh hưởng đối với các đại dương. Mức độ mà chúng ta cũng đang bị ảnh hưởng bởi chất dẻo đã trở nên bảo hòa trong môi trường sống, trong thực phẩm, nước và không khí. Tất cả là một chủ đề cần nghiên cứu sâu rộng.

Thật không may, một trong những giải pháp phổ biến nhất cho ô nhiễm plastic lại không còn nhiều. Chỉ có 9% tổng số rác thải plastic tạo ra được tái chế. Chỉ tái chế mà thôi thì không đủ để giải quyết cuộc khủng hoảng plastic. Vì vậy, để có tác dụng, chúng ta cần phải giảm lượng sản xuất các vật dụng bằng plastic không cần thiết phải dùng lại.

Sau hết, việc giải quyết vấn đề rác plastic trong các đại dương cần phải có hành động phối hợp từ các công ty, chính phủ và những thiện nguyện viện toàn cầu trong đó có sự hiện diện của thiện nguyên viên như mỗi chúng ta:

  • Các công ty: Từ các tập đoàn đa quốc gia đến các nhà hàng địa phương – các công ty cần áp dụng cách lựa chọn thay thế cho vật dụng plastic không phải là một nhu cầu thiết yếu;
  • Chính ph: Ở tất cả các cấp, chính phủ cần ban hành luật và quy định thức thời nhằm hạn chế hoặc loại bỏ plastic không tái xửdụng và phải đảm bảo rằng những loại rác plastic nầy không được thải vào đại dương của chúng ta;
  • Người tiêu dùng: Người tiêu dùng có vai trò quan trọng nhất là làm cho tiếng nói của bạn được lắng nghe như:

 

– Bỏ phiếu thông qua lá phiếu và bằng ủng h tài chánh của bạn (lobbying) để đảm bảo các chính phủ và công ty nhận thc, sở hữu và hành động quyết liệt trước mối đe dọa ô nhiễm plastic gây ra cho các đại dương;

– Hạn chế vt dng plastic không tái x dng trong cuộc sống hàng ngày và tái chế nếu có thể. Như vậy, bạn đã tạo ra sự khác biệt trong vấn đề ô nhiễm plastic ngay từ bây giờ.

Và sau cùng, nói với mi người về cam kết của bạn và yêu cầu họ làm điều tương tự để chm dt sự phát thải plastic vào môi trường đại dương và đt lin.

 

Mai Thanh Truyết

Mùa Thu miền Đông – 9-2021