Seite auswählen
„Phải chăng thứ  hạng  của hộ  chiếu  phản ánh tình trạng tồi tệ, hay góc nhìn không tốt của thế giới với Việt Nam?„

 

Người Tân Định 

Theo xếp hạng của visaindex.com hộ chiếu Việt Nam bị xếp hạng thứ 93 có nghĩa là rất thấp. 

Phải chăng thứ  hạng  của hộ  chiếu  phản ánh tình trạng tồi tệ, hay góc nhìn không tốt của thế giới với Việt Nam?

Trang mạng visa index viết “Công dân của một số quốc gia được hưởng hộ chiếu mạnh, powerful passports, cho phép họ đến nhiều điểm trên thế giới mà không cần xin thị thực được sắp xếp trước. Công  dân của các quốc gia khác bị hạn chế nơi họ có thể đi du lịch do sức mạnh của hộ chiếu và số lượng thị thực visa mà họ phải xin trước khi đi du lịch.”

Việc xác định hộ chiếu cao, thấp trên thế giới chủ yếu phụ thuộc vào số lượng điểm đến mà người sở hữu chúng có thể truy cập miễn thị thực [Nhật và Đại Hàn là hai quốc gia có hộ chiếu mạnh nhất, nhì vì công dân hai nước này có thể đi đến 197, 196 nước theo thứ tự mà không cần xin visa]. Mỗi quốc gia đều có chính sách thị thực cho du khách đến từ các quốc gia khác. Nước này yêu cầu giấy tờ và tài liệu đầy đủ nhiều hơn, trong khi nước khác mở cửa cho khách du lịch từ nhiều điểm đến.

Việc đo lường sức mạnh của hộ chiếu phụ thuộc vào số lượng quốc gia mà người sở hữu hộ chiếu đó có thể truy cập mà không cần xin thị thực. Thứ hạng này được xác định bởi số lượng các quốc gia được coi là điểm đến miễn thị thực. Hộ chiếu mạnh trên thế giới có quyền truy cập nhiều vào các quốc gia miễn thị thực và do đó có thứ hạng cao hơn.[Người cầm hộ chiếu Afghanistan chỉ có thể đến 24 nơi trên thế giới mà không cần xin visa. So với các quốc gia khác, hộ chiếu của Afghanistan yếu nhất, hạng thứ 113]

Thuật ngữ truy cập miễn thị thực đề cập đến những điểm mà khách du lịch có thể nhập cảnh theo một trong ba cách: miễn thị thực (tức là các quốc gia cho phép người mang hộ chiếu nhập cảnh miễn thị thực), thị thực khi đến (tức là các quốc gia cho phép người mang hộ chiếu để nhập cảnh bằng cách xin thị thực khi đến quốc gia này), và ủy quyền đi lại điện tử (eTA) (tức là ủy quyền có được trực tuyến trước khi đi du lịch).

Bằng cách cộng tất cả các điểm đến miễn thị thực, thị thực khi đến và eTA, thứ hạng được chỉ định cho hộ chiếu đặt nó trong mối quan hệ [cao-thấp] với các hộ chiếu quốc tế khác. Hộ chiếu được xếp hạng cao nhất là hộ chiếu được vào các quốc gia miễn thị thực nhiều nhất. 

Hoa kỳ là một nước có ưu thế nổi trội mọi mặt trên thế giới vẫn bị một số nước đòi phải có visa nhập cảnh. Công dân Mỹ bị cấm vào Bắc Hàn dù có hay không visa. Hộ chiếu của họ chỉ đứng thứ 8. Họ cũng cần có phép đặc biệt để đến Cuba, Iran hay Turkmenistan

Người Mỹ xin visa vào Việt Nam dễ hơn người Việt Nam xin vào Mỹ.

 

Theo Visaindex, hộ chiếu Việt Nam xếp hạng 93, cùng hạng với Angola, Comoros. Afghanistan xếp hạng chót 113.

 

Từ Việt Nam, đến nước xếp hạng cuối cùng Afghanistan có 20 nước. trong đó có nhiều nước nằm trong danh sách bị các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch, HRW, Phóng Viên Không Biên Giới RSF hay The Economist Intelligence Unit EIU, xếp hạng tệ hại nhất về nhân quyền, quyền tự do ngôn luận. 

 

Trong bản báo cáo về tự do báo chí năm 2019 do tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố năm 2022 Việt Nam đứng thứ 174/180 nước. Việt Nam là nước có tình trạng đàn áp tự do ngôn luận, một trong 10 nước, tệ nhất; tương tự với Trung cộng. Báo cáo đánh giá tình hình VN « Hận thù đối với các nhà báo nay đã biến thành bạo lực ».

 

Theo xếp hạng của The Economist Intelligence Unit, Cơ sở tính điểm mà Economist Intelligence Unit cho điểm hoạt động của chính quyền VN 2.86/10, các quyền tự do của công dân 2.32 điểm, sự tham gia chính trị, 3.89, văn hóa chính trị 5.63 , tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên 0.00 điểm. Việt Nam bị  nằm trong nhóm các quốc gia chuyên chế.

 

Với 2.94 điểm, xếp thứ 131 trong tổng số 167 quốc gia,  Việt Nam nằm trong nhóm 7 quốc gia độc tài khu vực Á và Úc châu Trung cộng, Triều Tiên, Myanmar, Lào, Campuchia, và Afghanistan. Những nước này, trừ Trung cộng, có thứ hạng thấp nhất trong bảng xếp hạng hộ chiếu của visa index. 

 

Vậy thì dù ông TBT Nguyễn Phú Trọng có làm bộ khiêm nhượng khi nói “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” thì việc đó không ảnh hưởng gì đến sức mạnh của tấm hộ chiếu. Hộ chiếu được xếp hạng cao nhất là hộ chiếu được vào các quốc gia miễn thị thực nhiều nhất. 

Hộ chiếu mạnh nhất như Nhật, Đại Hàn vẫn bị một số quốc gia cấm cửa, và họ cũng cấm cửa công dân của một số quốc gia, VN không thấy cấm cửa một nước nào mà cũng không thấy ai cấm cửa, vậy sao hộ chiếu của họ vẫn thấp. Vấn đề này để dành cho ĐCSVN.

Chắc chắn Singapore không thể có một lịch sử oai hùng như Việt Nam mà ông Tổng Bí Thư ‘với tất cả khiêm tốn’ nói đến, nước này lại không có đảng CS mà toàn thế giới cúi đầu nể phục, vậy sao hộ chiếu của họ xếp hạng 4, công dân của họ lại có thể thong dong đến 193 nơi trên thế giới, với 151 nơi không cần thị thực visa, 32 nơi chỉ cần làm visa khi đến, và 10 eTA. Việt Nam, theo như lời khoe khoang của các nhà lãnh tụ cộng sản,  với lịch sử oai hùng thế, với đà tiến triển kinh tế mạnh như thế, với tự do “dân chủ Việt Nam cao gấp vạn lần dân chủ tư sản” sao dân Việt đến đâu cũng bị dòm ngó, làm khó dễ khi nhập cảnh, thậm chí không cho vào nước người?

Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt nói tại Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vào thứ Bảy 20-9/2008, “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế.

Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng.”

VNTB (04.08.2022)

 

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen