Seite auswählen
Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, hai quan chức cao cấp vừa bị đảng CSVN thanh trừng. Ảnh VOA

Theo thông cáo báo chí của Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) hôm thứ Sáu 30 tháng Mười Hai, hai đảng viên cao cấp là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đã bị thanh trừng: ông Minh bị thôi chức Ủy viên Bộ Chính trị, còn ông Đam bị thôi chức Ủy viên Ban chấp hành trung ương. Điều đó nghĩa là ông Minh cũng sẽ không còn làm phó thủ tướng thường trực, ông Đam mất chức phó thủ tướng trong kỳ họp bất thường của Quốc hội bù nhìn sẽ khai diễn vào ngày 3 tháng Giêng 2023 sắp tới. 

Một lần nữa, thông tin vỉa hè ở Việt Nam về những vụ đấu đá bí mật trong cung đình Hà Nội đã tỏ ra rất chính xác đến từng chi tiết và không ai ngạc nhiên: Chuyện mất chức của hai ông Minh và ông Đam được dân chúng bàn tán từ lâu vì vai trò của các ông này trong các vụ đại án tham nhũng liên quan tới đại dịch COVID-19: vụ xét nghiệm Việt Á và chuyến bay giải cứu. Khi tay chân của các ông này như các bộ trưởng thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Tô Anh Dũng bị “nhập kho” thì người ta đã biết sự nghiệp chính trị của các phó thủ tướng Minh và Đam sắp cáo chung.

Không ngạc nhiên, người ta chỉ thắc mắc liệu Minh và Đam đã là “trùm cuối” của các vụ án này hay chưa, lý do chính xác của vụ thanh trừng hai ông này là gì, vụ thanh trừng chỉ dừng lại ở mức cách chức, khai trừ đảng hay truy tố và bỏ tù, liệu đây chỉ là kết quả một vụ tranh chấp phe nhóm trong nội bộ hay có bàn tay của ông bạn “bốn tốt 16 chữ vàng” nhằm lũng đoạn chính trường Việt Nam? Vân vân…

 

Thông cáo của Ban chấp hành trung ương đảng CSVN về vụ thanh trừng hai ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam.

Dù thế nào, việc cách chức hai ông Minh và Đam đã đáp ứng được một mong mỏi của người dân đã chịu nhiều thương đau mất mát vì chính sách chống dịch ngu xuẩn của nhà cầm quyền do các ông này lãnh đạo và đang uất hận vì những quan chức cao cấp táng tận lương tâm, trục lợi trên nỗi đau khổ của đồng bào trong suốt ba năm dịch từ 2020 đến nay. 

Có người nói, chuyện thanh trừng là chuyện nội bộ của đảng CSVN, dân chúng đâu có quyền xía vô nên chẳng cần phải quan tâm, “có gì mà ầm ĩ”! Vẫn biết chuyện thanh trừng là chuyện riêng của đảng, nhưng trong chế độ đảng trị, những cá nhân này cũng đồng thời là lãnh đạo nhà nước mà mỗi quyết định của họ ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh mệnh của hàng triệu người, mà vụ COVID là một ví dụ, không thể không quan tâm.

Nhiều người tiếc rẻ vì cho rằng Minh và Đam là hai “gương mặt sáng nhất” trong bộ máy chính phủ cộng sản, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có triển vọng sẽ lèo lái đất nước trong công cuộc hội nhập sắp tới. Riêng Minh là con của ông Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, chống lại một mưu đồ “Bắc thuộc” mới và đã bị Bắc Kinh gây sức ép đẩy ra khỏi guồng máy cai trị ở Hà Nội. Thế nhưng môi trường độc tài độc đảng của Việt Nam có tác dụng làm biến chất, tha hóa con người rất kinh khủng, người thiện lương không tồn tại được trong thể chế độc hại đó. 

Huống nữa, trong nhiều năm cầm quyền ở đỉnh cao, Minh và Đam cũng không chứng tỏ họ có khát vọng lớn lao hay tầm nhìn xa trông rộng để thay đổi cục diện, thực hiện dân chủ hóa đất nước mà chủ yếu chỉ diễn những trò mị dân rẻ tiền, những ai theo dõi tình hình chính trị ở Việt Nam đều biết rõ. Không đợi đến đại dịch COVID-19 mà những ung nhọt nhức nhối trong ngành ngoại giao, giáo dục, y tế, văn hóa – thuộc phạm vi điều hành của Minh và Đam – tồn tại đã nhiều thập niên mà không hề được cải thiện. Việc phế truất các cá nhân này xem ra không có gì phải tiếc nuối cả.

Những quan chức cộng sản sắp ngồi vào chiếc ghế mà Minh và Đam để lại chưa chắc đã khá hơn hai nhân vật vừa bị thanh trừng, cũng có thể tệ hơn. Vấn đề chung quy lại là ở thể chế độc tài. Thay đổi các cá nhân mà thể chế cộng sản vẫn giữ nguyên thì không làm cho đất nước tiến bộ hơn mà có khả năng tạo ra thêm mầm mống cho các cuộc thanh trừng tương lai. Sau Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam hẳn sẽ có thêm nhiều cán bộ cao cấp khác của đảng CSVN biến thành “củi”.

Đảng CSVN không công bố rõ lý do Minh và Đam bị thanh trừng, có lẽ vì họ cho rằng đây là chuyện nội bộ của đảng, dân chúng không được quyền biết. Trong bối cảnh vụ Việt Á và vụ chuyến bay giải cứu đang ầm ĩ trên truyền thông, dư luận nghĩ rằng, hai ông này ngã ngựa vì tham nhũng, lợi dụng chức quyền để trục lợi trong thời kỳ đại dịch. Thế nhưng trong 18 ông bà ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 của đảng CSVN hiện nay, người nào không tham nhũng, không lợi dụng chức quyền để trục lợi? Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng… đều đã “nhúng chàm”, dính từ vụ Formosa, AVG Mobifone, Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC, Việt Á cho đến vụ Vũ Nhôm và vô số vụ tham nhũng lớn khác mà vẫn bao che cho nhau, thỏa hiệp với nhau để duy trì ách thống trị trên đầu trên cổ gần một trăm triệu dân. 

 

18 ông bà ủy viên bộ chính trị đảng CSVN, tổ chức cầm quyền cao nhất ở VN, có ai là người trong sạch?

Tìm được một quan chức trong sạch trong đảng cộng sản có khi còn khó hơn tìm kim đáy bể cho nên “chống tham nhũng”, “đốt lò” chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch, những chiêu bài để triệt hạ lẫn nhau mà vụ thanh trừng Minh và Đam là trường hợp mới nhất.

Nếu để ý thì sẽ thấy cuộc thanh trừng trong đảng và chính phủ Việt Nam nhân danh chống tham nhũng diễn ra song song với cuộc đàn áp khốc liệt thành phần bất mãn trong xã hội dựa vào các điều luật mơ hồ và phi lý: “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, và cả hai được thúc đẩy rất mạnh từ sau chuyến đi chầu Bắc Triều của ông đảng trưởng đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Có thể trong chuyến đi, ông Trọng học được bí kíp của Tập Cận Bình về thanh trừng nội bộ và củng cố quyền lực, cũng có thể ông ta photocopy sách lược của Tập củng cố quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản trong mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, thanh trừng những phần tử có biểu hiện không trung thành, “tự chuyển hóa” cả trong đảng và trong xã hội nói chung. Cho rằng cuộc thanh trừng của đảng CSVN có bàn tay sắp xếp của Bắc Kinh là một loại thuyết âm mưu, nhưng xem ra cũng không xa thực tế lắm.

Cuối cùng, cho dù ai xuống ai lên thì vụ thanh trừng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam cũng biểu hiện một cuộc tranh chấp một mất một còn giữa các phe phái trong đảng CSVN nhằm chiếm lấy quyền lực tối cao khi ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng phải từ bỏ chức vụ trong một ngày không xa nữa. Phe đảng CSVN với lực lượng công an “còn đảng còn mình” đang sử dụng hết công cụ bạo lực của họ để đánh bật những phần tử bất tuân trong phe chính phủ và cài cắm vào đó những đảng viên trung thành với đảng, với “đồng chí bốn tốt mười sáu chữ vàng” ở bên kia biên giới phía Bắc.

Không có nhiều hy vọng cho đất nước dù năm 2023 đã cận kề!

Màn hai, cảnh một của vở tuồng “Dưới hai màu áo”

Mai Bá Kiếm

31-12-2022

Khoảng năm 1970, đoàn kịch Kim Cương diễn vở “Dưới hai màu áo”, Kim Cương đóng hai vai chị em sinh đôi có cá tính trái ngược nhau: Bê chân chất – Bích nổi loạn, đua đòi. Đài vô tuyến truyền hình Sài gòn dùng kỹ xảo ghép hình để xuất hiện cùng lúc hai “Kim Cương” tranh luận nhau.

Má tôi khen nức nở Kim Cương có phép “phân thân”, còn tôi nể ý tưởng “một người đóng hai vai có hai mặt” của Kim Cương. 52 năm sau, tôi mới ngộ ra, trên sân khấu chính trị, các lãnh đạo cũng đang diễn lại tuồng “Dưới hai màu áo”.

Khi Bộ Công an công bố bắt trợ lý của hai phó thủ tướng vì “lợi dụng chức vụ quyền hạn” trong vụ test kit Việt Á và “nhận hối lộ” trong các chuyến bay giải cứu, người dân biết sẽ liên can đến hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh. Nhưng kịch bản không cho phép kéo màn đột ngột, hoặc để nhân vật đột nhiên biến mất, trừ khi nhân vật đó nói “tau khỏe, có chi mô?”

Trong vai chính diện, ngày 9/12/2022, ông Vũ Đức Đam đã có kết luận chỉ đạo tại phiên họp tổng kết Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa 2022. Đến ngày 30/12/2022, trong vai phản diện, ông Đam được cho thôi chức ủy viên Trung ương.

Cực hơn bạn đồng diễn Vũ Đức Đam, ông Phạm Bình Minh diễn vai chính diện đến phút hạ màn. Xung đột hai vai lên đỉnh điểm từ ngày 27/12, ông Phạm Bình Minh ký quyết định thi hành kỷ luật đối với chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa: Đỗ Minh Tuấn và Đầu Thanh Tùng.

Rồi ngày 29/12, ông Phạm Bình Minh trong vai “Bao Cong mặt sét”, ký quyết định thi hành kỷ luật thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, cùng lúc ký quyết định kỷ luật chủ tịch và hai phó chủ tịch tỉnh Nam Định: Phạm Đình Nghị, Trần Anh Dũng, Trần Lê Đoài.

Ngày hôm sau, 30/12, trong vai phản diện ông Phạm Bình Minh được cho thôi giữ hai chức ủy viên: Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Kỳ nữ kiêm soạn giả Kim Cương chắc cũng không nghĩ ra tính xung đột giữa hai vai trong một nhân vật lên cực điểm như vậy.

Phục soạn giả viết kịch bản sân khấu một, tôi phục soạn giả viết quy trình bãi nhiệm ngàn lần!

Những phi lý từ phiên họp bất thường ‘dính’ đến 2 PTTg Minh và Đam

Blog VOA

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh ghép từ Reuters.

Hải Lê

Lịch sử còn ghi lại câu chuyện đau lòng của Việt tộc, một Ngoại trưởng tầm cỡ quốc tế như Nguyễn Cơ Thạch – thân phụ của Phạm Bình Minh – cũng từng bị Đảng cho về vườn từ trên đỉnh cao của quyền lực.

Những phi lý bắt nguồn từ “lắt léo” của thể chế độc tài – toàn trị, được hệ thống quyền lực “lưỡng đầu chế” bảo trợ, khiến cho người dân biết rất ít về các màn đấu đá sau hậu trường. Đấy cũng là mảnh đất mầu mỡ cho nền báo chí “bán khai” độc diễn. Đảng của ông Trọng và của mười mấy ông Ủy viên BCT không bao giờ có thể “vun đắp niềm tin” khi sự thật chưa được công bố. Mãi mãi sự bất công đối với người dân vẫn còn đấy.

Ngày cuối năm 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) ĐCSVN khóa XIII đã bắt đầu họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ. “BCHTƯ đã quyết định 3 nội dung: 1) BCHTƯ biểu quyết, thống nhất để các đồng chí sau thôi giữ chức vụ: Đồng chí Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị (BCT), Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII; Đồng chí Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII. 2) BCHTƯ cho ý kiến về 2 nhân sự để BCT quyết định giới thiệu Quốc hội khoá XV phê chuẩn chức danh Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo quy định. 3) BCHTƯ quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ đối với đồng chí Trần Đình Thành, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai”.

Trên dưới đều “bị”, giữa thì không?

Soi đoạn trích từ “Thông cáo về hội nghị bất thường BCHTƯ”, có thể tạm rút ra một số nhận định. Thứ nhất, sự nghiệp của hai Phó Thủ tướng (PTTg) Phạm Bình Minh và PTTg Vũ Đức Đam từ nay thế là chấm dứt! Thứ hai, cả hai PTTg về hưu là do bị “trên” ép, chứ hai ông không hề viết đơn xin từ chức như gợi ý trước đây của Lãnh đạo cấp cao. Thứ ba, sau khi cầm sổ hưu, số phận sau này của 2 PTTg còn tùy thuộc vào mối tương quan giữa “pro and con” thuộc 2 phe “bảo vệ” hay “truy sát” tiếp các ông. Căn cứ theo diễn ngôn của “Thông cáo”, ông Minh và Ông Đam có thể sẽ không bị BCT thi hành kỷ luật, theo cách như ông Thành (ở Đồng Nai). Thông tin nội bộ cho biết, ông Minh nhất định không chịu viết đơn từ chức. Ông Minh lập luận, ông không hề “nhúng chàm” tham nhũng, ông chỉ nhận trách nhiệm liên đới về chính trị. Và ông cũng đề nghị với Ban bí thư cho lấy phiếu tín nhiệm trong cuộc họp Trung ương bất thường, vì ông tin rằng, đa số các Ủy viên Trung ương vẫn còn ủng hộ ông. PTTg Vũ Đức Đam thì thúc thủ, ông này ngay từ đầu đã chấp nhận quyết định của BCT.

“Thông cáo” nói trên, tuy nhiên, cũng để lộ ra một số điều phi lý. Thứ nhất là, vụ Việt Á và chuyến bay “giải cứu” kéo dài gần cả năm nay. Dân trong nước còn biết ai là “trùm cuối” và ai là người đóng góp 80% cổ đông tại Công ty cổ phần của Phan Quốc Việt. Thế thì tại sao không thể chờ cho đến khi vụ án đưa ra xét xử giữa “thanh thiên bạch nhật” mới lấy các quyết định sau cùng, mà ngay từ bây giờ Đảng phải họp “bất thường” để giới thiệu nhân sự thay thế, Quốc hội phải họp “bất thường” để bấm nút thông qua các nhân vật Đảng giới thiệu? Được biết, đây là lần thứ hai Trung ương khóa này họp “bất thường”. Trong những ngày ở thăm Indonesia, dư luận tưởng rằng, phen này về nước, ông Sơn sẽ vào lò. Chưa có tiền lệ là thành viên chính phủ đang đi tháp tùng Nguyên thủ quốc gia mà phải nhận “hung tin” khi còn ở nước ngoài. Thế thì ăn làm sao, nói làm sao với sở tại? Ngoại trưởng Sơn cảm thấy bị xúc phạm đã đành, mà bản thân ông Chủ tịch Phúc cũng thấy khó xử với chủ nhà. Đến lượt mình, Nguyên thủ chủ nhà cũng cảm thấy “sai sai”. Vì sao Việt Nam lại đối xử với phái đoàn của họ như thế khi đang thăm chính thức Indonesia? Ấy vậy mà khi đoàn về nước thì Ngoại trưởng Sơn lại được BCT tha bổng. Vì “phê bình”, theo “Điều lệ Đảng” thì chưa phải là thi hành kỷ luật, cho dù là “phê bình nghiêm khắc”. Điều phi lý nằm ở chỗ, thế thì gây ra xì-căng-đan về ngoại giao ấy nhằm mục đích gì? Vẫn chưa hết: Cấp trên của ông Sơn là Phạm Bình Minh bị ép về hưu, đấy rõ ràng là một hình thức kỷ luật. Toàn bộ dàn nhân sự bên dưới ông Sơn, từ Thứ trưởng, Cục trưởng đến nhiều chuyên viên trong BNG không chỉ bị kỷ luật mà lần lượt “xộ khám”. Tức là trên dưới ông Sơn đều bị “dính” án, riêng ông ta ở giữa lại được tha bổng là sao?

Hay việc tha bổng Bùi Thanh Sơn là để che dấu điều phi lý tiếp theo, tức “tất cả sẽ hòa cả làng”. Trong 19 Ủy viên BCT, theo thông tin từ nội bộ được các trang mạng xã hội đăng tải, hiện nay đã có đến hàng tá đồng chí bị “nhúng chàm”, kể cả ông Trưởng lò là TBT Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng nắm quyền lực tối thượng, nhưng lại để lọt lưới gần chục bộ mặt tai tiếng, trùm tham nhũng, ăn hối lộ, vượt qua chốt chặn “quy trình 5 bước”, để chễm chệ ngồi vào Trung ương, nhiều vị trong số này đã xộ khám. Thủ tướng Phạm Minh Chính từ thời còn ở Quảng Ninh cũng như khi nắm Trưởng ban Tổ chức đã “dính” khá sâu với tập đoàn AIC, bảo kê cho Nguyễn Thị Thanh Nhàn (đang bị truy sát). Ông Chính cũng là cha đẻ của thuyết “chống dịch như chống giặc”…, ép dân tập trung bắt buộc, bị bỏ rơi, không được quan tâm y tế và các điều kiện khác, dẫn đến con số tử vong không kể xiết. Tóm lại, 13/18 Ủy viên BCT hiện nay đều có tỳ vết, nhưng ông nào nặng nhất, vẫn chỉ dừng ở “phê bình, kiểm điểm” vuốt đuôi.

Nguồn gốc nằm ở thể chế độc tài

Các phi lý nói trên có nguồn gốc từ bản chất “lắt léo”của thể chế độc tài – toàn trị. Vấn đề mấu chốt ở đây không phải công lý đòi hỏi phải được thực thi. Vấn đề là Đảng muốn thị uy “bàn tay sắt” của mình trước bàn dân thiên hạ. Đó là cái gốc đầu tiên bao quát nhất! Khi Đảng nắm trọn trong tay cả ba quyền: hành pháp, lập pháp và tư pháp – vừa đá bóng vừa thổi còi – Đảng muốn cho ai sống thì được sống, Đảng ra lệnh chết, thì cũng phải “vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng” (thơ Tố Hữu). Bày trò họp hành bình thường hay bất thường, diễn màn tố tụng cho phải phép chỉ là “game shows”. Thật trớ trêu, cả ông Đam lẫn ông Minh đều phải diễn vai chính diện cho đến phút “hạ màn”. Ngày 29/12, trong vai “Bao Công”, ông Minh ký quyết định kỷ luật Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, cùng lúc ký quyết định kỷ luật Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch Nam Định Phạm Đình Nghị, Trần Anh Dũng, Trần Lê Đoài. Ngay hôm sau, 30/12, trong vai phản diện, ông Minh được cho thôi giữ hai chức ủy viên: Bộ Chính trị và Trung ương đảng. Đúng là hai cảnh trong cùng một vở tuồng!

Nguồn gốc thứ hai nằm ngay trong hệ thống “toàn trị lưỡng đầu chế”. Bên cạnh đầu Ba Đình, sức nặng từ Trung Nam Hải là một nhân tố hết sức quyết định. Lịch sử đã ghi lại câu chuyện đau lòng của Việt tộc, một Ngoại trưởng tầm cỡ quốc tế như Nguyễn Cơ Thạch – thân phụ của Phạm Bình Minh – cũng từng bị Đảng, dưới sức ép của Trung Quốc, cho về vườn từ trên đỉnh cao của quyền lực. Lịch sử rồi sẽ còn ghi lại, do đòi hỏi của công việc, hồi Đảng quyết định “xé rào”, đưa Phạm Bình Minh vào Trung ương, giữ chức Ngoại trưởng; TBT lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh đã phải kêu lên giữa cuộc họp: “Đồng chí này Trung Quốc không đồng ý cơ mà!” Còn giờ đây, theo YouTube ghi lại ý kiến của Tiến sỹ Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn nói rằng, chắc chắn có bàn tay “nước lạ” trong can thiệp vào nhân sự ngoại giao Việt Nam. Dù có thể kiểm chứng các suy đoán của ông Lê Kiên Thành hay không thì sức nặng của loạt “chữ vàng”, kiểu như “lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng…” và 13 văn kiện Trung – Việt đã được thỏa thuận trong dịp ông Trọng sang “triều kiến” Bắc Kinh tháng 11 vừa qua, đều có nguy cơ “xóa sổ” các di sản nền ngoại giao “cân bằng” và “đa dạng hóa” một thời.

Nguồn gốc thứ ba là do các tuyên bố dân túy của TBT Nguyễn Phú Trọng khi ông tin rằng, có thể ngụy trang chiến dịch thanh lọc phe phái trong Đảng những năm qua cũng như hiện nay bằng khẩu hiệu: kỷ luật Đảng là để “vun đắp niềm tin trong đảng viên và nhân dân”. Do không muốn cho người dân biết tất cả những đấu đá sau hậu trường, nên cho đến nay, nhiều người dân vẫn không hề biết, tội của ông Minh và ông Đam là gì, vẫn tỏ ra luyến tiếc cho sự ra đi của hai ông. Đó chính là lỗi của chính sách tuyên truyền có chủ đích và khiếm khuyết của nền báo chí không độc lập. Cái lỗi này đã không đem lại sự công bằng cho người dân khi sự thật luôn là trò chơi ú tim dưới mọi phát biểu mị dân của lãnh đạo. Đã đến lúc Đảng hãy đứng về phe nước mắt – phe người dân – những nạn nhân duy nhất do tội lỗi của các ông quan lớn, dù bất kể ông quan lớn ấy là ai, để phán xét. Sự thật cần được phơi bày. Đảng của ông Trọng và của mười mấy ông Ủy viên BCT không bao giờ có thể “vun đắp niềm tin” khi sự thật chưa được sáng tỏ. Chừng đó, mãi mãi sự bất công với người dân vẫn còn đấy.

Việt Nam: Ông Trọng củng cố quyền lực qua việc miễn nhiệm hai phó thủ tướng

Nikkei Asia

Tác giả: Tomoya Onishi

Trúc Lam chuyển ngữ

Tiếng Dân

6-1-2023

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hà Nội ngày 23-5-2021. Cũng như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, ông Trọng sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để siết chặt quyền lực của mình. Nguồn: © AP

Cuộc gặp Tập Cận Bình có thể giúp đẩy nhanh nỗ lực chống tham nhũng của Tổng Bí thư Trọng.

Hà Nội – Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng dường như củng cố thêm quyền lực của mình sau khi Quốc hội thông qua v miễn nhiệm hai phó thủ tướng trong một phiên họp bất thường hôm thứ Năm.

Quyết định này được đưa ra sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam tước bỏ các chức vụ ở Ủy ban Trung ương của hai nhân vật này hồi tuần trước.

Phạm Bình Minh là phó thủ tướng thường trực, phụ trách ngoại giao, và Vũ Đức Đam là phó thủ tướng phụ trách y tế công cộng. Hai người này đã bị thay thế sau khi bị buộc tội để cho tham nhũng hoành hành dưới sự giám sát của họ.

Hành vi phạm tội của ông Minh được cho là thiếu giám sát khi dịch COVID-19 lúc đầu hoành hành khắp thế giới và các chuyến bay được sắp xếp để đưa các công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài về nước. Khoảng 40 người, gồm một thứ trưởng ngoại giao, cựu đại sứ tại Nhật Bản và giám đốc điều hành công ty du lịch, đã bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ từ những hành khách được ưu tiên lên máy bay.

Ông Đam bị chỉ trích vì giám sát cách chính phủ tiến hành đấu thầu dụng cụ xét nghiệm coronavirus. Tiến trình này đã được tiết lộ là bị phá hỏng do gian lận, nhường chỗ cho một vụ bê bối dẫn đến việc tước quyền và bắt giữ một cựu bộ trưởng y tế và một cựu Chủ tịch Hà Nội.

Cả ông Minh và ông Đam đều chưa bị bắt, và không có lời giải thích chính thức nào được đưa ra cho việc sa thải họ. Một nguồn tin ngoại giao đã tỏ ra ngạc nhiên khi [người này] nói chuyện với Nikkei Asia: “Hình ảnh của họ trong sạch trong đảng”, nguồn tin cho biết, “và họ được lòng dân”.

Việc cách chức đánh dấu sự leo thang của chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm, được thực hiện bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là người đang ở nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo đảng. Đây là lần đầu tiên ông Trọng truy lùng các quan chức chính phủ ở cấp cao nhất.

Các chuyên gia cho rằng, sự leo thang cho thấy ông Trọng đang củng cố thêm quyền lực của mình, mặc dù ông đã “gần như hội tụ quyền lực thật sự của đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, hệ thống tư pháp và giám sát“, Đặng Tâm Chánh, một nhà phân tích chính trị ở TP Hồ Chí Minh, cho biết.

Truyền thông nhà nước Việt Nam gọi hành động năng nổ, với cái gọi là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng của lãnh đạo là “đốt lò”. Ông Chánh gọi đó là “lò ông Trọng”.

Trong khi tiếp tục nỗ lực chống tham nhũng, ông Trọng cũng đang tìm kiếm người kế vị.

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, Canberra, thuộc Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc, nói rằng, ông Trọng “đã không đưa được người thân cận của mình là Trần Quốc Vượng làm lãnh đạo đảng tiếp theo” tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng hồi năm 2021, khi ông tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba chưa có tiền lệ.

Ông Trọng sẽ lặng lẽ vận động các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các quan chức cấp cao khác của đảng về người kế nhiệm ông”, ông Thayer nói với Nikkei. “Trong khi chờ đợi, Trọng sẽ tiếp tục chiến dịch ‘đốt lò’ của mình vì ông ta biết rằng tham nhũng trong đảng là mối đe dọa lớn đối với tính chính danh của đảng để cai trị Việt Nam“.

Từ lâu, đã có đồn đoán rằng ông Trọng, hiện 78 tuổi, sẽ bị thay thế vào giữa nhiệm kỳ thứ ba, kéo dài đến năm 2026, nếu các đảng viên khác có đủ quyền hành xuất hiện.

Nhưng kể từ đó, các chuyên gia cho rằng, quyền hành của ông Trọng không thể lay chuyển được.

Alex Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương, Daniel K. Inouye ở Honolulu, cho biết: “Khả năng lớn là ông Trọng sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến khi tình trạng sức khỏe của ông không cho phép. Mặc dù ông ấy có thể đã tạo ra rất nhiều kẻ thù, nhưng dường như không có nhà lãnh đạo nào khác có thể có được sự ủng hộ của đa số các ủy viên Trung ương. Với tình hình này, ông Trọng vẫn là sự lựa chọn mặc định“.

Những người trong nội bộ đảng nói với Nikkei rằng, có thể có những động cơ thầm kín đằng sau nỗ lực chống tham nhũng của ông Trọng.

Ông Minh, một trong hai phó thủ tướng bị miễn nhiệm, được cho là có tham vọng làm thủ tướng hoặc chủ tịch nước, nhưng ông Trọng không thể chấp nhận việc ông Minh “ưu ái kiểu phương Tây và sự ủng hộ của các nhóm kiểu phương Tây“, một người trong cuộc nói với Nikkei.

Ông Trọng cũng bị [nhà lãnh đạo Trung Quốc] Tập Cận Bình gây sức ép, nhằm hạn chế ảnh hưởng của phe ủng hộ phương Tây, và tên của Phạm Bình Minh đã được đề cập trực tiếp”, nguồn tin cho biết thêm. Cụm từ “ưu ái phương Tây” được cho là một phần của các cuộc thảo luận khi ông Trọng đi thăm Bắc Kinh hồi mùa thu năm ngoái và gặp Tập, là người đã sử dụng nỗ lực chống tham nhũng của mình để củng cố quyền lực ở Trung Quốc.

Khi ông Trọng từ Trung Quốc trở về, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra máy bay đón tổng bí thư, theo ông Chánh, nhà phân tích ở TP Hồ Chí Minh. Đó là “một nghi lễ gần như đã biến mất kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế [năm 1986],” nhà phân tích này nói thêm.

Bất chấp việc hai phó thủ tướng bị cách chức, nhiều người tin rằng ông Chính có thể tồn tại vượt qua nỗ lực chống tham nhũng của ông Trọng. “Việc cách chức hai phó thủ tướng sẽ tạm thời gây khó khăn cho Thủ tướng Phạm Minh Chính”, Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, nói với Nikkei, “nhưng ông ấy sống sót và tiếp tục các nhiệm vụ của mình thời hậu COVID“.

Cũng có khả năng ông Chính sẽ chịu thêm áp lực. Ông Chánh tin rằng, thủ tướng “không thể chậm trễ trong việc cải cách” hệ thống hành chính và chế độ công vụ của Việt Nam đồng thời cải thiện tiền lương của người dân – tất cả đều là nhiệm vụ mà ông Minh chịu trách nhiệm, nhưng ông ấy đã bị cách chức.

Bài có sự đóng góp của Tống Kim Dung tại Thành phố Hồ Chí Minh và Yuji Kuronuma tại Tokyo.

Thấy gì từ các vụ ‘trảm’ 2 PTTg và ‘tấn phong’ 2 PTTg mới?

 

Blog VOA

Hai tân phó thủ tướng Việt Nam: Ông Trần Lưu Quang (trái) và Trần Hồng Hà.

Hai nhân vật vừa lên thay Minh và Đam, ngồi vào ghế Phó Thủ Tướng (PTTg) – ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà – là ví dụ rõ ràng nhất của các lãnh chúa Khổng giáo – Cộng sản.

Nguyễn Bá Bình

Chiều 9/1/2023, Quốc hội Việt Nam đã bế mạc phiên họp được cho là bất thường. Se-ri “hý kịch” này khởi đầu từ ngày 20 và 21/12 năm ngoái. Trong những ngày ấy thiên hạ chúc nhau “Merry Christmas!” Nhưng “đấu trường Ba Đình” trong lòng Hà Nội thì chẳng “merry” (vui vẻ) chút nào cả…

Hai mươi ngày kể từ tin đồn…

Khởi đầu là “màn warm-up” của Ủy ban Kiểm tra TƯ ngày 20 – 21/12, với việc Ủy ban này Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Ngoại giao và Cảnh cáo Đảng ủy Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Tiếp đó, ngày 30/12, Ban Chấp hành TƯ trình diễn tiếp màn “biểu quyết thống nhất” để: “Đồng chí Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII. Đồng chí Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII”. Tức là phải mất 10 ngày, tính từ hôm 20 – 21/12 đến 30/12, tin về việc Đảng “trảm” cương vị ủy viên BCT và TƯ đối với 2 đương kim PTTg Minh và Đam, mới chính thức được xác nhận. Chưa hết, lại phải chờ thêm mấy ngày nữa, đến mồng 5/1/2023, các ông nghị bà nghị mới được bấm nút để “phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực đối với ông Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng đối với ông Vũ Đức Đam”. Vậy tức là 15 ngày trôi qua tính đến thời điểm “khởi động”. Và phải mất thêm 4 ngày nữa, chờ đến chiều 9/1, tức là 20 ngày sau khi có tin từ Uỷ ban Kiểm tra, mới có buổi họp báo chính thức để Quốc hội cho cử tri trong cả nước biết tại sao phải “trảm” hai ông PTTg!!!

Sau những ngày được công bố là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ…, kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành chương trình đề ra. Quốc hội đã xem xét, thông qua 01 Luật, 03 Nghị quyết và xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2”. Trên thực tế, chẳng mấy ai quan tâm đến 1 Luật và 3 Nghị quyết là những cái chi chi, vì ai cũng biết, đó là trò bịp. Chẳng qua chỉ là để thực hiện một trong 36 kế của Tôn Tử, tức là “thuận tay dắt dê”. Dư luận chỉ tập trung vào đề tài nóng duy nhất, cách giải thích việc lấy quyết định của Đảng và Quốc hội để “trảm” 2 PTTg. Và có lẽ VietnamNet là trang mạng hiếm hoi dám đề cập đến “lý do miễn nhiệm chức Phó Thủ tướng với các ông Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam”. Theo trang báo này, hai ông PTTg về hưu là do “nguyện vọng cá nhân” chứ không phải là do “tự từ chức”? Đọc đi đọc lại bài viết thì chỉ có thể hiểu rằng, hai ông này dường như muốn nói với công luận, “các đồng chí muốn đuổi chúng tôi thì đuổi” – chẳng nhẽ “nguyện vọng cá nhân” của hai chúng tôi là… bị đuổi??? – nhưng chúng tôi “không từ chức”.

Quyền lực ông Trọng và nhà nước độc tài

Buổi họp báo, theo cách thức giải thích vòng vo tam quốc của VNN, vẫn như “gà mắc tóc”. Nhà báo “Thanh Niên” chất vấn: “Vậy có thể xem ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam từ chức hay không? Quy định 41 về từ chức miễn nhiệm quy định nhiều căn cứ từ chức, vậy các ông Bình Minh, Đức Đam từ chức vì lý do gì?”. Sau hơn 20 ngày “làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao…”, câu hỏi vẫn không có câu trả lời. Tuy nhiên, nhà báo Tomoya Onishi (từ tờ Nikkei Asia) đã bình luận: “Việc cách chức đánh dấu sự leo thang của chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm, được thực hiện bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, là người đang ở nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo đảng. Đây là lần đầu tiên ông Trọng truy lùng các quan chức chính phủ ở cấp cao nhất”. Còn theo các chuyên gia khác, như ông Đặng Tâm Chánh, một nhà phân tích chính trị từ TP. Hồ Chí Minh, thì cho rằng, sự leo thang cho thấy TBT Nguyễn Phú Trọng đang củng cố thêm quyền lực của mình, mặc dù ông đã gần như hội tụ quyền lực thật sự của đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, hệ thống tư pháp và giám sát.

Sợ vãi linh hồn là lúc đọc status của một Giáo sư từ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (USSH Hà Nội), khi vị này viết một cách bâng quơ rằng, “trang điểm xác chết – sự vô ích lần cuối – thôi thì nghĩa tử là nghĩa tận”. Lập tức liền kề, một comment khác khá chua chát xuất hiện ngay bên dưới stt: “Trang điểm lộng lẫy hàng ngày cho con bệnh nan y, lại lở loét kinh niên thì nên hay không nên?” Thế là comment khác trả lời ngay tắc lự: “Không nên, vì lúc này vấn đề là cứu sống con bệnh, chứ không phải làm đẹp cho con bệnh”. Trong khi các thầy trò từ USSH Hà Nội phải viết các stt theo cách phiếm định, thì GS. Nguyễn Đình Cống huỵch toẹt: “Việc miễn nhiệm hai ông Phó Thủ tướng, thay bằng hai ông mới khi mọi quyết định đã giải quyết xong, chỉ cần công bố cho toàn dân biết. Việc công bố này, nếu công khai… thì chỉ cần một người làm trong vài phút với chi phí vài triệu. Nhưng để che giấu bản chất độc tài của một chế độ, thì phải nói dối đó là Nhà nước dân chủ. Để hợp thức hóa từ “dân chủ” dối trá, nên phải tổ chức hai hội nghị bất thường của BCH Trung ương Đảng và Quốc hội, rất nhiều người phải bỏ công bỏ việc quan trọng để dự họp, tiêu tốn khoản tiền khá lớn, có thể đến hàng trăm tỷ chỉ để “trang điểm xác chết”.

Một hệ thống lãnh chúa cấp vùng

Việc hai ông Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh bị bay chức, về hưu non, còn cho thấy một vài đặc điểm khác nữa của nền chính trị Việt Nam đương đại. Có lẽ lộ diện khá rõ là hệ thống lãnh chúa được cho là bền vững. Đại đa số các ủy viên trung ương ĐCSVN là các lãnh chúa nhiều quyền lực, trong đó bao gồm tất cả các quan đầu tỉnh. Họ được đi lên từ các địa phương với hệ thống đàn em (lãnh chúa con) chằng chịt và rất hùng mạnh. Các ủy viên trung ương nắm các bộ cũng cần có một hệ thống lãnh chúa con như thế để duy trì quyền lực. Dĩ nhiên các lãnh chúa to đầu nhất là các Ủy viên Chính trị Bộ. Hai ông Minh và Đam đều không có các lãnh chúa con hậu thuẫn. Ông Đam đi lên từ tầng lớp “không ưu tú” của hệ thống giai cấp mới (New Class, từ của Milovan Djilas). Ông Minh, mặc dù là thái tử đỏ (con trai ông Nguyễn Cơ Thạch), có một mạng lưới quan hệ quốc tế hữu ích cho ngoại giao Việt Nam, nhưng lại không có các lãnh chúa khác ở cấp vùng chống lưng.

Hai nhân vật vừa lên thay Minh và Đam, ngồi vào ghế PTTg – ông Trần Lưu Quang và Trần Hồng Hà – là ví dụ rõ ràng nhất của các lãnh chúa Khổng giáo – Cộng sản. Ông Hồng Hà xuất thân từ “vương quốc Hà Tĩnh”, còn ông Lưu Quang đến từ “vương quốc Tây Ninh”. Thật ra thì hình ảnh của họ khá nhạt nhòa. Họ được chọn sau những cuộc kịch chiến giữa 4 – 5 nhân vật khác trong “hộp đen”. Dấu ấn lớn nhất Hồng Hà để lại là những lần ghi điểm trong mắt chóp bu của đảng. Tháng 4/2016, khi công ty thép Formosa Hà Tĩnh xả thải độc hại, gây ô nhiêm môi trường biển nghiêm trọng, Hồng Hà đã “đi đêm” vận động, buộc công ty Formosa đồng ý trả cho chính phủ Việt Nam số tiền 500 triệu Mỹ kim, tương đương 11.500 tỷ đồng, nhằm đền bù thiệt hại do họ gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung. Nhận được tiền khủng, cả hệ thống chính trị, cùng “dàn đồng ca” báo quốc doanh vội vã “quay xe”, tán dương Formosa giữ uy tín, đền bù kịp thời… Còn Trần Lưu Quang làm Bí thư Tây Ninh gần bốn năm, từ 2015 đến 2019, ông cũng không để lại bất kỳ dấu ấn gì, ngoại trừ việc dâng các dự án, “đất vàng” béo bở ở Tây Ninh cho các tập đoàn lớn như Vingroup, Sun Group, FLC, TNG Holding

Bàn tay lông lá của Tập đại đại

Có một nhân tố rất đặc biệt trong vụ “trảm” Phạm Bình Mình, tuy xếp vào cuối bài viết này, nhưng thực chất có ý nghĩa tiên quyết, đó là sức ép của TBT Tập Cận Bình trong dịp ông Nguyễn Phú Trọng thăm Bắc Kinh cuối tháng 10/2022. Từ những tìm hiểu với các quan chức cao cấp trong nội bộ đảng CSVN, báo The Nikkei Asia Review cho rằng, ông Phạm Bình Minh bị mất chức vì hai lẽ: Một là, từ vị trí thứ nhất trong bốn PTTg, ông Minh có tham vọng ngoi lên ghế Chủ tịch nước, tức là đứng vào hàng ngũ “Tứ trụ” (Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và Chủ tịch quốc hội) của chế độ cộng sản Việt Nam – và đó là điều ông Trọng không chấp nhận. Hai là, ông Trọng phải “triệt hạ” ông Phạm Bình Minh theo chỉ thị của ông Tập Cận Bình, TBT Cộng sản Trung Quốc, trong chuyến đi chầu Bắc triều của ông Trọng đầu tháng 11 năm ngoái. “Ông Trọng bị Tập Cận Bình ép phải hạn chế ảnh hưởng của các phần tử thân Phương Tây và Phạm Bình Minh là cái tên được nhắc tới trực tiếp”. “Phần tử Phương Tây” là một phần của những cuộc đàm luận khi Trọng thăm Bắc Kinh hồi mùa thu và diện kiến Tập, người vẫn sử dụng chiêu bài chống tham nhũng để củng cố quyền lực ở Trung Quốc,” tờ Nikkei viết trong số báo 6/1.

Vì có lập trường cứng rắn chống âm mưu bành trướng của Trung Quốc sau cuộc Chiến tranh Biên giới 1979, nên bố của Phạm Bình Minh – ông Nguyễn Cơ Thạch trước đây cũng bị Bắc Kinh gây sức ép buộc ĐCSVN phải loại bỏ ông khỏi mọi chức vụ khi đôi bên bí mật gặp nhau tại hội nghị Thành Đô năm 1991 dẫn tới sự lệ thuộc hoàn toàn của Việt Nam. Trường hợp của Phạm Bình Minh lần này dường như lặp lại câu chuyện của bố ông, sau hơn ba mươi năm, bởi vì, Trung Quốc có đặc tính thù dai. Từ thời Việt Vương Câu Tiễn họ đã dạy nhau: “Quân tử báo cừu, thập niên bất vãn” (Quân tử báo thù mười năm chưa muộn)! Nhận định ông Minh và ông Đam bị mất chức có thể do bàn tay của Trung Quốc đã được đưa ra đầu tiên từ một bài đăng Facebook của ông Lê Kiên Thành, con trai cố TBT ĐCSVN Lê Duẩn, hiện là một doanh nhân có tiếng ở TP. Sài Gòn. Ngay khi có tin ĐCSVN sắp thanh trừng ông Minh và ông Đam, ông Kiên Thành đã nói tới các thủ đoạn can thiệp vào nội tình Việt Nam của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Thay lời kết

Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường tự hào về chiến dịch “đốt lò” mà ông sao chép từ cuộc “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc, coi đó là dấu ấn mà ông sẽ để lại trong lịch sử chính trị của đất nước. Mới đây, ông còn lớn tiếng khoe thành tích “đốt lò” 10 năm qua là đã “kỷ luật hơn 2.700 tổ chức đảng, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng.” Nhưng thực tế, sau 10 năm ông Trọng đốt lò, tham nhũng không giảm đi mà còn tăng đều và tăng mạnh. Đường lối chống tham nhũng của ông Trọng không chỉ sai từ gốc, mà thực chất chỉ là một vỏ bọc che đậy những cuộc đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ đảng cầm quyền.

Trong cuộc đốt lò đó, quan chức nào giỏi chạy chọt, có vây cánh rộng lớn và mạnh, có sự ủng hộ của lực lượng công an, mật vụ và nhất là có được sự đồng thuận của đàn anh cộng sản ở bên kia biên giới phía Bắc thì có cơ may vượt lên, ngược lại thì sẽ bị đào thải, bị biến thành củi. Có năng lực và được đào tạo bài bản ở Hoa Kỳ và Phương Tây như ông Minh và ông Đam chẳng những không phải là lợi thế mà có khi là mầm mống của tai họa. Dân chủ và chống tham nhũng có quan hệ nhân quả với nhau. Không thể “trong sạch”, không thể “nêu gương” cho ai chừng nào ĐCSVN cầm quyền vẫn tiếp tục dối trá, vẫn tự huyễn hoặc mình và nhân dân bằng những vở tuồng “dân chủ giả cầy” không còn gạt gẫm được ai.

 

Hai phó thủ tướng được cho nghỉ: khuất tuất đằng sau

 


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh ghép từ Reuters.

Bị thanh trừng hay tự xin nghỉ? Nguyên nhân là gì? Tại sao quy trình của Đảng và Quốc hội miễn nhiệm phó thủ tướng và bổ nhiệm người mới diễn ra nhanh gọn như vậy? Hai vị phó thủ tướng đã phạm sai lầm gì đến mức bị bãi chức? – nhiều nghi vấn được dư luận đặt ra xung quanh việc ra đi của hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Ông Phạm Bình Minh là ủy viên Bộ Chính trị, phó Thủ tướng Thường trực, nhân vật số hai trong Chính phủ sau Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông từng là Bộ trưởng Ngoại giao. Trong khi đó, ông Vũ Đức Đam, ủy viên Trung ương Đảng, nhiều năm là phó Thủ tướng phụ trách mảng Văn hóa-Y tế-Giáo dục.

Hôm 30/12 năm 2022, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp phiên bất thường để nhất trí cho ông Minh và ông Đam ra khỏi Trung ương Đảng. Riêng ông Minh còn ra khỏi Bộ Chính trị luôn.

Đây là hội nghị trung ương bất thường lần thứ 2 trong nhiệm kỳ Trung ương Đảng khóa 13. Tại hội nghị bất thường lần trước hồi đầu tháng 10, có tới 3 ủy viên Trung ương đã bị thanh trừng mà thông báo chính thức nói là ‘cho thôi’.

Tuy nhiên, nếu như các ông Nguyễn Thành Phong, Huỳnh Tấn Việt và Bùi Nhật Quang được Đảng nói rõ là đã có sai phạm, khuyết điểm gì và đã bị kỷ luật thế nào mới bị cho ra khỏi Trung ương, thì đối với hai ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, Đảng không hề nói rõ nguyên nhân là gì.

Trong một diễn biến chóng vánh, chỉ 6 ngày sau hội nghị trung ương bất thường của Đảng, đến lượt Quốc hội họp phiên bất thường hôm 5/1 để quyết định miễn nhiệm chức vụ phó thủ tướng của hai ông Minh và ông Đam và bầu luôn người thay thế trong cùng ngày.

Các thông báo phát đi của Trung ương Đảng và Quốc hội đều cho rằng việc này là ‘xét theo nguyện vọng cá nhân’ của hai ông Minh và ông Đam. Tại buổi lễ sau đó, hai ông Minh và Đam còn được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa và ca ngợi công lao. Tất cả những điều này cho thấy dường như hai ông này không hề bị thanh trừng mà chỉ là ‘hạ cánh an toàn’.

Trả lời báo chí về nguyên nhân bãi nhiệm hai phó thủ tướng này, ông Bùi Văn Cường, chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, nói như sau: “Nếu có vấn đề sức khỏe không đảm bảo, hay uy tín giảm sút, thì xin thôi. Cấp có thẩm quyền khi đó sẽ xem xét miễn nhiệm nhiệm vụ ấy.”

Tuy nhiên, không rõ hai ông Minh và ông Đam gặp vấn đề sức khoẻ gì cùng một lúc hay là ‘uy tín giảm sút’, mà nếu ‘uy tín giảm sút’ thì vì lý do gì vì trước giờ hai ông chưa từng bị Đảng loan báo kỷ luật.

Kỷ luật vì cấp dưới?

Nhận định về việc này, ông Lê Quốc Quân, một luật sư bất đồng chính kiến ở Hà Nội, nói với VOA rằng bất chấp các ngôn từ ‘cho thôi’ hay hình thức trang trọng, đúng quy trình mà Đảng thể hiện, bản chất của vụ việc này ‘vẫn là kỷ luật’.

Ông Quân phân tích nguyên nhân hai vị này bị kỷ luật là những bê bối về vụ chuyến bay giải cứu ở Bộ Ngoại giao, cơ quan dưới thẩm quyền ông Minh, và vụ bộ xét nghiệm của công ty Việt Á mà ông Đam một thời là trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 nên không tránh khỏi liên đới.

“Hai ông này phải chịu trách nhiệm về những vụ tham nhũng của cấp dưới của mình vốn đã bị bắt và bị khởi tố trong hai vụ án lớn,” ông Quân nói.

Trước đó, ông Nguyễn Văn Trịnh, trợ lý ông Đam, đã bị khai trừ Đảng, truy tố về tội nhận hối lộ trong vụ Việt Á, còn ông Nguyễn Quang Linh, trợ lý ông Minh, cũng bị bắt giam để điều tra về cùng tội danh trong vụ chuyến bay giải cứu.

Ngoài ra, ông Quân cũng đề cập đến ‘yếu tố Trung Quốc’ được tờ báo Nikkei Asia của Nhật loan ra là tại buổi tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh vào cuối năm ngoái, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói với ông Trọng ‘cần giới hạn ảnh hưởng của các nhân tố phương Tây’ và ‘nêu đích danh ông Phạm Bình Minh’.

Ông Minh là con trai của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người được cho là có quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ trong Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

“Do vậy, chúng ta có thể dự đoán nguyên nhân đằng sau là sức ép của phương Bắc và của những người bảo thủ có ý chống lại sự hội nhập với thế giới phương tây, mà đặc biệt là Hoa Kỳ. Khi cần kỷ luật thì người ta có thể đưa ra được vô vàn lý do,” vị luật sư bất đồng chính kiến này phỏng đoán. VOA không thể kiểm chứng được thông tin này.

Khi được yêu cầu đánh giá về thành tích của hai phó thủ tướng vừa bị bãi chức, ông Quân nói bản thân ông ‘khá quý mến ông Minh và ông Đam’.

“Tôi có theo dõi họ và thấy cả hai ông đều là người có năng lực, học vấn cao, thông thạo ngoại ngữ, gần gũi với nhân dân và báo chí,” ông nói.

“Còn nói chuyện tham nhũng hay không thì tôi không biết nhưng trong sạch thì dứt khoát là không, bởi vì một lý do duy nhất: anh không thể là một ‘giọt nước trong’ trong một lọ mực đen,” ông Quân nói thêm.

Ông chỉ ra ‘vai trò rất lớn’ của ông Đam trong việc hội nhập cùng ASEAN khi còn là Vụ trưởng Vụ ASEAN và sau này là thư ký riêng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. “Tôi nghĩ ông Đam có ảnh hưởng lớn từ tinh thần đổi mới và vì dân của ông Kiệt,” ông Quân đánh giá.

“Riêng ông Phạm Bình Minh thì tôi nhận thấy rõ vai trò của Việt Nam đang lên, được ngồi vào nhiều ghế quan trọng của Liên Hiệp Quốc như là uỷ viên không thường trực, giờ lại là thành viên Hội đồng Nhân quyền mặc dù Hà Nội vẫn gia tăng đàn áp nhân quyền mạnh. Điều này chứng tỏ sự lèo lái về ngoại giao của ông ấy tốt,” vị luật sư này phân tích.