Seite auswählen

Phi Luật Tân triệu tập nhà ngoại giao Trung cộng vì hành vi ‘quấy rối’ tàu ở vùng biển tranh chấp

Hôm 31/05, Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân cho biết, nước này đã triệu tập một quan chức cấp cao của tòa Đại sứ Trung cộng để phản đối hành vi bị cáo buộc là “quấy rối” một tàu nghiên cứu khoa học và ban hành lệnh cấm đánh cá đơn phương đối với một tàu Đài Loan ở Biển Đông.

Một số trong số 220 tàu Trung cộng được nhìn thấy neo đậu tại Rạn san hô Đá Ba Đầu (Whitsun), Biển Đông vào ngày 7 tháng 3 năm 2021. (Ảnh: Cảnh sát biển Phi Luật Tân/Lực lượng đặc nhiệm quốc gia-Biển Tây Phi Luật Tân)

Theo một hãng thông tấn địa phương Phi Luật Tân, trong tuyên bố ngày 31/5, Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân (DFA) cho biết đã triệu tập một quan chức cấp cao của Đại sứ quán Trung cộng để phản đối tàu Cảnh sát biển Trung cộng (CCG) “quấy rối” tàu RV Legend – một tàu Đài Loan – đang cùng các nhà khoa học Phi Luật Tân tiến hành nghiên cứu ở vùng biển phía tây Phi Luật Tân.

Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân cho biết, nước này đã triệu tập quan chức Trung cộng hôm 13/4 và vụ việc nói trên diễn ra vào cuối tháng 3 kéo dài tới tháng 4. Sở dĩ Phi Luật Tân tới bây giờ mới lên tiếng là vì DFA nói họ cần xem xét các báo cáo chi tiết về vụ việc để có động thái ngoại giao thích hợp.

Họ nói thêm, “Bộ Ngoại giao lưu ý rằng chỉ có Lực lượng Tuần duyên Phi Luật Tân mới có thẩm quyền thực thi pháp luật trên các vùng biển này. Sự hiện diện của các tàu ngoại quốc theo dõi các tuyến đường vừa không liên tục mà còn chóng vánh, đều không phù hợp với Điều 19 của UNCLOS về quyền đi qua vô hại, là đi ngược lại lợi ích của Phi Luật Tân”.

Tuyên bố này được đưa ra vài ngày sau khi Tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) – thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Hoa Kỳ đưa tin, các tàu Trung cộng đã thực hiện “3 cuộc tuần tra uy hiếp trong vùng biển của Phi Luật Tân” kể từ tháng 3/2022.

“Những sự cố này thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc kiểm soát hoạt động hàng hải trong đường chín đoạn và có nguy cơ cao gây ra va chạm trên biển”, tổ chức AMTI cho biết.

Báo cáo này cũng cho biết, “Trong 3 vụ việc riêng lẻ trong 2 tháng qua, các tàu chấp pháp của Trung cộng đã thách thức các hoạt động nghiên cứu biển và thăm dò hydrocacbon trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân ở Biển Đông”.

Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương 

Hôm 30/05, Phi Luật Tân đã đệ trình một thư kiến nghị ngoại giao khác chống lại Trung cộng, lần này phản đối việc Bắc Kinh đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, nơi mà người Phi Luật Tân gọi là Biển Tây Phi Luật Tân.

Lệnh cấm đánh bắt này có hiệu lực từ ngày 01/05 và dự kiến ​​sẽ kéo dài đến ngày 16/08.

Phía Trung cộng đã ban hành lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông, có hiệu lực từ 1/5 và dự kiến kéo dài 3 tháng. Phạm vi lệnh cấm bao gồm một phần vùng biển vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đại sứ quán Trung cộng tại thủ đô Manila chưa lên tiếng về các cáo buộc của Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân.

Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố rằng: “[Phi Luật Tân] đã nhắc lại việc tiếp tục phản đối hành động hàng năm của Trung cộng tuyên bố lệnh cấm đánh bắt đối với các khu vực vượt xa các quyền lợi hàng hải hợp pháp của Trung cộng theo UNCLOS 1982″.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông theo cái mà họ gọi là “đường chín đoạn”. Tòa án Hague đã ra phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân vào năm 2016. Tuy nhiên, phán quyết đó có ít hoặc không có ảnh hưởng đến hành vi của chính quyền Trung cộng, với việc Bắc Kinh liên tục xâm nhập vào các khu vực lãnh thổ của Manila.

Tuần trước, tân Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr khẳng định ông sẽ bảo vệ lãnh thổ có chủ quyền và chống lại hành động xâm lấn của Trung cộng. Trong cuộc họp báo ngày 26/5, ông Marcos khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng phán quyết Biển Đông năm 2016 để bảo vệ chủ quyền quốc gia và Manila quyết không để mất một tấc đất nào.

Trước đó, ngày 18/5, ông Ferdinand Marcos Jr có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình. Ông Marcos, sẽ chính thức nhậm chức tổng thống vào ngày 30-6 tới, khẳng định sẽ nâng quan hệ song phương với Trung cộng lên tầm cao mới.

Trong khi đó, ông Tập khẳng định Trung cộng là “đối tác của Phi Luật Tân trong những lúc thịnh vượng và cả khi khó khăn”.

Đầu tháng 5/2022, Lực lượng Tuần duyên Phi Luật Tân đã đặt 5 phao định vị dài 30 foot (9.1 m) mang quốc kỳ trên 4 hòn đảo — Đảo Lawak, Đảo Likas, Đảo Parola, và Đảo Pag-asa — ở Biển Đông, chỉ rõ các khu vực này là các khu được bảo vệ đặc biệt cấm khai thác và thăm dò dầu khí.

Các quốc gia khác, bao gồm Brunei, Malaysia, Đài Loan, và Việt Nam, cũng có các tuyên bố tranh chấp với Trung cộng về Biển Đông.

Theo The Epoch Times

NTDVN (02.06.2022)

 

 

Hải quân nhóm “Bộ Tứ” cùng 5 nước Đông Nam Á tập trận hải quân lớn nhất thế giới

Hải quân Mỹ đã ra thông báo về cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới mang tên Rimpac, trong đó có sự tham gia của nhóm “Bộ Tứ” và 5 quốc gia Đông Nam Á.

Màn phô diễn lực lượng của các tàu chiến tham dự tập trận Rimpac 2014 (Ảnh: Hải quân Mỹ).

SCMP đưa tin, Hải quân Mỹ đã thông báo cuộc tập trận hải quân Rimpac sẽ diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 4/8 tại khu vực gần quần đảo Hawaii và vùng biển phía nam bang California.

Trong cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới này, nước chủ nhà Mỹ sẽ tiếp đón lực lượng hải quân từ 25 quốc gia khác cùng tham gia. Trong số đó, giới truyền thông đặc biệt chú ý đến sự góp mặt của 3 thành viên nhóm “Bộ Tứ” (bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản và Australia) cùng với tàu từ 5 nước Đông Nam Á (bao gồm Singapore, Thái Lan, Indonesia, Brunei và Phi Luật Tân).

Dự kiến, 38 tàu mặt nước, 4 tàu ngầm và hơn 170 máy bay các loại sẽ tham gia vào Rimpac 2022. Lực lượng bộ binh từ 9 nước với tổng số 25.000 quân cũng sẽ tham gia cuộc tập trận này.

Hải quân Mỹ cho biết các bên tham gia Rimpac 2022 sẽ “thực hiện nhiều bài diễn tập nhằm tăng cường khả năng và sự linh hoạt cần có của các lực lượng hàng hải”. Các bài diễn tập trên có thể bao gồm các hoạt động cứu trợ thảm họa, bảo đảm an ninh hàng hải và cả các bài tập tác chiến phức tạp.

Ngoài ra, hải quân các nước tham dự Rimpac cũng sẽ được dự các chương trình đào tạo “phù hợp với thực tế”, bao gồm các hoạt động đổ bộ, diễn tập pháo binh và tên lửa, chống tàu ngầm và phòng không.

“Trong thời gian diễn ra Rimpac 2022, một mạng lưới các đối tác có năng lực sẽ được đào tạo và hoạt động cùng nhau để tăng cường năng lực tập thể của họ nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở hơn”, Hải quân Mỹ nhấn mạnh.

Cuộc tập trận hải quân này, tuy được tổ chức thường niên, vẫn được giới phân tích đặc biệt chú ý trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có những diễn biến phức tạp, bao gồm cả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, cũng như mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung cộng.

Về phía Trung cộng, hải quân nước này đã từng được mời tham dự Rimpac từ năm 2014. Tuy nhiên, sau những hành động leo thang tại khu vực Biển Đông, Trung cộng đã không tham gia Rimpac từ năm 2018.

Gần đây, Mỹ và Trung cộng liên tục có những động thái cáo buộc lẫn nhau về vấn đề Đài Loan. Tuần trước, Hải quân Trung cộng đã điều nhóm tàu sân bay Liêu Ninh tham dự một cuộc tập trận tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ đã ngay lập tức cử 2 nhóm tàu sân bay USS Abraham Lincoln và USS Ronald Reagan ra khu vực trên để huấn luyện và theo dõi tình hình.

VietBF (02.06.2022)

 

 

6 nước ASEAN tập trận cùng Mỹ, Việt Nam thì không dám

Tàu hải quân các nước tham gia RIMPAC

Sáu nước ASEAN tham gia tập trận RIMPAC 2022 với Mỹ bao gồm Phi Luật Tân, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan và Singapore. Không ngoài dự đoán, CSVN chẳng dám can dự vào đợt tập trận của Mỹ vì Bắc Kinh tất nhiên không cho phép.

RIMPAC 2022, hoạt động diễn tập hải quân lớn nhất thế giới, sẽ diễn ra tại Mỹ với sự góp mặt của các đơn vị từ 26 quốc gia, trong đó có Bộ Tứ và sáu nước ASEAN.

“Trong RIMPAC, mạng lưới các đối tác có độ hiệu quả và thích ứng cao sẽ huấn luyện và hoạt động cùng nhau để tăng cường lực lượng tổng thể, thúc đẩy một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở”, CNN dẫn tuyên bố hôm 1/6 của Hạm đội số 3, Hải quân Mỹ.

38 tàu, 4 tàu ngầm, 170 máy bay và 25.000 nhân sự sẽ tham gia đợt diễn tập tại Honolulu và San Diego trong các ngày 29/6-4/8.

Nội dung sự kiện tập trung vào “hoạt động đổ bộ, luyện tập bắn pháo, tên lửa, diễn tập chống ngầm và phòng không, chống cướp biển, rà phá – tiêu hủy thủy lôi, và trục vớt”, Hải quân Mỹ cho biết.

“RIMPAC 2022 góp phần củng cố sự tương thích hoạt động, sức bền và độ linh hoạt cần thiết để ngăn chặn và đánh bại hành động gây hấn của các nước lớn ở mọi phương diện và mọi mức độ xung đột”, thông báo viết.

RIMPAC 2022 cũng có sự tham gia của Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Ecuador, Pháp, Đức, Israel, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Sri Lanka, Tonga và Vương quốc Anh.

Carl Schuster, một cựu giám đốc của Trung tâm Tình báo Liên hợp, thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho biết ngoài ý nghĩa quân sự, danh sách tham gia RIMPAC còn thể hiện tầm ảnh hưởng của Washington trên thế giới.

Ông Schuster lưu ý tới sự tham gia của Tonga, một đảo quốc Thái Bình Dương, trong bối cảnh Trung cộng đang cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng với các nước nhỏ tại Nam Thái Bình Dương.

RIMPAC 2022 là sự kiện lần thứ 28 của RIMPAC, vốn được khởi xướng từ năm 1971.

Đất Việt (01.06.2022)

 

 

Tổng thống đắc cử Phi Luật Tân mạnh miệng về Bắc Kinh

Tổng thống đắc cử Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr

Trước ngày tuyên thệ, tổng thống đắc cử Phi Luật Tân nói rằng ông sẽ không cho phép Bắc Kinh chà đạp lên chủ quyền của Phi Luật Tân.

Phát ngôn của ông Ferdinand Marcos Jr được hoan nghênh bởi các nhà quan sát, những người chỉ trích cách tiếp cận ít hung hăng hơn của Manila đối với tranh chấp Biển Đông kể từ khi ông Duterte xoay trục sang Trung cộng.

Marcos nói với các phóng viên rằng ông đã thảo luận với Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung cộng, về sự cần thiết phải làm việc về “các điều khoản mâu thuẫn” trong tranh chấp, nhưng một thông cáo của Bắc Kinh về cuộc điện đàm không đề cập đến những chi tiết đó.

Ông Marcos trong tuần này đã đưa ra lập trường của chính quyền sắp tới của ông về Biển Đông sau khi tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích của nước ông tại Biển Đông.

Marcos nói với phóng viên rằng ông sẽ sử dụng phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hợp Quốc năm 2016 để khẳng định “quyền lãnh thổ của chúng tôi” chống lại các yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông.

“Chủ quyền của chúng tôi là thiêng liêng và chúng tôi sẽ không nhân nhượng nó dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng tôi sẽ không cho phép một milimet vuông nào của chúng tôi bị Bắc Kinh chà đạp. Tôi sẽ theo đuổi vấn đề này thông qua chính sách đối ngoại nhất quán và tiếng nói cứng rắn”, ông nói.

Quan điểm của ông là một sự khác biệt so với những gì ông đã nói trước các cuộc thăm dò, khi ông cho rằng không có ích gì khi ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài Liên Hợp Quốc nếu Trung cộng tiếp tục coi thường phán quyết.

Trong một diễn đàn về an ninh hàng hải hôm 31/5, Giáo sư Nghiên cứu Quốc tế Renato de Castro của Đại học De ​​la Salle, lưu ý rằng Marcos đã đưa ra “một thông báo chính sách đối ngoại rất quan trọng” ngay trước khi ông này tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào ngày 30/6.

Mặc dù De Castro thừa nhận những tuyên bố về chính sách đối ngoại của các chính trị gia có thể không phải lúc nào cũng được thực hiện, nhưng ông cho biết những gì Marcos nói là một sự khác biệt rõ rệt so với Duterte, người chưa bao giờ đưa ra bất kỳ chiến lược cụ thể nào ngoài việc nói rằng ông sẽ đề ra một “chính sách đối ngoại độc lập” .

Nhà phân tích Victor “Dindo” Manhit cho biết các cuộc điều tra thăm dò trước bầu cử cho thấy “82% người Phi Luật Tân tin rằng chính phủ nên mạnh mẽ khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông và trong số các ứng viên, Marcos được coi “là người tốt nhất để khẳng định các quyền này”.

Đất  Việt (01.06.2022)

 

 

Việt Nam, Ấn Độ thảo luận tăng cường hợp tác ở Ấn Độ – Thái Bình Dương

Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tiếp đón Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Saurabh Kumar.

Giữa những căng thẳng đang diễn ra giữa Hà Nội và Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Việt Nam và Ấn Độ hôm 30/5 tổ chức vòng tham vấn chính trị và đồng ý cùng khám phá những cơ hội mới trong quan hệ đối tác nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và an ninh quốc gia của nhau.

“Các cuộc thảo luận bàn về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu cùng được quan tâm giữa hai Đối tác Chiến lược Toàn diện”, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi cho biết trên Twitter.

Hai bên đã thảo luận sâu rộng về các cách thức nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa và phía Ấn Độ tái khẳng định quan điểm rằng nước này xem Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chính sách Hành động Hướng Đông của New Delhi và tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.

Những vấn đề toàn cầu và khu vực được quan tâm chung đã được đề cập đến tại vòng tham vấn, đặc biệt trong bối cảnh tác động toàn cầu của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine, giữa lúc cả hai cùng khám phá những cơ hội hợp tác mới nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của nhau và của từng quốc gia, Bộ này cho biết thêm.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết hai bên đã bày tỏ hài lòng trong việc phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và đa phương, đồng thời nhất trí tăng cường hợp tác song phương phù hợp với Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Triển vọng của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đạt được an ninh, thịnh vượng và tăng trưởng chung cho tất cả trong khu vực.

Việt Nam và Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng khi cả hai quốc gia đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng. Cả hai đã có những dự án hợp tác thăm dò dầu khí trong vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông trong nhiều năm qua.

Theo truyền thông Ấn Độ, quan hệ chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam trong thời gian qua đang đi theo một một quỹ đạo hướng lên giữa bối cảnh Trung cộng đang ngày càng quyết đoán và tăng cường hoạt động quân sự nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền ở khu vực Biển Đông.

VOA (31.05.2022)

 

 

Không hèn như CSVN, Phi Luật Tân triệu tập quan chức Trung cộng ở Manila

Tàu hải cảnh Trung cộng (trái) và tàu tuần duyên Phi Luật Tân ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân tiết lộ vào ngày 13/4, họ đã triệu tập quan chức tại đại sứ quán Trung cộng ở Manila để phản đối hành vi quấy rối tàu RV Legend đang “thực hiện một nghiên cứu khoa học hàng hải” trên Biển Đông.

Phi Luật Tân cho biết tàu hải cảnh Trung cộng đã có hành vi “quấy rối” tàu khảo sát nước này đang hoạt động trên Biển Đông.

Giới chức Phi Luật Tân không nói rõ tàu hải cảnh Trung cộng có hành vi quấy rối tàu khảo sát RV Legend vào thời gian và địa điểm cụ thể nào.

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) tuần trước cho biết tàu RV Legend bị tàu hải cảnh Trung cộng bám đuôi ở cự ly gần tại khu vực phía Tây Bắc đảo Luzon.

AMTI thêm rằng trong tháng Tư, các tàu hải cảnh Trung cộng đã hai lần quấy rối các tàu thương mại và nghiên cứu, cho rằng những hành động này tạo ra “nguy cơ va chạm cao trên biển”.

Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân hôm nay cũng thông báo đã gửi công hàm ngày 30/5 để phản đối với lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung cộng đơn phương áp đặt trên Biển Đông.

Tòa Đại sứ Trung cộng tại Manila chưa bình luận về những thông tin trên.

Lệnh cấm đánh bắt cá phi pháp do Trung cộng áp đặt từ năm 1999, bao gồm nhiều khu vực ở Biển Đông cũng như các vùng biển khác ngoài khơi Trung cộng.

Bắc Kinh tuyên bố thực thi lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè từ 1/5 đến 16/9, áp dụng tại khu vực Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và một phần Biển Đông, trong đó gồm một phần vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Trước lệnh cấm đánh cá đơn phương cũng như các đợt tập trận liên miên của Bắc Kinh ở Biển Đông, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao CSVN, chỉ dám phản ứng yếu ớt và nói cho qua chuyện rằng đã “giao thiệp” với Trung cộng. Không rõ bà Hằng “giao thiệp” kiểu gì mà Bắc Kinh ngày càng tiến hành thêm nhiều đợt tập trận ở Biển Đông và duy trì lệnh cấm đánh cá hàng năm.

Đất Việt (31.05.2022)

 

 

Phi Luật Tân phản đối lệnh cấm đánh bắt cá và ‘quấy rối’ của Trung cộng ở Biển Đông

Trung cộng hàng năm áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.

Hôm 31/5, Phi Luật Tân cho biết họ đã gửi công hàm ngoại giao phản đối Trung cộng đã đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông, đồng thời khiếu nại lực lượng tuần duyên Bắc Kinh quấy rối và vi phạm quyền tài phán của Manila, theo Reuters.

Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân trong một tuyên bố cáo buộc các tàu Trung cộng đã gây gián đoạn cuộc nghiên cứu khoa học biển chung và các hoạt động thăm dò năng lượng tại hai địa điểm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân.

Trong một tuyên bố khác, Manila tố cáo việc Trung cộng áp đặt lệnh cấm đánh bắt nhằm tái tạo nguồn cá, một lệnh cấm hàng năm của Trung cộng bao gồm cả các vùng biển bên trong các đặc khu kinh tế của Việt Nam và Phi Luật Tân.

Tòa Đại sứ Trung cộng tại Manila không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về các tuyên bố của Phi Luật Tân, trong đó đề cập đến các diễn biến trong tháng 3 và tháng 4.

Bộ Ngoại giao Phi Luật Tân cho biết hành động của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung cộng “không phù hợp với việc đi lại vô hại và rõ ràng là vi phạm quyền tài phán trên biển của Phi Luật Tân”.

Tuyên bố không cho biết lý do tại sao phải mất hơn một tháng mới lên tiếng về các sự cố này.

Reuters, VOA (31.05.2022)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen