Seite auswählen

BBT: Trang này khg phải để chỉ trích người quá cố, mà để cho thấy sự phiến diện, sự lệch lạc trong cái nhìn nhiều người sống dưới một chế độ độc tài toàn trị luôn kiểm duyệt, đàn áp tự do ngôn luận.

Dịch giả huyền thoại Dương Tường được nhiều người tưởng nhớ sau khi qua đời

 

VOA Tiếng Việt

Nhà thơ-dịch giả Dương Tường (trái) và nhà văn Vũ Thư Hiên trong một cuộc gặp ở Paris, Pháp, vào thập niên 1980. Người từng biên dịch hàng chục tác phẩm văn học của thế giới ra tiếng Việt qua đời hôm 24/2, thọ 91 tuổi.

Dịch giả và nhà thơ danh tiếng Dương Tường, người có công chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học lớn của thế giới như “Cuốn theo chiều gió” cũng như mang văn hóa Việt ra thế giới, được người thân, bạn bè và những độc giả hâm mộ ông tiễn đưa lần cuối trong lễ tang của ông tại Hà Nội hôm 1/3.

Ông Dương Tường, người cũng đã dịch Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du ra tiếng Anh, qua đời ngày 24/2 sau khi dành hơn hai tháng cuối đời tại Bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội, để lại người vợ và ba người con. Ông mất sau một thời gian điều trị do tuổi cao, sức yếu, thọ 91 tuổi.

Chị Vũ My Lan, người gọi ông Dương Tường là bố nuôi và là con gái ruột của nhà văn Vũ Thư Hiên, cho biết lễ tang của ông diễn ra tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Trần Thánh Tông với hàng trăm người, chủ yếu là giới văn sỹ, đến viếng. Chị My Lan cùng bố đẻ chị mang theo vòng hoa tiễn biệt với dòng chữ “Vũ Thư Hiên khóc Dương Tường” tới lễ tang hôm 1/3.

Trên trang Facebook cá nhân, nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn hồi ký “Đêm giữa ban ngày” bị cấm lưu hành ở Việt Nam, bày tỏ nỗi buồn khi biết tin người mà ông gọi là “bạn ruột” ra đi hôm 24/2. Nhà văn từng bị chính quyền Việt Nam bỏ tù trong vụ án “Xét lại chống Đảng” cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970, viết rằng “Dương Tường ơi! Thế là mày đã bỏ bạn bè mà nhẹ bước ra đi rồi…Tao gạt nước mắt vẫy tay tiễn mày lên đường.”

Vòng hoa của nhà văn Vũ Thư Hiên mang tới viếng ở lễ tang dịch giả Dương Tường hôm 1/3.

Vòng hoa của nhà văn Vũ Thư Hiên mang tới viếng ở lễ tang dịch giả Dương Tường hôm 1/3.

Nhiều người trong giới văn sỹ cũng bày tỏ cảm xúc của mình trên mạng xã hội khi biết tin dịch giả Dương Tường ra đi.

Nhà văn Phạm Thị Hoài, người đang sống lưu vong ở Đức, gọi ông là “bạn văn đầu tiên” và “nhà phê bình đầu tiên” của bà. “Vĩnh biệt ông, Dương Tường, nhà thơ, dịch giả, người bạn đường và người bạn lòng của văn nghệ sỹ nhiều thế hệ,” bà viết trong một đăng tải trên trang Facebook cá nhân hôm 24/2.

Trong cuộc đời của mình, ông Dương Tường, người tự học tiếng Anh và tiếng Pháp khi trong quân ngũ, dịch hơn 50 tác phẩm từ nhiều thứ tiếng của nhiều nền văn học, trong đó có Mỹ, Nga, Đức và Nhật Bản. Một số tác phẩm nổi tiếng mà ông biên dịch còn gồm có “Đồi gió hú” của Emily Bronte, Anna Kerenina của Lev Tolsstoy và nhiều vở kịch của văn hào Shakespeare.

Nhà thơ và dịch giả Dương Tường, có tên thật là Trần Dương Tường, sinh ra và lớn lên ở Nam Định rồi sau đó học trung học ở Hà Nội. Ông theo kháng chiến và tham gia cùng quân Bắc Việt năm 1949. Sau khi giải ngũ năm 1955, ông trở thành phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam. Từ năm 1967 đến khi về hưu năm 1979, ông làm biên dịch tại “Ủy ban điều tra tội ác chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam” của chính quyền Hà Nội. Sau khi nghỉ hưu, ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp văn chương của mình.

Chị My Lan cho biết điều mà chị nhớ nhất về bố nuôi của chị là “khát khao được làm việc, được cống hiến” của ông. Trong những năm cuối đời, ông Dương Tường gần như không nhìn thấy gì, theo chị My Lan cho biết và nói rằng ông vẫn tiếp tục cố gắng để hoàn tất việc dịch Truyện Kiều.

“Để dịch Kiều phần cuối, bố (Dương Tường) phải nhờ một bạn trẻ đọc từng đoạn Kiều và ghi âm lại, từ đó bố dịch từng đoạn theo trí nhớ sau khi nghe đoạn nghi âm,” chị My Lan nói và cho biết ông “cũng phải học viết lại từng chữ, nối các chữ thành từ và viết sao cho thẳng hàng khi mắt hầu như không còn nhìn thấy gì.”

Chị My Lan ca ngợi ông là “tấm gương về vượt lên số phận, nhích từng chút một qua khó khăn, tha thiết với đời, tha thiết với người.”

Phiên bản Truyện Kiều bằng tiếng Anh của ông Dương Tường được ca ngợi là đã góp công đưa văn học Việt Nam ra thế giới.

Ông sáng tác gần 40 bài thơ tình, trong đó nổi tiếng nhất là “Tình khúc 24.”

Ngoài giới văn nghệ sỹ, những người biết và ngưỡng mộ nhà thơ-dịch giả Dương Tường cũng bày tỏ nỗi buồn trước tin ông ra đi.

“Con người này, khi sống không phải kẻ quảng giao, không quá nhiều bằng hữu, nhưng tôi tin trong lòng mỗi độc giả Việt Nam vẫn giữ lại hình ảnh ông, con người tần tảo/tận tụy mang tới cho cuộc đời này nhiều nhứt có thể những gì tinh sạch đẹp đẽ trong chọn lựa của ông,” cựu phóng viên báo Thanh Niên Ngô Thị Kim Cúc viết trên trang Facebook cá nhân.

Miền dịch hạch

BÀI 1: NGHI NGỜ VỀ TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA ÔNG DƯƠNG TƯỜNG

 Tiền Vệ

Diên Vỹ

10.6.2012

Nếu chỉ có vụ “dòng kẻ bằng những dấu chấm” [1] không thôi thì tôi cũng đã cười lên ruột khi những “quý ông nông nổi giếng khơi” [2] như ông Toàn Phong bảo rằng phải như thế nó mới “lạ hóa, mê đắm, bệnh hoạn, phát rồ, đầy điển cổ, gợi cảm, đầy trực quan, chây bầy chất nghệ, si mê bệnh hoạn, ám ảnh”, [2] hay ông Phạm Anh Tuấn cho rằng “người duy nhất có đủ khả năng phát hiện ra những sai sót trong bản dịch Lolita lại không phải ai khác mà chính là… dịch giả Dương Tường!”, rằng việc chê trách bản dịch Lolita chỉ là “một trận cuồng phong vô duyên”, rằng “nếu Lolita không tạo nên được một trận cuồng phong (có duyên) thì chỉ có thể trách người đọc”. [3] Không biết những người như hai quý ông này đang nghĩ gì khi người ta đang tiếp tục lôi ra hàng đống lỗi dịch nực cười từ cái cuốn “Lolita” ấy? Trên trang webtretho đang phát động một phong trào dịch lại Lolita sao cho phù hợp với cách trình bày tiếng Việt, nếu muốn thì những người như hai ông có thể vào xem để biết thế nào là “chín nẫu tiếng Việt”. [2]

Nhưng ông Dương Tường không chỉ có “dòng kẻ bằng những dấu chấm”. Cái “miền Columbia” của ông mới buộc tôi phải nghi ngờ về trình độ ngoại ngữ của ông dịch giả này. Nó có giống “cái bồn nước của khu Arsenal”  “cái Thư Viện Rất Lớn” không? Ở đây xin hiểu một cách đương nhiên rằng khi đã nhận mình là dịch giả chuyên nghiệp thì không chỉ có trình độ ngoại ngữ uyên thâm là đủ.

Theo những gì tôi còn nhớ được, qua đôi lần đọc mấy bài phỏng vấn ông (hồi còn in trên báo giấy) thì ông “tự khai”: chỉ đi học đến hết tiểu học rồi bỏ nhà theo kháng chiến chống Pháp. Trong một lần tấn công đồn, ông nhặt được cả tủ sách tiếng Pháp của viên chỉ huy bỏ lại, nhìn tủ sách thì ông hiểu tại sao thằng tây nó thua ông (???), rồi ông tự học tiếng Anh qua từ điển… Cứ thế, ông trở thành “dịch giả uy tín” hồi nào không hay. Lâu lâu ông lại phán một câu dạy khôn đời:

– Dịch “L’Etranger” thành “Kẻ xa lạ” thì ai dịch cũng được, kể cả những người mới biết tiếng Pháp, không phải lao động gì cả, phải dịch là “Người dưng”!

– “À la recherche du temps perdu” phải dịch là “Tìm lại thời gian đã mất” chứ không phải “Đi tìm thời gian đã mất”! [4]

– “vân vân và vân vân…”

Để tiện so sánh, tôi xin nêu vài tựa sách đã được xuất bản trước 1975 tại miền Nam đối chiếu với những cái tựa do ông Dương Tường dịch:

 

 

Tôi không rõ có bao nhiêu tác phẩm dịch ký tên Dương Tường, nhưng qua vài cuốn nêu trên thì có thể thấy Dương Tường không phải là người dịch đầu tiên. Các tác phẩm đó đã được dịch rất thành công ở miền Nam trước 1975. Ông Dương Tường hoàn toàn có quyền không đồng ý với cách dịch của các dịch giả trước ông và làm theo cách của riêng ông, nhưng ông đừng có thái độ dè bỉu như vậy khi ông nói về họ là “ai dịch cũng được, kể cả những người mới biết tiếng Pháp, không phải lao động gì cả”. Thử hỏi các ông Tâm Nguyễn, Nguyễn Hữu Hiệu, hay Lê Thanh Hoàng Dân có vừa dịch vừa đá giò lái đồng nghiệp rằng “dịch như vậy ai dịch cũng được” như ông Dương Tường hay không, rằng đồng nghiệp của họ chỉ là một đám “không phải lao động gì cả” hay không? Tức là chỉ có ông Dương Tường mới đang lao động, mới đáng kể thôi sao? Vậy đã có cuốn sách dịch nào ký tên ông mà hay bằng (chứ đừng nói hay hơn) những dịch phẩm đã được in ở miền Nam trước 1975 chưa? Tôi xin có lời nhắn với ông Dương Tường rằng khi nhắc đến miền Nam và những thành quả của nó, những người miền Bắc như ông nên có thái độ trọng thị để tỏ ra các ông là những người có văn hóa. Nếu ông thực sự có tinh thần cầu thị như ông nói[4] thì ông hãy làm được cái việc đơn giản nhất là tôn trọng đồng nghiệp đi đã.

Văn minh miền Nam nói chung, dịch phẩm miền Nam nói riêng đã đi vào lòng cả một thế hệ người Việt và tạo nên những tinh hoa mà tôi e rằng một trăm năm nữa nước Việt cũng chưa chắc tìm lại được. Ông Dương Tường dường như không làm gì khác hơn là nặn ra một cái na ná rồi kêu lên: cái này mới được nè! Cái gì không nặn ra được na ná thì ông bảo ông không thích, vì như thế là sai(?). Thử hỏi “Mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh” với “Phía tây không có gì lạ” thì cái nào hay, cái nào ngô nghê? Đúng là chỉ có những người không phải lao động gì cả mới đổi nguyên xi “À l’ouest rien de nouveau” ra “Phía tây không có gì lạ” thôi! Độc giả có thể đề xuất một cuộc thi dịch lại các tựa sách rồi bình chọn xem đâu là những tựa hay ho, bay bổng, xác đáng văn chương, ví dụ như “Gone with the wind” được dịch thành “Cuốn theo chiều gió” mà sai và không hay thì như thế nào mới là đúng và hay?

Các khái niệm “kẻ xa lạ” và “người dưng”, “đi tìm” và “tìm lại”, “đỉnh gió hú” và “đồi gió hú”, “con người chịu chơi” và “con người hoan lạc”, “cuốn theo chiều gió” và … “cái ông Dương Tường chưa nghĩ ra”, xin nhường lời cho người đọc bình luận.

Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên vietnamnet ngày 21/04/2012, ông Dương Tường cho biết ông thích làm việc với bản tiếng Pháp của tác phẩm hơn bản tiếng Anh.[4] Điều này dễ hiểu, bởi tiếng Pháp thì ông còn được thực dân dạy cho đến hết tiểu học, chứ tiếng Anh thì ông chỉ tự học mò qua từ điển trong thời chiến tranh. Hẳn ai cũng còn nhớ rằng trong thời nội chiến nam bắc 1954-1975, người dân miền bắc có thể bị giam cầm không cần xét xử, không biết ngày về chỉ vì họ biết tiếng Pháp hay tiếng Anh. Hai thứ tiếng đó bị coi là “tiếng địch”, biết để làm gì nếu không phải để làm gián điệp, nên bị cấm có mặt trong đời sống hằng ngày. Nhà cầm quyền miền bắc chỉ cho phép học tiếng Nga ở một số đối tượng hạn chế như nhà báo hay sinh viên mà thôi.

Có một điều mà mọi dịch giả đều công nhận: việc dịch thuât từ tác phẩm nguyên gốc sẽ tạo ra dịch phẩm tốt hơn so với việc dịch lại từ một ngôn ngữ thứ ba. Nhưng vì sao nhiều dịch giả miền Nam trước 1975 đã dịch các tác phẩm của Nga, Đức, Ý… chỉ qua bản tiếng Anh hay Pháp, vậy mà họ vẫn dịch được rất hay? Bởi lẽ họ được hưởng một nền giáo dục tự do tư tưởng đúng nghĩa, và họ đã làm công việc dịch thuật với đầy đủ tinh thần trách nhiệm vì người đọc. Đáng tiếc cho ông Dương Tường không được hưởng nền giáo dục đó nên ông đã cho ra những dịch phẩm “chây bầy chất nghệ”, vì ông đã tự nhận rằng tiếng Pháp ông vững hơn (hơn tiếng Anh của ông mà thôi).

Ngày bắc tràn vô nam để “nâng đời sống miền nam lên cho bằng miền bắc” không xong đành phải mở cửa cho “thực dân đế quốc ngoại bang” vô “nâng phụ một tay”, nhìn lại thì đám học thật dịch thật đã bị đào tận gốc trốc tận rễ hết rồi, đâu còn mấy ai dịch được bằng 2 thứ tiếng “thực dân – đế quốc” đó nên “ở xứ mù thằng chột làm vua”, người ta thổi ông lên thành dịch giả tên tuổi, thành người thông thạo văn hóa Âu Mỹ và lờ tịt đi những bản dịch ở miền Nam, cứ như thể không có ông thì dân tình xứ này sẽ ngu hết á! Được tâng bốc thì ông cũng khoái nên thây kệ năng lực thật sự của mình, ông cứ chui vào cái áo rộng rinh chẳng vừa với ông chút nào. Đến “District of Columbia” ông cũng không biết thì ông thông thạo văn hóa Mỹ như kiểu gì, đây là kiến thức sơ đẳng mà. Hay là ông không biết cách tra cứu trên internet? Ông thử hỏi những người mới biết tiếng Anh không phải lao động gì cả xem có ai bảo đấy là cái “miền Columbia” như ông không? Tự ông đã tố cáo cái trình độ của ông cho chúng tôi biết tỏng là nó cao siêu cỡ nào, “District of Columbia” ai dịch cũng được mà ông lại dịch không được?????

Từ cái lỗi sơ đẳng đó khiến tôi phải đặt câu hỏi, có lẽ nào những cuốn được coi là dịch phẩm của ông xưa nay chỉ là những thứ ông “xào nấu” lại từ bản dịch ở miền Nam trước 1975, và nếu có “hâm” lại thì ông chỉ “hầm” trên bản tiếng Pháp mà thôi, rồi ông thay cái tựa, ông “thêm mắm thêm muối” vài chỗ, là xong? Chỉ đến hôm nay ông vớ phải một cuốn mới toanh, chẳng có cái gì để dựa dẫm, lại là bản tiếng Anh nguyên con như “Lolita” nên sự thật mới lòi ra?

Nói thật là tôi không thể tin vào một ông làm thì chẳng có gì hay mà miệng thì luôn chê bai người khác. Nếu ông là người có năng lực thật sự thì sao ông không chọn những tác phẩm mới để dịch, mà ông chỉ xào xáo lại những thứ đã có rồi luôn miệng phủ nhận cái người khác đã làm trước ông như vậy? Việc dịch như thế nào là việc của ông, còn đánh giá như thế nào là việc của độc giả, tại sao ông cứ phải vừa đá bóng vừa thổi còi vừa rao bán vé? Chỉ mới bắt tay vào dịch “À la recherche du temps perdu” thôi, chưa biết kết quả sẽ như thế nào (ai dám cam đoan sẽ không là một “cái miệng nam tiến” nữa?), mà từ bây giờ ông đã phải mất công quảng cáo rằng tôi dịch thế này thế nọ với người đó người kia, chi vậy? Đến tận bây giờ là năm 2012 rồi mà các ông vẫn còn muốn biện hộ theo cái lối “lấy cần cù bù thông minh”: ông lấy con số 2 năm cặm cụi ở cái tuổi 80 để làm giấy chứng nhận cho một bản dịch, ông hậu sinh khả úy Cao Việt Dũng của ông lấy “4 lần xem đi xem lại” để chứng tỏ sự cẩn trọng. Thưa ông rằng những con số đó đối với độc giả không có giá trị. Họ đủ nhạy bén và thông minh để phát hiện ra ngay những cục sạn to đùng mà chẳng cần gì tới 2 năm hay 4 lần cả. Vậy nên đừng nói 2 năm, dẫu có tốn 20 năm mà người nấu đã vụng thì món ăn vẫn cứ dở chứ chẳng cách nào thành ngon được.

Ông Dương Tường đang được xưng tụng ở Việt Nam theo kiểu ở trên đã cho ông là lão thành đáng kính thì ở dưới không ai được “nói đụng” tới ông, bởi vậy mà các tờ báo trong nước đều không dám nói ông sai, ông dốt, mà có chăng chỉ là “chưa đúng cần chỉnh sửa” (giống như không phải có nhiều trẻ em bỏ học mà là chúng “tự nguyện không đến trường”, không phải thanh niên thất nghiệp mà là “chưa được bố trí việc làm”, không phải dân oan biểu tình mà là “quần chúng khiếu kiện đông người”, vân vân và vân vân…). Vậy nên dù sự thật về ông Dương Tường có thế nào đi nữa thì chắc cũng chỉ có một mình ông biết, bất cứ ai dám nói ông cũng đều là tấn công cá nhân chẳng đáng màng tới, như thể ông đang ngồi rung đùi thách thức sau khi vừa chỉnh tề khăn áo ra mắt kiệt tác dịch dọt của ông rằng “còn cả chục lỗi cần sửa đó (đố chúng mày tìm ra!)”. Âu đó cũng là một thực trạng không có gì lạ ở đất nước này.

Diên Vỹ

_________________________

Link tham khảo các bài viết có liên quan:

[1]Phân tích những lỗi dịch sai của Dương Tường trong “Lolita”:

[2]Bài viết của Toàn Phong: “Trên dòng kẻ chấm” và chuyện dịch thuật của Dương Tường

[3]Bài viết của Phạm Anh Tuấn: “Lolita” và những quý ông… nông nổi giếng khơi?!

[4]Dương Tường trả lời phỏng vấn vietnamnet: Dịch giả Dương Tường: “Lolita” còn nhiều sai sót

Miền dịch hạch

BÀI 2: NHÃ NAM VÀ CÁC TỔNG BIÊN TẬP

 Tiền Vệ

Diên Vỹ

16.06.2012

Như tôi được biết, trước khi có sách bị thu hồi ông Cao Việt Dũng là trưởng ban dịch thuật của công ty Nhã Nam, nay chức vụ này do ông Trần Tiễn Cao Đăng chịu trách nhiệm. Trong bài này tôi xin trình bày vài suy nghĩ của tôi về hai người, một người đã và một người đang, ngồi ở vị trí này; sau đó là về công ty nơi họ đang làm việc.

 

2.1 Ông Cao Việt Dũng

Tôi đã phải rất đắn đo trước khi viết về ông bởi lẽ tôi thực sự không muốn đào bới thêm vết thương (nếu có) trong ông lúc này. Nhưng tôi nhận thấy trên thực tế ông đã chọn thái độ đứng ngoài cuộc mổ xẻ này từ đầu và nay lại tiếp tục miệt mài với công việc mà ông cho là đáng quan tâm hơn: blogging. Do đó, là một người đã từng đánh giá cao ông, tôi thấy mình hoàn toàn có quyền trình bày những suy nghĩ dưới đây.

Tôi đã từng rất hy vọng ở ông với tuổi trẻ, tài cao, học rộng (Google cho biết: ông mười bốn tuổi đã dịch “Sản nghiệp nhà Rougon”, học cấp 3 tại trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, tốt nghiệp đại học Ngoại thương rồi du học Pháp tại École Normale Supérieure de Paris [nơi Phạm Duy Khiêm và Trần Đức Thảo từng theo học] và Đại học Sorbonne) ông đã không chọn con đường trở thành giám đốc như bao người mà lại chọn con đường dịch thuật với đủ mọi thách thức và thua thiệt. Tôi đã từng mơ: với ông người ta có thể thấy lại một Bùi Giáng hay một Phạm Công Thiện. Nhưng hôm nay thì tôi đành phải hết sức thất vọng mà đặt câu hỏi về ông như thế này: Làm sao mà một người có trình độ học vấn như ông lại có thể phạm những lỗi ngớ ngẩn đến như vậy về Việt văn và Pháp văn? [1] Tôi xin cam đoan rằng nếu có phải giả bộ ngốc nghếch thì tôi cũng không thể nào viết ra được những câu văn gây cười như thế bằng tiếng mẹ đẻ. Hai “cái trường rất lớn” ở Hà Nội có thể tuyển ông vào học, các nhà xuất bản trong nước có thể ẩu tả in sách của ông, bảy trăm tờ báo trong nước có thể hùa theo tán tụng ông, những việc này không có gì lạ. Nhưng chẳng lẽ cả hai cái trường danh tiếng thế giới kia cũng u mê mà cấp học bổng và công nhận tốt nghiệp cho một người không vững văn phạm, không phân biệt nổi đâu là động từ être, đâu là động từ suivre, không biết “le bassin de l’Arsenal” là bến thuyền, “un grenier avec une verrière” là cái tầng áp mái, “la Très Grande Bibliothèque” là Thư Viện Quốc Gia hay sao? Ai có thể tin nổi?

Vậy nên tôi lại buộc lòng phải nghi ngờ:

1. Có thật ông Cao Việt Dũng đã du học và tốt nghiệp tại hai trường danh tiếng ở Pháp không?

2. Có thật chính ông Cao Việt Dũng là người đã dịch những cuốn sách đầy lỗi kia không?

Google cho biết ông Cao Việt Dũng đã dịch hơn 20 cuốn, nếu có được sự kiểm tra lại toàn bộ những dịch phẩm này và cho kết luận rằng cả 20 cuốn ấy đều mắc lỗi sai như những cuốn đang được phân tích trên Tiền Vệ thì tôi không còn gì để nghi ngờ về khả năng dịch thuật của ông Cao Việt Dũng nữa. Nhưng nếu kết quả kiểm tra là những cuốn ấy không sai, là rất tốt, thì tôi ngờ rằng những cuốn sai này không phải do ông Cao Việt Dũng dịch, mà ông Cao Việt Dũng đã đưa cho người khác làm rồi ký tên vào. Hà cớ gì người dịch là đàn ông mà vừa trông thấy chữ “intestin” lại có thế nghĩ ngay tới cái tử cung của phụ nữ? Phải chăng người dịch này là phụ nữ, nên sẵn đó cho “sadisme” thành “bạo dâm” luôn mà quên béng rằng hai nhân vật trong ngữ cảnh là mẹ và con gái? Phải chăng chính người phụ nữ này mới là người ấm ớ cả Việt văn và Pháp văn nên mọi hành vi văn chương với người này chẳng có ý nghĩa gì hết, câu văn ngang phè phè mà vẫn cứ phang ra được?

Nếu kết quả kiểm tra trả lời cho 2 nghi ngờ trên của tôi là: ông Cao Việt Dũng có học và tốt nghiệp tại hai trường danh tiếng ở Pháp, chính ông là người đã dịch hơn 20 cuốn đầy lỗi, thấy chữ “l’intestin” là ông nghĩ ngay tới cái tử cung của phụ nữ; thì tôi lại buộc phải có nghi ngờ thứ ba:

3. Thần kinh tư duy của ông Cao Việt Dũng hoạt động không bình thường?

Tôi không hề có ý muốn các nghi ngờ của tôi trong loạt bài này là sự thật, vì không có những sự thật ấy thì những gì mà những người có tên nêu ở đây đã làm cũng đủ khiến cho sự thất vọng về họ lên đến đỉnh điểm rồi. Tôi xin phép được nói về sự thất vọng ấy ở bài sau.

 

2.2 Ông Trần Tiễn Cao Đăng

Người ta gọi ông là hiệp sĩ từ sau khi ông phát hiện ra “thảm họa dịch thuật” (từ dùng của chính ông): cuốn “Mật mã Da Vince” do bà Đỗ Thu Hà dịch, vào năm 2005.[2] Rồi người ta lại thấy ông nổi giận khi dư luận trách cứ ông đã không lên tiếng về việc dịch trật của ông Cao Việt Dũng:[3]

“Chỉ những kẻ rất thiếu sự khoan dung thì mới, một cách hả hê, ngoáy sâu vào nỗi đau của một người là cảnh sát, từng đích thân truy bắt và trừng trị nhiều tội phạm, lại là cha của một đứa con tội phạm.
 
Những kẻ như thế chắc chắn không bao giờ thèm biết rằng người cha đó, khi đối mặt đứa con ấy, đã muốn giết nó như thế nào và phải tự ngăn mình làm điều đó như thế nào.
 
Tôi việc gì phải nói cho họ biết tôi đã hét to như thế nào khi làm việc với các biên tập viên Nhã Nam chịu trách nhiệm chính về “Bản đồ và vùng đất”.
 
Việc gì tôi phải nói cho họ biết tôi đã trao đổi những gì với Cao Việt Dũng, với tư cách cùng là người của Nhã Nam, và với tư cách dịch giả đồng nghiệp.
 
Nói cho họ làm cái gì? Họ không có tư cách để biết những chuyện đó.
 

Tôi rất muốn tin là ông Trần Tiễn Cao Đăng nói thật, rằng ông đã phải “hét to như thế nào khi làm việc với các biên tập viên Nhã Nam chịu trách nhiệm chính về “Bản đồ và vùng đất”, và tôi muốn được nghe ông cũng hét to như thế với “Hạt cơ bản”, “Vô tri”, “Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu”. Nhưng dẫu cho ông có hét to gấp mười lần thế thì cũng chỉ có những biên tập viên ở công ty Nhã Nam nghe thấy mà thôi, chứ thiên hạ bên ngoài làm sao mà biết như dạo nào ông “hét” bà Đỗ Thu Hà! Giá ông cũng làm như hồi đó là lên tiếng trên báo chí đòi “loại bỏ vĩnh viễn những thảm họa đó khỏi đời sống văn học”,[2] khi các biên tập viên dốt nát và ương bướng của Nhã Nam không chịu nghe lời ông mà sửa sai thì ông khẳng khái dứt áo bỏ đi khỏi công ty này. Nếu ông làm được một trong hai việc đó thì tôi tin độc giả sẽ tôn thờ ông là hiệp sĩ đến suốt đời! Nhưng trên thực tế không ai biết ông đã nói gì, làm gì lúc đó; chỉ thấy ông bây giờ ngồi vào cái ghế của ông Cao Việt Dũng.

Vì độc giả chỉ thấy ông im lặng nên họ có quyền nghĩ ông là người “ăn cây nào rào cây nấy”, là người “ngậm miệng ăn tiền”, là anh chàng hiệp sĩ đã “bán mình” và họ phải đặt dấu hỏi về vai trò trách nhiệm của ông. Thấy vậy, ông liền hằn học phát biểu rằng họ là những kẻ thiếu khoan dung không có tư cách để biết rằng ông đã hét to với các biên tập viên và đã trao đổi với ông Cao Việt Dũng những gì. Như tôi đã nói ở trên: ông chỉ “hét với nhau” ở trong phòng làm việc và nói chuyện riêng với ông Cao Việt Dũng thì làm sao người ngoài biết được! Và nữa, từ “khoan dung” chỉ dùng để chỉ thái độ rộng lượng đối với người biết nhận lỗi. Còn ông, ông mắng người phê phán mình ngay từ câu đầu tiên thì họ có thể “khoan dung” với ông bằng cách nào?

Thái độ hằn học này của ông đã chứng tỏ ông không chỉ hết sức vô trách nhiệm mà còn rất vô ơn nữa, bởi những người “thiếu khoan dung không có tư cách” ấy chính là những người đã ủng hộ ông, đã tôn xưng ông là hiệp sĩ, đang bỏ tiền ra mua sách của Nhã Nam và đóng góp cho Nhã Nam những điều mà không một nhân viên nào của Nhã Nam làm được!

Khi người ta phát hiện ra vụ “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm”, thì ông Trần Tiễn Cao Đăng tiếp tục có phản ứng:[3]

Nói gọn, đây không phải là một lỗi dịch sai; cùng lắm nó chỉ là một điểm có thể tranh luận. Trong giới dịch thuật, người ta phân biệt hai khái niệm này rất rõ. Chỉ nêu một điểm này ra và cứ bám vào đó mà khăng khăng nói rằng “ngay cả một dịch giả lão thành như Dương Tường cũng dịch có lỗi”, rồi thì nối kết chuyện đó với tình trạng “dịch loạn”, “dịch ẩu” mà dư luận đang quan tâm trong thời gian gần đây, đó là một việc làm thiếu chín chắn, thiếu công tâm.”
 
“Bản thân tôi, trước khi nói rằng một cuốn sách nào đó dịch sai, tôi phải đọc kỹ bản dịch, đọc kỹ bản gốc (dĩ nhiên là phải dựa trên điều kiện tôi nắm chắc ngôn ngữ của bản gốc), đối chiếu hai văn bản hết sức kỹ lưỡng, để lọc ra một con số đủ lớn những chỗ mà tôi tin chắc là lỗi – trên cơ sở sự suy xét, thẩm định thấu đáo, khách quan hết sức có thể của mình. Chỉ khi đó tôi mới tự cho phép mình kết luận đó là một bản dịch không tốt, hay một “thảm họa dịch thuật”, cụm từ tôi đã dùng một lần duy nhất (và lúc tôi dùng nó, tôi không thể nào lường trước nó lại trở thành một khái niệm được nhiều người dùng lại đến như vậy).”
 
Tác giả những bài báo có dụng ý gộp chung “Lolita” vào hàng những cuốn “dịch loạn” (ở đây tôi muốn mở dấu ngoặc: “dịch loạn” là một cụm từ một số người hay dùng, nhưng bản thân tôi không muốn dùng) rõ ràng là đã không làm việc đó – không hiểu là do họ thấy không cần làm hay là họ không có khả năng làm. Họ đã không hề làm cái việc đáng ra họ phải làm: trước khi gộp chung “Lolita” vào cái họ gọi là các sách “dịch loạn” khác, họ phải mổ xẻ bản dịch đó đến nơi đến chốn như tôi vừa nói cái đã. Nếu họ không đủ sức làm thế, họ có thể mời một chuyên gia, một dịch giả chuyên nghiệp, để bảo đảm sự khách quan và cơ sở khả tín của bài viết. Họ không làm thế. Việc duy nhất họ làm là đi cóp cái đoạn viết về cụm “on dotted lines” ấy từ một diễn đàn trên mạng, thêm thắt dăm ba dòng, biến báo đôi ba chỗ, thế là thành bài viết, thành sự kết luận rằng “Lolita” có lỗi. Đó là một kết luận hồ đồ, kết quả của một cách làm việc thiếu ý thức trách nhiệm.”
 
“Lolita” là một trong những bản dịch văn chương nước ngoài ra tiếng Việt công phu và xuất sắc nhất mà tôi được đọc trong nhiều năm qua. Và tôi chân thành mong rằng tất cả mọi người, nhà báo cũng như độc giả, trước khi hùa theo ai đó lên tiếng này nọ về “Lolita”, hãy làm cái việc đáng làm trước hết là đọc kỹ nó, với tâm thế rộng mở, không định kiến.”
 

Trong đoạn trích này ông Trần Tiễn Cao Đăng khẳng định như sau:

1. “Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” không phải là một lỗi dịch sai, cùng lắm chỉ là một điểm có thể tranh luận.

2. Trước khi nói một bản dịch là sai, ông Trần Tiễn Cao Đăng phải đọc kỹ bản dịch và bản gốc để đối chiếu. Những người không làm được như thế mà nói nọ nói kia là hồ đồ, thiếu ý thức trách nhiệm.

3. Ông Trần Tiễn Cao Đăng không chấp nhận việc gộp cuốn “Lolita” vào danh sách những cuốn dịch loạn.

4. “Lolita” là một trong những bản dịch văn chương nước ngoài ra tiếng Việt công phu và xuất sắc nhất mà ông Trần Tiễn Cao Đăng được đọc trong nhiều năm qua.

Tôi xin đáp lại những ý trên của ông Trần Tiễn Cao Đăng như sau:

1. Nếu “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” không phải là một lỗi dịch sai thì những kiểu dịch như “miền Columbia”, hàm ý cho cha Humbert làm trai bao, “cái miệng Nam tiến”, hay cho bé Lolita nằm tơ hơ ngoài “piazza”- quảng trường (?!) (và còn rất nhiều nữa) có phải là sai không, hay cũng chỉ là một điểm đáng tranh luận? Kiểu dịch như thế đã đủ để chứng minh rằng ngay cả một dịch giả lão thành như Dương Tường cũng dịch có lỗi (thậm chí sai bét nhè) hay chưa? Đó là tôi còn chưa nói đến những kiểu diễn dịch tiếng Việt tối tăm như “ngọn lửa nơi hạ bộ” hay “phòng thí nghiệm tâm trí”. Độc giả không chỉ bám vào “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” để đánh giá Lolita, “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” chỉ là một cách diễn dịch ngây ngô khởi đầu để họ phải mua bản tiếng Anh về đối chiếu rồi nhận chân ra năng lực của người dịch mà thôi. Cho đến nay họ vẫn tiếp tục chỉ ra hàng đống lỗi ngớ ngẩn tương tự đấy. Sự thật thì ai mới là người chỉ nêu một điểm này ra rồi khăng khăng nói?

2. Đọc đoạn này thì tôi hiểu rằng ông Trần Tiễn Cao Đăng đã đọc kỹ bản dịch, đã mổ xẻ nó đến nơi đến chốn và ông không thấy nó sai, với ông thì “Lolita của Dương Tường là một trong những bản dịch văn chương nước ngoài ra tiếng Việt công phu và xuất sắc nhất mà ông được đọc trong nhiều năm qua”. Vậy ông có thấy “miền Columbia” sờ sờ ngay trang đầu không? Với những phân tích của người đọc trong và ngoài nước đang rất sôi nổi trên trang Tiền Vệ thì nhận xét của ông có xác đáng không? Với tư cách là tổng biên tập của Nhã Nam, ông hết lời ca tụng một dịch phẩm trật lất ngay ở trang đầu tiên và còn tiếp tục trật lất ở những trang sau nữa, vậy đó có phải là thái độ hồ đồ, thiếu ý thức trách nhiệm không? Có phải là một việc làm thiếu chín chắn, thiếu công tâm không?

3. Với những lỗi dịch sai như thế thì Lolita có đáng bị xếp vào danh sách dịch loạn hay không? Nếu ông vẫn nhất quyết không chịu thì tôi sẽ đưa nó vào danh sách “dịch hạch, dịch tả hay dịch vật”, chắc ông vừa lòng? “Dịch loạn” là một cụm từ được ông/bà Hà Thúc Lang lần đầu tiên dùng để chỉ những lỗi dịch thuật không thể chấp nhận được, cũng giống như cụm từ “thảm họa dịch thuật” của ông mà thôi. Sao ông phải tránh không nói thẳng ra là trang Tiền Vệ đã đăng cụm từ “dịch loạn” mà chỉ nói “một số người dùng”, trong khi bài ông “hét” về “thảm họa dịch thuật” cách đây 7 năm đã được ông gửi đăng trên trang Talawas?

4. Công phu (nghe nói ông Dương Tường đã tốn 2 năm để dịch) và xuất sắc (do ông Trần Tiễn Cao Đăng đánh giá) mà ngay những trang đầu tiên đã lộ ngay ra cái trình độ thảm hại của người dịch vậy sao?[4]

Không biết thật sự ông hiệp sĩ có “làm cái việc đáng làm trước hết là đọc kỹ nó, với tâm thế rộng mở, không định kiến” hay không mà dám lên mặt bảo ban thiên hạ đừng có mà “hùa theo ai đó” lên tiếng này nọ về “Lolita” do lão thành dịch giả của ông công phu rị mọ? Tôi xin một lần nữa nhắc cho ông nhớ rằng những người mà ông vừa mỉa mai rằng “hùa theo” và “ai đó” ấy chính là những độc giả đã và đang lên tiếng về cái sự dịch loạn, cũng chính nhờ sự lên tiếng rất xác đáng của họ mà Nhã Nam đã phải thu hồi 1 trong nhiều cuốn dịch bậy. Chính họ, những độc giả đã bỏ tiền ra mua sách nuôi sống công ty Nhã Nam và để Nhã Nam có tiền trả lương cho ông, chứ không phải bất cứ một nhà văn, một nhà báo, một nhà phê bình hay một dịch giả nào như ông ở cái đất nước này! Đường đường là trưởng ban biên tập mà ông không những không thấy được cái sai thù lù trên sách của công ty ông in ra mà còn tâng bốc nó lên tận mây xanh, khi bị phê phán thì giãy nảy lên bênh lấy bênh để một cách đáng xấu hổ rồi xấc xược lên mặt bề trên mà phủ đầu thiên hạ. Với năng lực và nhân cách ấy, ông lấy tư cách gì mà có thể tự cho mình ung dung ngồi vào cái ghế của người tiền nhiệm?

Trong một nỗ lực cuối cùng để dẹp yên dư luận, ông Trần Tiễn Cao Đăng viết:[3]

“Một lời cuối cùng cho tất cả những ai còn muốn nói gì đó với tôi về chuyện này:
Việc quan trọng nhất của tôi không phải là nhảy chồm chồm lên và la hét bất cứ khi nào có một bản dịch tồi xuất hiện trên văn đàn.
Tôi có những việc quan trọng hơn thế nhiều.
Thời gian của cuộc đời tôi cần phải dành cho những việc nào hơn, điều đó tôi biết và không cần ai khác biết.
Càng không cần ai chỉ dạy tôi về điều đó.
Về bản dịch của Cao Việt Dũng, một mình Hà Thúc Lang là đủ.

Thế là xong. Hết. Thiên hạ cứ ngồi đấy chờ những Hà Thúc Lang đi, còn ông Trần Tiễn Cao Đăng thì có nhiều việc quan trọng hơn đáng làm, biết mười mươi là cộng sự sai đấy nhưng ông không nói đâu. Vậy nhé!

 

2.3 Đầu nậu sách Nhã Nam

Tôi xin hỏi công ty Nhã Nam với những tổng biên tập là thần đồng dịch thuật và trung niên hiệp sĩ như thế, rồi giao tác phẩm cho những lão thành dịch giả bất khả xâm phạm kia thì có còn xứng đáng được sự tín nhiệm của độc giả nữa không? Dường như người đứng đầu công ty không có một chút kiến thức nào về văn chương học thuật cả mà chỉ biết phó mặc toàn bộ cho những người nổi tiếng để họ mặc sức tung hoành, còn mình thì chỉ làm công việc của một nhà kinh doanh thuần túy bán sách kiếm lời, khi sự việc vỡ lở mới lúng túng tìm cách chữa cháy, hay tệ hơn nữa là “mất bò mới lo làm chuồng” mà cái “Hội đồng thẩm định” là một ví dụ. Hội đồng thẩm định ấy gồm những ai? Họ có hiểu biết chuyên sâu nào trong lĩnh vực dịch thuật không, có dịch được tác phẩm nào có giá trị không? Nhã Nam hãy trả lời cụ thể đi, đừng đem cái “nhà xuất bản văn học” ra dọa độc giả nữa. Tôi có nhận xét rằng không một biên tập viên nào ở Nhã Nam dám “biên tập” các ông Cao Việt Dũng hay Dương Tường cả, bởi các tên tuổi này đã được tôn vinh là “đỉnh cao” rồi, là giấy kiểm định chất lượng cho bản dịch rồi, dễ ai có được cái CV như ông Cao Việt Dũng hay “nửa thế kỷ dịch thuật” như ông Dương Tường mà dám bảo họ sửa! Vậy nên khi họ đưa bản dịch tới là Nhã Nam đem in luôn, chứ nếu chỉ cần đưa cho một biên tập viên có trình độ ngôn ngữ trung bình đọc lại thôi ắt cũng phải thấy ngay những câu văn tiếng Việt kỳ quái, vô nghĩa, chỉ có tác dụng gây cười ấy.[1] [4]

Tại sao Nhã Nam chỉ thu hồi một cuốn “Bản đồ và vùng đất” trong khi có ít nhất ba cuốn khác cũng sai trầm trọng không kém? Nhã Nam đã phải chịu nhận là sai và “quyết định tiến hành hiệu đính bản dịch cho lần tái bản ngay sau đây” đối với cuốn “Vô tri”,[5] thế còn số sách dịch sai phát hành lần trước đã bán rồi thì sao? Không thấy Nhã Nam nói gì đến quyền lợi của độc giả bị thiệt hại cả, họ sẽ phải bỏ tiền ra mua lần nữa và hồi hộp đem về đọc xem nó…có sai không hay sao? Liền sau “Bản đồ và vùng đất” là “Lolita”, vậy thì sẽ có bao nhiêu cuốn sách dỏm tương tự mà Nhã Nam sẽ phát hành trong tương lai? Phải chăng những cuốn sách khác đã phát hành rồi đang được coi như ổn chỉ vì chưa có ai phân tích là chúng sai mà thôi? Độc giả-những khách hàng bỏ tiền ra mua sách để Nhã Nam có được tên tuổi như ngày nay-chỉ là những nạn nhân tiềm ẩn về cả vật chất lẫn tinh thần, là lũ ngốc để bị dụ khị, là cái bung xung để hứng những lời đe nẹt theo kiểu “trứng đừng đòi khôn hơn vịt!” hay “đừng vì một phép tu từ mà quay lưng lại với cả kiệt tác!” (họ là “thượng đế” mà vẫn bị bắt phải “quay” dưới sự cho phép thì mới được yên!); bị coi như những kẻ ngồi lê đôi mách tầm thường chỉ biết điền đơn xin cho con đi học chứ không biết gì về văn chương bóng bẩy,[6] là “nhân tố chính có khả năng làm thui chột hay thậm chí giết chết nhiệt tình làm việc của giới dịch giả gây thiệt hại cho toàn thể cộng đồng”,[3] vân vân, phải không? Đến thời điểm hiện tại, thực tế đã chứng minh những phản ứng và phê phán của độc giả là xác đáng, Nhã Nam có thấy cần phải lên tiếng xin lỗi và bảo vệ thanh danh cho họ, đồng thời nêu đích danh những người có thái độ trịch thượng đã kết án họ để tránh những việc tương tự có thể bị lặp lại không?

Nếu Nhã Nam vẫn không có những ứng xử cần thiết mà chỉ biết đưa ra những thông cáo như thế này[5] trong hiện tại cũng như tương lai thì tôi có ba đề xuất để Nhã Nam lựa chọn như sau:

1. Trước khi phát hành một bản dịch chính thức, Nhã Nam hãy phát hành một bản không chính thức để độc giả có thể thoải mái góp ý chỉnh sửa (đưa lên internet để khỏi tốn tiền giấy in). Sau khi việc chỉnh sửa đã hoàn thành rồi, Nhã Nam phải tuyển dụng (những) độc giả có những đóng góp xác đáng ấy vào làm việc trong ban biên tập thay thế (những) biên tập viên được phân công chịu trách nhiệm với bản dịch đó nhưng đã không làm tròn bổn phận, kể cả chức vụ tổng biên tập. Cách thanh lọc này sẽ giúp Nhã Nam dần dần có được một đội ngũ biên tập đáng tin cậy. Nhã Nam có công nhận những người có bài đăng trên Tiền Vệ phân tích việc dịch sai[1] [4] là những độc giả đang làm rất tốt công việc của người biên tập không?

2. In sách ra và ghi rõ “Chỉ bán cho những độc giả sẵn sàng nhắm mắt tâng bốc như Toàn Phong, Phạm Anh Tuấn và Trần Tiễn Cao Đăng”.

3. Đừng làm sách văn học bán nữa mà nên chuyển qua kinh doanh mặt hàng khác, bởi bán thứ văn chương nghệ thuật dỏm thì cũng đầu độc tâm hồn và cảm xúc chẳng khác gì bán thức ăn độc gây bệnh chết người.

 

Nếu Nhã Nam không thể có đủ can đảm và lựa chọn dứt khoát để làm một trong ba việc trên mà vẫn giữ thái độ đối phó như hiện nay thì tôi là một khách hàng của Nhã Nam sẽ buộc phải hành xử như sau:

– là người đi mua sách mà vừa lật ra đọc ngay trang đầu tiên đã thấy cái kiểu diễn dịch “miền Columbia” thì tôi biết ngay trình độ của người dịch và tôi liệng cuốn sách đó qua một bên luôn chứ không phí thì giờ mà suy diễn rằng đó là phép ẩn dụ của kiệt tác!

– là người bị hại khi mua phải sách dỏm của Nhã Nam thì tôi có quyền kiện ra tòa đòi bồi thường và yêu cầu Nhã Nam đuổi việc những người có trách nhiệm mà bất tài kém đức!

– là người biết kính phục và ngưỡng mộ các dịch giả văn học miền Nam năm xưa và được vun trồng bằng dòng văn chương ấy, tôi tuyên bố tránh xa cái miền dịch hạch – dịch tả – dịch vật của các ông!

 

Diên Vỹ

 

_________________________

Link các bài tham khảo có liên quan:

[1]Xin xem các bài phân tích các lỗi dịch thuật của Cao Việt Dũng trên tienve.org

[2]Bài của Trần Tiễn Cao Đăng: “Bản dịch Mật mã Da Vinci: Một thảm họa dịch thuật”, talawas, 17.10.2005.

[3]Blog của Trần Tiễn Cao Đăng:

[4]Xin xem các bài phân tích các lỗi dịch thuật trong “Lolita” của Dương Tường trên tienve.org

[5]Thông cáo của Công ty Nhã Nam:

[6]Bài viết của Phạm Anh Tuấn: “Lolita” và những quý ông… nông nổi giếng khơi?! (Tuần Việt Nam, 04.05.2012). Bài viết của Toàn Phong: “Trên dòng kẻ chấm” và chuyện dịch thuật của Dương Tường (evan, 19.04.2012).

Miền dịch hạch

BÀI 3: NHỮNG KẺ TRẮNG TAY

 Tiền Vệ

Diên Vỹ

Nếu công nhận dịch loạn là kết quả của kém năng lực, lười suy nghĩ, tự lừa dối bản thân, coi thường người đọc, trí trá tự biện, xu phụ, tâng bốc, hống hách thì hãy nên trách nền giáo dục đã cho ra những con người ấy. Những bản dịch ấy tồi trước hết vì người dịch không giỏi tiếng mẹ đẻ nên buộc phải làm nô lệ cho ngoại ngữ của bản gốc. Nếu đồng ý với học giả Phạm Quỳnh rằng “tiếng ta còn, nước ta còn”, thì có phải nước ta nay đã mất rồi không? Vẫn còn đấy những con người tóc đen, da vàng, mũi tẹt nhưng hồn vía đã vong căn thất cước từ lâu, không thể nào cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tiếng Việt nữa dù họ có thể đọc được vài ngoại ngữ.

Lùi lại một chút để nhìn: Trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm, dường như chỉ có Hữu Loan và Thụy An là những người sống khí phách, bất khuất và im lặng đến cùng,[1] những người còn lại hầu hết vẫn cố sống với tinh thần “bị đánh đến chết vẫn cúi lạy cây roi”: vẫn vui vì “được cho” sinh hoạt trở lại ở hội nhà văn”, “được cho” chế độ lương bổng”; Hoàng Cầm còn viết “Về làng Sen”, vân vân.

Là một nạn nhân của “vụ Xét lại chống đảng”, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đến nay vẫn còn buồn vì “lương hưu của ông chỉ được tính năm từ 5/1975, không tính 14 năm công tác trước khi hoạn nạn, thời điểm về hưu là 160.000 đồng, nay là 1,4 triệu đồng”. [2]

Có cha bị Việt Minh thủ tiêu mà nhạc sĩ Phạm Tuyên vẫn có thể viết “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, rồi tâm sự “tới nay gia đình ông vẫn luôn mong muốn có một tuyên bố sửa sai chính thức về cái chết của thân phụ ông, học giả Phạm Quỳnh (1892-1945), người đã bị cách mạng hành quyết chỉ vài ngày sau khi Tuyên ngôn Độc lập được đọc ở Hà Nội hôm 2/9/1945”, và ngay lập tức biết thân biết phận nhún nhường: “Đó là mong muốn thôi, còn bây giờ các vị đang lo chuyện kinh tế với các thứ nhiều quá, không biết là đến bao giờ”. [3]

Nhạc sĩ Phạm Duy viết hồi ký xong là chạy về Việt Nam xin ở hẳn, cặp kè bên các quan văn nghệ trong các buổi diễn và toe toét khoe cái dấu ấn “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”:

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho đến lúc lìa đời vẫn vác đơn xin được cho phổ biến loạt Ca khúc Da Vàng, sau khi đã cố nặn ra những “em ở nông trường em ra biên giới”, “dòng điện như dòng sông cho đời một tấm lòng”, “Sài gòn hai mươi mùa nắng lạ”, mà vẫn bị từ chối lạnh lùng.

Dương cầm thủ Đặng Thái Sơn với giải thưởng Chopin nhiều điều không minh bạch[4] chắc đã quên những gì xảy đến với cha mình – nhà thơ Đặng Đình Hưng – trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm, nên vẫn đều đều về Việt Nam biểu diễn và còn sẵn sàng xuất hiện trong những sự kiện vui nhộn.[5]

Giáo sư Ngô Bảo Châu vừa có chút tiếng tăm đã ngửa tay nhận ngay hai cái nhà, một cái để cha mẹ ở, một cái để làm viện toán cao cấp (?) dù đã bị “vỗ mặt” bằng bài báo kết tội ngộ nhận trên tờ Công an Nhân dân.[6]

Nhìn các ca sĩ Việt kiều đang tấp nập xin phép về Việt Nam biểu diễn, chỉ được hát những bài nhà cầm quyền cho phép và đóng thuế cho nhà nước Việt Nam, tôi thấy dường như chỉ mới hôm qua họ còn lên báo đài nước ngoài kể chuyện vượt biên chín phần chết chưa có một phần sống, rằng những người thân của họ còn kẹt lại trong nước cũng bị liên lụy khổ sở như thế nào; dường như chỉ mới hôm qua họ còn nức nở “Anh không chết đâu anh!” thì hôm nay họ đã có thể quên phứt thảm cảnh của hàng ngàn người lính Việt nam Cộng hòa vẫn còn đang phải rên xiết đâu đó chốn rừng sâu nước độc hay nơi đầu đường xó chợ. Muốn trách họ nhưng nhìn lại những bậc cha ông anh chú của họ trên kia, ta còn có thể nói gì đây?

Những nạn nhân của Nhân văn-Giai phẩm và Xét lại chống đảng thì còn bảo họ sống trong khủng bố, đọa đày, tẩy não đến mất hết khí phách, nhưng đến những Phạm Duy và Trịnh Công Sơn sinh ra, lớn lên và thành danh trong không khí tự do của miền Nam, riêng Phạm Duy còn sang Mỹ tị nạn gần 30 năm, sao vẫn sẵn sàng biến mình thành kẻ “hàng thần lơ láo”?

Phải chăng văn nghệ sĩ-trí thức Việt Nam chỉ rất có tài trong lĩnh vực chuyên môn mà thôi, còn nói đến khí phách anh hùng và nhận thức hành vi trong cái nhìn chính trị thì họ chịu? Có dân tộc nào như dân tộc Việt với những cô đào mang cờ quạt đi đón đoàn quân tiến về cướp nước mình như Thẩm Thúy Hằng, soạn bàn thờ cúng lãnh tụ của đoàn quân ấy như Thanh Nga,[7] phỉ nhổ luôn cái xã hội đã nuôi dưỡng nên mình là “vực thẳm” và tung hô cái thiên đường vẽ của kẻ cướp là “chiều cao” như kỳ nữ Kim Cương, không ngần ngại quỳ gối “đài hoa dâng bác” như anh kép Út Trà Ôn? Vậy thì trách gì những kẻ cuồng tín sẵn sàng “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” như Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc? Bùi Tín và Dương Thu Hương khi tỉnh bùa mê rồi vẫn không dám tự nhận một viên đạn vào đầu, dù thảm cảnh của miền Nam có bàn tay họ tiếp sức. Dân tộc nào trên thế giới cũng có những Trần Ích Tắc, nhưng nếu ở mức độ phổ biến ngay trong giới văn nghệ sĩ-trí thức như dân tộc Việt thì phải đặt câu hỏi rằng liệu dân tộc ấy có xứng đáng được hưởng hạnh phúc không?

Nhìn cảnh nhạc sĩ Phạm Duy nhe răng cười khoe cuốn sổ hộ khẩu và cái giấy chứng minh nhân dân, tôi tự hỏi: Phải chăng đây là Phạm Duy khác chứ không phải ông Phạm Duy đã viết “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời”? Phải chăng ông Phạm Duy ấy đã chết? Ông Phạm Duy này ngược 180 độ với ông kia nên có thể toe toét khoe cái dấu ấn khổ nhục của chín mươi triệu người dân trong nước mà nếu thiếu nó lập tức người ta bị coi như công dân hạng hai, còn ông thì được ban cho như ân sủng cùng tiếng gọi trìu mến “Việt kiều yêu nước”? Tôi như đã hiểu được tâm trạng của người miền Nam lúc nghe Trịnh Công Sơn hát “Nối vòng tay lớn” trưa ngày 30/04/1975, khi nhìn bức hình này của ông.

Phải chăng nước Việt không thể có những văn nghệ sĩ tuyên bố không về nước biểu diễn chừng nào còn chế độ độc tài vô nhân tính, không cho phổ biến tác phẩm trong các sự kiện quốc doanh, đòi hỏi phải có cải chính và xin lỗi công khai chứ không chỉ âm thầm cho in lại tác phẩm và cho một phần quyền lợi (vốn bị cướp đi) là xong, như đồng nghiệp của họ vẫn làm trên khắp thế giới? Đó là hành động tích cực nhất họ có thể làm để chia sẻ với đồng bào của họ, dân tộc của họ và tỏ rõ chí khí của người có lẽ phải, nhưng họ đã và đang không làm hay không muốn làm.

Vậy nên việc đòi hỏi những Nhạc Bất Quần biết xấu hổ mà bỏ nghề, từ chức, dẹp tiệm hay ít nhất là tổ chức họp báo cũng trang trọng như lúc giới thiệu hàng dỏm[8] để công khai cúi đầu xin lỗi khách hàng là chuyện không tưởng, vì họ là sản phẩm của xã hội cha Liên xô, mẹ Tàu, anh chị em Cuba và Bắc Hàn chứ không phải của xã hội văn minh! Khi cần quảng cáo sản phẩm thì họ không ngại khua chiêng gõ mõ ầm ĩ, nhưng khi bị la ó vì bán đồ dỏm thì họ rắp tâm bịt miệng khách hàng kiểu “bách hóa mậu dịch”[9] và phi tang bằng chứng. Bịt miệng không xong thì đành xin lỗi và đổi hàng (hàng mới không phải do họ tự biết lỗi để sửa) cho yên chuyện, thế là lịch sự hơn chán vạn mấy anh quốc doanh rồi còn đòi hỏi gì nữa! Họ sẽ vẫn cứ dịch, cứ in, sai thì “tái bản có sửa chữa”, ai biết đấy là đâu, làm gì được nhau, cần đọc bản tiếng Việt có mua không thì bảo?!

Những dịch loạn giả hôm nay chỉ là cái tất yếu phải đến trong một xã hội đầy rẫy những bác sĩ đồ tể, giáo viên râu xanh, tiến sĩ giấy, nhân viên hành là chính mà thôi. Với những con người ấy, tinh thần khí phách ấy, năng lực hiểu biết ấy, trình độ xã hội ấy, chẳng phải dịch hạch đã lan tràn khắp mọi miền và ăn sâu vào từng tế bào rồi sao? Chẳng phải cả dân tộc Việt đều là những kẻ trắng tay hay sao?

Tháng Sáu, 2012
——————–
Nguồn hình trong bài: internet

_________________________

Link các bài tham khảo có liên quan:

[1]Hữu Loan: http://thuykhue.free.fr/stt/h/HuuLoan.html ; Thụy An: http://thuykhue.free.fr/stt/n/nhanvan08.html

[2]Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và cuốn sách cuối cùng:

[3]Sửa sai về học giả Phạm Quỳnh:

[4]Vinh quang âm nhạc, và thủ đoạn chính trị:

[5]Đặng Thái Sơn mặc kimono

[6]Về sự ngộ nhận của giáo sư Ngô Bảo Châu

[7]Bài viết của Kiên Giang có tựa đề “Như quả dưa xanh vỏ đỏ lòng” đăng trên một tờ báo thành phố ngay sau khi Thanh Nga qua đời kể rằng “Thanh Nga đã được “mặt trời chân lý chói qua tim” từ trước ngày 30/04/1975; ngày đoàn Thanh Minh-Thanh Nga “được tái sinh” Thanh Nga đã vui sướng tung tăng tỉ mỉ lo dọn bàn thờ Bác”, vân vân.

[8]Ra mắt bản tiếng Việt “Lolita”

[9]“Loạn dịch hay loạn…cảnh báo?” đăng trên Sài gòn Tiếp thị ngày 25/04/2012, Nhã nam đăng lại:

——————

Bài liên quan:

18.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Ông Cao Việt Dũng đã được nhập học Trường cao đẳng sư phạm Paris là nhờ chính sách «mở rộng quan hệ quốc tế» của trường này… Cuộc dịch loạn của ông Cao Việt Dũng tại Việt Nam, hỡi ôi, chính là hậu quả của «tinh thần nhân đạo» kiểu Pháp!… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Phải chăng, theo ông Trần Tiễn Cao Đăng, hai bản dịch thảm hại của Cao Việt Dũng không phải là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT? Hay phải chăng vì hai bản dịch đó do Nhã Nam xuất bản, nên dù chúng có thảm hại đến mức nào đi nữa, chúng vẫn không là những THẢM HỌA DỊCH THUẬT?… (…)
16.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Như tôi được biết, trước khi có sách bị thu hồi ông Cao Việt Dũng là trưởng ban dịch thuật của công ty Nhã Nam, nay chức vụ này do ông Trần Tiễn Cao Đăng chịu trách nhiệm. Trong bài này tôi xin trình bày vài suy nghĩ của tôi về hai người, một người đã và một người đang, ngồi ở vị trí này; sau đó là về công ty nơi họ đang làm việc… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Để tôn trọng độc giả và cá nhân tôi, Nhã Nam nên nhanh chóng công khai cụ thể 264 lỗi đó. Tiếp theo, tôi sẽ xem xét và trao đổi với quí vị trên mục Đối Thoại của Tiền Vệ. Bằng không, trong những ngày tới, tôi sẽ tiếp tục công việc sửa chữa của mình… (…)
15.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Như vậy chỉ trong vài trang với hơn ngàn chữ của phần lời nói đầu và chương 1 của bản dịch “Lolita”, đã có rất nhiều lỗi cần phải chỉnh sửa. Các ví dụ về dạng lỗi “dịch mà như chưa dịch” này, có thể tìm thấy rất nhiều trong bản dịch “Lolita” của ông Dương Tường… (…)
14.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Sau một loạt bài phê bình khác của Hà Thúc Lang về bản dịch cuốn “Vô Tri” (tiểu thuyết của Milan Kundera, bản dịch của Cao Việt Dũng), vào ngày 12/06/2012, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã quyết định tiến hành hiệu đính bản dịch “Vô Tri” cho lần tái bản ngay sau khi họ đưa ra thông cáo… (…)
10.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Từ cái lỗi sơ đẳng đó khiến tôi phải đặt câu hỏi, có lẽ nào những cuốn được coi là dịch phẩm của ông xưa nay chỉ là những thứ ông “xào nấu” lại từ bản dịch ở miền Nam trước 1975, và nếu có “hâm” lại thì ông chỉ “hầm” trên bản tiếng Pháp mà thôi, rồi ông thay cái tựa, ông “thêm mắm thêm muối” vài chỗ, là xong?… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Chiều lang thang quanh Arsenal bồn nước / Rồi rảo bước về cái Thư viện Lớn quận mười ba / Bồi hồi chợt nhớ Nhạc gia / Tử cung – u ác giết cha tôi rồi… (…)
04.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Đến bây giờ thì tôi buộc phải ngờ rằng quyết định thu đổi “Bản đồ và vùng đất” chỉ là một cách để dẹp yên dư luận, chứ bản thân Nhã Nam thì không thành thực chút nào! Độc giả vẫn chờ xem bao giờ thì được “đổi”!!! Còn về bản dịch “Vô tri”, chừng nào chưa có phản hồi chính thức từ phía xuất bản và người dịch, tôi vẫn tiếp tục công việc sửa chữa… (…)
04.06.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Thật đáng ngạc nhiên là chỉ trong vài trang giấy mỏng, với vỏn vẹn hơn ngàn chữ, mà bản dịch của ông Dương Tường cũng có đến hơn chục lỗi dịch và khá nhiều điểm cần tranh luận… (…)
30.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Ngoài nhóm lỗi dịch sai hoàn toàn từ tiếng Anh, làm cho câu văn khó hiểu và lủng củng, mà tôi đã liệt kê một số ví dụ trong phần 1, thì bản dịch Lolita của ông Dương Tường có nhiều lỗi nhóm 2, tôi xin phép gọi là nhóm lỗi dịch mà như chưa dịch … (…)
25.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Mục đích các bài viết này của tôi, do đó, không phải là chứng minh sự yếu kém nan giải của anh Cao Việt Dũng, mà là yêu cầu Nhã Nam có cách ứng xử đúng đắn với một dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng do họ xuất bản… (…)
24.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Ngoài những lỗi dịch ngay trong các dòng đầu tiên của bản dịch Lolita của cụ Dương Tường mà mọi người đã chỉ ra (Miền Columbia, dòng kẻ bằng những dấu chấm,…) còn nhiều lỗi khác, mà tôi sẽ dần dần thống kê lại trong các bài viết sau. Hiện nay tôi chưa đọc được hết toàn bộ bản dịch, nhưng trong những chương đầu cũng rất nhiều vấn đề… (…)
18.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Sự vô cảm và luộm thuộm với chữ nghĩa của anh Cao Việt Dũng có lẽ dẫn chứng bao nhiêu cũng chẳng đủ, tôi cũng đã đưa ra không ít ví dụ từ trước tới nay. Tuy nhiên hôm nay tôi muốn phân tích thêm vấn đề này, vì tôi cho rằng đó là nguồn gốc sâu xa, có thể nói là sâu xa nhất, dẫn tới những dịch phẩm thiếu chất lượng trầm trọng, mất toàn bộ tính văn chương trong nguyên bản… (…)
16.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Lời vàng ý ngọc của Cao dịch giả nhiều quá, nhòm đâu cũng thấy, nên khỏi cần theo thứ tự trang. Cũng không biết bình loạn thế nào cho xứng tầm. Nguyên cái chuyện gạch chân và bôi đậm cũng đủ đau đầu, chỉ lo bỏ sót châu báu… (…)
14.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … ơ, thế không phải… sách bác trai có lỗi dịch thuật à? / không, sách dịch của cái ông gì đấy cũng nổi tiếng lắm / thế sao bác trai lại lo đến phát ốm? / ông ấy lo cho tương lai nền dịch thuật Việt Nam!… (…)
13.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Việc hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ — cả tiếng nguồn và tiếng chuyển — là điều kiện ắt (phải) có trong dịch thuật. Điều đáng bàn trước hết là người ta có thống nhất được với nhau cái ý của ngôn ngữ không, hay mỗi người nghĩ mỗi nẻo, và ai cũng đúng… (…)
11.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Một ngày nào đó, nếu ông Dương Tường sửa chữa lại cái “miền Columbia” thành thủ đô Washington trong lần tái bản, thì đó là do chính ông ấy tự phát hiện đấy nhé… Còn nếu ông Dương Tường vẫn khăng khăng giữ nguyên cái “miền Columbia” trong lần tái bản, thì đó chính là vì “Trong tu từ người ta gọi là phép ẩn dụ” ấy mà… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Kể ra thì chuyện dịch thuật còn dài. Chỉ nhờ phái tính nam-nữ mà độc giả dễ dàng phát hiện ra lỗi dịch: đàn ông bị ung thư tử cung. Nếu đọc kỹ hơn, người ta còn khám phá ra vô số lỗi dịch trên nhiều lãnh vực khác nữa!… (…)
10.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Trong phần này tôi sẽ phân tích một số lỗi điển hình của bản dịch “Vô tri”, đó là những lỗi mà tôi tạm đặt tên là “râu ông này cắm cằm bà kia”. Nguyên do từ đâu?… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Lập luận một cách đơn giản, có thể nói, nếu một bản dịch có lỗi hoặc tối nghĩa ngay từ những dòng đầu, nó khiến một độc giả bình thường hoài nghi về những phần còn lại. Cảm giác này cũng từa tựa như khi ta đi nghe một concerto mà soloist chơi sai một trong những hợp âm đầu tiên… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Bài của ông Phạm Anh Tuấn phạm 3 sai lầm lớn: 1) giật tít hơi bị lộn; 2) tỏ ra coi thường các chị em ngồi lê đầu ngõ, vừa đút cháo cho con vừa chém gió những chuyện cao siêu vượt quá ngọn rau đắng mọc sau hè. Hai chuyện này đã được nói nhiều rồi, không bàn thêm. Sai lầm thứ ba mới là sai lầm chết người… (…)
09.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Theo dõi cuộc tranh luận về bản dịch tiểu thuyết “Lolita” của nhà văn Vladimir Nabokov do Dương Tường thực hiện, đặc biệt là hai điểm gây tranh cãi trong bài viết của An Di, tôi xin có một vài ý kiến như sau… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Mỹ Từ Pháp là phương pháp thành lập mỹ từ trong văn chương. Tức là một kỹ thuật viết và nói cho hay và đẹp… (…)
08.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Có người bảo: dịch “on dotted line” thành “trên những hàng kẻ bằng những dấu chấm” là sai và “dịch như chưa dịch”. Điều này là quá đáng. Cùng lắm có thể nói chưa “sáng nghĩa” chứ làm sao mà nói ấy là sai được?!… (…)
06.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Không thể nói rằng vì Lolita hay mà bản dịch của nó chắc chắn phải được hoan nghênh ở Việt Nam… Một quan điểm đúng hay sai không phụ thuộc vào chuyện nó được nói ra từ ai… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Lo – Lolita là một dạng khác của tên Dolores vốn có gốc gác từ Tây Ban Nha. Nghĩa của Dolores là “sầu đau”. Tên này khiến nghĩ tới đức mẹ Maria… (…)
05.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Hôm trước, tôi đã nói, nếu chỉ dựa theo bản tiếng Anh, thì tôi nghiêng hẳn về nghĩa “redolent” mang tính hoài niệm. Còn hôm nay, sau khi đã so với bản tiếng Nhật, tôi xin nói là tôi công nhận bác có lý… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Tôi là một người yêu thích chụp ảnh, và chụp ảnh bằng máy film chứ không phải là máy số. Một điều may mắn là số người yêu thích chụp máy film như tôi còn rất nhiều cả ở Việt Nam và trên thế giới chứ không phải đã tuyệt chủng như Nhật Minh nói… (…)
04.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Tôi cho rằng, với một người cẩn thận, chăm chút về nghĩa của từ ngữ và những ẩn dụ như Nabokov,… không đời nào có chuyện tác giả bất nhất trong nghĩa của các từ… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Có thể thấy từ cái dotted line nổi tiếng, cho đến cái laboratory này, thì cách dịch của ông Dương Tường chưa thoát được ý, và khó hiểu cho người đọc bình thường… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Theo dõi những bài viết về chuyện dịch thuật trong mục đối thoại trên Tiền Vệ, tôi thấy rằng đa số chúng ta đang ngả từ hướng “từ theo từ” sang “ý theo ý”, và càng “ý theo ý” bao nhiêu thì chúng ta lại càng “từ xa từ” bấy nhiêu… (…)
03.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Trong phần này, tôi sẽ phân tích một nguyên nhân nữa dẫn đến sự dịch sai của anh Cao Việt Dũng trong “Vô Tri”: dịch nhưng không dịch gì! … Đọc các dịch phẩm của anh Cao Việt Dũng, không thể không có cảm giác cả hai ngôn ngữ đều nằm ngoài vòng kiểm soát của dịch giả, nôm na là tiếng Pháp anh không thạo, tiếng Việt anh cũng chẳng rành… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Với hầu hết ý kiến bác đưa ra, tôi đều tán thành (bác theo dõi topic trên webtretho nên chắc cũng rõ quan điểm của tôi về phần lớn các chỗ mà bác Hoàng Anh nêu ra). Tuy nhiên, vẫn có 2 chỗ tôi xin góp đôi lời… (…)
02.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Việc báo chí lên tiếng mạnh mẽ đòi chấn chỉnh nạn dịch ẩu, dịch loạn hiện nay, và động thái thu đổi sách lỗi của Nhã Nam thực sự là những tín hiệu đáng mừng, cho thấy độc giả vẫn còn hy vọng sẽ được đọc các bản dịch tốt, và được mở những cánh cửa đến với các nền văn hóa khác, chứ không phải đạp lên gai góc và những mảnh kính vỡ như hiện nay!… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Nói chung, khi phê bình cần hết sức thận trọng, không nên chỉ coi cảm nhận của cá nhân mình là phổ quát. Vả lại 1 bản dịch mấy trăm trang thì điều quan trọng nhất là chuyển tải được văn phong, cái hồn của tác phẩm, chứ không chỉ ở vài lỗi hoặc cách dịch chưa đạt… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Cám ơn ông Phạm Tuấn Anh đã chỉ bảo cho về hệ đo lường ở các nước Anglo-Saxon; xin lỗi ông Dương Tường vì đã ngờ oan ông nhầm lẫn khi tính chiều cao Lolita… (…)
01.05.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Mỗi người đều có cái “lý” riêng. Hãy để cho toàn xã hội và dân chúng tự do chọn lựa và sàng lọc, trong một cơ chế hoàn toàn tự do. Tui dám nói, trong vòng 3 năm tình trạng sẽ khá hơn 30 năm như hiện tại… (…)
30.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Theo tôi, nạn dịch loạn ở Việt Nam bị gây nên không chỉ bởi chính các dịch giả trong cuộc mà còn bởi cả phía có trách nhiệm xuất bản và phát hành… Mục đích các bài viết này của tôi, vì thế, không nhằm tấn công một cá nhân dịch giả nào, mà là yêu cầu những người từng đứng ra xuất bản và thu tiền từ các dịch phẩm rởm rít… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Phát hiện ra lỗi, ai cũng có thể làm được, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành nhà phê bình. Đâu phải không có lý do. Bên cạnh cái đang làm người ta ầm ĩ: “Đạo đức dịch thuật”, có lẽ cũng nên dựng thêm một cụm “Đạo đức phê bình”… (…)
29.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Một foot có 12 inches, khi nói 4 feet ten có nghĩa là 4 feet ten inches chứ không phải là 4 feet 10/100 (hệ thập nhị phân chứ không phải hệ bách phân) – như vậy 4 feet 10 chính xác là 147.32 cm. Cả người dịch và người phản dịch đều sai… (…)
28.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Rất tiếc vì ở nước ngoài nên tôi mới chỉ được đọc ba Chương 1, 2 và 3 do Công ty Nhã Nam đưa lên mạng (www.lolitavietnam.com). Đọc rồi, tôi không khỏi có một số thắc mắc, rất mong được dịch giả Dương Tường giải đáp cho… (…)
25.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Khiếp quá, hưng phấn thuộc dạng bạo dâm? Mẹ bạo dâm con gái ruột hay sao? Vụ này thì còn xì-căng-đan bằng trăm lần vụ bố dượng mơn trớn con gái vợ trong Lolita. Sao Nhã Nam không cho Vô Tri giật một cái tít kiểu “Mẹ bạo dâm con gái – một thử nghiệm văn chương mang tên Milan Kundera” để mang xe tải ra mà chở tiền về nhỉ?… (…)
20.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT]  “on the dotted line”  một thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng trong lời nói hàng ngày ở các nước nói tiếng Anh, chứ chẳng có gì là “một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não…”, chẳng có gì là “chơi chữ”, cũng chẳng có gì là “bệnh hoạn”, “si mê”, “ám ảnh”, “phát rồ”… cả!… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Vladimir Nabokov giỏi tiếng Anh và tiếng Nga như nhau (Tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ của ông). Tôi đồ rằng trình độ tiếng Anh và tiếng Nga của Nabokov chắc không thua trình độ tiếng Anh và tiếng Việt của dịch giả Dương Tường là mấy. Vậy mà, khi đích thân dịch Lolita sang tiếng Nga (ông viết tiểu thuyết này bằng tiếng Anh), Nabokov đã phải dịch câu: “She was Dolores on the dotted line” thành “Она была Долорес на пунктире бланков”… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Trên trang Evan đã có một bài viết của Toàn Phong, nhan đề “‘Trên dòng kẻ chấm’ và chuyện dịch thuật của Dương Tường”, phản hồi về bài viết “Dịch loạn: Sai từ Lolita sai đi…” của Tùy Phong… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Dịch giả trẻ thế hệ 8x có thể còn quá non trẻ và chưa đủ vốn sống để dịch hay, nhưng những dịch giả nhiều năm trong nghề cũng chưa hẳn đã tránh được những sai sót quá lộ liễu. Ngay trong những dòng đầu tiên của Lolita – cuốn sách đang được tung hô ầm ĩ nhất hiện nay, cũng đã thấy câu văn tối nghĩa và khó hiểu: “Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”  (…)
18.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Mỗi lần Nhã Nam đưa ra một thông báo về số phận cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, thì cùng ngày đó Cao Việt Dũng lại đưa ra một lời cảm ơn và xin lỗi. Thông báo tạm ngừng phát hành, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi lơ mơ. Thông báo chính thức thu đổi cuốn sách, thì anh ta cảm ơn và xin lỗi du dương hơn. Có phải đây chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên?… (…)
17.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Hội đồng thẩm định của NXB Văn học và Công ty Nhã Nam đã đi đến kết luận: “Bản đồ và Vùng đất” là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi, thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sai nghĩa; dịch chệch nghĩa; dịch sót; diễn đạt tiếng Việt có nhiều bất ổn. Số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập của chúng tôi, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành… (…)
12.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Trước hết, dịch giả cần tắm mình trong không khí tư tưởng của tác giả, qua đó nắm được thần hồn của tư tưởng tác phẩm, hay rộng hơn – tác giả. Vẫn còn là chưa đủ. Điều tối cần thiết là thái độ làm việc nghiêm cẩn của người dịch… (…)
02.04.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … trên một trang web văn chương, người ta phát hiện ra cuốn sách dịch mắc một kỷ lục đen: tới 3.000 lỗi, và đó lại là tác phẩm được xuất bản với sự hỗ trợ của Trung tâm sách quốc gia thuộc Bộ Văn hóa Pháp!… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … xí – dịch văn chương chớ đâu phải phô tô cóp pi ảnh tục mà đòi / phải giống y chang – chuyển ngữ là sáng tạo nghe chưa… (…)
30.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Người đàn ông là bố đẻ cô gái mà những đứa con ruột của nàng gọi mẹ vợ tôi – người chỉ có một người con gái duy nhất – là bà ngoại, ông vừa phải đón nhận một tin dữ. “Ông bị ung thư cổ tử cung (cancer de l’intestin)”, nàng nói. “Đã di căn sang buồng trứng”… (…)
25.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Ngay sau khi bài viết Hết dịch “giả” thì tới ký “giả”! của tôi được đăng trên mục “đối thoại” của Tiền Vệ, qua đó tôi vạch ra một loạt những chi tiết sai be bét trong bài báo “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, thì báo Thanh Niên đã lẳng lặng tháo gỡ bài báo đó… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Bước sắp tới Nhã Nam làm là đối chiếu toàn bộ bản dịch, sau đó sẽ làm việc với dịch giả Cao Việt Dũng. “Nếu cần thiết, Nhã Nam và NXB Văn Học sẽ đứng ra lập hội đồng thẩm định, mời các chuyên gia ở ngoài để đảm bảo tính khách quan…” (…)
22.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Bản đồ và vùng đất không chỉ có vấn đề dịch thuật mà còn có cả vấn đề Việt văn. Dịch tức là tìm cái tương đương trong ngôn ngữ khác. Một dịch giả kém Việt văn không thể dịch một nhà văn (đây lại là một nhà văn lớn) ra tiếng Việt. Những thí dụ tôi đưa ra ở trên chứng tỏ rằng ông Cao Việt Dũng có một trình độ tiếng Việt thảm hại… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Tờ Thanh Niên ngày 21/03/2012 có bài báo rất ngắn “Sách, thương hiệu và uy tín” của Nguyễn Hữu Hồng Minh, viết về vụ nxb Nhã Nam thu hồi bản dịch của Cao Việt Dũng. Bài báo chỉ có một nhúm chữ mà đã chứa một loạt những chi tiết sai be bét… (…)
19.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Với tinh thần cầu thị và ý thức về trách nhiệm của mình đối với cuốn sách do mình xuất bản, Ban Giám đốc Nhã Nam quyết định dừng việc phát hành cuốn sách kể từ ngày 15/3/2012 để tiến hành kiểm định chất lượng bản dịch một cách toàn bộ. Nhã Nam đã gửi thư cảm ơn tới trang Tiền Vệ, mục Đối thoại, tác giả Hà Thúc Lang về những góp ý đó, và chân thành nhận lỗi với độc giả… (…)
17.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Một nhóm đưa ra ý kiến nghiêm túc, yêu cầu ông Cao Việt Dũng thành thật tiếp thu lời phê bình của ông Hà Thúc Lang. Một nhóm hăng hái đứng về phía ông Cao Việt Dũng, biến những bài phê bình mang tính học thuật của ông Hà Thúc Lang thành ra những lời đả kích cá nhân bên ngoài phạm vi học thuật, rồi xúi giục ông Cao Việt Dũng bất chấp những lời phê bình của ông Hà Thúc Lang… (…)
16.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Từ phần này trở đi, tôi sẽ lần lượt đưa ra các lỗi dịch cụ thể của Cao Việt Dũng… Trước hết, tôi xin nhấn mạnh ý kiến đã nêu ra trong những bài «Nhận xét về bản dịch truyện ngắn ‘Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu’ (M.Kundera) của Cao Việt Dũng» : trong dịch thuật, không nên có khái niệm “lỗi sai ít” và “lỗi sai nhiều”. Đã sai là sai, nhất là với những nhà văn như Kundera hay Houellebecq, mỗi từ viết ra đều có dụng ý… (…)
11.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Lần đầu tiên trong sự nghiệp văn chương của mình, Houellebecq dám đề cập và phân tích cặn kẽ mối quan hệ không hề đơn giản giữa nghệ sĩ và sáng tác, giữa nghệ thuật và xã hội, thông qua nhân vật chính Jed Martin với hai niềm say mê lớn – hội họa và nhiếp ảnh. Để dịch Bản đồ và vùng đất, vì lẽ đó, không thể không trang bị một số từ vựng và kiến thức nhất định về hai lĩnh vực này. Đáng tiếc, anh Cao Việt Dũng đã không trang bị gì cả… (…)
07.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Ngoài hạn chế về trình độ Pháp văn và lười động não, còn một nguyên nhân nữa dẫn đến những lỗi dịch của Cao Việt Dũng trong đó là sự thiếu hiểu biết của dịch giả về hiện thực Pháp… (…)
01.03.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Trong phần I, tôi đã nêu hạn chế về Pháp văn là nguyên nhân chính dẫn tới những lỗi dịch sai của Cao Việt Dũng trong tiểu thuyết Bản đồ và vùng đất. Trong phần này, tôi sẽ phân tích thêm một nguyên nhân nữa, đó là: lười suy nghĩ, được thể hiện qua những lỗi dịch hết sức ngớ ngẩn… (…)
27.02.2012
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Trong dịch thuật, người ta có thể đôi khi sơ suất, nhưng dịch sai ở một tần suất chóng mặt và sai ngay từ câu đầu tiên của tác phẩm như trường hợp Cao Việt Dũng thì quả là hiếm… (…)
22.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … 70 lỗi dịch trong một truyện ngắn là hậu quả tất yếu của một phong cách làm việc cẩu thả và một trình độ chuyên môn quá hạn chế. Không thể tưởng tượng nổi dịch giả tiếng Pháp chuyên nghiệp mà dịch từng chữ rời rạc như học trò phổ thông, không nắm được những qui luật ngữ pháp thông dụng, những kiến thức văn hóa tối thiểu… (…)
20.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I và phần II). Vì vậy, trong phần III này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 16 đến 30… (…)
18.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Tôi tiếp tục nhận xét về bản dịch của Cao Việt Dũng (xem phần I). Vì vậy, trong phần II này, các trích đoạn sẽ được đánh số từ 2 đến 15… (…)
16.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Ông viết: «ý kiến của Vi Văn Tuyên có nhiều chỗ sai, không hợp lý… có thể gây ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người khác». Xin hỏi: ý kiến của tôi sai và không hợp lý ở những chỗ nào? Tôi có vu khống ông không? Những vấn đề tôi nêu ra, đều có dẫn chứng cụ thể… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Về vấn đề dịch tiểu thuyết «Vô tri», tôi sẽ quay lại vào một dịp khác. Hôm nay, xin gửi tới Tiền Vệ những nhận xét về dịch thuật truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (nguyên tác «La pomme d’or de l’éternel desir») của Milan Kundera do anh Cao Việt Dũng dịch và xuất bản… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Đến giờ thì mình thấy, lời “phỏng đoán” của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường rằng “Chí Phèo & Thị Nở cũng có thể là mỗi chúng ta”, càng ngày càng… đúng! Hehe, nhưng trước khi chứng minh lời “phỏng đoán” của bác Thường là càng ngày càng đúng, mình muốn đi… vòng sang vài câu chuyện khác một chút, nhá, ngắn thôi mà!… (…)
15.12.2011
[THƯ TOÀ SOẠN] … Tiền Vệ không biên tập những bài đối thoại, không chịu trách nhiệm về ý kiến của những người đối thoại, và chỉ từ chối đăng những bài xúc phạm đến đời tư của người khác. Tiền Vệ đòi hỏi và tôn trọng tinh thần tự chịu trách nhiệm của những người tham gia đối thoại, và do đó, Tiền Vệ không cần, và không thể, sử dụng các chuyên gia để biên tập hay sửa đổi ý kiến của những người tham gia đối thoại… (…)
12.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Dịch giả trẻ Cao Việt Dũng vậy là một anh tuyên truyền thiên tài! Tư bản đang giãy chết, kinh tế tư bản đang khủng hoảng, nay văn chương tư bản lại lâm nguy, mỗi nước Việt ta ngày càng tấn tới, năm ngoái đã giật cái mề đay Phiu, năm nay tiện tay chộp luôn Nobel văn chương, để lên “đỉnh cao trí tuệ” một thể!… (…)
07.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Để tiếp tục hai bài viết mới đây trên Tiền Vệ (I và II), tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét của tôi về bản dịch bài phỏng vấn Philippe Sollers của ông Cao Việt Dũng, trích trong cuốn của Vincent Kaufmann… (…)
06.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … – Chez toi là nhà cậu. Tui đánh máy sai chez toi thành chez moi. – Tui chưa đọc “Ignorance”, tui chỉ góp ý trong giới hạn đoạn văn mà các độc giả khác trích lại. Điều này tui có nói rõ… (…)
05.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … – Một, Ông Black Raccoon nói tiểu thuyết L’ignorance của Kundera là “bản tiếng Pháp”. Sao lại nói là “bản tiếng Pháp”! Kundera viết cuốn L’ignorance trực tiếp bằng tiếng Pháp thì phải nói đó là nguyên tác chứ!… (…)
04.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Chữ Home trong Anh Ngữ vừa có nghĩa là nhà, tổ ấm vừa có nghĩa là quê hương quê nhà. Welcome home là câu chào đón về lại nhà hay hồi hương, tùy theo sự việc sự tình… (…)
03.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Để tiếp tục bài viết trên Tiền Vệ mới rồi, tôi xin gởi tới quí độc giả những nhận xét về bản dịch của ông Cao Việt Dũng – bài phỏng vấn Karlheinz Stierle – trích trong cuốn sách của Vincent Kaufmann… (…)
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Cuốn L’Ignorance của Milan Kundera, bản tiếng Anh – Ignorance – do Linda Asher dịch… Ở đây Linda Asher chỉ dùng chữ “home” rất gọn rồi sau đó dùng tiếp “my home” cũng trong ngữ cảnh đó. Đọc bản tiếng Anh thì hiểu ngay… (…)
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Nói tóm lại, tất cả những “luận điểm” đầy ngụy biện và khôi hài mà Nguyễn Thuận đưa ra để bênh vực cho những chỗ sai của Cao Việt Dũng đều hết sức vô dụng, không giúp gì được cho Cao Việt Dũng, mà còn tiếp sức thêm cho nạn “dịch loạn”… (…)
02.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm… (…)
01.12.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Trước khi phê phán, tôi nghĩ ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang nên chứng tỏ mình trước bằng một bản dịch hoàn chỉnh hơn là bằng vài câu cắt xẻ so với tổng thể văn bản… Nói về Đạo đức A, đạo đức B, đạo đức dịch thuật thì ông Nguyễn Gia Thức nên chứng minh mình là người có phẩm tính dịch thuật trước khi ban bố rộng rãi trước bạn đọc… (…)
30.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Chứ không lẽ “đạo đức dịch thuật” là thái độ “dịch vội”, đăng bừa để kiếm tiền nhuận bút, bất kể độc giả? Khi có ai vạch ra những chỗ sai của mình thì lại cố tình loay hoay lấp liếm chỉ để củng cố lòng tin của chỉ một nhóm “fan” gồm những kẻ thiếu cả trình độ và tư cách?… (…)
29.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Hôm trước, nhân đọc ý kiến của ông Vi Văn Tuyên về cách dịch của anh Cao Việt Dũng, tôi đã bỏ chút thời giờ lên mạng xem thực hư thì rơi phải mấy trang đầu tiên của “Những kẻ thiện tâm” (“Les Bienveillantes”), tiểu thuyết của Jonathan Littell do anh Cao Việt Dũng dịch, nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành năm 2008. Đọc được mấy câu, tôi cũng “tá hỏa”… (…)
25.11.2011
[CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Đọc loạt bài phỏng vấn do ông Cao Việt Dũng dịch, tôi giựt mình dụi mắt hoài… Tìm đọc bản gốc (bằng Pháp văn) để kiểm tra độ chính xác trong bản dịch của ông Cao Việt Dũng, thì tôi tá hỏa. Có thể nói không quá là trang nào cũng đầy lỗi. Nhân đây, xin trình quí vị một số thí dụ thấy được trong hai bài phỏng vấn… (…)
19.09.2011
[CHUYỆN DỊCH GIẢ] … Người dịch tác phẩm này ra tiếng Việt hẳn là không biết nghĩa tiếng Anh đã đành, cũng không biết “Windows On The World” là tên một tiệm ăn ở tầng 107 của Tháp Bắc – World Trade Center… Không biết gì ráo, nên dịch “giả” mới dám dịch là… Cửa sổ trên Tháp Đôi. Rùng rợn hơn cả chính biến cố 9.11… (…)
07.03.2011
[DỊCH THUẬT] … Xin quý anh chị tienve.org vui lòng cho chúng tôi “công bố” sản phẩm dưới đây để “quần chúng nhân rân” có cơ hội thưởng lãm nghệ thuật dịch (thơ) của một người bạn mới quen của chúng tôi — “Dịch Giả Google Translate” (http://translate.google.com/#) — qua hai tác phẩm thơ Việt đương đại (một của Lý Đợi và một của Bùi Chát)… (…)
06.03.2011
[DỊCH THUẬT & BÁO CHÍ] … Vietnamnet đã tự ý đổi đầu đề, không đề tên tác giả bài viết. Điều này thể hiện thái độ không tôn trọng nhân vật được nói đến trong bài là bà Thái Thị Liên và tác giả của bài viết, chưa nói tới vi phạm quyền tác giả. Ngoài những từ dùng sai, bản dịch đã dịch sai thậm chí cố tình xuyên tạc nhiều chỗ của bản gốc… (…)
01.03.2011
[DỊCH VĂN] … Ngoài một câu tiếng Việt chính xác, thì từ hôm nay, thay cho 38, chúng ta đã có 39 địa chỉ trên internet có nguyên văn chính xác của bản dịch tiếng Anh cho một câu nói của Milan Kundera… (…)
[DỊCH VĂN] … Nhà văn Đặng Thân nói các bản dịch ra Anh văn đều dùng từ “historical”. Nói thế là không xác đáng, vì ông chưa tra cứu đến nơi. Cái kết quả 2.950 do ông tìm thấy trên internet chỉ là hậu quả tai hại của sự copy đi copy lại của những websites chuyên sưu tầm các “quotes” một cách vô tội vạ. Một nơi chép sai chữ, 2.949 nơi khác cứ cắm đầu chép lại, thành ra 2.950 nơi chép sai đấy thôi… (…)
[DỊCH VĂN] … Xin cảm ơn Xyz đã nhặt sạn cho bài viết Đoàn tầu “thống nhất” (hay là “quân tử dĩ hậu đức tải vật” [1] đăng trên Da Màu của tôi. Các lỗi mà Xyz đã chỉ ra đều xác đáng. Thực trạng chuyện “bếp núc” thì cụ thể thế này… (…)
26.02.2011
[DỊCH VĂN] … Tôi dè chừng câu tiếng Anh là do tác giả tự dịch, nên có sai sót đáng kể, chứ nếu mà ông “làm biếng” hơn một chút, dùng ngay “dịch vụ chùa” Google dịch (http://translate.google.com.vn/#), thì “kết quả (tự động)” đã tốt hơn (cũng đáng kể) … (…)
25.02.2011
[DỊCH THƠ] … Dù sao, thật may, chúng ta vẫn còn (dù không nhiều) những người dịch đàng hoàng khác, bằng không, tôi e… (…)
24.02.2011
[DỊCH THƠ] … Vừa qua người đọc “online” có dịp đọc hai bài thơ “Voyelles” và “Le Bateau Ivre” của Arthur Rimbaud (1854-1891) được ông Huỳnh Phan Anh dịch ra tiếng Việt… Rất tiếc là bản dịch tiếng Việt này không giúp độc giả thấy được tại sao hai bài thơ đó lại nổi tiếng là tuyệt tác cũng như tại sao tác giả của nó lại được ca ngợi là thiên tài thi ca (không chỉ của Pháp mà của cả thế giới)… (…)
26.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] … Đến màn cô ca sỹ Mỹ Tâm hát bản nhạc “Bang Bang (My Baby Shot Me Down)” của cặp vợ chồng ca nhạc sĩ người Mỹ lừng danh Cher & Sonny Bono… mà lời Việt do nhạc sỹ Phạm Duy dịch, tôi lại thấy Đài Truyền Hình Việt Nam ghi là “Nhạc Pháp”!… (…)
[VĂN HOÁ HÔM NAY] ... Dịch kiểu gì mà Peter Gray lại biến thành David Hicks, chuyện nhà tù Guantanamo Bay thì biến thành chiến tranh Iraq! Dịch hay là phịa! Cho ông Võ Giang này đi một cặp với Lại Văn Sâm là vừa! “Xanh kiu vé ry mật!”… (…)
25.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] … Đặc biệt lạ lùng là trong cả nước không có một bài báo nào thử đứng ở vị trí của Ngô Ngạn Tổ và người nước để xét vấn đề. Là một diễn viên quốc tế được mời phát biểu trong một liên hoan phim quốc tế trước ống kính truyền hình trực tiếp, nhưng toàn bộ những lời phát biểu của Ngô Ngạn Tổ vừa nói ra thì lập tức bị thay thế bằng những lời bịa đặt hoàn toàn khác do ông Lại Văn Sâm công khai tọng vào mồm anh. Nếu Ngô Ngạn Tổ và người nước ngoài biết được điều này, họ sẽ suy nghĩ thế nào về đất nước và con người Việt Nam? … (…)
24.10.2010
[VĂN HOÁ HÔM NAY] … Triệu chứng thiếu lòng tự trọng, xem thường công chúng, sẵn sàng loè bịp công chúng bất cứ giá nào, đang có nguy cơ lan rộng trong đời sống văn hóa của người Việt nam hôm nay. Từ bản thân một ông Chủ tịch nước cho đến một cô ca sĩ nghiệp dư, từ một ông MC văn nghệ cho tới giới “học giả”, triệu chứng này đang liên tục biểu hiện ra đến mức thậm lố bịch… (…)
24.10.2010
… Hiện nay tình trạng dịch và giới thiệu mảng thơ của nền văn học cổ đã cho thấy nhiều bất cập. Nhiều dịch giả dịch mảng thơ này bản thân không phải là nhà thơ, thiếu những kiến thức nhất định về văn học, thậm chí chưa nắm vững ý nghĩa trong văn bản ngôn ngữ nguồn và xuệch xoạc với ngôn ngữ đích… (…)
12.09.2010
… Nhưng điều kỳ lạ hơn hết là dịch giả không hiểu chút gì trong nội dung bài thơ Đường luật “tám câu năm vần” rất nổi tiếng này của bà Huyện Thanh Quan. Dịch và giới thiệu ra văn học thế giới một tác phẩm của cổ nhân mà người dịch không có chút hiểu biết mảy may nào cả về hình thức lẫn nội dung của nó là một chuyện thật hiếm có… (…)
08.10.2010
[1000 NĂM THĂNG LONG] … Sự kiện “Đại Lễ Ngàn Năm Thăng Long” khai mạc vào ngày 1/10/2010 (nhằm ngày quốc khách nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung quốc) và kết thúc vào ngày 10/10/2010 (nhằm ngày quốc khánh nước Cộng Hoà Nhân Dân Triều Tiên và nước Trung Hoa Dân Quốc) là một chuỗi vô số những trò nhếch nhác rất ư là hoàng tráng. Đã có quá nhiều người nói về những trò này trong những ngày qua. Hôm nay, gần đến ngày cao trào của “đại lễ”, tôi vào xem internet thì tình cờ phát hiện một sản phẩm văn hóa cực kỳ ngu xuẩn, điên rồ, nhưng rất ư mang “tính quốc tế”. Vậy nên tôi xin tường thuật lại ở đây cho mọi người cùng thưởng lãm… (…)

Nói thêm cho rõ 

Tiền Vệ

Diên Vỹ

Trong loạt bài “Miền dịch hạch” [bài 1]  [bài 2]  [bài 3] vừa qua , sau khi gửi bài 3 đi, tôi đã đoán trước sẽ có sự phản bác khó chịu, và quả đúng như vậy. Lý do của bài viết này là để nói thêm cho rõ vài điều mà trong khuôn khổ của 3 bài trước tôi chưa thể nói hết.

Về việc dịch sai, tôi không hề lồng ghép sự việc dịch sai đó vào bất cứ một lĩnh vực nào khác như chính trị hay lịch sử dân tộc, tôi chỉ nhìn thái độ của những người trong cuộc bằng cái nhìn tôi dành cho một số văn nghệ sĩ-trí thức mà thôi. Tôi không phải là một người quan tâm đặc biệt đến chính trị nhưng tôi không chọn thái độ né tránh nếu phải nhìn một sự việc dưới nhãn quan chính trị. Chính trị là gì mà phải né tránh, nó chẳng phải là môt phần tất yếu của xã hội loài người sao? Tôi đã không phải viết bất cứ một chữ nào về việc này nếu thái độ của những người dịch sai ấy đúng mực, chứng tỏ là những người có học thức. Ví dụ, họ khẳng khái trả lời công khai rằng “vâng, đúng là tôi đã sai, do tuổi tác/thời gian eo hẹp/bất cẩn/chủ quan/(hay gì gì đó) nên đã không làm tốt như công việc đòi hỏi, xin độc giả hãy lượng thứ cho tôi”, thì dù họ có sai hơn thế đi nữa những độc giả như tôi sẽ vẫn sẵn sàng đón nhận họ để họ có cơ hội lần sau làm tốt hơn bởi chúng tôi hiểu chuyện thiếu sót/sai lầm trong dịch thuật là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi không đòi hỏi bất cứ một người nào đang làm việc trong bất cứ lĩnh vực nào phải trở thành siêu nhân, chúng tôi chỉ đòi hỏi các vị biết và dám nhận trách nhiệm.

Nhưng trên thực tế thái độ của họ như thế nào? Họ lớn tiếng giễu cợt những lời phê phán, huy động báo chí và vài người có chút tiếng tăm vào cuộc để bênh họ, ba hoa ngụy biện tự tâng bốc mình và xúc phạm người khác. Nếu không thấy rành rành trên “giấy trắng mực đen” thì tôi không bao giờ có thể nghĩ một tên tuổi như Dương Tường lại có thể nói về các dịch giả miền Nam như “những người mới biết tiếng Pháp không phải lao động gì cả”. Câu nói ấy quá tàn nhẫn đối với họ, vì rất nhiều người trong số họ đã phải chịu nước mất nhà tan, phải chịu lưu vong xa rời cội nguồn quê hương tiếng Việt và phải bỏ nghề sau khi đã phải bỏ lại rất nhiều thứ thân yêu quý giá, kể cả những đứa con tinh thần của chính mình để ra đi; những người còn ở lại thì bị đốt sách, diệt thân. Ông Dương Tường đã không bị mất bất cứ thứ gì lại là người “chiến thắng”, tên tuổi nổi như cồn, hả hê sung sướng nỗi gì mà đến tận hôm nay ông còn “đâm” họ thêm nhát nữa? Cho đến trước khi gửi đi bài viết “Nghi ngờ về trình độ ngoại ngữ của ông Dương Tường”, tôi vẫn hy vọng ông sẽ lên tiếng đính chính rằng Vietnamnet đã viết/in sai nội dung câu nói của ông, nhưng ông không thèm đính chính.

Chỉ đến khi không thể trốn trách nhiệm nữa thì Cao Việt Dũng và Nhã Nam mới buông một câu xin lỗi cho qua chuyện rồi lại tiếp tục vênh mặt lên, lời xin lỗi nhẹ hều ấy đâu có cân bằng với thái độ khinh khỉnh của họ! Đã phải thu hồi sách rồi họ vẫn ráng “nạt” thêm một bài “Loạn dịch hay loạn… cảnh báo?”. Còn Dương Tường và Trần Tiễn Cao Đăng thì cho đến giờ phút này vẫn coi độc giả như rác. Trần Tiễn Cao Đăng thấy không bênh nổi Dương Tường nữa thì lẳng lặng xóa bài trên blog, nếu có thể khiến Thể thao & Văn hóa gỡ bài phỏng vấn đó xuống chắc ông ta cũng chẳng ngại làm. Vì thái độ của họ như vậy nên tôi mới nhìn họ bằng cái nhìn như tôi đã trình bày ở bài “Những kẻ trắng tay”. Những kẻ thiệt thòi ấy là ai? Trước hết là chính tôi đây. Như đã tuyên bố trong bài 2, tôi không còn muốn nhìn thấy những cái tên Cao Viêt Du~ng, Dương Tường, Trần Tiễn Cao Đăng và Nha~ Nam nữa, đồng nghĩa với việc tôi sẽ không tiếp nhận thêm những gì mà tôi muốn tiếp nhận từ họ như trước đây. Tôi tránh xa họ vì thái độ ứng xử của họ chứ không phải vì những sai sót trong nghề nghiệp hay trình độ học vấn, bởi với tôi, yếu tố con người vẫn là quan trọng nhất. Đây là điều tôi không hề muốn nhưng chính họ đã buộc tôi phải chọn thái độ đó. Tuy nhiên, tôi thấy rằng chỉ chê trách họ thôi là không công bằng, bởi họ không phải tự nhiên rơi từ trên trời xuống và chủ ý muốn có thái độ xấu xa như thế, họ phải là kết quả hay ảnh hưởng của cái gì chứ! Tôi cho rằng chính nền giáo dục và xã hội đã góp phần khiến họ trở nên như vậy. Đây là điều không chỉ riêng họ mà cả hơn 90 triệu người dân trong nước đang phải gánh chịu. Tại sao có những cuốn in đã lâu, đã bán hết, mà không một độc giả nào nêu lên thắc mắc tại sao bản tiếng Việt tối nghĩa như thế? Độc giả biết sai mà không nói, không biết sai để nói, biết có nói cũng vô ích hay có nói mà không ai thèm nghe? Ý nào cũng có phần đúng cả. Nền giáo dục là gì nếu không phải là mô hình đào tạo do thể chế chính trị dựng lên? Sẽ không bao giờ có cải cách giáo dục đúng nghĩa nếu thể chế chính trị vẫn như cũ. Nha~ Nam bây giờ chọn thái độ chây ì không thèm trả lời yêu cầu của Hà Thúc Lang đòi công khai các lỗi dịch. Họ đâu cần gì những độc giả như tôi, vẫn có bao người ủng hộ họ, cho rằng có dịch sai thì vẫn hiểu được cốt truyện, thế là được rồi.

Họ không phải là những người đầu tiên và cũng không phải những người cuối cùng. Trước họ là Đỗ Thu Hà, Lại Văn Sâm, sau họ là Tạ Biên Cương (người này bình loạn),[1] và không có hy vọng nào khiến tôi mảy may tin rằng những danh sách “loạn” này sẽ không còn nối dài mãi. Về nội dung sự việc thì có khác nhau đôi chút nhưng tính chất và nguồn gốc thì chỉ là một. Nếu có một độc giả nào đó đặt câu hỏi tại sao những vụ dịch loạn/bình loạn cho đến nay chỉ xảy ra ở miền Bắc và tìm cách lý giải hiện tượng đó thì chắc chắn người ấy cũng phải đi vào phân tích ở các lĩnh vực ngoài dịch thuật. Chỉ những người yếu bóng vía, thiếu tự tin, đầu óc đen tối và nhỏ nhen thì mới cảm thấy bị “nhỉa nhói” và muốn chụp cho độc giả đó cái mũ “thái độ phân biệt vùng miền” và “nâng quan điểm”.

Các tác giả của những bài báo mà tôi đã dẫn nguồn trong 3 bài viết trước – Hồ Hương Giang, Phạm Mi Ly và Nguyễn Vĩnh Nguyên –[2] lúc này các vị có thấy ngượng vì đã viết các bài báo đó không? Tôi dám hỏi các vị câu này vì bài viết của các vị tuy đã cố hết sức làm ra vẻ khách quan nhưng các vị đã quá non tay không thể giấu được cái chủ ý muốn bênh vực những người dịch sai và bịt miệng những người phê phán, thậm chí coi họ là một đám rỗi hơi thích bới lông tìm vết. Các vị đã không dám nêu tên nguồn phê phán, chỉ Nguyễn Vĩnh Nguyên là có nhắc đến tên Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang. Các vị có chê trách đồng nghiệp của các vị, nhiều người không hề biết tiếng Pháp nhưng vẫn “thừa nước đục thả câu” nhảy vào “ăn theo” để rồi trích dẫn sai tùm lum, tôi công nhận điều này là đúng. Nhưng bản thân các vị thì ngay cả bản tiếng Việt các vị cũng có đọc một cách đến nơi đến chốn đâu mà chê họ làm chi cho mất công! Tiếng Việt là phương tiện làm việc và kiếm sống hàng ngày của các vị, các vị đọc kiểu gì mà không thấy những câu văn ngây ngô nực cười hết chỗ nói ấy? Chính các vị đã biến mình thành hề khi cùng với người dịch sách và người làm sách “chỉ bám vào một điểm rồi khăng khăng nói”. Hóa ra vì những người ấy là chỗ thân quen nên khi được “đặt hàng” là các vị cắm đầu viết bừa hay sao? Các vị xuất hiện liên tiếp ba ngày 21, 23 và 25 tháng Tư trên ba tờ báo lớn, rồi sau đó im bặt – chừng đó cũng đủ cho thấy ai đứng sau các vị. Trong các vị, Nguyễn Vĩnh Nguyên không chỉ là một nhà báo mà còn là một nhà văn được đánh giá là có triển vọng, ông hãy đối diện với chính mình và tự hỏi nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên và nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên khác nhau như thế nào! Bằng cách đặt vấn đề như ông, tôi có thể viết một bài, ví dụ như “Loạn thu hồi hay loạn… sáng tác?” cho thiên hạ cười chơi.

Tôi không mong các vị bỏ nghề, từ chức hay thậm chí một lời xin lỗi vì tôi biết các vị đang mang thân phận “ăn cơm chúa múa tối ngày”, tôi chỉ mong các vị từ nay về sau trước khi đặt bút viết nếu không thể đặt danh dự và trách nhiệm lên trên hết thì cũng phải hành động sao cho khôn ngoan và kín đáo, ví dụ muốn tỏ ra khách quan thì hãy cố tìm một độc giả nào đó có ý kiến trái ngược với luồng phê phán mà phỏng vấn, đừng đi phỏng vấn ngay cái người đang bị phê phán và người làm sách cho họ, thế là lộ tẩy rồi! Nếu có nghĩ đến vai trò báo chí thì làm ơn bỏ cái đuôi “cách mạng Viêt nam” đi giùm. Cách làm công tâm nhất là phải phỏng vấn cả hai phía và để cho họ tranh luận công khai với nhau, đó mới là văn minh. Từ nay đến lúc làm được điều ấy, các vị và các nhà báo như các vị hãy rán hết sức đọc thật nhiều để rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt, nếu có thể học thêm ngoại ngữ nữa thì càng tốt, điều này có thể giúp các vị không bao giờ lặp lại những hành động đáng xấu hổ vừa rồi để phải đứng chung danh sách với những người “thừa nước đục thả câu” nữa. Khi nào các vị có thể tự mình nhìn thấy “vết” trong một đám “lông” tức là đã tiến bộ rồi đó. Chúc các vị thành công.

*

Để phản bác tôi, thì Hà Trung đã sử dụng lối phê phán và lập luận mang tư duy và thái độ sống “ở trường cô dạy em thế”, tức là nối dài của lối suy nghĩ “phe nào thắng thì dân ta đều bại”. Lối suy nghĩ này đánh đồng lẫn lộn vàng thau bằng cách nói “có chiến tranh thì trai hai miền cùng đi lính, dân hai miền cùng khổ; hết chiến tranh trai hai miền hết đi lính, dân hai miền hết khổ; lính Cộng hòa chết cũng như lính Cộng sản bỏ mạng; dân miền Nam vượt biên cũng như dân miền Bắc ở nhà đói meo; nước Viêt nam lạc hậu thì cũng như hàng trăm nước lạc hậu khác trên thế giới; Việt kiều về nước là vui, Việt nam ra hải ngoại như cơm bữa là mừng…”. Xin lỗi, nếu Hà Trung hạnh phúc được với hai bàn tay trắng thì cứ tự nhiên nhưng đừng mong lôi kéo thêm ai khác. Nếu một ngày không xa nước Việt trở thành phiên bang của Tàu cộng thì tôi sẽ không ngạc nhiên khi những người như Hà Trung hớn hở vì được đi du lịch giá rẻ thăm Vạn lý trường thành, được chạy qua mấy khu làm hàng nhái mua giá gốc đem về bán giá ngọn, được đi coi phong thủy đúng thầy chân truyền… Còn tôi, phải thấy cảnh dân tộc mình trắng tay là một điều đau thương và cay đắng nhất đời!

Những người như Hà Trung không thể nào nhìn thẳng vào ánh sáng của lịch sử đúng như nó vốn có mà phải luôn luôn mang sùm sụp trên mắt cặp kính râm “dân tộc tôi vốn đã thế, tôi đành chịu chứ biết làm sao, anh có giỏi thì thay đổi lịch sử giùm đi”. Lịch sử đâu phải trò chơi khoa học giả tưởng! Nếu có thể thay đổi quá khứ thì người Israel sau khi lập quốc thành công đã chạy vào vặn ngược cái đồng hồ lịch sử để tránh cho 6 triệu đồng bào của họ không bị đưa vào lò sát sinh; người Nhật đã cho quay đầu 2 máy bay mang bom nguyên tử ném xuống New York và Washington! Những người như Hà Trung cũng không thể nào tự đặt câu hỏi và tìm hiểu tại sao cùng ở trong một hoàn cảnh thuộc địa tương tự mà các quốc gia láng giềng thì được độc lập không tốn một viên đạn, còn Viêt nam phải đổ xương máu thêm 9 năm để rồi đất nước bị chia đôi; cùng trong một hoàn cảnh chia cắt nam-bắc mà Nam Hàn vẫn giữ được quốc gia phát triển giàu mạnh đến ngày nay còn Nam Việt phải chịu mất nước? Tại sao cho đến năm 1975 Nam Việt vẫn là niềm mơ ước của các nước trong vùng mà nay họ lại văn minh tiến bộ hơn cả hai miền Viêt nam hàng trăm năm, nam thanh nữ tú Việt nam phải cầm cố nhà cửa ruộng vườn để sang các nước đó làm lao nô kiếm sống qua ngày? Họ không thể tìm hiểu để biết rằng dân tộc Viêt đã bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội được độc lập toàn vẹn lãnh thổ mà vẫn tránh được biết bao xương máu tang thương, nồi da xáo thịt đồng bào. Không, họ không thể hiểu và cũng không muốn hiểu, vì tới ngay bây giờ mà họ còn đánh giá việc Việt kiều về nước kiếm tiền là vì “Việt Nam đang trở nên dân chủ hơn; người Việt Nam đang sướng lên, vì nhiều nhu cầu được thỏa mãn hơn, nhu cầu được hát, được nghe, được đi lại, được giao lưu; nước mình đang giàu lên; hệ quả tất yếu là cái nhìn thân ái hơn, hận thù cũ sẽ mỗi lúc một phai mờ” !

Vì nhận thức của họ đã như thế nên đừng hỏi tôi “ví dụ về những đồng nghiệp của họ trên khắp thế giới tuyên bố không về nước biểu diễn chừng nào còn chế độ độc tài vô nhân tính”, tên tuổi và hành động của các văn nghệ sĩ ấy chẳng có giá trị gì với họ cả. Họ quên rằng các ca sĩ Việt kiều của họ vẫn còn đang được hưởng quy chế tị nạn chính trị tại quê hương mới, để được hưởng quy chế tị nạn ấy biết bao người đã phải khóc lóc vật vã nêu ra hàng đống bằng chứng bị Cộng sản cướp hết nhà cửa, đất đai, tài sản đến không còn đường sống mới phải đi vượt biên. Cộng sản đã dùng thứ ngôn từ gì để chửi rủa, thóa mạ việc họ bỏ xứ sở ra đi, hẳn chưa ai quên! Nay họ khơi khơi quay về quê hương cũ “hát cho dân tôi nghe” à? Muốn vậy, họ hãy từ bỏ quy chế tị nạn chính trị và quốc tịch họ đang được hưởng đi đã, đừng bắt cá hai tay để ngày mai bị “thu hồi” nhà cửa, đất đai, cơ sở làm ăn thì lại thất thểu quay “về bển” ngửa tay xin “qoeo phe”, nhục lắm! Hôm qua họ bỏ Cộng sản chạy trối chết, hôm nay họ quay lại xin Cộng sản gia ơn cho họ hát kiếm sống-họ đang phản bội lại chính họ và cả quốc gia đang cưu mang họ đó. Người dân các quốc gia kia nhìn vào sẽ khinh hết thảy người Việt chứ đâu cần biết ai Cộng hòa, ai Cộng sản!

Hà Trung cho rằng việc tôi phê phán thái độ bạc nhược của một số văn nghệ sĩ-trí thức là xúc phạm người Viêt, đây lại là một thái độ trẻ con nữa. Tôi còn nhớ chuyện mấy năm trước có một nhà nghiên cứu bỏ công sưu tầm các bài viết của người xưa phê phán thói hư tật xấu của người Việt, lập tức có một trang báo mạng mời nhà nghiên cứu đó đến phỏng vấn và hỏi thẳng vào mặt ông: “Ông có những thói hư tật xấu đó không mà muốn làm sách phê phán thói hư tật xấu?”, khiến nhà nghiên cứu nọ đã phải nổi giận bỏ về. Cái thái độ cho rằng hễ phê phán thói xấu người Việt là xúc phạm dân tộc, cho rằng người phê phán cao đạo chỉ có mình tốt – đấy là thái độ vô cùng hẹp hòi và thiển cận mà tôi phải công nhận rằng nó đã được nhồi nhét thâm căn cố đế vào não trạng đa số người dân Việt. Cứ phải “có mục đích gì và được gì” thì mới được nói à? Vậy thì Hà Trung viết bài với mục đích gì và để được gì? Muốn biết dân tộc Việt phải làm gì để thoát khỏi tình trạng trắng tay thì những người như Hà Trung thay vì ngồi nghĩ nhảm nhí đến “tự tử tập thể, đổ bộ sang Mỹ, lật đổ” thì hãy chịu khó động não tự đặt câu hỏi về tình trạng đang diễn ra ngay trước mắt “tại sao dân tôi phải quằn quại chịu kiếp sống này trong khi dân các nước láng giềng không phải chịu” và cố gắng tìm câu trả lời đi, đừng hão huyền mong “ngậm thìa bạc” trong mồm đi ăn bàn tiệc của thiên hạ dọn sẵn không được thì tự nguyện cúi mặt cam chịu “thế giới ba phần tư nước mắt, bản chất của thế giới này cũng giống bản chất kiếp người, từ cổ chí kim, chỉ rặt đau thương, kiếp người sinh ra rồi chịu đày ải chỉ để biết rằng cái chết đang chờ” nữa, thì mới may ra có hy vọng. Nếu cũng suy nghĩ như vậy thì dân Nhật sau Thế chiến II phải đâm đầu xuống biển, dân Nam Hàn sau Chiến tranh Triều Tiên phải bỏ xứ đi ăn xin ráo trọi rồi chứ làm gì có hai cường quốc như ngày nay!

Như đã nói từ đầu, mục đích của bài này là để tôi nói cho rõ thêm những bài trước. Tôi không hy vọng có thể đối thoại hay tranh luận với những người có nhận thức và lập luận như Hà Trung – họ đã coi trắng tay là hạnh phúc thì họ rất đáng bị trắng tay và tôi mặc cho họ trắng tay – mong mọi người hiểu cho.

_________________________

[1]Bài báo “Bức xúc vì ‘thảm họa’ bình luận mang tên Tạ Biên Cương”, báo Bóng Đá 24h, ngày 13/06/2012.

[2]Ba bài báo:

 “Dịch giả Dương Tường: Lolita còn nhiều sai sót” của Hồ Hương Giang, Vietnamnet ngày 21/04/2012
 
 
 “Loạn dịch hay loạn… cảnh báo?” của Nguyễn Vĩnh Nguyên, Sài gòn Tiếp thị, ngày 25/04/2012