Seite auswählen

 Chế độ Tự do của Đài Loan xứng đáng được chúng ta hỗ trợ!

 

02.08.2022

Bài bình luận của Clemens Wergin,  tổng biên tập về chính sách đối ngoại báo Welt 

VNC chuyển ngữ từ Die taiwanesische Demokratie verdient unsere Unterstützung!

 

Du khách Đài Loan Nancy Pelosi, nữ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ở Đài Bắc Foto: Taiwan Presidential Office / REUTERS

Chủ tịch của hạ viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi, đã tới Đài Loan như một phần của chuyến đi viếng thăm Châu Á vào thứ ba. Trung Quốc trước đây đã cảnh báo về chuyến thăm viếng Pelosi tới nước này.

Ví dụ về Nga cho thấy: Thái độ hèn nhát đối với các quốc gia hung hăng chỉ làm cho họ có hành vi hung hăng hơn nữa. Do đó, các chính trị gia phương Tây nên lấy Nancy Pelosi làm ví dụ – và trong tương lai cũng nên tới Đài Loan trong các chuyến đi thăm viếng châu Á.

 

Thời điểm đến thăm của chủ tịch hạ viện Hoa Kỳ, Nancy Pelosi, ở Đài Loan, thực ra không thuận tiện lắm. Bởi vì trong lúc cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine làm căng thẳng các quốc gia phương Tây và các doanh nghiệp của họ, chúng ta không cần thêm một cuộc xung đột mới với Trung Quốc. Còn thì, Pelosi về cơ bản là đúng: Nền dân chủ Đài Loan xứng đáng được sự hỗ trợ của chúng ta. Và chúng ta không thể cho phép Trung Quốc có quyền phủ quyết về cách chúng ta hoạch định mối quan hệ của mình với đảo quốc này.

 Trên thực tế, phương Tây đã bị mắc kẹt trong khuôn khổ gò bó của chính sách một Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh có thể cô lập Đài Loan gần như hoàn toàn. Sau cuộc đàn áp ở Hồng Kông bởi Bắc Kinh, rõ ràng là một sự thống nhất của Trung Quốc đại lục và Đài Loan không thể diễn ra chừng nào một hệ thống đàn áp độc tài còn nắm quyền lực ở Bắc Kinh.

Trung Quốc đã  không giữ lời hứa qua văn bản của mình đối với Hồng Kông cho phép một quốc gia và hai hệ thống. Việc này cũng nên có hậu quả cho mối quan hệ của chúng ta với Đài Loan. Điều này không có nghĩa là hoàn toàn từ bỏ ý tưởng rằng có thể có sự thống nhất tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhận ra rằng, nó không thể xảy ra với chế độ Bắc Kinh hiện tại. Và trong thời gian đó, Đài Loan nên có quyền được đối xử như một quốc gia bình thường.

Đài Loan với tinh thần tự do và hướng về Phương Tây  luôn xứng đáng được hưởng sự đoàn kết của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta không nên bị ấn tượng bởi các chiến thuật đe dọa hung bạo thông thường của Bắc Kinh. Giống như Nga ở châu Âu, Trung Quốc ở châu Á ứng xử thô kệch. Và như ví dụ về Nga đã chỉ ra, thái độ hèn nhát  chỉ làm cho bọn lưu manh  có thêm cư xử hung hăng hơn.

Do đó, các chính trị gia phương Tây nên có thông lệ trong tương lai tới Đài Loan khi đến thăm viếng  châu Á. Bởi vì càng nhiều người tới, các chuyến thăm như vậy trở thành đương nhiên hơn- và chiến thuật  đe dọa của Trung Quốc càng ít có hiệu quả.

Xem thêmChủ tịch Pelosi sẽ đến Đài Loan bất chấp đe dọa của Trung Quốc

 

Nancy Pelosi: “Đến Đài Loan là trân trọng cam kết với dân chủ”

 

Lời người dịch: Tối thứ Ba ngày 2 tháng 8 theo giờ địa phương, phi cơ của Chủ Tịch Hạ Viện và một số dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường Đài Bắc trong chuyến công du không báo trước của phái đoàn. Bản tuyên bố của Chủ tịch Nancy Pelosi về chuyến thăm Đài Loan đã được đăng tải trên tờ Washington Post theo sau đó vài giờ đồng hồ và trên trang mạng của văn phòng Chủ tịch Hạ Viện. Bên dưới là toàn văn bản tuyên bố, do người dịch đặt tựa.

***

Chủ Tịch Nancy Pelosi: “Đến Đài Loan là trân trọng cam kết với dân chủ”

Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ

Nhã Duy, dịch

Tiếng Dân

Ước chừng 43 năm trước, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật Quan Hệ Đài Loan một cách áp đảo và được Tổng thống Jimmy Carter ký thành sắc luật. Đó là một trong những nền tảng quan trọng bậc nhất trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Đạo Luật Quan hệ Đài Loan đưa ra cam kết của Hoa Kỳ với một Đài Loan dân chủ, đề ra nghị trình cho mối quan hệ kinh tế và ngoại giao được nhanh chóng phát triển thành mối quan hệ đối tác chủ chốt. Nó nuôi dưỡng một tình thân hữu sâu đậm xuất phát từ những lợi ích và giá trị chung: đó là quyền tự quyết và tự chủ, dân chủ và tự do, nhân phẩm và nhân quyền.

Và nó đã đưa ra lời tuyên hứa chính thức của Hoa Kỳ sẽ trợ giúp cho sự phòng vệ của Đài Loan là “cân nhắc đến bất cứ nỗ lực muốn xác định tương lai của Đài Loan khác hơn các biện pháp hòa bình… (và) xem xét mối đe dọa đến hòa bình và an ninh của khu vực Tây Thái Bình Dương và tạo mối quan tâm nghiêm trọng với Hoa Kỳ…”

Hôm nay, nước Mỹ phải ghi nhớ lời tuyên hứa đó. Chúng ta phải sát cánh với Đài Loan, một đảo quốc cang cường. Đài Loan là quốc gia hàng đầu trong điều hành chính phủ khi nói đến đại dịch Covid-19, vấn đề môi trường và khí hậu hiện nay. Đây là quốc gia đi đầu về hòa bình, an ninh và sự năng động kinh tế mà tinh thần kinh doanh, thành tựu đổi mới và năng lực về kỹ thuật được thế giới mong muốn.

Tuy nhiên, rất đáng lo ngại khi nền dân chủ năng động và mạnh mẽ này, vốn được Freedom House mệnh danh là một trong những nền dân chủ thoáng đạt nhất thế giới và được lãnh đạo bởi một phụ nữ một cách đáng tự hào là Tổng thống Thái Anh Văn, lại đang bị đe dọa.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã leo thang tình trạng căng thẳng với Đài Loan một cách đáng kể. Nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa đã tăng cường những cuộc tuần tra bằng phi cơ ném bom, chiến đấu cơ và phi cơ dọ thám ở sát và thậm chí ngay trên không phận Đài Loan, điều đã đưa Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đến kết luận là quân đội Trung Quốc “có vẻ đang sắp đặt cho một tình huống bất ngờ nhằm thống nhất Đài Loan với CHND Trung Hoa bằng vũ lực”.

Trung Quốc cũng đã tạo ra cuộc chiến trên không gian mạng, khởi xướng nhiều cuộc tấn công vào các cơ quan chính phủ của Đài Loan mỗi ngày. Đồng thời Bắc Kinh cũng đang bóp nghẹt Đài Loan về mặt kinh tế, tạo áp lực với các tập đoàn thế giới để buộc họ cắt đi mối quan hệ với đảo quốc này, đe dọa các quốc gia hợp tác với Đài Loan và siết chặt các hoạt động du lịch từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc (CSTQ) đang gia tăng sự hung hãn, chuyến công du của phái đoàn Quốc Hội chúng tôi nên được xem như một tuyên bố rõ ràng là, Hoa Kỳ đang sát cánh cùng Đài Loan, một đối tác dân chủ của chúng ta trong việc tự vệ và bảo vệ nền tự do của mình.

Chuyến công du của chúng tôi là một trong những phái đoàn Quốc Hội đến đảo quốc này, không hề mâu thuẫn với chính sách “Một Trung Quốc” được nêu trong Đạo luật Quan Hệ Đài Loan 1979, cũng như bản Tuyên Bố Chung giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc cùng văn kiện Sáu Cam Kết. Hoa Kỳ tiếp tục phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng này.

Chuyến thăm của chúng tôi là một phần trong chuyến đi đến Thái Bình Dương bao quát hơn, bao gồm các quốc gia Singapore, Malaysia, Nam Hàn và Nhật Bản nhằm tập trung vào mối an ninh hổ tương, quan hệ hợp tác kinh tế và sự điều hành dân chủ. Các thảo luận của chúng tôi với các cộng sự Đài Loan nhằm tập trung việc tái xác định sự ủng hộ của chúng tôi đối với đảo quốc này và thúc đẩy các quyền lợi chung, bao gồm cả việc cổ vũ cho một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng. Sự đoàn kết của Hoa Kỳ với một Đài Loan hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ với 23 triệu người dân trên đảo mà còn với hàng triệu người khác bị CHND Trung Hoa đàn áp và cưỡng bức.

Ba mươi năm trước, tôi có mặt trong phái đoàn lưỡng đảng Quốc Hội Hoa Kỳ đến Trung Quốc, chúng tôi đã giăng một biểu ngữ đen trắng mang hàng chữ “Gửi những người đã hy sinh cho nền dân chủ Trung Quốc” ngay tại quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát sắc phục đã bám theo chúng tôi khi chúng tôi rời quảng trường. Kể từ đó, hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh càng tồi tệ và sự xem thường pháp luật vẫn tiếp diễn, nhất là từ khi Chủ Tịch Tập Cận Bình bám giữ quyền lực của mình.

 

Ảnh: Bà Nancy Pelosi thách thức Bắc Kinh ngay tại Quảng Trường Thiên An Môn hồi tháng 9 năm 1991.

Cuộc đàn áp dã man của Đảng CSTQ đối với các quyền tự do chính trị và nhân quyền của Hồng Kông, thậm chí bắt giữ cả Đức Hồng Y Joseph Zen, đã vứt hết những lời hứa về “một quốc gia, hai hệ thống” vào sọt rác. Tại Tây Tạng, Đảng CSTQ từ lâu đã dẫn đầu một chiến dịch nhằm xóa bỏ ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và bản sắc của người dân Tây Tạng. Tại Tân Cương, Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ đạo Hồi và các dân tộc thiểu số khác. Và trên khắp đại lục, Đảng CSTQ tiếp tục nhắm đến và bắt giữ các nhà hoạt động, các nhà lãnh đạo tự do tôn giáo và những nhân vật dám thách thức chế độ.

Chúng ta không thể đứng nhìn Đảng CSTQ tiến hành đe dọa Đài Loan và vào chính nền dân chủ.

Quả thật, chúng tôi thực hiện chuyến đi này vào thời điểm thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn giữa chuyên chế và dân chủ. Khi Nga tiến hành cuộc chiến bất hợp pháp đã được mưu tính nhằm chống lại Ukraine, sát hại hàng ngàn người vô tội, thậm chí cả trẻ em, thì điều cần thiết là Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta phải nói thẳng rằng, chúng ta không bao giờ nhượng bộ những kẻ độc tài.

Khi tôi dẫn đầu một phái đoàn quốc hội đến Kyiv hồi tháng Tư, là chuyến thăm cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến quốc gia đang bị vây hãm, tôi đã chuyển lời đến Tổng thống Volodymyr Zelensky rằng, chúng ta ngưỡng mộ sự bảo vệ nền dân chủ Ukraine và cho nền dân chủ toàn thế giới của ông.

Đến Đài Loan là cách chúng ta tôn trọng cam kết của Hoa Kỳ đối với nền dân chủ, tái khẳng định rằng các quyền tự do của Đài Loan và tất cả các nền dân chủ khác phải được tôn trọng.

Nancy Pelosi

Nguồn: https://www.speaker.gov/newsroom/8222-3

Pelosi: Sự phẫn nộ của TQ không thể cản chân lãnh đạo thế giới thăm Đài Loan

 


Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi họp báo chung với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tại Đài Bắc ngày 3/8/2022.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi rời Đài Loan hôm 3/8 sau khi ca ngợi nền dân chủ Đài Loan và cam kết sự đoàn kết của Hoa Kỳ trong chuyến thăm ngắn, đồng thời tuyên bố rằng sự tức giận của Trung Quốc không thể ngăn các nhà lãnh đạo thế giới du hành đến hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.

Trung Quốc đã thể hiện sự phẫn nộ trước chuyến thăm cấp cao nhất của Hoa Kỳ tới hòn đảo sau 25 năm bằng một loạt hoạt động quân sự ở các vùng biển xung quanh, triệu tập đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh và ngừng nhập khẩu một số nông sản từ Đài Loan.

Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, một số cuộc tập trận theo kế hoạch của Trung Quốc sẽ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ 12 hải lý trên biển và trên không của Đài Loan, một đông thái chưa từng có trước đây mà một quan chức quốc phòng cao cấp mô tả với các phóng viên là “lên đến mức phong tỏa vùng biển và vùng trời của Đài Loan.”

Bộ Quốc phòng cho biết Đài Loan đã điều các máy bay phản lực hôm 3/8 để cảnh báo 27 máy bay Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không của mình, đồng thời nói thêm rằng 22 máy bay trong số đó đã vượt qua đường phân cách giữa hòn đảo này với Trung Quốc.

“Phái đoàn của chúng tôi đến Đài Loan để nói rõ một cách dứt khoát rằng chúng tôi sẽ không bỏ Đài Loan”, bà Pelosi nói với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người mà Bắc Kinh nghi ngờ đang thúc đẩy độc lập chính thức – một lằn ranh đỏ đối với Trung Quốc.

“Bây giờ, hơn bao giờ hết, tình đoàn kết của Mỹ với Đài Loan là rất quan trọng, và đó là thông điệp mà chúng tôi mang đến đây ngày hôm nay”, bà Pelosi nói trong chuyến thăm kéo dài 19 giờ đồng hồ.

Là một người chỉ trích Trung Quốc lâu năm, đặc biệt là về nhân quyền, bà Pelosi đã gặp một nhà hoạt động Thiên An Môn trước đây, một người bán sách Hong Kong từng bị Trung Quốc giam giữ và một nhà hoạt động Đài Loan vừa được Trung Quốc thả.

Trước bà Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ từng tới Đài Loan là ông Newt Gingrich vào năm 1997. Chuyến thăm của bà Pelosi diễn ra trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ đang xấu đi rõ rệt. Trong suốt một phần tư thế kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một lực lượng kinh tế, quân sự và địa chính trị hùng mạnh hơn nhiều.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và chưa bao giờ từ bỏ sử dụng vũ lực để đưa Đài Loan vào tầm kiểm soát. Hoa Kỳ cảnh báo Trung Quốc chớ lợi dụng chuyến thăm này làm cái cớ để thực hiện các hành động quân sự chống lại Đài Loan.

“Đáng buồn thay, Đài Loan đã bị ngăn cản tham gia các hội nghị toàn cầu, gần đây nhất là Tổ chức Y tế Thế giới, vì sự phản đối của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, bà Pelosi nói trong tuyên bố đưa ra sau khi rời đi.

“Mặc dù họ có thể ngăn cản Đài Loan cử các nhà lãnh đạo của mình đến các diễn đàn toàn cầu, nhưng họ không thể ngăn cản các nhà lãnh đạo thế giới hoặc bất kỳ ai đến Đài Loan để bày tỏ sự tôn trọng đối với nền dân chủ đang phát triển mạnh mẽ, để làm nổi bật nhiều thành công của đảo và tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc tiếp tục hợp tác”, bà Pelosi khẳng định.

Rời Đài Loan, bà Pelosi đã đến Hàn Quốc, theo truyền thông địa phương.