Seite auswählen

Cảnh sát dẹp người biểu tình xung quan hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội ngày 10/6/2018. Việt Nam HRMI xếp ở mức “tệ” về các quyền tự do dân sự và chính trị.

Một báo cáo thường niên của tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (HRMI) mới được công bố cho thấy Việt Nam có tiến bộ trong việc nâng cao phẩm chất cuộc sống cho người dân nhưng vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực về mức độ tự do dân sự và chính trị.

Báo cáo của tổ chức có trụ sở tại New Zealand, được thành lập bởi một nhóm các nhà nghiên cứu và thực hành nhân quyền, đánh giá tình trạng thực thi quyền con người ở các quốc gia trên thế giới dựa trên tổng số 13 quyền, được phân chia thành 3 chỉ tiêu chính, gồm phẩm chất cuộc sống, sự an toàn trước nhà nước, và sự trao quyền cho người dân.

Việt Nam đạt được 5,3 trong tổng 10 điểm về “an toàn trước nhà nước”, trong đó HRMI đánh giá rằng các quyền không bị bắt tùy tiện, kết án tử hình cũng như tra tấn và đối xử tồi tệ đều ở mức “tệ” ở Việt Nam.

“Điểm số An toàn trước Nhà nước của Việt Nam là 5,3/10, cho thấy nhiều người không được an toàn trước một hoặc nhiều hành vi sau: bắt tùy tiện, tra tấn và đối xử tồi tệ, cưỡng bức mất tích, hành quyết ngoài tố tụng,” HRMI viết trong báo cáo công bố hôm 22/6.

Báo cáo về tình hình nhân quyền của các nước trên thế giới của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra hồi tháng 4 nói rằng chính phủ Việt Nam bắt và giam giữ tùy tiện các tù nhân chính trị cũng như đối xử và trừng phạt tàn bạo đối với họ. Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc hồi đầu năm nay đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi về các vụ bắt và giam giữ bị cho là “tùy tiện” đối với một loạt các nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền.

Đánh giá về mức độ trao quyền dân sự và chính trị cho người dân, HRMI xếp Việt Nam ở mức “tệ” với các quyền tự do hội họp và hiệp hội, tự do quan điểm và biểu đạt, và tham gia chính phủ.

“Điểm số Trao quyền của Việt Nam là 3,0/10, cho thấy nhiều người không được hưởng các quyền tự do dân sự và chính trị (tự do ngôn luận, hội họp và hiệp hội, và các quyền dân chủ),” HRMI viết trong báo cáo.

HRMI cho biết rằng do không có đủ dữ liệu cho các quốc gia trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương nên tổ chức này không thể đối chiếu theo khu vực về các quyền dân sự và chính trị. Tuy nhiên, so với 37 quốc gia khách được HRMI khảo sát, Việt Nam “đang thực hiện tệ hơn mức hình thường về các quyền về trao quyền.”

Những người có nguy cơ cao bị tước đoạt các quyền được an toàn trước nhà nước và trao quyền đứng đầu là những người bảo vệ nhân quyền, tiếp theo là những người có liên quan đến các tổ chức chính trị tôn giáo, nhà báo và người hoạt động công đoàn. Trong số hơn 30 nước được HRMI khảo sát, Việt Nam đứng thứ 4 từ dưới lên, chỉ trên Hong Kong, Ả Rập Saudi và Trung cộng.

Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW) thống kê được ít nhất 63 người bị chính quyền Việt Nam tống giam trong năm qua chỉ vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các nhóm bị coi là chống chính quyền. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp Việt Nam thứ 3 thế giới về số lượng nhà báo bị giam giữ.

Việt Nam thường bị các tổ chức quốc tế và các chính phủ phương Tây chỉ trích về hồ sơ nhân quyền yếu kém. Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội đã nhiều lần nhắc lại quan điểm rằng Việt Nam luôn “tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.”

Theo HRMI, một sáng kiến được khởi xướng từ năm 2016, mặc dù phẩm chất cuộc sống nhìn chung được cải thiện ở Việt Nam, trên mức trung bình cho việc được chăm sóc y tế, có nơi ở, và mức “tốt” cho việc có công ăn việc làm, nhưng quyền tiếp cận được thực phẩm ở quốc gia Đông Nam Á bị đánh giá ở mức “rất tệ” so với mức thu nhập bình quân đầu người 2,786 USD vào năm 2020, theo dữ liệu mà HRMI thu thập.

Dữ liệu đo lường nhân quyền về chính trị và dân sự của HRMI được thu thập qua các khảo sát đa ngôn ngữ và được soạn thảo bởi những chuyên gia trong lĩnh vực này. Thông qua việc đánh giá nhân quyền, tổ chức này đang làm sáng tỏ những vì đang thực sự diễn ra cũng như đưa ra cho các chính phủ một sự đánh giá để khích lệ việc đối xử tốt hơn với người dân của họ.

VOA (27.06.2022)

 

 

Báo cáo về tình hình nhân quyền ở VN năm 2021

Việt Nam không có tiến bộ đáng kể nào về nhân quyền được ghi nhận; trái lại, bằng chứng cho thấy chính quyền cộng sản Việt Nam đã vi phạm các quyền cơ bản của công dân một cách nghiêm trọng và có hệ thống hơn.

Ngày 24 tháng 6 vừa qua tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam, MLNQVN, có trụ sở tại California Hoa Kỳ công bố “báo cáo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2021”, nhằm mục đích “báo động dư luận thế giới về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay, [và] đưa ra những đề nghị cụ thể, khả thi để nhà cầm quyền CSVN chấm dứt những vi phạm đã tồn tại trong nhiều năm qua đồng thời phải bồi thường xứng đáng những thiệt hại gây ra cho nhân dân và các tập thể quần chúng”.

Ban tổ chức cho biết bản báo cáo phản ánh trung thực tình hình nhân quyền Việt Nam theo các tin tức, sự kiện, dữ liệu được từ trong nước, “do sự hợp tác giữa MLNQVN và một số nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam”, ghi lại tình hình nhân quyền ở Việt Nam từ tháng 1 năm 2021 đến ngày 31 tháng 5 năm 2022, thông qua tám lĩnh vực:

– Quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể

– Quyền được xét xử công bằng bởi toà án độc lập và vô tư

– Quyền được tham gia đời sống chính trị quốc gia

– Quyền tự do phát biểu và tự do thông tin

– Quyền tự do tôn giáo và thờ phượng

– Quyền được làm việc và hưởng thụ thành quả lao động

– Quyền được đối xử bình đẳng không kỳ thị

– Quyền được hưởng cuộc sống an lạc.

Báo cáo cũng bao gồm ba phụ lục:

– Danh sách các tù nhân chính trị và tôn giáo bị bắt và truy tố trong giai đoạn 2021-2022,

– Danh sách những nhà hoạt động chính trị và tôn giáo hiện đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giam,

– Tiểu sử của những người nhận Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam năm 2021.

Bản báo cáo viết ”Cũng như những năm trước, không có tiến bộ đáng kể nào về nhân quyền được ghi nhận; trái lại, bằng chứng cho thấy chính quyền cộng sản Việt Nam đã vi phạm các quyền cơ bản của công dân một cách nghiêm trọng và có hệ thống hơn.”

Độc giả có thể xem toàn văn bản tiếng Việt cũng như bản tiếng Anh tại đây: http://vietnamhumanrights.net/viet/documents/Baocao_2021_2022_net.pdf

http://vietnamhumanrights.net/english/documents/Report_2021_2022_net.pdf

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam kêu gọi các quốc gia thành viên của LHQ không bầu cho VN vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Hàng năm, sau mỗi lần MLNQVN công bố bản báo cáo của họ, báo chí VN lại có dịp cùng đả kích kịch liệt như cho đó là những thông tin xuyên tạc, những suy diễn có chủ đích, được các tổ chức, cá nhân chống đối sử dụng để bôi nhọ, hạ uy tín của Việt Nam.

Hạo Nhiên

VNTB (27.06.2022)

 

 

 

TUYÊN BỐ THEO DÕI LIÊN HỢP QUỐC HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN 

ĐẶNG XƯƠNG HÙNG

“…Ngài Tổng thống, tôi kêu gọi Hội đồng từ chối báo cáo hôm nay; đầy những lời dối trá. Tôi đề nghị Hội đồng tích cực và bắt chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm…”

Tuyên bố theo dõi Liên hợp quốc

Hội đồng Nhân quyền

Mục 6: Báo cáo UPR của Việt Nam

Tên tôi là Đặng Xương Hưng và tôi là cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva, và là cựu phó giám đốc Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tôi là đảng viên của đảng cộng sản từ năm 1986. Tôi đã từ bỏ bài đăng của mình và rời khỏi Đảng vào tháng 10 năm 2013 để tố cáo vi phạm nhân quyền.

Trong báo cáo trước chúng tôi, chính phủ Việt Nam khẳng định rằng “đó là chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người. ”

Không có gì có thể xa hơn sự thật. Chưa bao giờ có tự do chính trị; không ai có thể tranh cử chức vụ nếu không được Đảng chọn trước. Những ứng cử viên đảng Dân chủ cố gắng tranh cử cho cuộc bầu cử bị từ chối. Hơn nữa, quấy rối – và thậm chí là tù giam – đang chờ đợi họ.

Những kẻ bất đồng và blogger bị quấy rối, rất thường bị những kẻ côn đồ do công an chỉ định đánh đập dã man. Những tra tấn ở đồn cảnh sát là phổ biến. Một trong 18 người làm việc cho an ninh quê hương, với mục đích duy nhất là giám sát đồng bào và áp bức nhân quyền. Những người cầm quyền đã công khai thề sẽ làm im lặng bất cứ ai cố gắng tạo ra các nhóm đối lập.

Đảng Cộng Sản quyết tâm duy trì chế độ độc tài bằng bất kỳ giá nào và bằng bất kỳ cách nào. Khát vọng dân chủ càng mạnh mẽ, sự đàn áp càng tàn bạo. Các cô gái và các chàng trai trẻ, chỉ tội lỗi khi bày tỏ ý kiến của mình, thì bị kết án năm hoặc sáu năm tù.

Ngài Tổng thống, tôi kêu gọi Hội đồng từ chối báo cáo hôm nay; đầy những lời dối trá. Tôi đề nghị Hội đồng tích cực và bắt chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm.

Cảm ơn ngài Tổng thống.

 

Đặng Xương Hùng ((27.06.2022) 

Nguồn: https://www.facebook.com/photo?fbid=10203210412134622&set=a.2592238258734

 

UN Watch Statement

Human Rights Council

Item 6: UPR Report of Vietnam

Delivered by Dang Xuong Hung

Thank you, Mr. President.

My name is Dang Xuong Hung and I am the former Consul of Vietnam in Geneva, and the former Deputy Director of the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs. I had been a member of the Communist Party since 1986. I abandoned my post and left the Party in October 2013 in order to denounce the human rights violations.

In the report before us, the government of Vietnam affirms that “it has been the consistent policy of Vietnam to respect, protect and promote all fundamental human rights and freedoms.”

Nothing could be further from the truth. There has never been any political freedom; no one can run for office if they are not pre-selected by the Party. Democratic candidates who attempt to run for election are denied. Furthermore, harassment – and even imprisonment – awaits them.

Dissidents and bloggers are harassed, very often savagely beaten by thugs appointed by the police. Tortures in police stations are common. One in 18 people works for homeland security, with the sole aim of monitoring fellow citizens and oppressing human rights. Those in power have publicly sworn to silence anyone who attempts to create opposition groups.

The Communist Party is determined to maintain the dictatorship at any cost and by any means. The stronger the aspiration for democracy, the more brutal the repression. Young girls and boys, guilty only of pacifistically expressing their opinions, are sentenced to five or six years in prison.

Mr. President, I urge the Council to reject today’s report; it is full of lies. I ask the Council to take an active stance and hold the Vietnamese government accountable.

Thank you, Mr. President.

Delivered by Dang Xuong Hung

 

 

 

CSVN trấn áp giới bất đồng, xã hội dân sự bằng mọi cách

Bà Bùi Thị Thiện Căn (giữa) thay mặt con mình là nhà báo Phạm Đoan Trang để nhận giải thưởng nhân quyền quốc tế Martin Ennals

Báo cáo mới nhất của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam tố cáo việc nhà cầm quyền CSVN chủ trương trấn áp giới bất đồng và xã hội dân sự bằng mọi cách, từ việc sao chép luật của Trung Quốc đến việc bỏ tù những người dám nói trái ý Đảng.

Hiến pháp Việt Nam được tu chính năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” (Điều 25) Hiện nay quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin được quy định bởi Bộ luật Hình sự 2015, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Luật An ninh mạng 2018, Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước 2018, và một số văn bản lập quy liên hệ.

Việc luật hóa quyền tự do ngôn luận và tư do thông tin trong những năm vừa qua đã không cải thiện, mà trái lại càng củng cố thêm sự kiểm soát của ĐCSVN. Chính quyền tiếp tục
chiếm giữ độc quyền thông tin, ngăn chặn thông tin bất lợi cho chế độ, và đàn áp những người có chính kiến trái ngược hoặc dám trình bày sự thật.

Luật An Ninh Mạng, có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2019, được Bộ Công An soạn thảo và có nội dung được sao chép từ Luật An Ninh Mạng của Trung Cộng. Trên thế giới đã có 138 quốc gia ban hành luật an ninh mạng (72% tổng số quốc gia).

Tuy nhiên trong lúc mục đích chính của các văn bản pháp lý của các quốc gia nầy là để bảo vệ sự an ninh và lợi ích của người sử dụng Internet trong khi đó Luật An Ninh Mạng 2018 của Việt Nam nhằm hợp pháp hóa việc chính quyền kiểm soát Internet để bảo vệ sự độc tôn lãnh đạo của Đảng CSVN.

Dùng phần mềm gián điệp nhằm vào giới hoạt động nhân quyền 

Những khái niệm mơ hồ trong Bộ Luật Hình Sự như ‘vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, tuyên truyền chống Nhà nước XHCN, xâm phạm lợi ích nhà nước, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc… được lặp lại trong Luật An Ninh Mạng như là những vũ khí để khống chế quyền tự do ngôn luận của người dân.

Ngoài ra Luật An Ninh Mạng còn vi phạm quyền bảo mật thông tin cá nhân khi ép buộc các công ty dịch vụ Internet phải cung cấp thông tin về người sử dụng Internet cho chính quyền mà không cần lệnh của tòa án. Các công ty nầy phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, và phải gỡ bỏ các nội dung có vấn đề trong vòng 24 tiếng từ khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Bộ Công an.

Ngoài việc đặt ra luật lệ để ngăn chặn quyền tự do thông tin và diễn đạt của công dân, chính quyền CSVN còn tiếp tục sử dụng nhiều phương tiện để ngăn chặn người dân tiếp cận với các nguồn thông tin từ bên ngoài như: kiểm duyệt văn hóa phẩm “độc hại” tại các cửa khẩu hoặc dịch vụ bưu chính, phá sóng các đài phát thanh Việt ngữ từ hải ngoại, xây dựng tường lửa, đánh sập các trang mạng và facebooks của những người bất đồng chính kiến, và dùng hacker xâm nhập máy tính hay cài mã độc vào máy của những đối tượng cần theo dõi.

Cuối tháng 2/2021 tổ chức Amnesty Tech cho biết nhóm Ocean Lotus hay còn gọi là APT32, bị nghi ngờ có liên hệ với chính phủ CSVN, từ nhiều năm đã tiến hành một chiến dịch tấn công bằng phần mềm gián điệp nhằm vào giới hoạt động nhân quyền Việt Nam trong nước và ở hải ngoại.

Cuối tháng 10/2021, trang Facebooks của chương trình Việt ngữ các đài phát thanh VOA ở
Hoa Kỳ, BBC ở Anh, và tờ Thời Báo ở Đức đồng loạt bị tấn công. Ngay sau đó báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam lập tức lên tiếng phủ nhận các hacker “yêu nước” hay các cơ quan chức năng của Việt Nam đứng sau vụ việc này.

Ngoài ra, trong năm 2021-2022, nhiều tập đoàn quản lý mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã tiếp tay cho chính quyền Việt Nam kiểm duyệt những người bất đồng chính kiến. Theo nguồn tin chính thức của chính quyền Việt Nam, “chỉ trong bốn tháng cuối năm 2020, Facebook đã gỡ bỏ gần 4.500 bài viết, 290 tài khoản giả mạo đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Trong khi đó, Google đã gỡ bỏ hơn 30.000 video vi phạm và 24 kênh phản động trên
Youtube. Đồng thời, hơn 1.700 website, blog xấu độc vi phạm pháp luật Việt Nam, với hàng chục ngàn bài viết đã bị ngăn chặn. Trước khi vào Đại hội XIII của Đảng, 80-85% thông tin xấu độc, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã bị gỡ bỏ.”

Trước sự phản đối của các tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam, đầu tháng 12-2021, Facebook, cho biết họ đã dẹp bỏ một số tài khoản dùng để đánh phá những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Những tài khoản nầy thuộc nhóm E47 được xác nhận có liên hệ đến Lực lương an ninh mạng của quân đội thường được gọi là Trung đoàn 47. Những người trong nhóm này tạo nên hàng ngàn tài khoản ma được gán cho là của những người bất đồng chính kiến, và lợi dụng thủ tục báo cáo của Facebook để quy kết những tài khoản thực của những nhà bất đồng chính kiến là những tài khoản mạo danh.

Trong tháng 4/2022, Việt Nam đang chuẩn bị các quy định mới yêu cầu các công ty truyền thông xã hội gỡ bỏ nội dung mà họ cho là bất hợp pháp trong vòng 24 giờ. Nếu các công ty không đáp ứng thời hạn do Chính phủ đặt ra thì nền tảng của công ty đó có thể bị cấm.

Trong năm 2021 và 2022, tính đến ngày 31/5/2022, có đến ít nhất 36 người sử dụng các phương tiện truyền thông mạng xã hội để bày tỏ chính kiến đã bị bắt giữ và truy tố với cáo buộc vi phạm Bộ Luật Hình sự 2015,  trong đó có những trường hợp được nói đến nhiều:

Ông Lê Dũng Vova bị tuyên phạt 5 năm tù vì dám lên tiếng về dân oan mất đất

Ngày 5/4/2022, nhà báo Nguyễn Hoài Nam, từng là phóng viên của một số cơ quan báo chí nhà nước, bị TAND TP.HCM xử 3 năm 6 tháng tù với cáo buộc “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” (Điều 331 Luật Hình sự)

Ngày 23/3/2022, ông Lê Văn Dũng, còn gọi là Lê Dũng Vova, một người nổi tiếng với các chương trình phát trực tiếp trên YouTube về các vấn đề thời sự, bị Tòa án Nhân dân
Hà Nội tuyên phạt 5 năm tù về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Điều 117
Luật Hình sự)

Ngày 13/1/2022, nhà báo độc lập Lê Mạnh Hà, chủ một kênh YouTube chuyên lên tiếng cho những người dân oan, bị bắt với cáo buộc vi phạm Điều 331 Bộ luật Hình sự…

Trên phương diện tổ chức, chính quyền cũng tiếp tục gia tăng quyền hạn và nhân sự cho bộ máy kiểm soát và tuyên truyền như Cục An Ninh Mạng và Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng.

Cục An Ninh Mạng trực thuộc Bộ Công an được thành lập hồi tháng 8 năm 2014, điều khiển một lực lượng dư luận viên đông đảo được tổ chức từ trung ương đến địa phương với hàng ngàn tài khoản và thành viên tham gia.

Trong năm 2021-2022, Bộ Công an đã tiến hành thành lập các phòng An ninh mạng tại các tỉnh, thành trên toàn quốc nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh mạng. Chẳng hạn tại tỉnh Bắc Giang, theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đến nay đội ngũ làm công tác dư luận xã hội ở các cấp trong toàn tỉnh là 1.472 người được bồi
dưỡng nghiệp vụ.

Bộ Tư Lệnh Tác Chiến Không Gian Mạng – còn được gọi là Lực lượng 47 Học viện Lục quân, hay Trung đoàn 47 – thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vào năm 2017, có nhiệm vụ đấu tranh trên không gian mạng trong Quân đội chống các luận điệu xuyên tạc các đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lực lương nầy có quân số tương đương 1 trung đoàn (10,000 người) có mặt ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền, mọi lĩnh vực của quân đội.

Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đứng sau các chiến dịch trấn áp giới hoạt động và xã hội dân sự

Sau Đại hội ĐCSVN 13 vào tháng 1/2021, để thi hành Nghị quyết Đại hội là cần phải “đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch,” Ban Tổ chức Trung ương Đảng phát động kế hoạch xây dựng đội ngũ chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội.

Cũng như đội ngũ dư luận viên và Lực lượng 47 được thành lập trước đây, đội ngũ chống “diễn biến hòa bình” mới được thành hình dùng mạng xã hội là địa bàn hoạt động chính.

Điểm khác với hai cơ cấu trước là đội ngũ chống “diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội do chính Ban Tổ chức Trung ương Đảng phát động.

Vì những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận và thông tin, trong suốt năm 2021-2022, chính quyền Việt Nam liên tục nhận được những đánh giá tiêu cực và cảnh báo từ các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới trong Danh mục Tự do Báo chí Thế giới Năm 2022 đã  xếp Việt Nam gần chót bảng, thứ hạng 174 trong số 180 quốc gia, và chỉ hơn Trung Quốc, Myanmar, Turkmenistan, Iran, Eritrea, và Bắc Hàn. Điểm số toàn cầu là 26.11 (100 = tốt nhất; 0 = tệ nhất.)

Tổ chức Freedom House, trong báo cáo mới nhất về tự do sử dụng Internet năm 2022 đánh giá Việt Nam không có tự do, với điểm số 22 (0 = ít tự do nhất, 100 = nhiều tự do nhất)

Ủy ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ), trong bảng xếp hạng kiểm duyệt báo chí mới nhất, đã xếp Việt Nam vào hàng thứ 6 trong những quốc gia có mức độ kiểm duyệt báo chí nghiêm nhặt nhất thế giới, chỉ sau Eritrea, Bắc Hàn, Turkmenistan, A Rập Saudi, và Trung quốc; và là một trong 5 quốc gia có số nhà báo giam giữ nhiều nhất thế giới.

Theo Chỉ số Tự do Viết năm 2021 của PEN America, Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia đáng lo ngại nhất cho người cầm bút, và đứng thứ 7, đồng hạng với Belarus, trong số các quốc gia giam cầm nhiều nhà báo nhất trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ả Rập Xê Út, Miến Điện, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

Đất Việt (27.06.2022)

 

 

MLNQVN: Bắt bỏ tù người bất đồng lên tột đỉnh trong năm 2021-2022

Nhà báo Trương Châu Hữu Danh và các đồng sự trong phiên tòa tháng 10/2021  Báo Cần Thơ

MLNQVN: Bắt bỏ tù người bất đồng lên tột đỉnh trong năm 2021-2022

Ông Nguyễn Thanh Nhã đưa một tay lên vẫy trong khi tay còn lại vẫn bị còng, đi kế bên là nhà báo Trương Châu Hữu Danh với sự áp giải của số đông công an trước khi bước vào phòng xét xử của một tòa án ở thành phố Cần Thơ.

Đây là ảnh bìa của Báo cáo Nhân quyền Việt Nam trong năm 2021-2022 mà Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) vừa công bố hôm 24/6, để miêu tả thực tế ở Việt Nam mà tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ nói là “tình trạng bắt bớ và cầm tù những người sử dụng quyền tự do ngôn luận để bày tỏ chính kiến lên đến tột đỉnh.”

Trong phiên tòa diễn ra hồi tháng 10/2021, ông Trương Châu Hữu Danh và bốn đồng nghiệp trong nhóm Báo Sạch bị tuyên tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam, vì chỉ “tập trung đưa tin điều tra về tham nhũng” – như tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra sau phiên tòa.

Nhóm Báo Sạch không phải là trường hợp cá biệt, theo báo cáo từ đầu năm 2021 đến 31 tháng 5 năm nay, có ít nhất có 48 người bị bắt và truy tố và 72 người bị đưa ra xét xử với những bản án nặng nề, so với 46 người bị bắt của báo cáo năm 2020.

“Trong số đó, hầu hết bị kết án với các tội danh liên hệ đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông để phát biểu những suy nghĩ và khát vọng khác với chủ trương của đảng cầm quyền.

Hiện nay, theo ghi nhận của chúng tôi, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang giam cầm ít nhất 290 tù nhân chính trị và tôn giáo với những bản án nhiều năm,”  báo cáo nêu rõ.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban Điều hợp MLNQVN cho rằng, báo cáo song ngữ Anh-Việt dài 107 trang cho thấy tình hình nhân quyền ở quốc gia độc đảng không có chuyển biến tích cực, trái lại trong khoảng thời gian qua mọi thứ tồi tệ hơn trước trong các lĩnh vực từ các quyền dân sự và chính trị đến các quyền kinh tế-văn hoá-xã hội.

“Tôi xin đơn cử về quyền tự do ngôn luận, chính quyền gia tăng việc kiểm soát và bắt bớ những người sử dụng phương tiện truyền thông để bày tỏ chính kiến của họ và tuyên những bản án nặng nề hơn trước.

Trong các quyền kinh tế-văn hoá-xã hội, ví dụ như quyền lao động, mặc dù đã có Luật Lao động ban hành năm 2019 có quy định về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở nhưng thực chất đến nay chỉ là bánh vẽ mà thôi.

Về quyền tự do tôn giáo, chính quyền gia tăng kiểm soát và lũng đoạn các tổ chức tôn giáo và loại các tổ chức tôn giáo không thuộc chính quyền.”

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban Điều hợp MLNQVN phát biểu trong buổi công bố báo cáo. Ảnh: MLNQVN

Ngày 31/3 năm nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức buổi công bố Báo cáo tự nguyện giữa kỳ của Cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ thứ ba và thông báo việc Việt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Phát biểu trong buổi họp, Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định rằng “báo cáo giữa kỳ cung cấp một hình ảnh tốt về mức độ nghiêm túc thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với quy trình UPR” và “cũng cho thấy một bức tranh tốt đẹp về nhân quyền của tất cả người Việt Nam đã được cải thiện như thế nào và những thách thức vẫn còn nằm ở đâu.”

Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, một tổ chức nhân quyền được thành lập từ năm 1997 nói, báo cáo nêu trên của Bộ Ngoại giao Việt Nam liệt kê những mục tiêu, những công tác hứa hẹn sẽ thực hiện, và một số sửa đổi về luật lệ chỉ có giá trị lý thuyết và không hề được áp dụng trong thực tế.

Chẳng hạn như, khi nói đến quyền tự do báo chí và ngôn luận, báo cáo của Bộ Ngoại giao viết:

 “Tại Việt Nam, các nhà báo và phóng viên tin tức được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực. Nó được đảm bảo trong các luật và quy định khác nhau.” 

Tuy nhiên, bản án đối với nhóm Báo Sạch không cho thấy điều đó, họ bị cấm hành nghề báo chí thêm ba năm sau khi chấp hành xong án phạt tù.

Báo cáo của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam được thực hiện với sự cộng tác của một số người hoạt động nhân quyền trong nước và sử dụng nguồn mở từ báo chí nêu lên tình trạng bạo hành gia tăng của lực lượng công an, với hồ sơ của 13 vụ trong đó nghi phạm bị đánh đập đến chết hoặc bị thương tích nặng.

Trong khi đó trước Liên Hiệp Quốc, đại diện Chính phủ Việt Nam phủ nhận tình trạng bạo hành của công an là nguyên nhân gây tử vong cho những nạn nhân trong thời gian bị tạm giam tại đồn.

Quan chức đó còn cho hay, các nạn nhân đã tử vong vì đã mang trọng bệnh trước khi bị bắt, hoặc có thể là do “phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình dẫn đến bi quan mà tự tử.”

Báo cáo vừa công bố của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam là một sự bổ túc cho các văn bản ghi nhận tình hình quyền con người ở quốc gia Đông Nam Á của các tổ chức quốc tế, ví dụ như nạn kỳ thị vẫn phổ biến, bao gồm kỳ thị đối với những người thuộc chế độ Việt Nam Cộng hòa, kỳ thị đối với người ngoài Đảng, kỳ thị nhóm dân tộc thiểu số, kỳ thị người có tôn giáo, và kỳ thị phụ nữ.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tùng nói thêm:

“Chúng tôi nêu vấn đề trẻ em bị nhồi sọ ở học đường cũng như trong các đoàn thể như Cháu ngoan Bác Hồ – đó là vấn đề mà chưa có báo cáo quốc tế nào nêu lên về vấn đề quyền của trẻ em.

Tiếp đến là tình trạng kỳ thị trong xã hội, ví dụ không cơ quan nghiên cứu quốc tế nào đề cập đến kỳ thị người ngoài đảng, kỳ thị cá nhân và gia đình những người từng phục vụ chế độ Việt Nam Cộng hoà trước đây.  

Có ai đó nêu lên chuyện sỹ quan quân đội phải là đảng viên, điều đó vi phạm quyền căn bản của người dân trong lĩnh vực chính trị và ngay cả với tư cách một công dân trong việc bảo vệ tổ quốc của mình.”

Báo cáo của MLNQVN không những muốn báo động dư luận thế giới về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, mà còn đưa ra những đề nghị cụ thể và khả thi để chính quyền chấm dứt những vi phạm tồn tại trong nhiều năm qua đồng thời yêu cầu bồi thường xứng đáng những thiệt hại gây ra cho các nạn nhân và các tập thể quần chúng.

Tổ chức này cũng mong các chính quyền dân chủ cùng với các tổ chức nhân quyền quốc tế có thái độ thích đáng đối với Việt Nam vì hồ sơ tệ hại về nhân quyền, đặc biệt các quốc gia thành viên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc không bỏ phiếu thuận cho Việt Nam gia nhập Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025.

Trước khi muốn ngồi vào ghế này, chính quyền Việt Nam phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, thực thi nghiêm túc các công ước quốc tế về nhân quyền, góp phần cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình và thịnh vượng, báo cáo nêu rõ.

*Đính chính: Trong báo cáo của MLNQVN, hình ảnh ông Nguyễn Thanh Nhã lúc ra tòa chỉ bị còng một tay, chứ không phải “hai tay bị còng” như bản ban đầu viết. 

RFA (26.06.2022)

Vụ kiện Formosa có tiến triển khả quan

Người Việt Nam và người Đài Loan biểu tình trước tòa sơ thẩm tại Đài Bắc phản đối Formosa

Đối với các nạn nhân còn sống tại Việt Nam thì việc xin công chứng tại Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa của Đài Loan ở Hà Nội hay Sài Gòn là một điều không thể thực hiện được khi người dân phải đi qua bốn cửa.

Tối Cao Pháp Viện Đài Loan vừa ra phán quyết cho phép một số nạn nhân Việt Nam trong vụ án Formosa Hà Tĩnh được tiếp tục theo đuổi vụ kiện 13 công ty có trách nhiệm liên đới.

Bà Triều Giang Nancy Bùi, hội phó đặc trách ngoại giao và cũng là phát ngôn viên Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JFFV), nhận định rằng đây là một “bước tiến khả quan.”

Từ Tháng Sáu, 2019, JFFV nhận vai trò đại diện 7,875 nạn nhân của công ty thép Formosa gây ra thảm họa môi trường lớn nhất lịch sử Việt Nam, bắt đầu nộp đơn kiện công ty này ra Tòa Sơ Thẩm Đài Loan để đòi đền bù thỏa đáng, và cải tạo môi trường.

Ba năm sau, Tối Cao Pháp Viện Đài Loan trong phiên xử vừa qua ra phán quyết như trên, cho phép một số nạn nhân được tiếp tục theo đuổi vụ kiện 13 công ty (thay vì 24) có trách nhiệm liên đới trong vụ xả thải độc tố vào biển Việt Nam năm 2016, khiến cá chết, môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, và người dân mất công ăn việc làm.

Theo bà Triều Giang Nancy Bùi, trong ba năm qua, tòa án Đài Loan có những đòi hỏi về công chứng quá khắt khe.

Bà nói: “Đối với các nạn nhân còn sống tại Việt Nam thì việc xin công chứng tại Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa của Đài Loan ở Hà Nội hay Sài Gòn là một điều không thể thực hiện được khi người dân phải đi qua bốn cửa.”

Bà giải thích: “Bốn cửa này là đơn kiện của họ phải được chứng thực tại xã. Sau xã là phải đến Cục An Ninh Bộ Công An tại Hà Nội để được phiên dịch và đóng dấu. Cửa thứ ba là phải được chấp thuận, ký tên và đóng dấu của bộ trưởng Bộ Ngoại Giao.”

Và sau cùng, đơn kiện phải được công chứng của Văn Phòng Kinh Tế và Văn Hóa của Đài Loan rằng chữ ký của bộ trưởng Ngoại Giao Việt Nam là đúng thì mới hợp lệ.

Nhưng hiện nay, qua phán quyết mới nhất của Tối Cao Pháp Viện Đài Loan, hồ sơ của số ít các nạn nhân đã có công chứng được chuyển xuống tòa sơ thẩm của Đài Loan để thụ lý và tiếp tục vụ kiện cho tới chung cuộc. Số đông còn lại đơn kiện của họ được chuyển xuống tòa thượng thẩm để giải quyết vấn đề công chứng.

Vẫn theo bà Triều Giang Nancy Bùi, hiện năm tổ hợp luật sư của nguyên đơn, ngoài việc giúp số nạn nhân tiếp tục vụ kiện tại tòa sơ thẩm, đang chuẩn bị hồ sơ khiếu nại tại Bộ Tư Pháp Đài Loan vì tòa Đài Loan đòi hỏi các nạn nhân một việc họ không thể thực hiện được mà còn có thể gây nguy hiểm trước sự bắt bớ, tù đày, nếu họ xuất hiện trước bốn cơ quan công quyền tại Việt Nam để xin chữ ký và đóng dấu công chứng.

Tại buổi họp báo hôm 9 Tháng Sáu, các tổ hợp luật sư và các tổ chức tranh đấu cho môi trường và nhân quyền kêu gọi tòa án Đài Loan cứu xét trường hợp khó khăn đặc biệt của các nạn nhân hiện còn đang sống tại Việt Nam bằng cách chấp thuận một phương cách công chứng thay thế để tránh cho các nạn nhân phải qua những cửa ải nguy hiểm nêu trên.

Nhận định về tiến triển của vụ án, bà Triều Giang Nancy Bùi phát biểu: “Quyết định của Tối Cao Pháp Viện Đài Loan đem lại hy vọng tìm được công lý cho nạn nhân, chỉ tiếc rằng số người được tòa cho tiếp tục vụ kiện hơi ít.”

Bà thêm: “Chúng tôi sẽ cùng với các luật sư giúp đỡ họ trong những phiên xử kế tiếp và chúng tôi tin rằng họ sẽ tìm được công lý.”

Bà nhấn mạnh: “Đây là bước tiến tốt đẹp cho các nạn nhân và chúng tôi rất cám ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, nguyên giám mục Giáo Phận Vinh và Giáo Phận Hà Tĩnh, Linh Mục Nguyễn Văn Hùng ở Đài Bắc, và Linh Mục Michael Hoàng Nam, linh hướng của hội.”

Kế hoạch tố tụng công ty thép Formosa của JFFV không chỉ tập trung ở Đài Loan.

Bà Triều Giang Nancy Bùi cho hay: “Nếu nỗ lực của chúng tôi không có kết quả tốt, luật sư và JFFV đã và đang thảo luận việc đưa vụ kiện sang Hoa Kỳ, nơi mà chúng tôi tin tưởng rằng thủ tục kiện tụng sẽ rộng rãi và quyền lợi của các nạn nhân được bảo vệ tốt hơn.”

Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JFFV), có trụ sở tại Louisiana, Hoa Kỳ.

Từ Tháng Sáu, 2019, JFFV được Giám Mục Nguyễn Thái Hợp ủy nhiệm giúp 7,875 nạn nhân nộp đơn kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh ra tòa án Đài Loan vì Formosa gây ra thảm họa môi trường khiến cá chết, môi trường bị ô nhiễm, người dân mất công ăn việc làm, nhiều người đã bị bắt, bị bỏ tù với những bản án nặng nề, trong khi hàng trăm người khác còn đang trốn chạy.

Ngày 27 Tháng Năm, 2019, đơn khiếu nại được nộp tại Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ.

Tháng Sáu, 2019, đơn kiện được nộp tại tòa án liên bang Hoa Kỳ ở New Jersey là nơi có bản doanh của công ty Formosa USA.

Người Việt, 26.06.2022

 

 

 

CSVN phản bác phúc trình nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu

“Chúng tôi lấy làm tiếc vì phúc trình của Nghị Viện Châu Âu (EP) có những thông tin, nhận định thiếu khách quan, công bằng, dựa trên một số thông tin sai lệch, không có cơ sở, không phản ảnh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam,” bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, nói.

Phát ngôn của bà Hằng được báo Công An Nhân Dân hôm 25 Tháng Sáu đăng tải trong bối cảnh mười ngày trước, phúc trình nhân quyền của Nghị Viện Châu Âu gọi Việt Nam là “chế độ đàn áp,” cũng như xem nước này là trường hợp điển hình để minh họa cho những nỗ lực của Liên Minh Châu Âu trong việc giúp đỡ giới hoạt động ở tại quốc gia có chế độ đàn áp.

Ông Trần Hoàng Huấn ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bị phạt tám năm tù với cáo buộc “chống phá” trong phiên tòa diễn ra hồi Tháng Năm. (Hình: Nhân Dân)

Báo Công An Nhân Dân dẫn lời bà Hằng nhấn mạnh rằng Việt Nam “sẵn sàng trao đổi với EU và Nghị Viện Châu Âu về quyền con người trên tinh thần xây dựng nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.”

Phúc trình nêu trên chỉ ra nhà cầm quyền Việt Nam một mặt sẵn sàng đàn áp những người hoạt động nhân quyền “một cách trắng trợn,” như vụ bắt giữ những người tham dự cuộc gặp mặt với phái đoàn Liên Minh Châu Âu hồi năm 2017. Mặt khác, sẵn sàng thỏa hiệp để đạt được lợi ích, ví dụ như phóng thích một số tù nhân chính trị để họ đi tị nạn trước thềm sự kiện ký hiệp định thương mại tự do với Liên Âu.

Phúc trình cũng cho biết hồi Tháng Mười Hai năm ngoái, phát ngôn viên của Cơ Quan Đối Ngoại Châu Âu đã thay mặt EU lên tiếng kêu gọi trả tự do cho nhà báo tự do, blogger Phạm Đoan Trang, người bị kết án chín năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”

Bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN, liên tiếp phản đối phúc trình nhân quyền của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Châu Âu. (Hình: Công An Nhân Dân)

Đến nay, Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn một mực khẳng định bà Trang “vi phạm pháp luật” và không phản hồi yêu cầu trả tự do cho bà. Nhà cầm quyền liên tiếp phạt tù với các bản án nặng nề đối với các Facebooker lên tiếng chỉ trích chế độ hoặc đòi hỏi tôn trọng nhân quyền.

Trong một vụ án gần đây, ông Trần Hoàng Huấn ở thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, bị phạt tám năm tù với cáo buộc “chống phá” trong phiên tòa diễn ra hồi Tháng Năm.

Người Việt (25.06.2022)