Seite auswählen

“Bên thắng cuộc” lột trần hậu trường chính trị VN

bsngoc

28.1.2023

Phải nói cho rõ là “hậu trường chính trị của chế độ Việt Nam theo chủ nghĩa xã hội, hay cộng sản”. Đã có nhiều người viết bài điểm sách, tôi không có gì để viết thêm. Tôi chỉ muốn rút ra vài điểm chính sau khi đã đọc xong bộ sách. Theo tôi nghĩ những câu chuyện Huy Đức thuật lại trong sách có thể giải thích tại sao nước ta nghèo hèn như hiện nay. Tôi cũng nghĩ các lãnh đạo thuộc phe XHCN của miền Bắc phải chịu trách nhiệm lớn trước lịch sử về những sai lầm của họ.

Một nhà văn hoá Âu châu từng nói rằng lịch sử chỉ là một chuỗi câu chuyện về gia đình và thế giới. Bởi thế, kể chuyện là một phương tiện có hiệu lực cao để giải thích những gì đã và đang xảy ra. Có thể khẳng định ngay rằng bộ sách Bên thắng cuộc của Huy Đức không phải là sách lịch sử. Huy Đức cũng nói rằng anh không viết sử. Tôi xem Bên thắng cuộc là một chuỗi câu chuyện hậu trường chính trị Việt Nam. Tất cả chúng ta cần phải biết những câu chuyện mà Huy Đức kể lại, bởi vì những câu chuyện đó sẽ thấp lên một que diêm trong cái lịch sử mờ ảo của Việt Nam vào những năm giữa thế kỷ 20 cho đến ngày hôm nay.

Đọc phần I của tập sách tôi như xem một cuốn phim quay chậm. Những kẻ một sớm chiều biến thành “Cách mạng 30/4”. Đốt sách. Cạo râu, cắt ống quần. Cải tạo. Kinh tế mới. Đánh “tư sản mại bản”. Đổi tiền. Vượt biên. Tất cả những biến cố đó là sự thật. Là người ở lại trong khi các đồng nghiệp tìm được vượt biên tôi có thể nói rằng tất cả những gì Huy Đức ghi chép đều đúng. Huy Đức không phải là người đầu tiên ghi lại những biến cố đau thương sau 1975. Trước Huy Đức đã có cụ Nguyễn Hiến Lê viết lại cẩn thận những sự kiện và biến cố làm cho miền Nam suy sụp sau ngày “giải phóng” trong tập Hồi Ký nổi tiếng nhưng bị nhà xuất bản cắt xén khá nhiều. Chúng ta thử đọc vài trích đoạn trong Hồi Ký của cụ Nguyễn Hiến Lê trước khi đọc sách của Huy Đức.

Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc:

“S tht bi hin nhiên ca chế độ là s suy sp ca kinh tế như tôi đã trình bày sơ lược  trên. Hu qu là Vit nam trước thế chiến t hào là tin rng bc bể”, có nhng đồng lúa, đồn đin cao su mênh mông  min Nam, nhng m than, m pht phát phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.

Nhưng một người Balan trong Ủy ban kiểm soát quốc tế năm 1975 bảo chỉ trong 5 năm, miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quầ áo… về giúp bà con ở đây thì chúng ta hiện nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi”. 

Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam:

“Khổ nhất là bọn đi kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài gòn, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho “ve chai”. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá”.

Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng:

“Ở tnh nào cũng có mt s cán b tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước”.

Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất nhân phẩm:

“Một cán bộ tài chánh xã mà không biết chia 72 cho 24. Trong một buổi hội họp của Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, một kĩ sư già bực mình vì tình trạng cán bộ đa số dốt nát, bảo: “Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính, mà không chấp nhận vô học chuyên chính”. Ngay chiều hôm đó ông ta bị bắt giam; sau cũng được thả ra”.

“Sống dưới chế độ cộng sản, con người hóa ra có hai mặt như Sakharov đã nói: chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa. Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi của 4 người kia. Ngay một phó viện trưởng cũng làm việc điểm chỉ đó mà bạn trong viện không hay. Dĩ nhiên kẻ kiểm soát đó lại bị người khác kiểm soát lại. Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960 cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm thứ mật thám chìm đó”.

Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng:

Tht bi ln nht, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mĩ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Ðào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.

Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc”.

bởi vì một trong những nguyên nhân là:

Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa.

Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kĩ thuật -điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học- thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẫy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú…”.

Nhưng cụ Nguyễn Hiến Lê ghi chép thời cuộc, tình hình chung, còn Huy Đức thì cung cấp cho chúng ta những câu chuyện hậu trường, những suy nghĩ cá nhân của những người nặn ra những chính sách ác ôn dẫn đến tình hình mà cụ Nguyễn Hiến Lê nhận xét. Có thể nói rằng cuốn sách của Huy Đức là một bổ sung quý báu cho hồi ký của cụ Nguyễn Hiến Lê.

Bây giờ chúng ta thử đọc xem Huy Đức đã cho chúng ta chứng từ để giải thích cho những nhận xét của cụ Nguyễn Hiến Lê. Đọc xong bộ sách tôi thấy những thông điệp sau đây lắng đọng trong tôi:

1.- Đó là một chế độ độc tài và toàn trị. Người cộng sản nói rằng chế độ do họ dựng lên là dân chủ tập trung. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy rằng chẳng có gì là dân chủ trong chế độ cộng sản. Tất cả các chính sách đều do một nhóm người trong Bộ chính trị quyết định. Nhưng qua Bên thắng cuộc, chúng ta còn biết rằng rất nhiều chính sách có ảnh hưởng đến hàng triệu người chỉ do một người quyết định, bất chấp những lời khuyên của người khác. Điển hình cho tính độc tài là quyết định mở cuộc tổng tấn công vào Tết Mậu Thân. Rõ ràng, đó là một chế độ độc tài, sao gọi là dân chủ tập trung được.

Điều mỉa mai nhất là họ cáo buộc rằng chế độ VNCH là do Mỹ dựng lên và tay sai của Mỹ, nhưng chính người lãnh đạo cao cấp nhất trong chế độ CS là Lê Duẩn khẳng định rằng họ đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng. Hình như chưa một lãnh đạo miền Nam chưa ai trơ tráo nói rằng họ là tay sai của Mỹ. Nói cách khác, chế độ CS ngoài Bắc thời đó là một chế độ toàn trị tay sai của ngoại bang.

Tính toàn trị còn thể hiện qua việc Bộ chính trị kiểm soát cả hành vi xã giao của các đồng chí họ. Đọc đoạn Huy Đức tả cái bắt tay hờ hững của cựu thủ tướng Phan Văn Khải với ông Bill Clinton mà buồn cười về sự trẻ con và thiếu văn hoá của lãnh đạo CS. Ông Khải không mở miệng cười với Bill Clinton. Khi được hỏi tại sao lại có hành vi kém xã giao như vậy, ông Khải thú nhận: “Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười”.  Đoạn viết về một ông tướng công an “làm việc” với ban giám hiệu Đại học Quốc gia Hà Nội để chỉ đạo lúc nào nên cười, lúc nào nên vỗ tay, thậm chí những hành vi xem thường ông Bill Clinton như để cho sinh viên đọc báo trong lúc ông nói. Tất cả những hành động và sự giật dây đó là những minh chứng hùng hồn cho thấy chế độ toàn trị kiểm soát tất cả hành vi sống của người dân.

2.- Nội bộ thiếu đoàn kết.  Thoạt đầu, ấn tượng của tôi về các vị lãnh đạo phe CSVN là họ rất đoàn kết với nhau. Nhưng đọc qua Bên thắng cuộc và kinh nghiệm cá nhân, tôi mới thấy ấn tượng đó rất sai lầm. Người CSVN, đặc biệt là trong giới lãnh đạo thượng tần, rất ganh ghét và đố kỵ lẫn nhau. Huy Đức qua những câu chuyện cá nhân phác hoạ một bức tranh rất xấu về Lê Đức Thọ và Lê Duẩn, hai người không ưa tướng Võ Nguyên Giáp. Từ một tướng vang danh thế giới bị hạ xuống người đi đặt vòng ngừa thai cho phụ nữ! Những ganh ghét và đố kỵ rất con người cũng giống như các lãnh đạo thuộc phe VNCH. Nhưng có cái khác biệt căn bản là các lãnh đạo VNCH hành xử có văn hoá hơn và có phần tế nhị hơn so với các lãnh đạo phe CS.

Họ sẵn sàng dựng nên những câu chuyện để bôi xấu lẫn nhau. Vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ” được Huy Đức mô tả khá rõ và cho thấy các đồng chí thượng tầng CS có thể lập mưu mô để hạ bệ những ai họ không ưa thích. Họ còn dám dùng cả những thủ đoạn thấp như photoshop để nguỵ tạo hình ảnh trai gái để tố cáo ông Lê Khả Phiêu lúc đó là tổng bí thư đảng.

3.- Tàn nhẫn. Sự hành xử của một số lãnh đạo CS cấp cao có thể nói là tàn nhẫn. Sự tàn nhẫn thể hiện ngay giữa các đồng chí. Chúng ta thử đọc qua đoạn mô tả Võ Chí Công, Đoàn Khuê và Nguyễn Đức Tâm trả thù Võ Viết Thanh sau khi tướng Thanh bắt Năm Châu và Sáu Sứ:

“Tôi tới phòng làm việc của Đoàn Chủ tịch Đại hội, thấy Võ Chí Công, Nguyễn Đức Tâm, Đoàn Khuê, Nguyễn Quyết, Nguyễn Thanh Bình đang chờ. Mặt Đoàn Khuê hằm hằm, Võ Chí Công và Nguyễn Đức Tâm nói ngắn gọn: ‘Chúng tôi thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, báo đồng chí hai nội dung. Trước hết, xin chuyển tới đồng chí nhận xét của Bộ Chính trị: Đồng chí là một cán bộ cao cấp còn trẻ, công tác tốt, rất có triển vọng, nhưng rất tiếc, chúng tôi vừa nhận được một số báo cáo tố cáo đồng chí hai việc: Một, ngay sau giải phóng, đồng chí có cho bắt hai cán bộ tình báo của Bộ Quốc phòng và từ đó hai cán bộ này mất tích; hai, cái chết của cha mẹ đồng chí là bị ta trừ gian, chứ không phải do địch giết. Vì vậy, chúng tôi đành phải rút đồng chí ra khỏi danh sách tái cử vào Trung ương khóa VII’.”

Ông Võ Viết Thanh phản ứng như ssau:

“Tôi hết sức bất ngờ. Khi nghe xúc phạm đến ba má tôi thì tôi không còn kiềm chế được. Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng ngắn, tôi đã định kéo khóa, rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát. Nhưng, tình hình lúc đó, nếu tôi làm thế là tan Đại hội. Tôi cố nuốt cơn tức giận.”

4.- Lừa gạt và dối trá. Người dân đã bị bộ máy tuyên truyền của chế độ định hướng suy nghĩ và cảm nhận. Những trẻ em mới lớn lên đã bị bộ máy tuyên truyền nhồi nhét rằng các vị lãnh đạo đáng kính suốt đời hy sinh hạnh phúc cá nhân để đấu tranh cho bình đẳng xã hội. Họ còn bị nhồi nhét rằng chế độ VNCH là chế độ ác ôn, với những con người ăn trên ngồi trốc, trong khi phần lớn người lao động phải sống khổ cực. Nhưng Bên thắng cuộc lột trần “huyền thoại” cao cả của các lãnh đạo CS. Sự thật nói lên rằng họ chính là những người ăn trên ngồi trốc. Trong khi người dân không đủ cơm ăn thì họ phè phỡn với bơ sữa từ Đông Âu. Họ có những vườn rau riêng. Họ có một đội quân bác sĩ chăm sóc sức khoẻ dưới danh xưng “Ban bảo vệ sức khoẻ trung ương”. Người dân không có thuốc điều trị nhưng lãnh đạo CS thì có thừa. Nếu lấy cái nền lãnh đạo VNCH có đặc quyền đặc lợi là 1 thì những người lãnh đạo CS có đặc quyền đặc lợi phải lên đến 100. Do đó, tất cả những gì người CS phỉ báng giới lãnh đạo VNCH thì cũng chính là những gì họ phỉ báng chính họ với cường độ cao hơn 100 lần. Một cách ngửa mặt lên trời phun nước bọt.

5.- Đạo đức giả. Báo chí miền Bắc thường ra rả tuyên truyền rằng lãnh đạo VNCH là những kẻ ăn chơi, đa thê đa thiếp, chỉ biết suốt ngày nhảy đầm chứ chẳng có kiến thức chính trị gì cả. Họ còn viết hẳn một cuốn sách về các tướng lãnh VNCH. Đọc cuốn này cũng là một phương thức giải trí tốt vì các tác giả có khả năng tưởng tượng khá tốt. Nhưng còn các lãnh đạo CS thì sao? Họ là những kẻ nhiều vợ. Lê Duẩn. Nguyễn Văn Linh. Lê Đức Thọ. Võ Văn Kiệt. Có thể cả ông Hồ. Tất cả đều có hơn 1 vợ. Tất cả đều sẵn sàng bỏ vợ lại sau lưng để “theo đuổi sự nghiệp cách mạng”. Nhưng cũng có thể họ xem phụ nữ như là những người để họ giải quyết vấn đề tình cảm sinh lý. Không phải ai trong giới lãnh đạo CS đều sống vô đạo đức, nhưng nhìn qua những nhân vật cao cấp chúng ta thấy nói rằng thói đạo đức giả rất phổ biến trong giới thượng tầng của chế độ.

6.- Dốt nát. Chúng ta biết rằng những người cộng sản thế hệ thứ nhất như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (không tính đến những người như Trần Phú, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ) là những người có trình độ học vấn khá và có bản lãnh. Nhưng Bên thắng cuộc tiết lộ rằng những người thuộc thế hệ đàn em của những người tiền phong toàn là một nhóm người ít học. Những lãnh đạo như ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh … đều xuất thân từ thành phần không có cơ hội học hành đến nơi đến chốn. Sự dốt của lãnh tụ có khi đến mức hài hước. Trong phần viết về sức khoẻ lãnh đạo, chúng ta được biết ông Đỗ Mười nói về bệnh trạng của tướng Đoàn Khuê, qua lời thuật của ông Nguyễn Văn An, như sau: “Đoàn Khuê nói với tao, uống tam thất nó tan hết rồi mà. Đoàn Khuê còn vạch bụng cho tao xem. Tôi bảo: thưa anh, theo chuyên môn thì đấy là khối u nó chạy chứ không phải tan đâu ạ”. Thật kinh hoàng khi những con người như thể được đặt ở vị trí chót vót lãnh đạo một đất nước 90 triệu dân!

Qua Bên thắng cuộc chúng ta biết rằng các lãnh đạo CS có tầm nhìn rất hạn hẹp. Có thể do bị nhào nặn bởi tuyên truyền cộng với kém học thức nên các lãnh đạo CS có kiến thức rất nghèo nàn về thế giới ngoài các nước XHCN và Trung Cộng. Từ đó dẫn đến những nhận định sai lầm và những lựa chọn bất lợi cho đất nước. Điển hình là câu chuyện đằng sau việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Câu chuyện cho thấy giới lãnh đạo CS thiển cận và làng xã trong những nhận xét của họ về một đối thủ rất quan trọng.

Chúng ta thử đọc một đoạn “Cứu chủ nghĩa xã hội” để thấy ông Nguyễn Văn Linh có tầm nhìn và hành xử đầy kịch tính ra sao. Đọc cũng để thấy Gorbachev chẳng những mỉa mai mà còn khinh Nguyễn Văn Linh như thế nào:

Ông Nguyễn Văn Linh cho rằng Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh:

Tháng 10-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: “Quyết địng đi dự 40 năm Quốc Khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các Đảng Cộng Sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”.

Bị đối xử như thương gia tầm thường:

Ngày 4-10-1989, từ Hà Nội, hãng Interflug của Cộng hòa Dân chủ Đức dành cho ông Linh một ghế hạng thương gia, các thành viên cao cấp khác – Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh, Trợ lý Tổng Bí thư Lê Xuân Tùng, Phó Ban Đối ngoại Trịnh Ngọc Thái, Đại sứ Tạ Hữu Canh và thư ký Lê Đăng Doanh – chỉ ngồi khoang hành khách thường.

Bị xem thường:

Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn. …. Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý đồ đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội.

Đến nơi ở của các nhà lãnh đạo khác mới thấy cách đối xử của Erich Honecker với ông Nguyễn Văn Linh. … Trong khi ông Linh chỉ được xếp một phòng đôi lớn hơn phòng các thành viên khác trong đoàn một chút thì chỗ ở của Ceausesscu là một khu vực gồm nhiều phòng. Ông Linh và tùy tùng phải đi qua một sảnh lớn nơi có một đội cận vệ 12 người bồng tiểu liên AK báng gập đứng chào. Ceaucesscu đã để ông Linh phải ngồi chờ rất lâu. Ông Linh nói: “Mày liên hệ thế nào mà giờ không thấy nó”. Tôi bảo: “Tính thằng này nó hình thức thế”. Một lúc sau thì Ceausesscu ra, chính ông ta lại là người tỏ ra hăng hái ủng hộ sáng kiến của ông Nguyễn Văn Linh nhất. Ceausesscu thậm chí còn đòi để Rumani đăng cai. Tuy nhiên, cả Ceausesscu và các nhà lãnh đạo cộng sản khác đều nói với ông Linh: “Vấn đề là ông kia, nếu ông ấy không đồng ý thì rất khó”. “Ông kia” đề cập ở đây là Gorbachev.

Dù ông Linh rất nhiệt tình cứu XHCN nhưng người ta làm ngơ:

Trong ngày 6-10-1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo cộng sản đến dự lễ quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói: “Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”.

Đa số các đảng cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Batmunkho Tổng Bí thư Mông Cổ, Phó Thủ Tướng Hernandez của Cuba, Tổng Bí thư Ceaucescu của Rumania, Tổng Bí thư Đảng vừa thất cử của Ba Lan Jaruzelski, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Tây Đức (DKP) Herbert Mies là chấp nhận gặp. Chỉ có Helbert Mies, lãnh tụ của một đảng không cầm quyền và Phó thủ tướng Cuba Hernandez là tự tới nơi ông Linh ở. Theo ông Lê Đăng Doanh, những người khác chỉ tiếp ông Nguyễn Văn Linh tại phòng riêng của họ.

Sau nhiều cuộc trì hoản thì ông Linh cũng được Gorbachev cho một cuộc gặp mặt. Nhưng đó là một cuộc gặp mặt để Gorbachev khinh miệt ông Linh. Chúng ta hãy đọc tiếp:

Từ 19 đến 21 giờ tối 6-10-1989, sau phần đọc diễn văn, cuộc mit-tin được chuyển từ trong một lâu đài ra một lễ đài ngoài trời duyệt quần chúng, thanh niên rước đuốc. Ông Lê Đăng Doanh kể: Đám thanh niên tuần hành sôi lên sùng sục kêu tên Gorbachev, “Gorby! Gorby!”. Anh Linh chỉ mặc bộ complet, tối nhiệt độ xuống khoảng 8 C, cận vệ quên mang áo lạnh, ông Nguyễn Văn Linh đứng run bần bật, kêu tôi: “Tao lạnh quá”. Tôi phải nói với một viên tướng Đức đứng cạnh đấy: “Tổng Bí thư của tôi quên mang áo ấm”. Viên tướng cho mượn tạm tấm áo choàng của ông ta.

Sáng hôm sau, 7-10-1989, theo lịch trình, mười giờ sẽ có duyệt binh, nhưng tám giờ, ông Nguyễn Văn Linh triệu tập họp Chi bộ Đảng thông báo tình hình sức khỏe: “Mình thấy có gì đó không bình thường, không nhắm được mắt, miệng cứng, không ăn được”. Về sau bác sỹ xác định đó là triệu chứng liệt dây thần kinh số 7. Mọi người đề nghị ông Linh không ra lễ đài, ông Nguyễn Khánh thay ông Linh dự duyệt binh rồi báo với “bạn”. Phía CHDC Đức mời ông Linh ở lại khám chữa bệnh và khuyên ông không nên về trong lúc này. Tuy bệnh tình càng ngày càng nặng, nước mắt chảy ra nhiều, miệng có biểu hiện bị méo và nói bắt đầu khó khăn, ông Nguyễn Văn Linh vẫn hy vọng rất nhiều vào cuộc gặp với Gorbachev.

Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến mười một giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được.

Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một tòa lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: “Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”.

Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “rất tốt” nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói: “Tôi đã gặp một số đảng cộng sản anh em. Trong tình hình này, Đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng cộng sản và phong trào công nhân quốc tế”. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: “Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!”. Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: “Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước”.

Cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề cập đến truyền thống viện trợ của Liên xô và khi ông đề nghị Liên Xô tiếp tục giúp đỡ cho Kế Hoạch 5 năm 1990-1995 của Việt Nam thì Gorbachev xua tay. Không còn xã giao, lịch sự như phần trên nữa, Gorbachev nói: “Khó khăn lắm, khó khăn lắm, các đồng chí Việt Nam tự lo thôi”. Theo ông Lê Đăng Doanh: Thế nhưng, ngày hôm sau, báo Nhân Dân và Pravda đều đưa tin về cuộc gặp diễn ra trong “tình hữu nghị thắm thiết”.

Đọc những đoạn trích dẫn rất sống động này tôi phải nói là rất nhục. Là lãnh tụ một đất nước 90 triệu dân mà không nắm được tình hình thế giới để bị các lãnh đạo của chính thế giới XHCN xem thường như thế. Ông Nguyễn Mạnh Cầm có lẽ là người ngoại giao nên còn biết được tình hình thế giới. Ông đưa ra nhận xét rằng “Nhận thức của một số đồng chí trong Bộ chính trị lúc bấy giờ không theo kịp những thay đổi của tình hình thế giới”. Không theo kịp tình hình thế giới có nghĩa là sống trong cái ao làng. Chẳng biết ông Linh có hiểu những câu nói của Gorbachev hay không. Thật là nhục nhã. Tất cả cũng vì cái dốt.

Cái dốt của lãnh đạo CS còn thể hiện qua lần tiếp kiến giữa ông Lê Khả Phiêu và Bill Clinton. Trong buổi tiếp kiến, trong khi Bill Clinton nói về tương lai hợp tác, ông Lê Khả Phiêu lại tận dụng chuyện Bill Clinton “trốn lính” làm cho ông Bill Clinton rất giận và chắc chắc cũng rất khinh thường người đối diện mình:

Bill Clinton nhớ lại: “Lê Khả Phiêu cố gắng sử dụng hành động phản đối chiến tranh Việt Nam của tôi để cáo buộc những gì Mỹ đã làm là hành vi đế quốc. Tôi đã rất giận dữ nhất là khi ông ta nói vậy trước sự có mặt của Đại sứ Pete Peterson, một người đã từng là tù binh chiến tranh. Tôi nói với nhà lãnh đạo Việt Nam rằng khi tôi không tán thành các chính sách đối với Việt Nam, những người theo đuổi nó cũng không phải là đế quốc hay thực dân, mà là những người tốt chiến đấu chống cộng sản. Tôi chỉ Pete và nói, ông đại sứ không ngồi sáu năm rưỡi trong nhà tù ‘Hà Nội Hilton’ vì muốn thực dân hóa Việt Nam”.

Ông Phan Văn Khải nhớ lại: “Ông Phiêu nói như thời chiến tranh làm cho họ rất khó chịu. Ông ấy muốn tỏ rõ thái độ của một chính quyền cộng sản. Nhưng, ông Phiêu không hiểu tình hình thế giới giờ đây đã khác. Phe xã hội chủ nghĩa đã tan rã. Vấn đề là mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta cần Mỹ. Nếu người Mỹ không vào thì những công ty lớn trên thế giới không có ai vào cả”. …

Clinton nhận xét, dường như những người mà ông gặp ở Việt Nam, chức vụ càng cao hơn thì ngôn ngữ càng “sặc mùi” cộng sản theo kiểu cũ hơn”.

Sự dốt nát chính là một nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc bỏ lỡ cơ hội để phát triển đất nước.  Câu chuyện xung quanh ký hiệp định thương mại song phương BTA cho thấy giới lãnh đạo thượng tầng CS rất sợ Trung Cộng. Ông Nguyễn Mạnh Cầm nói “Tôi tiếc đứt ruột. Năm 1999, Bill Clinton muốn ký trước mặt các nhà lãnh đạo đủ cả phương Tây lẫn phương Đông. Khi ấy các tập đoàn sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ chỉ chờ có hiệp định là nhảy vào Việt Nam. Mình quyết định không ký, mất biết bao nhiêu cơ hội”. Không chỉ BTA, ngay cả những chần chừ để trở thành thành viên của ASEAN cũng phản ảnh sự kém hiểu biết của những người lãnh đạo CS chóp bu.

Sự dốt nát và kém hiểu biết của người CS không phải chỉ biểu hiện trong giới lãnh đạo mà còn ở những người trong giới học thuật và chuyên môn. Sau 1975 tôi đã có nhiều “tiếp cận” với những đồng nghiệp y khoa từ Bắc vào. Tôi có thể nói một cách không ngần ngại rằng trình độ của họ quá kém. Có lần một anh bác sĩ nghe nói là cấp cao ngoài đó mà viết tên thuốc trụ sinh còn sai. Không phải sai một lần mà nhiều lần. Chỉ nhìn nét chữ cũng có thể biết được anh chàng này thuộc thành phần bác sĩ gì. Ngay cả những người được “chi viện” để tiếp thu trường y Sài Gòn cũng là những người rất kém cỏi về kiến thức và kỹ năng lâm sàng. Họ bị các thầy trong Nam khinh ra mặt. Do đó tôi không hề ngạc nhiên khi đọc những dòng chữ viết về phản ứng của giới trí thức trong Nam trước những chính sách quái đản được áp dụng sau 1975. Họ vận hành theo tư duy rặt mùi cộng sản. Cứ đến ngày kỷ niệm nào đó họ hỏi có thành tích khoa học gì để chào mừng và nhận được câu trả lời của thầy Phạm Biểu Tâm: “Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả”. Sau này trong một lần họp bàn về cách giải quyết hệ thống nước bị đục, giáo sư Phạm Biểu Tâm không phát biểu gì cả. Đến khi bị ông Võ Văn Kiệt gặn hỏi, giáo sư Tâm vốn rất quý ông Kiệt, chỉ nói đơn giản “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khoẻ, vì cái gì cũng đã có các anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tui”. Đối với giới trí thức miền Nam ngày ra mắt đầu tiên của chính quyền không hề thuyết phục được họ. Cho đến bây giờ tình hình vẫn thế.

Bên thắng cuộc đã trở thành một tác phẩm bán chạy. Nếu được công bố ở trong nước tôi nghĩ chắc chắn bộ sách sẽ qua mặt bất cứ cuốn sách nào đang có trên thị trường. Đọc xong bộ sách tôi hiểu được tại sao nó nổi tiếng. Theo tôi, Bên thắng cuộc được nhiều người quan tâm vì trong đó có rất nhiều những câu chuyện hậu trường chính trị. Đặc biệt hơn là tất cả những câu chuyện hậu trường đều nói lên những hình ảnh tiêu cực của giới lãnh đạo CSVN. Khó tìm một câu chuyện nào mang tính tích cực trong sách. Trong đó có những con người ít học nhưng ngạo mạn. Đó là những con người đạo đức giả. Đó là những con người sẵn sàng chấp nhận đớn hèn để sống trong môi trường tàn ác. Đó là những con người tàn nhẫn và xảo trá. Những cá tính lãnh đạo như thế là tác giả của những quyết sách đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Họ dẫn đất nước bỏ mất cơ hội hết năm này sang năm khác. Những câu chuyện như thế giúp cho chúng ta nhìn thấy rõ hơn cái tâm kém và cái trí thấp của một số đông lãnh đạo chóp bu và giải thích tại sao đất nước và dân tộc chúng ta đã quá bất hạnh trong suốt 70 năm qua. Họ là nguyên nhân gần và tác nhân trực tiếp đã đưa đất nước nghèo hèn như hiện nay.  Họ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử.

‘Bên Thắng Cuộc’ chỉ ra hạn chế của Đổi Mới

  • Giáo sư Peter Zinoman
  • Đại học California, Berkeley
  • BBC
Nhà nghiên cứu Peter Zinoman phát biểu về sách Bên Thắng Cuộc ở hội thảo tại Mỹ
Nhà nghiên cứu Peter Zinoman phát biểu về sách Bên Thắng Cuộc ở hội thảo vừa qua tại Mỹ

Một trong những thiếu sót lớn trong lĩnh vực Việt Nam Học của khoảng một thế hệ qua là không có một ghi chép đầy đủ hoặc thực sự uy tín về hiện tượng lịch sử Đổi Mới (Renovation trong tiếng Anh).

Dù đây là định hướng chính sách tháo khoán nhờ đảng-nhà nước khởi xướng ở Đại hội Đảng 6 hay tinh thần cải tổ chung trong cả nước cuối thập niên 1980, thì Đổi mới rõ ràng lực đẩy quan trọng trong đời sống trí thức, văn hóa, chính trị, kinh tế Việt Nam trong hơn 30 năm qua.

Tuy nhiên, các học giả nước ngoài quan tâm chủ đề này có xu hướng chỉ tập trung hạn hẹp vào một số góc cạnh Đổi Mới mà lại không xem xét toàn bộ hiện tượng.

Khi các sinh viên hỏi tôi tư liệu về Đổi Mới, tôi thường giới thiệu tác phẩm của Adam Fforde về kinh tế, Carlyle Thayer chính trị, Tường Vũ ý thức hệ, Ben Kerkvliet nông nghiệp, Hy Văn Lương văn hóa làng xã, Pam McElwee chính trị môi trường, Nguyễn Võ Thu Hương quan hệ giới, John Schafer văn học…

Nhưng thật khó tìm ra một bài báo, sách, hay một học giả nào cung cấp tổng quan về Đổi Mới – bao gồm lịch sử về nguồn gốc của nó, diễn trình thay đổi theo thời gian, và ảnh hưởng khác nhau lên các lĩnh vực đời sống người Việt.

Cái nhìn toàn cảnh

Một trong những thành tựu của sách Bên Thắng Cuộc (tác giả Huy Đức) là đem lại ghi chép tốt nhất, ở bất kỳ ngôn ngữ nào, về lịch sử và tầm quan trọng của Đổi Mới. Cuốn sách xem xét kỹ lưỡng cuộc khủng hoảng trong nước đã thúc đẩy đòi hỏi xã hội muốn có những cải tổ sâu rộng trong thập niên sau kết thúc Chiến tranh Đông dương lần hai.

Sách kể lại quá trình tiến hành cải tổ theo kiểu “tiến một bước, lùi hai bước”. Sách cũng mô tả các lý do cắt bỏ đột ngột nghị trình cải cách, đặc biệt về văn hóa và chính trị.

Tóm lại, Bên Thắng Cuộc cho chúng ta cái nhìn toàn cảnh về Đổi mới – giúp khám phá và giải thích những thành công và thất bại của nó.

Bên Thắng Cuộc xác định nguồn gốc Đổi mới là trong khủng hoảng tự tạo ra khiến Việt Nam khó khăn trong giai đoạn hậu chiến 1975-1986. Khủng hoảng này gồm bảy thành tố chủ chốt, được Huy Đức viết trong bảy chương:

  • Giam cầm không qua xử án hàng trăm ngàn người miền Nam trong các trại cải tạo khắc nghiệt sau chiến tranh
  • Đảng-Nhà nước đàn áp thành phần tư sản miền Nam, đóng cửa, hoặc quốc hữu hóa doanh nghiệp của họ, tịch thu của cải
  • Trừng phạt dân số gốc Hoa. Ban đầu chính sách này chỉ là một phần của cuộc tấn công tư sản miền Nam, nhưng sau nó phát động lên thành một phần chiến dịch riêng loại bỏ “gián điệp” ở Việt Nam trong cuộc chiến biên giới chống Trung Quốc
  • Quân đội Việt Nam tiến vào và chiếm đóng Campuchia từ 1978
  • Hàng trăm ngàn người chạy trốn qua đường biển, trên bộ vào cuối 1970, đầu 1980, hy vọng thoát khỏi sự cai trị của người cộng sản và định cư ở nước ngoài
  • Nỗ lực chính thức của chính phủ nhằm chuyển hóa miền Nam thông qua xóa bỏ văn hóa “suy đồi”. Các biện pháp gồm đốt sách, cấm “tác giả phản động”, kiểm soát việc mặc gì, thời trang, kiểu tóc, kiểm duyệt khắt khe về nghệ thuật, ưu tiên cho con em người lao động và cách mạng, phân biệt các gia đình từng làm cho chính thể cũ
  • Miền Bắc chiến thắng áp đặt hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa kém cỏi lên miền Nam bị đánh bại
Tác giả Huy Đức phát biểu tại buổi thảo luận về sách của ông

Tác giả Huy Đức phát biểu tại buổi thảo luận về sách của ông hôm 24/3

Thẳng thắn

Một trong những điều phi thường về Bên Thắng Cuộc là sự thẳng thắn đáng ngạc nhiên trong các phần này của sách, nhất là khi ta biết sách là của một nhà báo sống trong nước. Huy Đức mô tả các viên chức cộng sản nói dối thản nhiên và liên tục về thời hạn cải tạo. Ông mô tả các thành viên gia đình được khuyến khích khai báo về người thân. Ông liệt kê điều kiện khổ sở trong các trại, và sự đối xử tệ bạc với gia đình người bị giữ. Ông mô tả làn sóng chống tư sản, chống người Hoa là chiến dịch tham lam của ăn cướp, bóp nặn, cưỡng ép ra đi.

Phần viết về cuộc xâm phạm Campuchia nhấn mạnh sự trớ trêu trong quan hệ lịch sử gần gũi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Pol Pot. Mô tả về làn sóng ra đi sau 1975 bộc lộ vai trò của giới an ninh địa phương thoái hóa khi họ tạo điều kiện và kiếm lời từ đợt chạy trốn. Ông cũng không ngần ngại mô tả việc “Bắc hóa” tai hại trong kinh tế miền Nam, là một chiến dịch xuất phát từ kiêu ngạo, ngu dốt và bám vào ý thức hệ.

Huy Đức trách Lê Duẩn về việc “Bắc hóa” nhưng ông cũng ngụ ý về vai trò Hồ Chí Minh khi đặt cạnh nhau phần nói về chính sách (chương 8) với đoạn về “Con đường của Bác”.

Trong “Con đường của Bác”, Huy Đức mô tả Hồ Chí Minh ủng hộ tập thể hóa kinh tế miền Bắc giai đoạn 1950 – trong đó có cuộc Cải cách Ruộng đất 1953-56 tai tiếng, tấn công tư sản miền Bắc là tiền đề cho tấn công tư sản miền Nam sau 1975.

Ở đây, Huy Đức vượt khỏi cách giải thích ngày càng phổ biến về chính trị cộng sản Việt Nam giai đoạn 1950, 60 xem Lê Duẩn quá khích khác Hồ Chí Minh trung dung (một cách nghĩ được phim tài liệu mới đây của Ken Burns áp dụng).

Huy Đức không phải là cây bút đầu tiên trong nước nhắc đến những phần tiêu cực này trong lịch sử hậu chiến Việt Nam. Nhưng đáng kinh ngạc là cách ông từ bỏ bút pháp quen thuộc của giới cầm bút trong nước (dùng uyển ngữ, nói tránh nói giảm).

Điểm tôi muốn nhấn mạnh ở đây là ghi chép của Huy Đức về khủng hoảng hậu chiến thật quan trọng không chỉ vì sự bộc trực, không úp mở mà còn vì cách nó giúp giải thích sự xuất hiện của chính sách Đổi mới giữa thập niên 1980.

Bên Thắng Cuộc cung cấp chi tiết tiểu sử các lãnh đạo Việt Nam

GETTY IMAGES Bên Thắng Cuộc cung cấp chi tiết tiểu sử các lãnh đạo Việt Nam

Giống như phần mô tả về khủng hoảng dẫn tới Đổi mới, phần viết về quá trình cải cách của Huy Đức cũng bao gồm nhiều yếu tố phức tạp.

  • Tường thuật các thử nghiệm về làm ăn tư nhân không được trên cho phép – thường gọi là phá rào – ở nhiều địa phương cuối 1970, tạo ra tăng trưởng và năng động trái ngược với trì trệ và thiếu hiệu quả của kinh tế xã hội chủ nghĩa
  • Mô tả các lãnh đạo đảng bắt đầu ủng hộ các thử nghiệm tại Đại hội Đảng lần 6
  • Tường thuật Việt Nam rút quân khỏi Campuchia nhằm tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn giúp Việt Nam mở rộng và củng cố cải tổ kinh tế
  • Mô tả nỗ lực thành công phần nào trong cuối thập niên 1980 mở rộng tinh thần cải cách kinh tế sang lĩnh vực trí thức và văn hóa, thông qua giải phóng cho truyền thông và giảm kiểm duyệt nghệ thuật
  • Mô tả thất bại của cố gắng mở rộng tinh thần cải tổ sang chính trị thông qua cổ vũ các hình thức đa nguyên và dân chủ đa đảng

Khủng hoảng 1975-1986 cung cấp bối cảnh rộng lớn cho Đổi mới được mô tả trong sách, ngoài ra, Huy Đức cũng chỉ rõ những yếu tố khác tác động việc áp dụng nghị trình cải cách. Một trong đó là môi trường toàn cầu mới có lợi bất ngờ cho cải cách ở Việt Nam. Môi trường này bao gồm giới lãnh đạo đổi mới ở Trung Quốc và Liên Xô, Bức tường Berlin sụp đổ, các đồng minh xã hội chủ nghĩa ngừng viện trợ, các tổ chức đa phương và phi chính phủ sẵn sàng giúp đỡ, và môi trường ngoại giao thay đổi trong Asean, EU và Mỹ.

Truyền thống đổi mới

Một yếu tố nữa là lịch sử lâu dài từ trước của cải cách kinh tế, hoạt động kinh doanh trong dân, đã đem lại truyền thống để từ đó Đổi mới phát triển.

Huy Đức mô tả các thử nghiệm quan trọng của Kim Ngọc với chủ trương “khoán hộ” ở Vĩnh Phú thập niên 1960, việc phá rào ở Long An của Bùi Văn Giao, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Chính những năm 1970. Ở chương 16, ông kể thêm về sự nghiệp các doanh nhân thành đạt như Bạch Thái Bưởi giai đoạn thực dân, sự bền gan của thương nhân tơ lụa Trịnh Văn Bô trong Chiến tranh Đông dương lần một và những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Những ví dụ này báo trước sự lớn dậy tự phát của doanh nghiệp nhỏ thành công ở miền Nam trước thời Đổi mới, như vá ép áo mưa rách, bơm mực ruột bút bi, tái chế dép nhựa cũ, nấu xà bông. Số liệu ở đây cân đối thú vị với phần về bối cảnh toàn cầu để chứng tỏ năng lượng đổi mới cũng được dựng xây từ nền tảng trong nước trước đó. Nó cũng gợi ý rằng phát triển kinh tế thị trường giai đoạn 1980 có cả việc học lại tư duy đã lãng quên chứ không phải là phát triển những thói quen này từ điểm số không.

Theo Huy Đức, một yếu tố nữa định hình và khuyến khích cải tổ là việc giới trí thức Việt Nam tiếp xúc với các phiên bản quá khích của xã hội cộng sản châu Á từ giữa tới cuối 1970.

Ví dụ, ông cho rằng sau khi Nguyên Ngọc quan sát Campuchia thời hậu Khmer Đỏ bị tàn phá, ông đã đặt câu hỏi căn bản về tính chất của các hệ thống cộng sản: “Tại sao chỉ có các quốc gia cộng sản mới có cách mạng văn hóa và những cánh đồng chết?”

Hay cái nhìn tiêu cực về chủ nghĩa cộng sản của nhà báo đổi mới Kim Hạnh là do sau khi dự “Liên hoan Thanh niên, Sinh viên” tại Bình Nhưỡng trở về năm 1989, bà thấy Bắc Hàn “như một thứ trại tập trung có quy mô toàn quốc”.

Huy Đức cũng viết những người miền Bắc chứng kiến sự phồn thịnh vật chất của các đô thị miền Nam sau 1975 đã đặt câu hỏi về tuyên truyền nhà nước xoay quanh đời sống miền Nam. Sự say mê của người Bắc về tủ lạnh, xe máy khiến họ quan tâm đến cách làm của kinh tế tư bản miền Nam. Sự tiếp xúc với miền Nam đã “đánh thức nhu cầu văn hóa của người dân miền Bắc”.

Khán giả đặt câu hỏi về cuốn sách Bên Thắng Cuộc

 

Khán giả đặt câu hỏi về cuốn sách Bên Thắng Cuộc

Mới lạ

Với tôi, một phần bất ngờ khi đọc Huy Đức kể về sự trổi dậy của cải cách là vai trò của sinh viên đại học. Trong chương về Đa nguyên, ông kể lại lịch sử hoạt động sinh viên mà ít người biết trong thập niên 1980, khá giống với phong trào sinh viên chống độc đoán lúc đó ở Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Cuối cùng, cách Huy Đức giải thích về sự xuất hiện của Đổi mới tỏ ra chú ý khác lạ về các vai trò phức tạp của nhóm chóp bu trong Đảng. Điều này trái ngược với hầu hết ghi chép về Đổi mới ở phương Tây. Do thiếu dữ liệu về nguồn gốc gia đình, lịch sử nghề nghiệp, tính cách, xu hướng chính trị, triết lý, kết nối xã hội của các thành viên Bộ chính trị, các nghiên cứu cũ thường đặt các lãnh đạo cộng sản vào các nhóm thô sơ mang tính chất cố định, nhị nguyên.

Họ mô tả quan hệ chính trị ở Việt Nam cộng sản là cuộc đấu tranh nhị nguyên giữa các đại biểu của phe “bắc và nam”, “quốc gia, quốc tế”, “thân Trung, thân Liên Xô”, “ủng hộ cải cách, chống cải cách”. Sự trái ngược của Bên Thắng Cuộc thật kinh ngạc.

Cuốn sách mô tả thật chi tiết về tính cách, tiểu sử nhiều lãnh đạo cộng sản như Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Tấn Dũng, Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng.

Một chương 15 hấp dẫn chỉ nói về các cuộc đấu tranh liên quan đời tư, sự nghiệp và chính trị của Võ Nguyên Giáp.

Chương 14 thì so sánh hệ thống về sự nghiệp, gia đình, phong thái của Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt. Chương 18 lại tìm hiểu quan hệ và cạnh tranh giữa Lê Đức Anh, Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Dữ liệu tiểu sử tập thể này cung cấp một phần quan trọng giúp ta hiểu về tiến trình cải tổ vì tính cách và quan hệ đóng vai trò lớn trong hệ thống chính trị khép kín.

Tổng thống Mỹ Bill Clinton bắt tay Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi thăm Việt Nam năm 2000

GETTY IMAGES Tổng thống Mỹ Bill Clinton bắt tay Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi thăm Việt Nam năm 2000

Anh hùng rõ rệt trong Bên Thắng Cuộc là nhà cải cách Võ Văn Kiệt, nhưng người ủng hộ bất ngờ Đổi mới lại là Trường Chinh. Ông thay đổi suy nghĩ từ một nhà bảo thủ Marxist-Leninist thành người ủng hộ đổi mới vững chắc là chủ đề chương 10.

Dù đã 80, nhân vật linh động này thành thật nghiên cứu các vấn đề miền Nam và rồi ủng hộ, đề xuất giải pháp đổi mới. Nghiên cứu trước đây xem cải tổ bắt đầu khi Trường Chinh qua đời và Nguyễn Văn Linh lên làm lãnh đạo đảng năm 1986, nhưng Huy Đức ghi nhận đóng góp quyết định của Trường Chinh cho cải tổ.

Mặt khác, một số học giả phương Tây từng xem Nguyễn Văn Linh là thủ lĩnh đổi mới, nhưng ông này, trong sách Huy Đức, là nhân vật dao động và rốt cuộc thành người bảo thủ, đã bỏ lỡ cơ hội thúc đổi mới tiến lên sau tiến bộ ban đầu. Xu hướng hiện nay của Việt Nam – kinh tế thị trường gắn với hệ thống độc đảng không nhân nhượng, lạc hậu – đã củng cố từ thời Nguyễn Văn Linh.

Hạn chế của Đổi Mới

Hạn chế của đổi mới được xem xét trong các chương 12, 13 đánh giá số phận phức tạp của cải cách về tự do trí thức và thúc đẩy dân chủ. Sau khi mô tả sự cởi trói báo chí ngắn ngủi của Nguyễn Văn Linh cuối 1980, chương 12 kể nhiều về sự đàn áp phong trào Nhân văn Giai phẩm thập niên 1950.

Sự bịt miệng phong trào này dường như tương tự câu chuyện Huy Đức kể về việc Nguyên Ngọc mất chức lãnh đạo tạp chí Văn Nghệ cuối thập niên 1980.

Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989 làm Việt Nam bị sốc

GETTY IMAGES Bức tường Berlin sụp đổ ngày 9/11/1989 làm Việt Nam bị sốc

Chương 13 bắt đầu với câu chuyện tích cực về giới thiệu bầu cử dân chủ trong trường đại học, nhưng giọng văn tối dần khi Đảng đối diện sự xuất hiện của Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan, và sau đó là sự biến mất đột ngột của chính thể cộng sản Đông Âu. Sau khi ghi lại phản ứng lúng túng, lạc lõng của ban lãnh đạo trước tiến trình dân chủ hóa ở Đông Âu, chương này mô tả thăng trầm của những người cổ vũ dân chủ như chính khách Trần Xuân Bách, nhà báo Bùi Tín, và tướng quân đội Trần Độ.

Trong các chương sau đó, những người cải cách rơi vào thế thủ, dính vào bê bối, mâu thuẫn nội bộ, không thể thúc đẩy nghị trình bên ngoài kinh tế. Đánh giá thấp của Huy Đức dành cho những lãnh đạo sau này như Lê Khả Phiêu và Nguyễn Tấn Dũng mang lại không khí bi quan trong các chương cuối. Sau hứa hẹn của cuối thập niên 1980, cải cách tại Việt Nam đã kẹt trong sa lầy của chính trị độc đoán trong nhà nước độc đảng.

Kiến thức từ bên trong ít người sánh bằng của Huy Đức về chính trị cấp cao cho phép ông mô tả các cuộc phiêu lưu cải tổ thời hậu chiến. Cuốn sách nổi trội nhờ chi tiết và sự sâu sắc hơn mọi ghi chép đã có.

Thật đáng tiếc các nhà xuất bản ngoại quốc lại thấy sách quá dài, quá chi tiết nên không muốn cho dịch. Nhưng tôi tin rằng một khi được ra mắt bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp, Bên Thắng Cuộc sẽ thay đổi căn bản cách những nhà quan sát Việt Nam ở Tây phương suy nghĩ về giai đoạn quan trọng này trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Đây là bài phát biểu trong buổi thảo luận về sách Bên Thắng Cuộc hôm 24/3, tại Hội thảo hàng năm của Hội nghiên cứu châu Á (Association for Asian Studies) ở Washington DC, Mỹ. Đây là hội thảo học thuật lớn nhất về châu Á ở Bắc Mỹ, với hơn 400 nhóm thảo luận các chủ đề, hơn 3.000 người dự.

« Bên thắng cuộc » và dư luận

 

Những cực đoan vẫn còn đó…
nhưng không còn đe doạ được ai

Hoà Vân

Có lẽ chưa có một cuốn sách tiếng Việt nào đã được đón đọc rộng rãi, gây nhiều dư luận tương phản từ rất đồng thuận đến rất chống đối như cuốn sách này của Huy Đức. Bài này không trực tiếp nói về nội dung cuốn sách như một bài phê bình, điểm sách, mà tập trung nói về dư luận ấy.

Về mặt đón nhận, mặc dù độc giả Việt Nam còn một bộ phận khá lớn quen « đọc chùa » hơn là mua sách, một chỉ dấu cho thấy sức lan toả của cuốn sách : khi bạn mở website của nhà sách trên mạng smashwords.com, nơi xuất bản và bán phiên bản điện tử của sách (cùng với amazone), bấm vào từ khoá « non-fiction » (cột bên trái), và dòng đầu bên phải, chọn « sort by best-sellers », bạn sẽ thấy hai tập « Quyền Bính » và « Giải phóng » của « Bên Thắng cuộc » xếp hạng thứ nhất, trước các cuốn sách tiếng Anh. Điều này, chúng tôi đã kiểm tra mấy lần trong tháng 1.2013, và vẫn đúng khi bài báo này được lên khuôn (8.2.2013).

biabtc

Nhưng nếu số người mua một cuốn sách là một chỉ dấu quan trọng về ảnh hưởng của nó, trong thời buổi internet những phản ứng muôn màu của người đọc thông qua các trang báo mạng, các blogs hay facebook (FB), còn cho thấy rõ hơn thành công hay thất bại của tác giả trong ý đồ chuyển tới người đọc những ý tưởng của mình, thông qua sự trình bày, phân tích dữ liệu mà mình dày công thu thập (tôi đang nói tới một cuốn sách « phi hư cấu », không thuộc thể loại tiểu thuyết, văn chương khác). Có thể nói ngay, số người lên tiếng về cuốn sách, hoặc qua hình thức viết bài đăng báo, đăng trên blog hay trang FB cá nhân, hoặc qua những lời bình ngắn, quen được gọi là « còm »1 , cũng chưa bao giờ nhiều, sôi động như thế, ít ra theo quan sát của người viết bài này vốn mất khá nhiều thì giờ để theo dõi tình hình trong nước qua mạng. Nếu bạn gõ hai cụm từ « Bên thắng cuộc » và « Huy Đức » lên trang google (kể cả ngoặc kép để loại những kết nối với từng từ trong các cụm từ này), bạn sẽ thấy – vào sáng ngày 8.2, 8g40, giờ Paris – hơn 2 triệu kết nối. Tất nhiên, có rất nhiều trùng hợp, hàng ngàn hoặc nhiều hơn thế đường kết nối sẽ dẫn về cùng một trang mạng, nhưng dù thế chắc cũng chẳng ai có thể đọc hết những bài viết về cuốn sách có trên mạng và những « còm » về các bài viết đó2. Chỉ riêng đọc những còm sau những bài viết được đăng trên trang Ba Sàm cũng đã khó ! Người đọc nhiều, người đọc xong viết ra phản ứng của mình như vậy cũng có thể nói là đông đảo hơn nhiều lần so với một quyển sách bình thường khác. Kể cả những người chưa đọc trang nào nhưng nghe người khác nói tới cũng nhảy vào tham gia « còm » v.v., tạo thành hiệu ứng « cơn sốt dư luận » như nói trên. Thành công đầu tiên của Huy Đức là ở đó, ở chỗ ít người đọc xong rồi có thể bỏ qua, quên đi, không bị ám ảnh, cật vấn trong chiều này hay chiều khác bởi những nội dung mà cuốn sách đề cập, hoặc bởi những phản ứng của người khác trên các nội dung ấy…

Thành công đó, nhiều người đã chỉ ra, là sự kết hợp một chủ đề « nhạy cảm » với một công phu đáng phục kéo dài nhiều năm trời trong việc tìm kiếm và sưu tầm dữ liệu3 – cả dữ liệu « sống » ghi từ các cuộc gặp, phỏng vấn các chứng nhân tới các sách vở, báo chí – và một tài năng hiếm có trong việc xử lý, sắp xếp các dữ liệu đó nhằm phục vụ nội dung mà tác giả muốn chuyển tải. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người coi Huy Đức là một nhà báo « số một » của Việt Nam hiện nay.

Cũng có những người đọc bĩu môi « biết rồi, khổ lắm », nhưng đó đa phần là những người viết các còm ngắn, ít đầu tư suy nghĩ, vào bài của những người khác. Còn trong số những người bỏ công viết bài để nói lên suy nghĩ của mình sau khi đọc sách thì số đông hơn là những người dù thích hay không cuốn sách vẫn công nhận không chỉ sự phong phú của tư liệu mà cả cái tài trình bày, độ khách quan của tác giả. Khiến cho những điều mình tưởng đã biết nay có được diễn giải, dẫn chứng cụ thể hơn, sâu chuỗi rành mạch làm nổi bật lên hơn nhiều điều quan trọng vẫn được ẩn giấu – chẳng hạn như quá trình cụ thể của một quyết định được những người cầm quyền đưa ra, như một quyết định tập thể, « nhất trí », trong khi sự nhất trí đó thường là không có thực, và trong cái « tập thể » kia vẫn có những suy nghĩ rất khác nhau, thậm chí đối kháng nhau (kiểu ông Nguyễn Văn Linh thù dai ông Võ Văn Kiệt, dẫn tới một hệ quả không hề nhỏ là ông Đỗ Mười được bầu làm thủ tướng thay ông Phạm Hùng chứ không phải ông Kiệt v.v.). Một ít người đưa ra được lời phê bình ở cấp độ « học thuật » về các tư liệu mà tác giả đưa ra, như câu này của ông Lê Mai, một người từng làm công tác ngoại giao của « bên thắng cuộc » : « Điểm mạnh của “Quyền Bính” cũng như “Giải Phóng” là nhiều tư liệu, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp, được thể hiện bởi một nhà báo lão luyện – công trình mang phong cách báo chí. Tuy nhiên, tác giả Bên Thắng Cuộc tái hiện một giai đoạn lịch sử VN hiện đại nhưng tư liệu gốc chiếm tỷ trọng không nhiều lắm, chỉ có một số bức điện, một số báo cáo, một số biên bản, một số nghị quyết, còn chủ yếu sử dụng các hồi ký và phỏng vấn nhân chứng – người viết nhấn mạnh. Đối với những người am hiểu, còn rất nhiều sự kiện lịch sử VN cực kỳ quan trọng, song có thể vì lẽ này, lẽ khác chưa được tác giả đề cập. Vì vậy, tính đầy đủ và chính xác của nó chắc rằng còn phải thảo luận nhiều ». Nhưng ông Lê Mai vẫn công nhận : « Dẫu sao, Bên Thắng Cuộc thực sự là một công trình rất đáng đọc, rất đáng tìm hiểu, rất đáng suy ngẫm, với tất cả ý nghĩa đầy đủ của nó. ». Dưới những góc tiếp cận khác, với ngôn từ khác, có thể coi đó cũng là kết luận của nhiều bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước như Dương Trung Quốc (bài trả lời phỏng vấn của BBC, ông Quốc không quên nhắc « không nên tuyệt đối hoá Bên thắng cuộc »), Tiêu Dao Bảo Cự, Nguyễn Xuân Long (một nhà khoa học hiện đang làm việc tại Mỹ), Vũ Anh, Đồng Phụng Việt (người Miền Nam sang Mỹ sau 1975) v.v.

btc1

Nhưng nếu công phu và tài năng của tác giả tạo nên giá trị của cuốn sách và sự đồng thuận cao trong bạn đọc về giá trị ấy, thì chủ đề của nó và sự chọn lựa cách tiếp cận, cách xử lý các nội dung được đề cập của tác giả lại là lý do gây nên các tranh cãi trong dư luận. Nhất là trong những người vì lý do này hay lý do khác, chưa « tiêu » được cuộc chiến tranh đã kết thúc gần 40 năm nay. Và như chờ đợi, những chống đối mạnh nhất dành cho Huy Đức và cuốn sách đến từ hai cực của sân khấu chính trị. 

Nhà báo Vũ Ánh, một người « bên thua cuộc » từng bị giam giữ nhiều năm trong các trại cải tạo sau 1975, đã nhận xét : « Huy Đức đã sắp xếp những dữ kiện lịch sử sau 30 tháng 4 như một bản cáo trạng bày rõ những sai lầm của chính quyền được mệnh danh là cách mạng”. Bản cáo trạng ấy không hề có lời lên án được đọc lên với giọng hùng hồn và ngược lại nó được kể lể với một giọng bình thản, thầm lặng lâu lâu lại xuất hiện một lời trách cứ nhẹ nhàng nhưng nó là những nhát dao sẽ để lại nhiều vết thẹo trên khuôn mặt cường quyền ». Nhưng như thế là chưa đủ để anh được các nhà chống cộng chuyên nghiệp ở quận Cam « tha thứ » vì cái tội đã từng là nhà báo « cộng sản », đã « được » cộng sản cho đi Mỹ, một thứ tội tổ tông y như tội của những ca sĩ trong nước sang Mỹ biểu diễn từ khi hai nước nối lại bang giao. Phải biểu tình (trước toà soạn báo Người Việt, vì tội phổ biến bản in cuốn sách), phải lên mạng chửi bới, dù chưa đọc một dòng sách…

Ngược lại, cái giọng bình thản đó trong lời kể về các trại cải tạo, các vụ đánh tư sản, các diễn biến mở rồi lại trói đối với giới văn nghệ sĩ, các đấu đá giành quyền lực sau hậu trường v.v. lại làm cho các nhà tuyên giáo bế tắc, gần một tháng sau khi sách ra đời mới tìm được một người viết bài phản bác trên báo chính thống. Nhưng hình như chính tác giả bài viết đầu tiên ấy, nhà báo Nguyễn Đức Hiển trên Pháp luật TPHCM, cũng chẳng tìm thấy được lỗ hổng nào đáng kể trong các sự kiện được Huy Đức đưa ra trong « Bên Thắng Cuộc », nên đành dùng một thủ thuật là lôi tính chính thống của « lịch sử » ra để đập cuốn sách, dù hiển nhiên là nó… lạc đề. Bởi, nếu ngay câu đầu của chương 1, tập 1 « Bên Thắng Cuộc », tác giả viết : « Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách” », cuốn sách không hề tranh cãi về tính chất của cuộc chiến trên cơ sở những dữ kiện lịch sử diễn ra trước khi nó xảy ra. Huy Đức đã chủ yếu nói chuyện hôm nay để nhìn lại chuyện hôm qua. Hàng loạt những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội lớn nhỏ, sau khi chiến tranh kết thúc, được mô tả như nó đã xảy ra – ít ra là trong quan sát, tìm hiểu được của tác giả, mà như trên đã nói, sự tìm hiểu này không hề dễ dãi, hời hợt, mà công phu, kiên trì, qua hàng chục năm, hàng trăm cuộc tìm gặp để phỏng vấn các nhân vật liên quan, như chưa bao giờ người ta được thấy trong những cuốn sách, những bài báo của các tác giả trong nước. Điều đó không có nghĩa là sách không có sai sót ! Thế thì, để không lạc đề, lẽ ra Đức Hiển phải tranh luận về các dữ kiện được đưa ra chứ, chúng có được phản ánh một cách trung thực không, cụ thể có những sai sót gì, cái nào là nghiêm trọng…, tác giả sách có dựa trên các dữ kiện đó để đưa ra những lập luận sai lạc nào hay không… Còn như, nếu qua những chính sách, những con người, những sự việc được mô tả trong sách, chính quyền cộng sản hiện lên như một bộ máy toàn tâm toàn ý hướng về việc giành và giữ quyền lực chính trị chỉ cho lợi quyền phe đảng của mình thay vì giành và sử dụng quyền ấy để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, thì vấn đề là ở những chính sách, những con người đó hay là ở người mô tả chúng ? Cũng cần nói thêm, những trang viết của Huy Đức về các nhân vật cầm quyền đâu phải là những trang bôi đen ? Có người nghĩ ngược lại là khác. Chẳng hạn như trên blog của một bạn trẻ thuộc « bên thắng cuộc » ký tên là Teq, tác giả đánh giá là cuốn sách mang lại một điều « mới mẻ lớn » ở chỗ nó « đem đến những chân dung cụ thể về các vị lãnh đạo. Các vị lãnh đạo được nhắc tới trong sách, được kể một cách sống động, rất con người thường nhật. », khiến bạn ấy nghĩ rằng « dường như cuốn sách này được viết ra để thanh minh cho các vị lãnh đạo, bao trùm hơn nữa là cho chế độ »…

Trong khi Đức Hiển « lạc đề » thì nhóm các « nhà báo » trên tờ Công an TPHCM và trên những blogs « người nhà » chọn cách đánh quen thuộc hơn của lực lượng mà họ phục vụ : đánh bẩn dưới thắt lưng. Chửi rủa, bôi nhọ, vu khống…, với mục tiêu hiển nhiên là gieo nghi ngờ để hạn chế số người muốn tìm đọc cuốn sách đầy ắp những tư liệu tố cáo cái chế độ mà chúng phục vụ. Đồng thời tung ra lời đe doạ tác giả về những biện pháp bẩn thỉu hơn mà chúng có thể sẽ sử dụng cả ở bên Mỹ hay khi về nước.

Nhưng, như Huy Đức đã trả lời một bạn đọc trên trang FB « Sách Bên thắng cuộc  » mà anh mở ra để quảng bá và tiếp nhận phản hồi về cuốn sách : « Không ai muốn hứng chịu “những điều không hay” nhưng nếu cứ trú ngụ trong sự sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra ».

Đọc những bài viết về Bên thắng cuộc và các còm đi theo, người ta khó có thể không thấy rằng câu trả lời ấy cũng được đón nhận với sự đồng cảm chẳng kém gì cuốn sách. Ngày càng nhiều người không để cho sự sợ hãi dẫn dắt cuộc sống và những suy nghĩ của mình. Đó cũng là nét sáng hiếm hoi của tình hình chính trị – xã hội trong nước năm qua, giữ cho khỏi tắt ngọn lửa hi vọng cho tương lai. 

Những cực đoan còn đó, nhưng chẳng còn đe doạ được bao người.

H.V.

1 Viết tắt từ từ tiếng Anh « comment », « còm » đã trở thành một từ « thuần Việt » trong nghĩa là nó hoàn toàn không có trong từ vựng của ngôn ngữ gốc mà nó xuất phát !

2 Riêng mặt báo này đã giới thiệu trong mục « Thấy trên mạng » 12 bài viết từ nhiều chân trời chính trị khác nhau (không kể vài lần trích bài của chính tác giả Huy Đức), mỗi bài lại dẫn đến rất nhiều bình luận trên các trang báo, trang mạng khác không thể đếm hết. Để viết bài này, người viết đã chép vào một tệp riêng khoảng 40 bài đọc trên mạng, tuy nhiên do tính chất một bài báo ngắn sẽ không có các dẫn chứng cụ thể như trong một bài nghiên cứu.

3 Tập I (Giải phóng) có danh mục 126 cuốn sách tham khảo và 608 chú thích (chiếm hết 100 trang chữ nhỏ). Tập II (Quyền Bính) ghi 69 cuốn sách, 52 hồi ký, bản thảo, sách nhiều tác giả… (một số đã được kể trong danh mục sách tham khảo của tập I nhưng không phải tất cả) và 654 chú thích chiếm gần 130 trang. Nói cuốn sách « đầy ắp những sự kiện, những thông tin » không phải là nói ngoa !

Đọc “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức

Huy Đức, tên thật là Trương Huy San, sinh năm 1962 tại Hà Tĩnh, năm nay 51 tuổi. Khi những chiếc xe tăng đầu tiên của quân đội Cộng sản Bắc Việt xô sập cổng Dinh Độc Lập tại Sài Gòn và chấm dứt cuộc nội chiến ông mới lên 13, một tuổi còn quá nhỏ để hiểu ý nghĩa lịch sử của nó.
Trần Bình Nam
RFA
2013.01.23

703689_514412291911125_1201077093_305.jpgBìa sách “Bên thắng cuộc”.

Photo courtesy of Osinbook

Ông nhập ngũ năm 17 tuổi và trở thành sĩ quan, công tác một thời gian tại chiến trường Cambodia, trước khi trở về làm báo. Năm 2005, ông được chính quyền Hà Nội gởi đi tu nghiệp tại Maryland, Hoa Kỳ. Năm 2006 về nước, tiếp tục làm báo. Năm 2012 ông lại được gởi qua đại học Harvard, một đại học nổi tiếng tại Hoa Kỳ để nghiên cứu về “phân tích chính trị”. Gởi học viên đi tu nghiệp tại các nước tư bản là một phần trong chương trình đào tạo chính quy các nhà lãnh đạo tương lai tại Trung Quốc khi thế giới bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa” (1). Ông Huy Đức đang ở Hoa Kỳ khi cho xuất bản bộ sách “Bên Thắng Cuộc”

Theo tác giả, khi có cơ hội tiếp cận với miền Nam, anh –cũng như bà Dương Thu Hương – nhận thấy miền Nam không giống gì với những điều đảng Cộng sản Việt Nam đã dạy dỗ anh. Từ năm 1980, vừa làm báo anh vừa để tâm thu thập tài liệu để viết một tài liệu về cuộc chiến Việt Nam để tự trả lời các thắc mắc của chính anh đối với các hiện tượng chính trị và xã hội trước mắt. Và công việc biên soạn này trở thành một thúc bách khi tình hình khối Cộng sản quốc tế biến chuyển một cách căn bản.

Tại Liên bang Xô viết, Gorbachev đề ra chương trình cởi mở chính trị “glasnost” và cải tổ hành chánh “perestroika” đưa đến sự sụp đổ của Đông Âu. Năm 1986 tại Đại Hội 6, đảng Cộng sản Việt Nam quyết định “đổi mới”. Và cuối thập niên 1980 Liên bang Xô viết sụp đổ, đảng Cộng sản Liên xô bị giải tán.

Huy Đức có cơ hội và được phép sưu tầm tại liệu cũng như tiếp xúc và phỏng vấn các nhân vật chính yếu của chế độ cho thấy anh được khuyến khích và giúp đỡ. Một luồng tư tưởng mới hay một sáng kiến ở sau lưng dự án?

Những sự kiện lịch sử có chứng liệu

Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” hoàn tất năm 2012 được Huy Đức trình bày thành 2 cuốn. Cuốn I “Bên thắng Cuộc: Giải phóng”, cuốn II “Bên Thắng Cuộc: Quyền bính”. Hai cuốn sách gộp lại dày 1000 trang cỡ chữ 11, gồm 22 Chương, 195 Danh Mục Tác phẩm và 52 Hồi ký, Bản thảo truyền tay trong nước được dùng để tham khảo, với 1262 mục chú thích . Phần chú thích (Cuốn I 82 trang, cuốn II 66 trang) tổng cộng 148 trang là một phần không thể tách rời với bộ sách. Tác giả để riêng ra để cho phần trình bày có tính liên tục.

Bộ sách của Huy Đức là một tác phẩm đồ sộ. Đồ sộ ở bề dày của nó đã đành, nó còn “đồ sộ” ở chỗ tác giả của nó là một người Cộng sản nhưng không viết để ca ngợi chiến thắng và tuyên truyền cho tính vô địch của chủ thuyết Mác- Lê Nin.

Cuốn sách là một tài liệu lịch sử mặc dù tác giả không trình bày dưới lăng kính của một nhà viết sử. Tác giả đóng vai một bác sĩ giải phẫu mổ xẻ một cơ thể, trình ra những sự kiện lịch sử có chứng liệu. Trong đó những nhân vật lịch sử suy nghĩ, hành xử và thao tác trước thực tế khách quan.

Cuốn sách trình bày một cuộc sống lịch sử có tính nhân sinh sống động. Qua đó người đọc đôi khi thấy quy luật của cuộc sống át hẵn quy luật lịch sử. Ông Võ Văn Kiệt, ông Đỗ Mười, ông Lê Duẫn …, ông Nguyễn Văn Thiệu, ông Kissinger … , ông Võ Nguyên Giáp , ông Văn Tiến Dũng … tuy vẫn còn là những Thủ tướng, những Tổng Bí thư, Tổng thống, Cố vấn chính tri …, những ông Tướng … nhưng chính yếu dưới ngòi bút của Huy Đức là những con người bằng xương bằng thịt lấy những quyết định lịch sử của mình liên quan đến cái sống và cái chết của hằng trăm ngàn người khác như một con người trước thực tế sinh động và hạn chế của nó.

Những ai quan tâm đến những biến chuyển của lịch sử diễn ra trên đất nước chúng ta trong 60 năm qua tìm thấy qua bộ sách “Bên Thắng Cuộc” một bức tranh hậu trường trọn vẹn bên phe xã hội chủ nghĩa. Tác giả gạn lọc và trình bày một bức tranh nối kết sự kiện này với sự kiện khác một cách nhân quả (causal). Đối với các nhà nghiên cứu, cuốn sách cung cấp những sử liệu về người và việc từ trước đến nay không có sẵn sàng như vậy.

Nhà báo Huy Đức, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Osinbook.

Nhà báo Huy Đức, ảnh chụp trước đây. Photo courtesy of Osinbook.

 

Cuốn “Bên Thắng Cuộc” là một cuốn sách nói về những cay đắng của người thắng cuộc. Thắng xong mới thấy mình mới là kẻ bại trận. Cuốn sách cũng chứa đựng những oái oăm của cuộc sống. Chỉ riêng mối tình của Lê Duẫn với bà Nguyễn Thụy Nga người vợ thứ do Đảng cưới cho ông tại Cà Mau năm 1948 trong thời gian chống Pháp đã có đủ chất liệu cho một thiên tình sử. Ông Duẫn có những ngày hạnh phúc với bà Nga khi ông còn lãnh đạo phong trào Cộng sản ở miền Nam trước Hiệp Định Geneve năm 1954. Năm 1957 khi ông được điều ra Bắc trở thành Bí thư thứ nhất của đảng với quyền uy chính trị chỉ sau ông Hồ Chí Minh ông đã không bảo vệ nổi bà Nga trước lối sống công thức giữa một thủ đô vừa lấy lại trong tay người Pháp và áp lực của người con gái lớn của bà vợ cả. Bà Nga được gởi đi học và sống một mình ở Trung Quốc 5 năm, sau đó trở lại miền Nam tham gia cuộc đấu tranh chống chính quyền miền Nam. Vợ ông Võ Văn Kiệt, bà Trần Kim Anh và hai con nhỏ bị bom chết năm 1966 trên đường di chuyển từ Bến Cát đến căn cứ Củ Chi ông Kiệt gặp khó khăn trong đời sống gia đình cho mãi đến năm 1984 khi cưới bà Phan Lương Cầm, con ghẻ tướng Phan Tử Lăng và vẫn không yên với dư luận vì bà Cầm quá mới! Tách chúng ra khỏi cuốn sách đó là những mối tình rất con người. Nó bị cọ xác và đầy đọa bởi chiến tranh, phân ly, ghen tuông, quyền lực và phong tục tập quán.

 Tôi còn nhớ một bi kịch xẩy ra tại trại cải tạo Lam sơn, trong tỉnh Khánh hòa khi tôi đang bị giam tại đó cuối năm 1975 giữa một cán bộ Cộng sản và một Trung úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa trẻ tuổi. Trong một buổi lên lớp khi người cán bộ xỉ vả học viên là phản bội tổ quốc, viên Trung úy đứng lên nói, anh không phản bội ai cả. Anh nói: “Nếu Mẹ tôi sinh tôi ra trên vĩ tuyến 17 thì bây giờ tôi cũng đang đứng chỗ của anh và có thể đang mắng nhiếc anh là phản quốc.” (2)

Trong thời gian sau cuộc cách mạng tháng 8/1945, người Pháp trở lại, nhưng một số vùng như Thanh – Nghệ – Tĩnh, Bình Định- Phú Yên, Cà Mau – Đồng Tháp vẫn nằm trong vòng kiểm soát của phe kháng chiến do đảng Cộng sản lãnh đạo, và nhiều thanh niên vì điều kiện địa lý này đã ở bên này hay bên kia và có khi anh em một nhà biến thành kẻ thù bắn giết nhau. Bên thắng hay bên thua chỉ là ngẫu nhiên của lịch sử và may mắn hay rủi ro của từng số phận. Cái còn lại là cái tâm.

Nhưng có cái tâm tốt chưa chắc vượt ra khỏi nghịch cảnh. Sau năm 1975 ông Võ Văn Kiệt giữ chức vụ lãnh đạo tại Sài Gòn – Gia Định ông cũng phải ngăn sông cấm chợ để cho dân Sài Gòn nằm trên vựa lúa mà đói. Guồng máy buộc ông làm vậy nếu ông không muốn bị kết án là phản cách mạng, phản bội nguyên tắc kinh tế tập trung xã hội chủ nghĩa! Nhưng ít nhất ông Kiệt còn trăn trở tìm lối thoát ra khỏi cái gông tự tròng vào cổ mình của đảng. Bên cạnh còn biết bao kẻ tầm thường tin tưởng tuyệt đối chủ thuyết Mác Xít: Đỗ Mười, Võ Chí Công, Đào Duy Tùng, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… Thật khó mà định giá những nhân vật như Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Lê Đức Thọ… để biết họ muốn gì. Họ là những tay “ma nớp” quyền lực như một thú vui trong khung cảnh lịch sử mà họ đang sống?

Huy Đức vẽ con người rất con người và các sử gia nếu muốn nghiên cứu các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam thì bộ sách của Huy Đức là một nguồn tài liệu phong phú muôn màu muôn vẻ.

Nhưng nét nổi bật nhất của bộ sách là đường nét ngây ngô của bộ máy Đảng. Cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, ngăn sông cấm chợ, sở hữu công của tư liệu sản xuất, đất đai thuộc về toàn dân là những nhát búa đảng Cộng sản tự đập vào chân mình.

Sự yếu kém của chủ nghĩa Mác

Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” cho thấy trong thập niên 1980 đảng Cộng sản Việt Nam đã vùng vẫy để thoát hiểm trước cơn giông tố đang làm lung lay tận gốc phong trào cộng sản thế giới. Gorbachev tại Liên xô. Đặng Tiểu Bình ở Trung Quốc với “mèo trắng mèo đen mèo nào cũng tốt miễn là bắt được chuộc”. Thắng cuộc, nhưng Việt Nam phải “đổi mới” để tồn tại. Nhưng “đổi mới” mà không có chính sách. Chỉ có những bước mò mẫm trong sương mù của “kinh tế thị trường” không định hướng, ngoại trừ “định hướng xã hội chủ nghĩa” để níu kéo lĩnh vực quốc doanh cứu đảng.

Kết quả duy nhất của sự đổi mới mà vẫn duy trì chế độ độc đảng là làm cho dân “có gạo ăn” nhưng không xây dựng được tiềm năng của quốc gia. Chính sách của quốc gia dựa vào trí tuệ giới hạn nếu không muốn nói là kém cỏi của “Bác” của anh Ba, anh Sáu, anh Mười… một cách rất là tùy tiện.

Bộ sách của Huy Đức có một nét đặc thù là không những bày ra cái yếu kém của chủ nghĩa Mác, mà còn bày ra cái yếu kém của người Việt Nam. Người Việt Nam thông minh, nhưng thiếu cái nhìn lớn và vọng ngoại. Dân khổ triền miên vì vậy.

Nhìn bộ sách đồ sộ của Huy Đức khó mà nghĩ một cách đơn giản rằng đó là thành quả của một cá nhân. Anh Huy Đức dù xông xáo cũng khó tiếp cận với tài liệu nhất là tiếp cận phỏng vấn các nhân vật đang nắm quyền lực mà thói quen sinh hoạt của đảng là mật, cái gì cũng là mật.

Năm 1967 bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara trong khi điều hành cuộc chiến Việt Nam nhận ra sự phi lý của cuộc chiến mà quốc gia và cá nhân ông đang vướng vào, ông kín đáo cho lập một Ủy ban nghiên cứu các biến chuyển từ năm 1945 dẫn đến cuộc chiến tranh. Tài liệu nghiên cứu được gọi là “Hồ sơ của Lầu Năm Góc” (The Pentagon Papers). Bộ sách của Huy Đức có nét tương tự của Pentagon Papers. Phải chăng mục đích của bộ sách là thu thập dữ kiện một cách khách quan để tìm ra nguyên ủy của các mâu thuẫn ngự trị trên đất nước Việt Nam? Cái khác bề ngoài phải chăng là công việc truy tìm này được giao phó cho Huy Đức như một nghiên cứu cá nhân?

Bộ sách của Huy Đức phanh phui ra các dữ kiện tự nhiên từ việc này dẫn đến việc khác cho thấy tại sao chúng ta là nạn nhân. Nạn nhân của hoàn cảnh lịch sử, nạn nhân của các tranh chấp quốc tế, và trên hết là nạn nhân của chính tầm nhìn kém cỏi của chúng ta.

Nếu tài liệu “The Pentagon Papers” đã giúp cho nhân dân Hoa Kỳ vượt qua “Hội chứng Việt Nam” để nhanh chóng hóa giải căng thẳng và sự chia rẽ trong xã hội do cuộc chiến Việt Nam gây ra thì bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức cũng có thể là một liều thuốc hóa giải sự chia rẽ dân tộc Việt Nam giữa người thắng kẻ thua.

Câu hỏi then chốt là chúng ta đã sẵn sàng để hòa giải với nhau chưa?

Trong phần kết thúc cuốn sách tác giả kết luận: “Giá như không phải là ý thức hệ mà tự do và hạnh phúc của nhân dân là nền tảng hình thành chính sách của đảng Cộng sản Việt Nam, đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, thì người dân đã tránh được chuyên chính vô sản, tránh được cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, tránh được “Nhân Văn Giai Phẩm, tránh được biết bao cuộc binh đạo xung đột trong nội bộ gia đình”.

Và giờ đây đảng Cộng sảnViệt Nam vẫn còn duy trì Điều 4 Hiến pháp nắm trọn quyền lãnh đạo đất nước, đảng vẫn chưa trả quyền tự do ngôn luận cho dân, đảng vẫn còn ràng buộc với ý thức hệ Mác xít chưa chịu trả quyền tư hữu và quyền sở hữu đất đai lại cho dân thì rõ là chưa có cơ hội hòa giải dân tộc .

Nhưng con đường thiên lý nào cũng phải bắt đầu bằng dặm đầu tiên. Bộ sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức là bước bắt đầu và là một bước tích cực của quá trình hoà giải dân tộc.

Trần Bình Nam

Jan 23, 2013

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Chú thích:

(1) Theo The Life of the Party: The Post Democratic Future Begins in China của Eric X. Li – Foreign Affairs Jan-Feb. 2013

(2) Cán bộ trại đã phạt nhốt viên Trung úy vào thùng sắt, loại connex quân đội Mỹ dùng chuyên chở quân dụng.