Seite auswählen

Lý Đợi

29-1-2022

 

Nhóm ‘Mở Miệng’, ảnh chụp tháng 10/2006. Ảnh: Kim Ngân

Dịp Tết năm 2003, khi anh Phạm Hoàng Quân ra vỉa hè Sài Gòn viết chữ, như thường lệ, anh em kéo nhau ra chơi, nhậu nhẹt phụ họa và xin chữ.

Năm đó Bùi Chát và La Hán phòng xin chữ “Loạn” (亂) về treo, kèm theo câu chữ Nho “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Nhưng dán lên tường mấy lần đều rớt xuống, cuối cùng dán lên trần nhà.

Còn xin thêm chữ “Đạo” (道) về dán trong nhà vệ sinh.

Kết quả, năm đó loạn thật sự, mà hệ quả kéo theo là một người phát bệnh đột xuất và chết sau đó ít lâu. Một đám cưới hủy hôn ngay vào buổi sáng rước dâu.

Nhưng ở đây xin không nhắc lại hai trong nhiều việc riêng tư ấy, mà chỉ nói về một số cái loạn khác.

Đó là năm mà thơ Mở Miệng xuất hiện ở rất nhiều nơi, bị chửi bới om sòm; rồi NXB Giấy Vụn bắt đầu gây ấn tượng với nhiều bản in, kết quả bị an ninh văn hóa bố ráp các kiểu, triệu tập lên làm việc liên miên.

Đi đâu cũng có ngoại tuyến theo đuôi. Danh sách đen xuất hiện ở nhiều nơi, đến bây giờ vài nơi cũng còn áp dụng cái danh sách đen lạc hậu đó.

Thi sĩ Nguyễn Hoàng Tranh từ Úc về chơi, anh em ra sân bay đón về nhà Khúc Duy, nhậu nhẹt, đọc thơ suốt mấy ngày đêm. Nhậu đến mức mà Khúc Duy ói ra từng thau máu, nằm li bì mấy ngày, tưởng không qua khỏi được.

Dù không có can dự gì, nhưng rồi Tranh cũng vô tình bị đưa vào sổ đen và bị theo dõi, bố ráp, đến mức trốn ra đến tỉnh Bình Định cũng có ngoại tuyến theo đuôi, nhất cử nhất động.

Khúc Duy phải tương kế tựu kế để lén về được nhà của mình – vì ngoại tuyến ngồi các đầu hẻm – để lấy hành lý giúp Tranh.

Chuyện loạn này kéo dài cả năm trời, với vô số tình tiết. Ví dụ đêm trình diễn thơ 1/1/2004 – hình như tại cà phê Uyên Nguyên (Phú Nhuận) – do họa sĩ Lê Triều Điển hỏi mượn giúp địa điểm, bị bố ráp trước giờ khai cuộc, mấy chục khách mời buộc phải ra về.

Vài anh chị em còn lại chuyển ra quán Ruốc gần đó của nhà văn Mường Mán ngồi nhậu, để chờ đợi tin tức.

Tôi và Bùi Chát bị hốt lên đồn điều tra, nhốt suốt đêm. Đến chiều hôm sau, lập biên bản hành chính xong, tạm giữ xe máy, điện thoại và các tư trang khác, thì thả về.

Từ Phú Nhuận đi xe buýt về Gò Vấp, ghé vào tiệm net công cộng thì mới biết tin tức om sòm về đêm thơ bị bố ráp đêm qua. Sau đó đi bộ thêm gần 1km mới về tới phòng trọ, đầu hẻm đã có 2 ngoại tuyến ngồi canh.

Không khí thơ văn lúc ấy thiệt là vui và kịch tính, ngoài các tiệm photocopy là cơ sở in ấn chui, còn có Tiền Vệ, Talawas, eVăn,… và nhiều trang mạng khác cổ xúy, có nhiều người theo dõi, tranh luận, chửi bới, chụp mũ, vu khống.

Việc chưa thấu hiểu được văn chương cách tân, mạng và ngoài luồng, khiến an ninh văn hóa gặp khó khăn, phải riết làm việc, cũng thêm một điểm kịch tính cho đời sống văn nghệ lúc bấy giờ.

Năm loạn này không chỉ thay đổi hình ảnh của Mở Miệng, mà còn liên can, phiền lụy trực/gián tiếp đến nhiều người. Ví dụ họa sĩ Lê Triều Điển, thi sĩ Phan Bá Thọ, họa sĩ Lê Kiệt, họa sĩ Quốc Việt, nhạc sĩ Bạch Cung Thạnh, thi sĩ Liêu Thái, họa sĩ Nguyễn Bá Văn, họa sĩ Nguyễn Mẫn, họa sĩ Ngô Thanh Tùng, nhạc sĩ Vũ Ngọc Giao, thi sĩ Inrasara…

Chuyện loạn này còn liên quan trực tiếp đến vài người phụ nữ khác, nhưng vì họ ở ngoài giới văn nghệ, nên không tiện kể ra đây.

Hai năm nay Phạm Hoàng Quân không lên Sài Gòn viết chữ nữa, một sáng cuối năm, ngồi nhớ bạn và nhớ về chữ “Loạn” một thời.

Quốc cộng, quốc gia, quốc Việt

Đã nửa thế kỉ đất nước có hòa bình, nhưng sự chia rẽ, kỳ thị, miệt thị giữa các vùng miền, khiến cuộc chiến hình như mới chỉ tắt tiếng bom đạn! Chính trị chia rẽ bằng tệ kéo bè kéo cánh, quy tụ đồng hương, tự đắc về đẳng cấp trí tuệ chỉ thuần túy dựa trên yếu tố địa lý. Nó không chỉ bé mọn, mà còn độc hại.

Lê Thanh Hải, Đảng lại gọi tên ông!

Lê Thanh Hải, Đảng lại gọi tên ông!

Trên kênh Truyền hình Nhân dân ngày 20/4/2024 xuất hiện một clip với tựa đề: ‘Kiểm soát quyền lực, ngăn chặn vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ’. Clip này nhắc tới các sai phạm của Lê Thanh Hải và nhiều vị từng là ‘tai to mặt lớn’ khác

Bình luận về việc Vương Đình Huệ bị đá đít về vườn

Có thể sự ra đi của những kẻ như Huệ, Thưởng và những tên khác là một tổn thất cho bè đảng của chúng, nhưng đối với đất nước, loại ra khỏi guồng máy cai trị những kẻ tham nhũng, đạo đức giả và tàn bạo không bao giờ là một tổn thất mà ngược lại. Khi người dân nhìn thấy tận mắt bộ mặt thật xấu xí của những kẻ nhân danh tổ quốc để “ăn không chừa thứ gì” thì sự mở mắt đó tự nó đã là một điều cần thiết trên con đường khai dân trí để dân chủ hóa đất nước.

NẮNG THÁNG TƯ

“Những ngày cuối tháng tư này, trời đang nóng lắm. Nắng gay nắng gắt…Anh thanh niên 19 tuổi ngày xưa nay đã thành ông già 69 tuổi, ngồi giữa cái nóng tháng tư với nhiều hồi ức… trong suốt quãng đời còn lại của mình, ông sẽ không bao giờ QUÊN những gì đã và đang làm...

HÀN GẮN VẾT THƯƠNG 30/04/1975

HÀN GẮN VẾT THƯƠNG 30/04/1975

Điệp Mỹ Linh (tạp ghi)   Chỉ còn vài ngày nữa là đến Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư!   Trong khi nhiều bài viết về Ngày Quốc Hận được bạn hữu chuyển đến tôi, tôi không dám đọc thì làm thế nào tôi đủ can đảm viết về 30/04/1975 để tự đào sâu vào vết thương không bao giờ lành...

Diễn Đàn Việt Nam 21 Tin Tức – Nghị Luận Số 17.2024

Hôm 23/4, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2023, nhận định rằng “giới bất đồng chính kiến tiếp tục bị đàn áp, các nhà báo và người bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, quyền tự do biểu đạt của họ bị xâm phạm”.Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại London, Anh, cũng ghi nhận việc chính quyền Việt Nam ngày càng mở rộng mạng lưới giám sát của mình, với việc sử dụng phần mềm gián điệp để nhắm mục tiêu vào những người chỉ trích chính quyền, hoặc bất cứ ai thảo luận các vấn đề được coi là nhạy cảm với lợi ích của chính phủ.

Khi ‘rõ ràng, sòng phẳng, … , sợ gì’ là chủ trương đối ngoại của chế độ

„lúc này khi còn đang ở thế thượng phong với sự ưu ái từ các cường quốc, chế độ vẫn đang thể hiện đường lối đối ngoại hết sức ngạo mạn, thậm chí côn đồ với thế giới văn minh bên ngoài,…“   Đặng Đình Mạnh Người Việt sẽ dễ dàng bật cười khi nghe phát biểu tự tán dương...