Seite auswählen

Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. (P) cùng chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình (T) tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung cộng, ngày 04/01/2023. AP – Shen Hong

Trung cộng và Phi Luật Tân cam kết giải quyết những bất đồng ở Biển Đông thông qua « tham vấn hữu nghị ». Ngày 04/01/2023, khi tiếp tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố Trung cộng sẵn sàng nối lại đàm phán về khai thác dầu khí chung với Phi Luật Tân.

Theo đài truyền hình Nhà nước CCTV, ông Tập Cận Bình nói với ông Marcos Jr. rằng Trung cộng mong muốn mang « thêm năng lượng tích cực cho hòa bình và ổn định ở trong vùng » và « khuyến khích hợp tác để phát triển dầu khí ở những vùng không có tranh chấp ».

Tổng thống Phi Luật Tân công du Bắc Kinh vào lúc Trung cộng bị cáo buộc bồi đắp nhiều thực thể đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Trong cuộc họp ngày 04/01, nguyên thủ hai nước kêu gọi « tham vấn hữu nghị để giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề hàng hải » dựa trên Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và Hiến chương Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS ) 1982.

Theo thông cáo chung, được trang CNN Phi Luật Tân trích dẫn, một cơ chế liên lạc trực tiếp đã được thiết lập giữa Ủy ban Biên giới và Hàng hải thuộc bộ Ngoại Giao Trung cộng và Văn phòng Hàng hải và Đại dương thuộc bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân để tránh « mọi sai lầm về tính toán và trao đổi » ở Biển Đông. Ông Tập Cận Bình và ông Marcos Jr. đánh giá đường dây liên lạc này nhằm củng cố niềm tin và cải thiện sự tin tưởng lẫn nhau.

Ngoài vấn đề chủ quyền lãnh hải, Phi Luật Tân và Trung cộng đã ký 14 thỏa thuận song phương trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, an ninh hàng hải, đánh bắt hải sản, cơ sở hạ tầng, du lịch, giáo dục. Tổng thống Marcos Jr. kết thúc chuyến công du Trung cộng hôm nay.

RFI (05.01.2023)

 

 

Nam Dương phê chuẩn kế hoạch xây dựng mỏ khí đốt ngoài khơi trong vùng Biển Đông tranh chấp

Một đội tàu an ninh của Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Nam Dương chuẩn bị neo đậu tại quần đảo Natuna trong quá trình tuần tra an ninh dọc theo vùng đặc quyền kinh tế của Nam Dương, ở Ranai, Nam Dương, vào ngày 16/08/2016. (Ảnh: Ulet Ifansasti/Getty Images)

 

Hôm 02/01, Nam Dương đã phê chuẩn kế hoạch ban đầu nhằm xây dựng mỏ khí đốt ngoài khơi Tuna gần hải giới của nước này với Việt Nam nằm trong vùng Biển Đông đang tranh chấp. Khí đốt tự nhiên từ này dự kiến sẽ được xuất cảng sang Việt Nam vào năm 2026.

SKK Migas, cơ quan quản lý dầu khí thượng nguồn của Nam Dương, cho biết mỏ Tuna sẽ được phát triển với tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 3.07 tỷ USD, và dự kiến sẽ đạt sản lượng khai thác ít nhất 115 triệu feet khối tiêu chuẩn mỗi ngày vào năm 2027.

Tháng trước, Bộ trưởng Năng lượng Nam Dương Arifin Tasrif cho biết khí đốt tự nhiên từ mỏ này, do hãng Harbor Energy vận hành, sẽ được xuất cảng sang Việt Nam bắt đầu từ năm 2026 ở mức từ 100 đến 150 triệu feet khối tiêu chuẩn mỗi ngày.

Hôm thứ Hai (02/01), ông Dwi Soetjipto, chủ tịch của SKK Migas, cho biết dự án này sẽ nhấn mạnh các quyền hàng hải của Nam Dương trong vùng Biển Đông tranh chấp đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho nước này.

Ông Dwi nói: “Sẽ có hoạt động ở vùng ranh giới nơi là một trong những điểm nóng địa chính trị của thế giới.”

Ông nói thêm: “Hải quân Nam Dương cũng sẽ tham gia bảo vệ dự án dầu khí thượng nguồn này để cho dự án này trở thành một sự khẳng định chủ quyền của Nam Dương về mặt kinh tế và chính trị.”

Mỏ dầu Tuna, với trữ lượng tương đương khoảng 100 triệu thùng dầu, đã được Harbour Energy phát hiện gần Cụm mỏ khí Ngoài khơi Quần đảo Natuna hồi tháng 04/2014.

Nam Dương xem vùng biển xung quanh quần đảo Natuna là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này. Tuy nhiên, yêu sách chủ quyền của Trung cộng đối với hầu hết Biển Đông đã ảnh hưởng đến các hoạt động năng lượng của Nam Dương gần quần đảo này.

 

Căng thẳng giữa Nam Dương và Trung cộng

Căng thẳng giữa Nam Dương và Trung cộng về vùng biển tranh chấp đã leo thang sau sự cố tàu đánh cá hồi năm 2016, thời điểm mà một tàu tuần tra của Nam Dương chặn một tàu đánh cá Trung cộng gần Natuna. Một tàu hải cảnh có vũ trang của Trung cộng đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế này và giải thoát cho tàu đánh cá nói trên.

Năm 2020, các tàu quân sự và tàu cá giữa Trung cộng và Nam Dương xảy ra nhiều vụ xung đột hơn. Trong khi đó, Nam Dương đã phàn nàn rằng các tàu nghiên cứu của Trung cộng đã tăng cường quá cảnh qua vùng biển của Nam Dương và nghi ngờ họ thả thiết bị bay không người lái để lập bản đồ đáy biển cho các mục đích tác chiến tàu ngầm.

Biển Đông là một tuyến đường thương mại toàn cầu với các ngư trường và trữ lượng năng lượng phong phú. Chính quyền Trung cộng tuyên bố chủ quyền cho phần lớn Biển Đông dựa trên cái mà họ gọi là “đường chín đoạn,” bất chấp các tuyên bố tranh chấp chủ quyền từ Brunei, Nam Dương, Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai, và Phi Luật Tân.

Các quốc gia Đông Nam Á, được Hoa Kỳ và phần lớn các quốc gia còn lại trên thế giới ủng hộ, đã lập luận rằng các yêu sách chủ quyền của Đảng Cộng sản Trung cộng (ĐCSTQ) là thiếu cơ sở pháp lý, nhưng ĐCSTQ đã không đồng ý và tiếp tục xâm nhập vào vùng biển này.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ đã gia tăng gây hấn ở Biển Đông với các nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam hồi năm 2019.

Kể từ tháng 04/2021, căng thẳng giữa Trung cộng và Phi Luật Tân đã leo thang, khi hàng trăm tàu bán quân sự của Trung cộng giả làm các tàu đánh cá dàn hàng ở vùng biển gần Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) đang tranh chấp.

 

Aldgra Fredly (Aldgra Fredly là một cây bút tự do sống tại Mã Lai, chuyên đưa tin về khu vực Á Châu-Thái Bình Dương cho The Epoch Times.)

Bản tin có sự đóng góp của Alex Wu và Reuters
Thanh Nguyên biên dịch
Epoch Times (05.01.2023)

 

 

Tập Cận Bình: Trung cộng sẵn sàng nối lại đàm phán về dầu khí với Phi Luật Tân

Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. trong buổi lễ tiếp đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung cộng, vào ngày 4/1/2023.

Trung cộng sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán về dầu khí và quản lý các vấn đề hàng hải một cách “thân thiện” với Phi Luật Tân, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nói hôm thứ Tư (4/1), theo truyền hình nhà nước Trung cộng.

Phát biểu của ông Tập được đưa ra với Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr khi ông Marcos đang có chuyến thăm ba ngày tới Bắc Kinh.

Những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, nơi giàu dầu mỏ, khí đốt và cá với khoảng 3 nghìn tỷ đô la thương mại hàng hải qua lại hàng năm, từng là nguyên nhân gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Phi Luật Tân.

Phi Luật Tân trước đó bày tỏ quan ngại về tin tức các hoạt động xây dựng của Trung cộng và tình trạng “tràn ngập” tàu cá của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Trong khi Phi Luật Tân là một đồng minh quốc phòng của Hoa Kỳ, dưới thời nhà lãnh đạo tiền nhiệm Rodrigo Duterte, nước này đã gác lại vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông để đổi lấy đầu tư của Trung cộng.

Ông Tập nói với ông Marcos hôm thứ Tư rằng Trung cộng sẵn sàng cùng thăm dò tài nguyên dầu khí ở các khu vực không có tranh chấp trên biển, hợp tác với Phi Luật Tân về năng lượng mặt trời và gió, đồng thời tăng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản.

Ông Tập cũng hứa hẹn hợp tác rộng rãi, từ hỗ trợ đầu tư của Trung cộng vào Phi Luật Tân, đến giúp cho nước láng giềng phát triển làng mạc và công nghệ nông nghiệp, giáo dục cơ bản, khí tượng, không gian và vaccine.

Chuyến thăm của ông Marcos diễn ra khi ông Tập mở cửa lại biên giới của Trung cộng với thế giới sau ba năm cô lập để phòng chống đại dịch COVID-19. Ông Tập đã chào ông Marcos mà không đeo khẩu trang khi cả hai tham dự buổi lễ chào đón tại Đại lễ đường Nhân dân, một dinh thự lớn ở trung tâm thủ đô của Trung cộng.

Ông Marcos cũng đã gặp Thủ tướng Trung cộng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường và Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư hôm thứ Tư.

VOA (05.01-.2023)

 

 

Bắc Kinh đã hình thành chuỗi căn cứ quân sự bao quanh Việt Nam

Các đội tàu của Trung cộng đang phô trương sức mạnh ở Biển Đông

Đá Ba Đầu là nơi án ngữ đường đi vào đá Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát nên vị trí này có ý nghĩa chiến thuật không nhỏ với Việt Nam.

Trong lúc vẫn tuyên bố những lời lẽ hữu hảo với Hà Nội nhưng đến cuối năm 2022, Trung cộng đã hoàn tất việc trang bị vũ khí tấn công hiện đại cho các căn cứ quân sự ở Trường Sa. Việc này đã đánh dấu sự hình thành một chuỗi căn cứ quân sự bao quanh Việt Nam từ nhiều hướng.

Cuối năm 2022, Trung cộng cũng hoàn thành một phần việc xây dựng đảo nhân tạo trên bãi đá Ba Đầu và một loạt bãi đá khác ở Trường Sa. Hôm 20/12, hãng thông tấn Bloomberg loan tin nói trên. Ngoài bãi đá Ba Đầu, các bãi đá đang được Trung cộng xây đảo nhân tạo gồm An Nhơn, Tri Lễ và Đá Én Đất. Nhà nghiên cứu Hoàng Việt khẳng định  “thông tin này rất là xác thực” vì “Bloomberg đưa tin kèm hình ảnh vệ tinh.”

Một nhà nghiên cứu về Biển Đông không muốn nêu tên nhận xét về thông tin Trung cộng xây đảo nhân tạo trên Đá Ba Đầu:

“Việc Trung cộng cải tạo đá Ba Đầu là một bước đi chiến lược. Vì bãi đá này vốn trước đây có địa chất không ổn định, thường xuyên thay đổi địa hình do tác động của gió bão và sóng biển. Sự biến đổi địa hình của nó sẽ tác động đến cục diện khu vực do các quy ước trong Luật biển Quốc tế.

Đá Ba Đầu

Trong quá khứ, đôi khi đá Ba Đầu nổi lên khỏi mặt nước. Theo Luật biển Quốc tế thì quốc gia nào chiếm được nó có thể đòi hỏi 12 hải lý lãnh hải xung quanh.

Đôi khi nó lại chìm hẳn dưới mực nước biển. Lúc này, theo Luật biển Quốc tế thì nó chỉ là một phần của thềm lục địa của Phi Luật Tân. Nó cũng nằm trong 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát, nhưng theo nguyên tắc đất thống trị biển thì nó vẫn thuộc về Phi Luật Tân.

Nếu thông tin Trung cộng xây dựng đảo nhân tạo để nó nổi hẳn lên khỏi mực nước biển là xác thực, thì theo UNCLOS, hành vi này không có giá trị pháp lý. Nhưng Trung cộng không cần pháp lý ở đây. Đá Ba Đầu là nơi án ngữ đường đi vào đá Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát nên vị trí này có ý nghĩa chiến thuật không nhỏ với Việt Nam.

Ngoài ra, Đá Ba Đầu nằm gần căn cứ quân sự mà Trung cộng xây dựng trên Đá Vành Khăn. Căn cứ Vành Khăn hiện đứng trơ trọi, cách xa các căn cứ ở Đá Subi và Đá Chữ Thập. Do đó, nếu Trung cộng cải tạo được Đá Ba Đầu và nâng nó lên thành căn cứ quân sự thì có thể tạo thế liên hoàn vững chắc, hỗ trợ cho căn cứ Đá Vành Khăn.”

Hồi đầu năm, Đô Đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM) Hải Quân Hoa Kỳ đã bay thị sát Biển Đông ngày 21 Tháng Ba 2022. Sau chuyến thị sát, ông khẳng định Trung cộng đã hoàn toàn “quân sự hóa” các hòn đảo họ xây dựng bất hợp pháp. Họ đã bố trí các hệ thống vũ khí tấn công hiện đại như tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không, súng laser, hệ thống gây nhiễu điện tử, máy báy chiến đấu và chiến hạm. Việc bố trí quân sự này đe dọa tất cả mọi quốc gia xung quanh.

Ở hướng Tây Nam, trên Vịnh Thái Lan, Trung cộng đã xây dựng căn cứ quân sự ở Ream thuộc Campuchia. Gần đây, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói rằng “chính phủ Việt Nam nên lo lắng hơn cả chính phủ Hoa Kỳ về các thiết bị quân sự và căn cứ hải quân của Trung cộng (ở Campuchia trên Vịnh Thái Lan,) bởi vì trong thời bình chúng cho phép Trung cộng theo dõi mọi việc Việt Nam làm ở miền Nam.”

RFA (02.01.2023)

 

 

Năm 2023: Bắc Kinh tiếp tục gây hấn để chiếm đoạt Biển Đông

Trung cộng thường xuyên gây hấn ở Biển Đông

“Dự báo trong năm 2023 chắc chắn những hành động của Trung cộng không hề suy giảm bởi vì mục tiêu của họ là chiếm đoạt Biển Đông để họ trở thành cường quốc. Từ sức mạnh đó họ có thể cạnh tranh với nước Mỹ,” nhà quan sát cho hay.

Trung cộng trong năm 2022 tiếp tục khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng Biển Đông rộng lớn bằng những hành động ngày càng mang tính cưỡng ép và hăm dọa, và điều này có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh vì các nước láng giềng đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ để làm đối trọng, theo nhận định của giới quan sát.

Biển Đông, nơi chứa trữ lượng hải sản và khoáng sản phong phú và là thủy lộ quan trọng cho thương mại toàn cầu, trong những năm gần đây đã chứng kiến căng thẳng bùng lên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung cộng, Việt Nam, Mã Lai, Brunei, Nam Dương và Phi Luật Tân.

Trung cộng từ chối công nhận chủ quyền của năm nước kia đối với một phần hoặc cả vùng biển và bác bỏ phán quyết của một tòa án trọng tài quốc tế vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền lịch sử rộng lớn của nước này vào năm 2016 theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.

Bắc Kinh liên tục bồi đắp, xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo, bãi đá ở Biển Đông

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật Thành phố Sài Gòn và một nhà quan sát Biển Đông nhiều năm, nhận định tất cả những hành động của Trung cộng ở Biển Đông “không hề giảm bớt” so với các năm khác và điều này cho thấy dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì “tham vọng của Trung cộng ở Biển Đông không hề thay đổi.”

Nhà quan sát này liệt kê những vụ việc mà trong đó Trung cộng bị nói là xâm phạm vùng nhận diện phòng không hoặc vùng trời của Mã Lai hay cho tàu vào “quấy nhiễu” trong vùng biển Bắc Natuna của Nam Dương và các nước khác, cũng như tăng cường bồi lấp những thực thể mà nước này kiểm soát.

“Dựa trên tất cả những hành động đó thì có thể thấy một điều rằng là dự báo trong năm 2023 chắc chắn những hành động của Trung cộng không hề suy giảm bởi vì mục tiêu của họ là chiếm đoạt Biển Đông để họ trở thành cường quốc. Từ sức mạnh đó họ có thể cạnh tranh với sức mạnh của nước Mỹ.”

Mỹ không có lập trường chính thức ủng hộ nước nào trong những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng luôn nói họ có toàn quyền hoạt động ở nơi mà họ xem là vùng biển quốc tế. Điều này bao gồm điều tàu chiến của Hải quân Mỹ đi ngang qua các thực thể do Trung cộng nắm giữ, bao gồm các đảo nhân tạo được trang bị đường băng và các cơ sở quân sự khác.

Vào tháng 1, báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ mang tên “Ranh giới trên Biển” khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông gần như hoàn toàn vô giá trị. Nó cũng nói rằng yêu sách chủ quyền của Trung cộng đối với hơn 100 thực thể ngập nước khi thủy triều lên là không phù hợp với luật pháp quốc tế; rằng yêu sách bao phủ vùng biển rộng lớn không có sơ sở trong luật pháp quốc tế; và rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển dựa trên việc định danh từng nhóm đảo như một tổng thể là “không được luật pháp quốc tế cho phép.”

“Các yêu sách hàng hải rộng lớn của Trung cộng ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,” nghiên cứu của Mỹ nói.

VOA (01.01.2023)

 

 

Nhìn lại tình hình Biển Đông trong năm 2022

Trung cộng trong năm 2022 tiếp tục khẳng định các tuyên bố chủ quyền của mình đối với vùng Biển Đông rộng lớn bằng những hành động ngày càng mang tính cưỡng ép và hăm dọa, và điều này có thể gây bất lợi cho Bắc Kinh vì các nước láng giềng đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ để làm đối trọng, theo nhận định của giới quan sát.

Biển Đông, nơi chứa trữ lượng hải sản và khoáng sản phong phú và là thủy lộ quan trọng cho thương mại toàn cầu, trong những năm gần đây đã chứng kiến căng thẳng bùng lên liên quan tới tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia trong khu vực bao gồm Trung cộng, Việt Nam, Mã Lai, Brunei, Nam Dương và Phi Luật Tân.

Trung cộng từ chối công nhận chủ quyền của năm nước kia đối với một phần hoặc cả vùng biển và bác bỏ phán quyết của một tòa án trọng tài quốc tế vô hiệu hóa những tuyên bố chủ quyền lịch sử rộng lớn của nước này vào năm 2016 theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc.

Vào tháng 3, Trung cộng khẳng định họ có quyền phát triển các đảo ở Biển Đông như ý muốn sau khi Mỹ cáo buộc Bắc Kinh đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số những hòn đảo mà họ xây cất ở Biển Đông, trang bị các hệ thống phi đạn chống hạm và chống máy bay, thiết bị gây nhiễu và laser, cũng như máy bay chiến đấu.

Vào tháng 5, Trung cộng cấm tàu thuyền và máy bay tiến vào vùng Biển Đông đang tranh chấp trong khi tiến hành các cuộc tập trận quân sự trùng với chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hàn Quốc và Nhật Bản, chủ yếu tập trung vào việc chống lại điều mà Mỹ xem là mối đe dọa từ Bắc Kinh.

Các nước Mỹ, Úc và Canada cũng báo cáo những vụ việc mà trong đó tàu và máy bay của Trung cộng bị nói là nghênh cản, đeo bám hoặc quấy nhiễu tàu và máy bay của các nước này thực hiện các nhiệm vụ trong hải phận hoặc không phận quốc tế theo quan điểm của họ.

Thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và một nhà quan sát Biển Đông nhiều năm, nhận định tất cả những hành động của Trung cộng ở Biển Đông “không hề giảm bớt” so với các năm khác và điều này cho thấy dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì “tham vọng của Trung cộng ở Biển Đông không hề thay đổi.”

“Năm 2020 là năm mà Trung cộng bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn về dịch bệnh [COVID-19] nhưng họ vẫn không ngơi các hành động của họ trên khu vực Biển Đông, khẳng định sức mạnh của họ cũng như tăng cường sự diện diện của họ,” ông nói. “Cho đến năm 2022 cũng vậy khi mà cả thế giới đang tập trung vào cuộc chiến ở Ukraine, và bản thân Trung cộng cũng tuyên bố Trung cộng sẽ không lợi dụng làm giống như Nga đã làm ở Ukraine. Tuy nhiên những hành động của Trung cộng trên khu vực Biển Đông vẫn luôn luôn thể hiện.”

Nhà quan sát này liệt kê những vụ việc mà trong đó Trung cộng bị nói là xâm phạm vùng nhận diện phòng không hoặc vùng trời của Mã Lai hay cho tàu vào “quấy nhiễu” trong vùng biển Bắc Natuna của Nam Dương và các nước khác, cũng như tăng cường bồi lấp những thực thể mà nước này kiểm soát.

“Dựa trên tất cả những hành động đó thì có thể thấy một điều rằng là dự báo trong năm 2023 chắc chắn những hành động của Trung cộng không hề suy giảm bởi vì mục tiêu của họ là chiếm đoạt Biển Đông để họ trở thành cường quốc. Từ sức mạnh đó họ có thể cạnh tranh với sức mạnh của nước Mỹ.”

Mỹ không có lập trường chính thức ủng hộ nước nào trong những tranh chấp ở Biển Đông, nhưng luôn nói họ có toàn quyền hoạt động ở nơi mà họ xem là vùng biển quốc tế. Điều này bao gồm điều tàu chiến của Hải quân Mỹ đi ngang qua các thực thể do Trung cộng nắm giữ, bao gồm các đảo nhân tạo được trang bị đường băng và các cơ sở quân sự khác.

Vào tháng 1, một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ mang tên “Ranh giới trên Biển” khẳng định các tuyên bố chủ quyền của Trung cộng ở Biển Đông gần như hoàn toàn vô giá trị. Nó cũng nói rằng yêu sách chủ quyền của Trung cộng đối với hơn 100 thực thể ngập nước khi thủy triều lên là không phù hợp với luật pháp quốc tế; rằng yêu sách bao phủ vùng biển rộng lớn không có sơ sở trong luật pháp quốc tế; và rằng việc tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển dựa trên việc định danh từng nhóm đảo như một tổng thể là “không được luật pháp quốc tế cho phép.”

“Các yêu sách hàng hải rộng lớn của Trung cộng ở Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,” nghiên cứu của Mỹ nói.

Về phần mình, Trung cộng khẳng định chủ quyền của họ đối với vùng biển đã được xác lập qua một thời kì lịch sử lâu dài và bác bỏ lập luận của phía Mỹ là “tùy tiện diễn giải sai công ước.”

Gregory Poling, nhà nghiên cứu cao cấp và giám đốc Chương trình Minh bạch Hàng hải của Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nói những hành động mang tính “cưỡng ép” của Trung cộng đang đưa tới một sự dịch chuyển chính sách ở Phi Luật Tân về Biển Đông, điều mà ông nói là diễn biến quan trọng nhất ở khu vực này trong năm 2022.

“Dưới chính quyền mới của Marcos Jr., Phi Luật Tân đang nhanh chóng hiện đại hóa quan hệ đồng minh với Mỹ và kháng cự một cách công khai hơn những hành động cưỡng ép của Trung cộng ở Biển Đông,” ông nói.

“Bắc Kinh đã tăng tốc điều đó bằng cách ngăn chặn các nhiệm vụ tiếp tế của Phi Luật Tân tới các tiền đồn của họ, bao vây các rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân bằng các tàu dân quân, và gần đây nhất là nghênh cản một cách nguy hiểm một tàu Tuần duyên của Phi Luật Tân đang kéo các mảnh vỡ tên lửa của Trung cộng rơi xuống gần một trong những hòn đảo do Phi Luật Tân chiếm giữ.”

Ông nói thêm:

“Bất chấp những lời lẽ về chuyện giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, Trung cộng dường như không thể thay đổi hướng đi ở Biển Đông—họ tiếp tục dựa vào sự cưỡng ép và bắt nạt để thúc đẩy các yêu sách của mình theo cách liên tục thúc đẩy các bên đoi chủ quyền ở Đông Nam Á tìm kiếm các mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ, với nhau và với các bên ngoài khu vực khác. Điều đó hoàn toàn ngược lại với những gì Trung cộng mong muốn.”

Chuyên gia Hoàng Việt lưu ý rằng Việt Nam, một trong những nước có tranh chấp chủ quyền đôi khi căng thẳng với Trung cộng, trong những năm gần đây đang thúc đẩy quan hệ với nhiều quốc gia khác ngoài khu vực tranh chấp bao gồm Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ. Tất cả các nước này từng lên tiếng ủng hộ một vùng Biển Đông tự do và rộng mở cũng như bày tỏ lo ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung cộng trong khu vực.

“Việt Nam cũng như các quốc gia Đông Nam Á đều muốn thực sự vấn đề Biển Đông không chỉ còn là vấn đề riêng của các nước Đông Nam Á và Trung cộng nữa mà nó là vấn đề của thế giới, bởi vì Biển Đông đóng một vai trò quan trọng trên toàn thế giới,” ông nói.

VOA (01.01.2023)

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen