Seite auswählen

Sau khi bị mất bản quyền quốc ca bài hát Tiến Quân Ca, CSVN nhóm họp bất thường. Ngạc nhiên nhất là bài hát Quốc ca của VNCH cũng sẽ được cân nhắc thay thế. Sự thật là bài hát quốc ca VNCH do một nhạc sĩ “phi hệ chính trị” sáng tác.

Vào 19 giờ 30 phút ngày 6-12, trên sân vận động Bishan (Singapore) diễn ra trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam – Lào ở bảng B, AFF Cup 2020. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam mà khán giả xem tường thuật trận đấu này trên các nền tảng xã hội không được xem các cầu thủ hát Quốc ca CSVN vì lý do bản quyền.

Họa sĩ Văn Thao, con trai cố nhạc sĩ Văn Cao gần đây đã lên án việc một đơn vị xác nhận sở hữu bản quyền ca khúc “Tiến Quân ca – Quốc ca” của nhạc sĩ Văn Cao.

Tiến Quân ca bị mất bản quyền vì vậy Quốc ca của CSVN sẽ phải thay bằng bài hát mới. Quốc ca VNCH có thể được lựa chọn, Thanh niên hành khúc hay Tiếng Gọi Công Dân ca khúc của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Ban đầu bài này có tên là “La Marche des Étudiants” ra đời cuối năm 1939, do Lưu Hữu Phước sáng tác nhạc, Mai Văn Bộ đặt lời tiếng Pháp để làm bài hát chính thức của Câu lạc bộ Học sinh (Scholar Club) trường trung học Petrus Ký. Bài hát nhanh chóng trở thành bài hát chính thức của học sinh miền Nam thời bấy giờ. Năm 1941, Tổng hội Sinh viên Đông Dương đã chọn bài hát này làm bài hát chính thức và Lưu Hữu Phước đã viết lại lời tiếng Việt với tên gọi “Tiếng gọi thanh niên”, chia thành 3 phần.

Ra đời sau Tiếng Gọi Công Dân, bài “Tiến Quân ca” được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác từ cuối năm 1944. Ông sáng tác bài hát với quan điểm là để tuyên truyền, cổ động cho lực lượng vũ trang âm nhạc với ca từ ngắn gọn, khúc triết, dễ thuộc để mọi người có thể hát được.

Như vậy có thể khẳng định Tiếng Gọi Công Dân và Tiến Quân Ca đều ra trước thời điểm Việt Nam bị chia đôi nên hoàn toàn không liên quan tới cuộc chiến Việt Nam giữa VNCH và VNCS.

Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã chọn bài Tiếng Gọi Công Dân của Lưu Hữu Phước để làm bài Quốc ca vì đó là một bài hát xuất sắc, đã được phổ biến rộng rãi, công khai và được dân chúng từ Bắc tới Nam đón nhận nhiệt liệt vì bài hát phản ánh tình yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của người dân Việt.

Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho phơi thây trên gươm giáo,
Thù nước, lấy máu đào đem báo.
Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!

Theo VietBF (08.12.2021)

 

 

Việt Nam chính thức lên tiếng vụ Quốc ca bị tắt tiếng vì lý do bản quyền

Người hâm mộ bóng đá Việt Nam tại sân Mỹ Đình trong mùa giải AFF Suzuki Cup 2018.

Lên tiếng chính thức về những lùm xùm xung quanh sự kiện Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam – Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Việt Nam hôm 7/12 khẳng định “Ca khúc Tiến quân ca là Quốc ca của Việt Nam” và Bộ này “có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và phải thực hiện các biện pháp cần thiết để gìn giữ, phát huy giá trị của Quốc ca”.

Trước đó, vào tối 6/12, ngay trước trận đấu giữa Việt Nam và Lào, khi bản Quốc ca Việt Nam vang lên thì âm thanh bị tắt trên một số kênh YouTube tiếp sóng trận đấu, kèm lời xin lỗi của kênh phát sóng, rằng “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ. Sau lễ chào cờ, tín hiệu âm thanh sẽ trở lại bình thường, mong quý vị khán giả thông cảm”.

Nhiều bình luận trên mạng xã hội sau đó đổ lỗi cho BH Media vì công ty này trước đây từng bị cho là nhận vơ bản quyền bài Quốc ca của Việt Nam.

Ngay lập tức, BH Media lên tiếng với báo chí rằng họ không nắm bản quyền bài Quốc ca mà chỉ được Hồ Gươm Audio ủy quyền quản lý và khai thác bản thu âm Tiến quân ca trên YouTube. Công ty này cũng phủ nhận có liên quan đến việc bài Quốc ca bị tắt tiếng hôm 6/12.

Lên tiếng chính thức về vụ việc, Bộ VHTTDL Việt Nam ngày 7/12 nói Bộ này đã làm việc với các cơ quan liên quan về sự cố trên và yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức “không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam”.

Trên thực tế, ở trận đấu giữa Đông Timor và Thái Lan tại bảng A AFF Suzuki Cup 2020 vào chiều 5/12, Quốc ca của hai đội này cũng đã bị tắt tiếng trên kênh YouTube Next Sports, và trận đấu giữa Campuchia – Malaysia ở bảng B AFF Suzuki Cup 2020 cũng diễn ra tương tự.

Việc tắt tiếng các bài Quốc ca trong các trận đấu thể thao được phát sóng trực tiếp được xem là biện pháp khôn ngoan của các chủ kênh nhằm tránh bị đánh bản quyền trên YouTube hay một số nền tảng số khác.

Theo VOA (08.12.2021)