29-1-2022
Dịp Tết năm 2003, khi anh Phạm Hoàng Quân ra vỉa hè Sài Gòn viết chữ, như thường lệ, anh em kéo nhau ra chơi, nhậu nhẹt phụ họa và xin chữ.
Năm đó Bùi Chát và La Hán phòng xin chữ “Loạn” (亂) về treo, kèm theo câu chữ Nho “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Nhưng dán lên tường mấy lần đều rớt xuống, cuối cùng dán lên trần nhà.
Còn xin thêm chữ “Đạo” (道) về dán trong nhà vệ sinh.
Kết quả, năm đó loạn thật sự, mà hệ quả kéo theo là một người phát bệnh đột xuất và chết sau đó ít lâu. Một đám cưới hủy hôn ngay vào buổi sáng rước dâu.
Nhưng ở đây xin không nhắc lại hai trong nhiều việc riêng tư ấy, mà chỉ nói về một số cái loạn khác.
Đó là năm mà thơ Mở Miệng xuất hiện ở rất nhiều nơi, bị chửi bới om sòm; rồi NXB Giấy Vụn bắt đầu gây ấn tượng với nhiều bản in, kết quả bị an ninh văn hóa bố ráp các kiểu, triệu tập lên làm việc liên miên.
Đi đâu cũng có ngoại tuyến theo đuôi. Danh sách đen xuất hiện ở nhiều nơi, đến bây giờ vài nơi cũng còn áp dụng cái danh sách đen lạc hậu đó.
Thi sĩ Nguyễn Hoàng Tranh từ Úc về chơi, anh em ra sân bay đón về nhà Khúc Duy, nhậu nhẹt, đọc thơ suốt mấy ngày đêm. Nhậu đến mức mà Khúc Duy ói ra từng thau máu, nằm li bì mấy ngày, tưởng không qua khỏi được.
Dù không có can dự gì, nhưng rồi Tranh cũng vô tình bị đưa vào sổ đen và bị theo dõi, bố ráp, đến mức trốn ra đến tỉnh Bình Định cũng có ngoại tuyến theo đuôi, nhất cử nhất động.
Khúc Duy phải tương kế tựu kế để lén về được nhà của mình – vì ngoại tuyến ngồi các đầu hẻm – để lấy hành lý giúp Tranh.
Chuyện loạn này kéo dài cả năm trời, với vô số tình tiết. Ví dụ đêm trình diễn thơ 1/1/2004 – hình như tại cà phê Uyên Nguyên (Phú Nhuận) – do họa sĩ Lê Triều Điển hỏi mượn giúp địa điểm, bị bố ráp trước giờ khai cuộc, mấy chục khách mời buộc phải ra về.
Vài anh chị em còn lại chuyển ra quán Ruốc gần đó của nhà văn Mường Mán ngồi nhậu, để chờ đợi tin tức.
Tôi và Bùi Chát bị hốt lên đồn điều tra, nhốt suốt đêm. Đến chiều hôm sau, lập biên bản hành chính xong, tạm giữ xe máy, điện thoại và các tư trang khác, thì thả về.
Từ Phú Nhuận đi xe buýt về Gò Vấp, ghé vào tiệm net công cộng thì mới biết tin tức om sòm về đêm thơ bị bố ráp đêm qua. Sau đó đi bộ thêm gần 1km mới về tới phòng trọ, đầu hẻm đã có 2 ngoại tuyến ngồi canh.
Không khí thơ văn lúc ấy thiệt là vui và kịch tính, ngoài các tiệm photocopy là cơ sở in ấn chui, còn có Tiền Vệ, Talawas, eVăn,… và nhiều trang mạng khác cổ xúy, có nhiều người theo dõi, tranh luận, chửi bới, chụp mũ, vu khống.
Việc chưa thấu hiểu được văn chương cách tân, mạng và ngoài luồng, khiến an ninh văn hóa gặp khó khăn, phải riết làm việc, cũng thêm một điểm kịch tính cho đời sống văn nghệ lúc bấy giờ.
Năm loạn này không chỉ thay đổi hình ảnh của Mở Miệng, mà còn liên can, phiền lụy trực/gián tiếp đến nhiều người. Ví dụ họa sĩ Lê Triều Điển, thi sĩ Phan Bá Thọ, họa sĩ Lê Kiệt, họa sĩ Quốc Việt, nhạc sĩ Bạch Cung Thạnh, thi sĩ Liêu Thái, họa sĩ Nguyễn Bá Văn, họa sĩ Nguyễn Mẫn, họa sĩ Ngô Thanh Tùng, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao, thi sĩ Inrasara…
Chuyện loạn này còn liên quan trực tiếp đến vài người phụ nữ khác, nhưng vì họ ở ngoài giới văn nghệ, nên không tiện kể ra đây.
Hai năm nay Phạm Hoàng Quân không lên Sài Gòn viết chữ nữa, một sáng cuối năm, ngồi nhớ bạn và nhớ về chữ “Loạn” một thời.
Mục lục
Pháp Luân Công: Đế chế bí hiểm
Timothée de Rauglaudre Báo Le Monde Diplomatique tháng 07/2024 có bài « Đế chế bí hiểm của Pháp Luân Công » của nhà báo Timothee De Rauglaudre. Các môn đồ của thuyết nghìn năm tự cho mình là nạn nhân của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Rất năng động tại Hoa Kỳ cũng như...
Văn học và văn hóa – Xin đừng lãnh đạo
„Văn hóa là lãnh vực càng ít lãnh đạo chừng nào càng tốt chừng ấy.“ Nguyễn Hưng Quốc Về phương diện văn hóa, nếu chính quyền Việt Nam thành tâm muốn làm điều gì có lợi cho đất nước, tôi chỉ có một lời khuyên: Đừng làm gì cả. Văn hóa là lãnh vực càng ít lãnh đạo...
Phạm Minh Chính trơ trẽn ép miền nam trả ơn miền bắc
„giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn mang nặng tư duy phân biệt vùng miền. Trong đầu lúc nào cũng nghĩ tới chuyện miền nam phải “bù đắp” cho miền bắc, miền bắc nghèo là tại dồn công sức vào “chiến tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước”… Lãnh đạo mà vẫn giữ cái lối...
48 tháng Trump – Năm 2018
Thực ra, trong suốt cuộc đời tôi, hai tài sản lớn nhất của tôi là sự ổn định về tinh thần và sự thông minh thực sự.
Ukraine bây giờ có phải đàm phán với Putin? KHÔNG. Năm sai lầm lớn nhất về một nền hòa bình
Tình hình đang không diễn ra tốt đẹp đối với Ukraine. Ở phương Tây, người ta đang nghi ngờ về mục đích của việc cung cấp vũ khí. Ukraine được cho là nên tìm kiếm hòa bình với Nga. Điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. NZZ Markus Bernath VNC chuyển ngữ 28.09.2024...
Diễn Đàn Việt Nam 21 Tin Tức – Nghị Luận Số 39.2024
HRW cho rằng Việt Nam chỉ thả “tượng trưng” một số ít tù nhân chính trị trong khi ông Tô Lâm vẫn ra tay “đàn áp khắc nghiệt” đối với giới tranh đấu cho nhân quyền.“Ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước của Việt Nam, là một trong số nhiều nhà lãnh đạo thế giới có hồ sơ nhân quyền kém cỏi đến thăm thành phố New York trong tuần này để tham dự cuộc họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”, ông John Sifton, Giám đốc vận động Châu Á của HRW viết trong thông cáo ngày 23/9.
Được chọn để thống trị thế giới?
Hezbollah thích đóng vai trò là nhà nước và người bảo vệ nhưng lại nguy hiểm hơn Hamas. Điều gì khiến đội quân khủng bố trở nên hấp dẫn đối với giới trẻ Hồi giáo. Cuộc trò chuyện với nhà khoa học chính trị Israel Iftah Burman
Thư Hồi Âm của Ủy Ban Âu Châu về Kinh Tế Phi Thị Trường của CSVN
Thư Hồi Âm của Ủy Ban Âu Châu về Kinh Tế Phi Thị Trường của CSVN (Dựa trên thông tin rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ/đã gửi yêu cầu Liên Minh Âu Châu xóa Việt Nam khỏi danh sách các nền kinh tế phi thị trường, các tổ chức người Việt Quốc Gia đã gửi một bản phân tích...
Tin tổng hợp liên quan đến Công Lý, Tự Do và Nhân Quyền tại Việt Nam (26.09.2024)
Mỹ hoan nghênh việc Việt Nam phóng thích ông Thức, bà Hồng trước hạn Bà Hoàng Thị Minh Hồng (Photo AFP) và ông Trần Huỳnh Duy Thức (Photo Facebook Trần Huỳnh Duy Thức). Hôm 25/9, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói họ hoan nghênh việc chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai nhà...
Chế độ Điện Kremlin trong cuộc chiến Ukraine: “Đây là nỗi sợ hãi nguyên thủy của Putin”
Nga đang tấn công Ukraine bằng lực lượng vũ trang, nhưng Ukraine không phải là nước duy nhất nằm trong tầm ngắm của Vladimir Putin. Đức, Châu Âu và các quốc gia khác đang bị chế độ Điện Kremlin thao túng, lợi dụng và gây bất ổn bằng các công cụ khác. Moscow sử dụng công cụ gì để chống lại các nền dân chủ? Tại sao Nga yếu hơn nhiều so với những gì họ muốn phương Tây tin tưởng? Và nỗi lo sợ lớn nhất của Putin là gì?