Seite auswählen

„tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về việc thời kỳ “bỏ qua giai đoạn – tiến thẳng” đã qua rồi, bây giờ là giai đoạn “đại nhảy vọt” made in Vietnam.“

 

 Đặng Xương Hùng

Các bạn trẻ ngày nay ít được nghe thấy cụm từ: bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Thời tôi còn đi học cụm từ này nó được vang vang lên hàng ngày. Nó xuất phát từ tư tưởng đi tắt đón đầu (khôn lỏi) kết hợp với (ảo tưởng) về sức mạnh của ý chí quyết tâm.

 

Thời nay, người ta ít nói tới cụm từ trên vì người ta đã giác ngộ về tính chất ảo tưởng của nó và họ đã phải trải qua kinh tế thị trường cho dù họ thêm vào cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, đã là người cộng sản thì những tư tưởng manh mún như trên vẫn còn trong con người của họ. Ngày nay thì nó có thể ở dạng bỏ qua giai đoạn học phổ thông tiến thẳng lên tiến sĩ.

 

Hoặc nó ở các dạng:

 

– Đến cuối năm nay, phi thuyền Việt Nam sẽ phóng lên vũ trụ.

 

– Vinfast đã vượt lên trên các hãng xe hơi để đứng ở vị trí cạnh tranh với Tesla.

 

– Bộ kit test của Việt Á đã được tổ chức Y tế thế giới chấp thuận.

 

– Bphone hoàn toàn do người Việt Nam nghiên cứu và thiết kế.

 

– Định hướng của Việt Nam không nước nào có thể bắt chước được.

 

– Việt Nam nằm trong tốp các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất thế giới.

 

– Việt Nam vượt qua Bhutan trở thành quốc gia hạnh phúc nhất châu Á.

 

Thường thì mọi người nghe những phát ngôn trên thì nực cười về tính khoác lác của nó, nhưng tôi thì ít ngạc nhiên hơn do mình biết chắc nó nằm trong máu của người cộng sản và thường là nhằm phục vụ cho một mục đích hoặc ý đồ tuyên truyền gì đó của họ.

 

Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về việc thời kỳ “bỏ qua giai đoạn – tiến thẳng” đã qua rồi, bây giờ là giai đoạn “đại nhảy vọt” made in Vietnam.

 

Tôi xin lấy 4 sản phẩm : Phi thuyền, Vinfast, BphoneKit test Việt Á là những sản phẩm dẫn chứng cho cuộc đại nhảy vọt made in Vietnam.

 

Các bạn đều biết đời sống của một sản phẩm đều trải qua quá trình phát triển tuần tự của nó: bắt đầu là ý tưởng, dự án, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, quảng cáo, phân phối và phát triển thị trường. Và để đi ra chiếm lĩnh được thị phần trong thị trường thế giới nó phải mất hàng thập kỷ.

 

Thế nhưng, các bạn có nhìn thấy là 4 sản phẩm trên của Việt Nam lớn nhanh như Thánh Gióng không? Đùng một cái nó đã làm “loạn” vươn mình ra thế giới một cách ngoạn mục, ngạo nghễ.

 

Ở đây, nó không còn là đi tắt đón đầu của ngày xưa, mà là tư tưởng ghé trên vai người khổng lồ (cũng lỏi), dùng hàng Trung Quốc dán mác made in Vietnam (khôn như rận).

 

Sau Thành Đô, ít nhiều thì Việt Nam bắt buộc phải thực hiện quá trình hội nhập vào cộng đồng các dân tộc Trung Hoa. Nó là quá trình vừa bướng bỉnh vừa ngoan ngoãn. Với bản chất cũng ma mãnh không kém người Hoa, những người cộng sản Việt Nam rất “tài tình” trong quá trình hội nhập này. Cái gì ngon ăn, có lợi thì ngoan ngoãn, phục tùng. Cái gì khó nuốt thì cũng trì hoãn, bướng bỉnh.

 

Trong quá trình thực hiện tham vọng bá chủ của mình, người Trung Hoa đã sử dụng “những đứa con hoang đàng” để che mắt thiên hạ. Vinfast (made in China) phải dán mác (made in Vietnam) mới có cơ lọt vào thị trường Mỹ.

 

Bạn đọc tha hồ rộng đường mà bình luận.

 

Đặng Xương Hùng (08.03.2023)