Seite auswählen

Vài lời trước phiên toà “xử kín”

Bùi Phi Hùng

11-4-2023

Mình với Nguyễn Lân Thắng gần như là hai thế hệ – bởi thế từ những năm 2010, 2011…, thỉnh thoảng có gặp cậu ta trong những ngày “đi vòng quanh” Bờ Hồ thì cũng chẳng quen biết, trò chuyện gì.Chỉ biết cậu ta có nhiều bề nổi, nhiệt thành và yêu nước.

Ngày mai nền công lý Kăng-gu-ru xét xử kín Kỹ sư, nhà hoạt động, người yêu nước Nguyễn Lân Thắng đó.

Nhiều người đã đăng nguyên văn bức thư trước ngày xử của bố mẹ Thắng rồi, mình chỉ xin trích một đoạn:

“Chúng tôi thực sự kỳ vọng rằng những đại diện của công lý đất nước sẽ tiến hành phiên toà đúng đắn, minh bạch, và mong kết quả sẽ là vô tội, vì chúng tôi biết Thắng chưa bao giờ làm điều gì sai với gia đình, đất nước và lương tâm”.

Khổ, làm bố mẹ thì ai chẳng bồng bềnh trên biển cả thương con để cố hy vọng, bấu víu vào cái phao là những điều tốt đẹp!

Nhưng có lẽ bố mẹ Thắng – và hầu hết dân Vệ – vẫn chưa nhận ra trong thể chế nhọ nồi, Công lý vẫn đang là một thằng hề (lại còn sống sượng khoác áo nhân dân) sao?!

Lúng túng, loay hoay, không biết trát thêm những nùi nhọ vào đâu lên cái đít chảo đã đen kịt, nên chúng xử “kín”.

Rõ ràng chúng đã tính toán, chúng sợ những lời tự bào chữa và phát biểu của bị cáo trước tòa: Lên tiếng với bất công sai trái, tham nhũng… ; Biểu tình chống tàu plus gây hấn ở Biển Đông một cách ôn hòa không thể là phản động, không thể là chống phá nhà nước được.

Chỉ dối trá, độc tài, ươn hèn, bán nước mới chính là những kẻ phản động.

Tóm lại, bản chất là chúng sợ sự thật; sợ những phiên toà “bịt miệng” tênh hênh ra mà không dám xử “hở” – vì người ngoài sẽ nhìn thấy những điều “kín”.

Còn sự thật thì từ ngày họ cướp xong chính quyền, dưới bầu trời tràn ngập, vần vũ thứ ánh sáng “trí tuệ và lương tâm” chói lọi tự nhận – mọi phiên tòa chính trị ở xứ này đều là những màn kịch xú uế, bốc mùi nặng, phả vào bầu khí quyển văn minh.

“Kín” hay “hở”, nhưng xét xử với những phiên tòa kín mít; giở mọi chiêu trò, thủ đoạn bẩn thỉu nhất để ngăn cản người thân, bạn bè, công chúng không ai được vào; chỉ nhung nhúc những sắc đồng phục và bè lũ làm mõ bưng bô thì dù có là “công” nhưng rất “khai”!

Bởi vậy, cái dũng cảm, thẳng thắn của nhà cầm quyền lần này là biết bất chấp mọi điều chê cười, xấu hổ để dám trơ tráo tuyên bố xử kín vụ Nguyễn Lân Thắng.

Chỉ buồn cười, rằng cứ cái đà thẳng thắn ở mức trâng tráo đó – lại sợ xử – thì tại sao tòa không ra bản án thẳng luôn rồi gởi vào trại giam có tiết kiệm hơn không – lại đỡ phải bị nhắc đến, “kín-hở” cũng đều phải chường mặt ra, muối mặt thủ tục mà làm gì…!

Thôi, dù sao thì cũng như bố mẹ, họ hàng, anh em, bạn bè, người quen của Thắng, mình chỉ biết ngây thơ ngó về cái đít chảo đen kịt của thể chế nhọ nồi để cầu mong mọi sự tốt đẹp sẽ đến với em.

Cái tội của Thắng là nhìn thấy chúng đang lái cỗ xe đưa đất nước – dân tộc lao vào con đường cụt, phía trước là đầm lầy mà lại dám kêu hô lên, đứng ra cản lại.

Đường cụt, đầm lầy thì nhiều người cũng đã biết, đã nhìn ra nhưng họ không dám làm như Thắng…

Chỉ tạm buồn, đất nước tối đen, những người như Thắng, như Thuý Hạnh, như mẹ con nhà chị Thêu, chị Tâm, Bá Tư, Bá Phương…; như anh Tường Thuỵ, Chí Dũng, Nguyên Trường…; hay những Hà Văn Nam, Nguyễn Năng Tĩnh, Trần Văn Bang,.. đang nhiều quá.

Và dĩ nhiên, trong mùa cách mạng, vẫn thấy bóng cụ Kình đang trò chuyện với cụ bà Nguyễn Thị Năm ở nơi không xa…

Còn một chút nước mắt

Không khóc vì yêu đương

Khóc cho người công chính

Ngồi tù vì quê hương.

Và lâu nay cũng từng được ở đọc đâu đó để biết đã rất, rất nhiều người tự hào, rằng:

“Hãy cứ gọi tôi là “phản động”

Bởi tự nhiên đã thấy nó thân thương

Và tôi biết chỉ ai yêu quê hương

Mới vinh dự được mang tên “phản động”!

Không thể dùng ‘bạo lực cách mạng’ để bịt miệng nhân dân

Blog VOA

Trân Văn

15-4-2023

Dẫu hệ thống tư pháp (công an – khởi tố, điều tra, kiểm sát – truy tố, tòa án – xét xử) cùng nhất trí rằng ông Thắng đã “chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, nhưng rất nhiều công dân của Cộng hòa XHCN VN lại không đồng tình với việc hệ thống tư pháp Cộng hòa XHCN Việt Nam thực thi “pháp chế XHCN”.


Ông Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, Kỹ sư xây dựng – một trong những người thường nêu ý kiến cá nhân về những vấn đề đáng phải bận tâm – vừa bị Tòa án thành phố Hà Nội tuyên phạt sáu năm tù vì “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1).

Đáng chú ý là dẫu hệ thống tư pháp (công an – khởi tố, điều tra, kiểm sát – truy tố, tòa án – xét xử) cùng nhất trí rằng ông Thắng đã “chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam) nhưng rất nhiều công dân của Cộng hòa XHCN Việt Nam lại không đồng tình với việc hệ thống tư pháp Cộng hòa XHCN Việt Nam thực thi “pháp chế XHCN”.

Đó là lý do tuần này, mạng xã hội Việt ngữ xảy ra tình trạng mà ông Thông Đặng gọi là “đỏ đèn” và nhấn mạnh đây là “hiện tượng cực kỳ thú vị” vì “thường thì những người tôi follow trên facebook có những quan tâm khác nhau nên bài viết của họ không trùng nhau về chủ đề, còn khi trùng nhau về chủ đề thì đôi lúc họ lại tranh cãi rất nảy lửa, đến độ tôi nghĩ họ khó có thể tìm được tiếng nói chung về bất cứ vấn đề gì, vậy mà đối với vụ Nguyễn Lân Thắng, tất cả đã có một sự đồng thuận tuyệt đối. Sự đồng thuận này nói lên nhiều điều, là hiếm thấy và thật đáng quý (2).

Ông Thông Đặng đã lược thuật ý kiến của nhiều người, thuộc nhiều giới khác nhau như Nguyễn Ngọc Chu, Chu Mộng Long, Mạc Văn Trang, Hoàng Dũng… các Giáo sư, Tiến sĩ hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Nhà văn, nhà thơ, nhà báo như Đỗ Trọng Khơi, Lưu Trọng Văn, Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Thụy Hưng, Nguyễn Quang Lập, Huỳnh Ngọc Chênh, Thái Hạo, Tạ Duy Anh, Phạm Lưu Vũ, Trần Thanh Cảnh, Thái Bá Tân, Bùi Chí Vinh, Đoàn Bảo Châu,… để chứng minh sự đồng thuận tuyệt đối đó là Nguyễn Lân Thắng vô tội và không thể nào sử dụng “bạo lực cách mạng” để bịt miệng nhân dân.

***

Trong số những bạn đồng hành của Nguyễn Lân Thắng, có người như Nguyễn Chí Tuyến viết thế này: Này người anh em, chỉ vài giờ nữa là họ đưa người anh em ra “xử kín” với tội danh “chống nhà nước”. Nghĩ tới mấy từ này là tôi lại bật cười. Tôi cười vì họ có đầy đủ mọi thứ trong tay, họ có cả hệ thống quyền lực trong tay mà sao lại e dè, rón rén đến như vậy. Phàm ở đời, chỉ có làm việc gì khuất tất mới phải “kín”, chứ đường đường chính chính ai lại thế, phỏng ạ!

À mà thôi, việc họ cứ để họ diễn. Mình nói về chuyện của mình thôi. Ta sinh ra không phải là anh em (theo huyết thống) mà chỉ là những người xa lạ trong xã hội. Vậy ta quen biết nhau từ khi nào nhỉ? À, khà khà, mùa hè đỏ lửa 2011. Nhoắng cái đã gần 12 năm rồi đấy, chưa đầy một tháng nữa là tròn 12 năm. Người ta nói 60 năm cuộc đời, lục thập hoa giáp. Vậy là cũng một giáp, 1/6 cuộc đời rồi, chưa lâu nhưng cũng chẳng ngắn, nhỉ! Quan trọng là trong thời gian đó chính là quãng đời sôi động, đầy ắp những cung bậc cảm xúc với biết bao sự kiện dồn dập cuốn chúng ta vào khiến chúng ta có khi còn chẳng kịp nhìn lại.

Gặp nhau trên những đường phố Hà Nội, rồi tiếp theo là những Văn Giang, Dương Nội, Hà Nam, Formosa, Đồng Tâm… những chuyến lên rừng và xuống biển, những đồn công an, những sân bóng đá. Quá nhiều chuyến đi, quá nhiều kỷ niệm, kể sao cho hết được, phải không người anh em. Những cuộc chém gió, những vụ cãi cọ chê nhau “ếch nhựa” hay sao không mặc áo “tàng hình” ha ha ha.

Tất cả những việc chúng ta làm, tuỳ vào góc nhìn và quan điểm mà người đời gọi chúng ta là những kẻ ngu ngơ, ngốc nghếch, ngang ngược hay ngạo nghễ. Mặc kệ đời, cái quan trọng là chúng ta được sống như chính con người của chúng ta. Người đời đặt câu hỏi: Làm vậy để làm gì? Danh tiếng? Tiền bạc? Lợi ích? Thật khó trả lời trọn vẹn, người anh em nhỉ. Chỉ biết rằng chúng ta làm vậy chỉ vì chúng ta sống đúng với lương tâm, trách nhiệm và nhận thức của mình để cảm thấy trong lòng thanh thản. Cái khó nhất chẳng phải là chiến thắng chính bản thân mình, là đối diện với chính bản thân mình, phải vậy không!

Nhiều người nói, chúng ta như châu chấu đá xe, chẳng làm nên cơm cháo gì được đâu. Ồ, chúng ta có đấu đá ai, tranh giành gì của ai đâu nhỉ. Chúng ta chỉ hành động theo lương tâm mách bảo, nói ra những suy nghĩ, những khát khao, những ước vọng chẳng nhẽ cũng không được sao? Hay cứ phải âm thầm mà sống, lầm lũi mà sống, bịt tai, bịt mắt lại mà sống. Sống như vậy đâu phải là sống. Thôi kệ, mỗi người một nhân sinh quan, mỗi người có lựa chọn sống của riêng mình. Chúng ta đã lựa chọn con đường đầy chông gai và gian khó thì cùng nhau vững bước đi đến cuối con đường, vậy thôi!

Tôi vừa mới ngẫm, chúng ta giống như những con đom đóm nhỏ nhoi, xin tặng người anh em: Đom đóm lập loè sáng tự thân. Giúp cho ai đó những khi cần. Đồng không quạnh vắng đêm mù mịt. Mong đủ giúp người chẳng vấp chân… Có lẽ với chúng ta, những xung đột về quan điểm sống giữa các thành viên trong đình mà tôi vẫn nói vui là “cuộc chiến quanh mâm cơm” là trở ngại tiêu tốn nhiều sức lực của chúng ta nhất. Vậy nên, chỉ cần được nghe “sinh ra đã là anh em” và “chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình”, thế là đủ, phải không người anh em!

Anh chị em chúng ta, những ai vướng vòng lao lý, về phần đối với gia đình đành thất lễ với người thân. Không báo hiếu khi cha già, mẹ héo và không được đồng hành cũng như chứng kiến những đứa con của mình khi chúng lớn lên từng ngày. Đó là những thiệt thòi mà chúng ta phải gánh chịu. Mong người thân của mỗi chúng ta hiểu và thông cảm phần nào cho chúng ta. À, bạn Đậu leo núi giỏi lắm nhé. Các bác còn chạy bở hơi tai mới theo kịp đấy. Sinh ra chưa phải là anh em nhưng đã bước chung con đường thì đồng cam cộng khổ cùng giúp nhau đi hết con đường! Thế nhỉ, người anh em! Trời sắp sáng rồi (4)!

Và có những người “suy nghĩ khác” với Nguyễn Lân Thắng đến mức bị ông Thắng hiểu nhầm rồi “block” như Dương Quốc Chính, viết thế này: Mình vẫn ủng hộ quyền được lên tiếng, được phản biện xã hội, chính sách, chính quyền của nhóm anh Thắng. Không thể bị bỏ tù vì những hành vi ôn hòa, nếu những hành vi đó được cho là bôi nhọ, xúc phạm, thì nên phải được xử lý từ nhẹ đến nặng. Từ xử lý hành chính, phạt tiền, để răn đe trước khi dùng những biện pháp cứng rắn, hình sự, nếu đối tượng tái phạm. Những hành vi ôn hòa này không cần phải cách ly khỏi cộng đồng.

Triết học Mác Lê có viết: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng con đường đấu tranh. Vì vậy, chế độ muốn phát triển, tiến bộ thì ắt phải có những người đấu tranh, phản biện thì chính quyền mới có thể nhìn vào đó mà điều chỉnh hành vi, mới có thể trường tồn. Nếu chính quyền chỉ lo đàn áp mà không điều chỉnh thì ắt sẽ dẫn tới diệt vong. Đảng CSVN và chế độ hiện tại nếu không kịp thời điều chỉnh thì cũng chết cùng đại ca Liên Xô và Đông Âu rồi. Động lực để điều chỉnh đến từ nhiều phía nhưng động lực chính vẫn từ thành phần ngoài đảng, vì họ mới không bị ràng buộc để tự do phản biện. Thế nên “những thằng mặt giặc” này là rất có công với chế độ, hơn anh em bò đỏ chỉ biết bợ đỡ nâng bi chế độ nhiều, chỉ cần họ ôn hòa và có lý lẽ.

Nhiều anh em thiện lành hay bò đỏ cho rằng những thằng bất mãn, thất bại, mới sinh ra phản động. Nếu áp vào anh Thắng, anh Cù Huy Hà Vũ, anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh, anh Lê Công Định, anh Trần Huỳnh Duy Thức… đều rất sai. Bởi vì rõ ràng họ có một nền tảng tốt về quan hệ gia đình, thậm chí đang có danh tiếng về chuyên môn, nên không thể bất mãn hay thất bại được. Đó là sự ngụy biện thô thiển để tấn công cá nhân thôi...

Dương Quốc Chính nhấn mạnh: Tóm lại, mình tôn trọng cả quyền ủng hộ hay không ủng hộ anh Nguyễn Lân Thắng. Nhưng ủng hộ hay không ủng hộ chỗ nào thì cũng phải có suy xét và nhận thức chính trị cho phù hợp. Mình thì đang đánh giá thuần lý tính vì mình không có quan hệ gì với nhóm anh Thắng, quan điểm cũng nhiều chỗ khác biệt. Nhận thức sai sẽ dẫn tới lựa chọn sai, làm ảnh hưởng đến xã hội, đến cả tương lai của con cháu mình. Thế nào là hành vi có ích cho đất nước thì không phải ai cũng có khả năng nhận thức được. Đừng tưởng cứ chăm chỉ tập trung vào chuyên môn là có ích cho đất nước. Nhiều khi chỉ là có ích cho bản thân mà thôi (5).

***

Quyết định khởi tố – truy tố và xét xử ông Nguyễn Lân Thắng theo hình thức “xử kín” (sẽ bàn riêng vào lúc khác) không chỉ có những phân tích phải – trái, thiệt – hơn như vừa dẫn. Phản ứng của công chúng thuộc giới bình dân đối với phán quyết sáu năm tù, theo sau là hai năm quản chế dành cho Nguyễn Lân Thắng cũng rất… bình dân. Phần lớn gói gọn trong tiếng chửi thề dành cho tòa án. Có thể vì thế mà mới đây, Lê Đức Dục nửa đùa, nửa thật trên facebook: Xin nhắc nhẹ anh em là tòa không có mẹ nha nha nha (6)

Chú thích

(1) https://cand.com.vn/Ban-tin-113/bi-cao-nguyen-lan-thang-bi-tuyen-phat-6-nam-tu-vi-toi-chong-nha-nuoc-i689809/

(2) https://www.facebook.com/thong.dang.902/posts/pfbid02jjz1Jat91rb5Y4vbaqvaSyiBQJyJxTyCipcXXNMQg4oHFaNVEfvXcn6c7EegSWKQl

(3) https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/pfbid0JpNU2KzfTZEhCDevHAErX7ZgJ3qpgrqUtkvMwdPJKhAFUpHtxeBR8pdMUUj4MpFpl

(4) https://www.facebook.com/son.thanh.549668/posts/pfbid02Dg1QjRADinQZcinzZ5Ljhg1RBNHs6bPLffED5ABFY2Q954HJXNUg5F8YN9sXBwrrl

(5) https://www.facebook.com/chinh.duongquoc.kts/posts/pfbid02qoRPjXynfvdFGeY7gdt8goq6nvqUPrw3UjsKAF1ZPZisffHL8wB2WA34AqyRySmil

(6) https://www.facebook.com/duc.leduc/posts/pfbid0oixtqggjnqGCjNF39n7d6oKPZYURCrBf8CXRqpxS9vA3k3J9wVtS5EJk7kXZbXQ2l

Tạ Duy Anh: Một ngày rất buồn

Tạ Duy Anh

12-4-2023

Vừa đọc xong cuốn “Bóng làng” của Trần Quốc Quân, cười đến tận trang cuối, thì được tin Tòa Hà Nội tuyên Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù giam. Bỗng thấy trời âm u thêm vài phần. Bỗng thấy thương cả giấc mơ đêm qua của Đỗ Hoàng Diệu nữ sỹ.

Tôi không quen Thắng, chưa gặp anh lần nào, cũng không kết bạn với anh trên facebook. Chán hết mọi thứ, tôi rút về cái góc của mình, ít giao tiếp, vì thế cho đến phút này tôi vẫn không biết Thắng sống bằng nghề gì, vì đâu mà bị Nhà nước dân chủ gấp một triệu lần bọn tư bản giãy chết khép tội chống phá họ?

Chúng tôi chỉ tương tác một lần, bằng comment nhân bài gì đó trên trang của người khác. Hôm đó, tiện thể, Thắng khen cuốn “Sống với Trung Quốc” của tôi một cách nồng nhiệt có phần thái quá. Trân trọng tình cảm của anh, tôi tìm đọc vài bài anh viết vẫn trôi nổi trên MXH.

Đó là những suy nghĩ lớn, của một trí thức luôn mong điều tốt đẹp cho đất nước. Chúng tôi có điểm tương đồng là cùng thấy lo lắng triền miên về những tính toán gian manh, khó lường của Trung Quốc, trong việc thôn tính biển Đông, đẩy người Việt đối diện với một tương lai ngột ngạt, nguy hiểm vì không gian sống bị thu hẹp.

Lo cho đất nước, không chỉ là trách nhiệm của công dân, mà cũng còn là quyền, là nghĩa vụ đạo đức.

Yêu thương giống nòi, mong cho con cháu một tương lai tươi đẹp hơn, sạch sẽ hơn, an toàn hơn… không ở đâu lại bị coi là tội?

Có thể vài phản biện của Thắng thuộc loại nghịch nhĩ chính quyền; có thể vài việc làm của Thắng gây nóng mắt ai đó. Nhưng chính quyền có tất cả các công cụ sức mạnh trong tay, sao phải e sợ một kẻ trói gà không chặt?

Không cẩn thận xã hội chỉ còn tràn ngập những lời dối trá, nịnh bợ. Một xã hội thiếu những tiếng nói phản biện, phê phán trung thực, giống như một cơ thể sợ liều thuốc đắng, thì trước sau cũng mắc căn bệnh nan y là hoại tử toàn thân.

Tin tôi đi.

Tôi không chúc Thắng may mắn, bởi lời chúc của một kẻ bất lực, vô dụng như tôi chả có giá trị gì.

Nhưng tôi chúc những người đang nắm quyền lực, cùng những người thay mặt Thần Công lý có thể tìm thấy sự thanh thản sau phiên xử, dù tôi biết chuyện đó khó hơn cả leo lên trời.

Chúc các ông các bà ngủ ngon mỗi tối và đủ tự tin nhìn vào mắt con trẻ mỗi ngày.

Dương Quốc Chính: Chuyện những người trong nghề

Dương Quốc Chính

13-4-2023

Anh Thắng là Kĩ sư xây dựng (KSXD), vợ hình như Kiến trúc sư (KTS), đang làm bên Hội KTS Việt Nam, cỡ tuổi mình. Vì thế nên giới KTS, KSXD cỡ tuổi 7x, 8x đều biết hai vợ chồng anh ấy. Nên câu chuyện trong ảnh đính kèm là của những người trong nghề xây dựng, kiến trúc cả. Status của một KTS bạn mình, share status của vợ anh Thắng, các comment cũng của các KTS mình quen.

Đúng như status mình đã dự báo. Kiểu gì cũng có một nhóm người chửi anh Thắng, đây là một ví dụ toàn anh em trong nghề, tức là những người không phải cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang bò đỏ gì đâu, thiện lành cả đó.

Status trước mình viết là có suy nghĩ khác anh Thắng, có người hỏi cụ thể là gì?

Nói thật với mọi người là mình không ủng hộ cách biểu đạt của anh ấy mấy năm trước, có thể nó không được khéo léo tế nhị đối với một quốc gia mà đa số dân vẫn còn tâm lý cuồng lãnh tụ. Cách đó đối với Tây là quá bình thường, nhưng ở Việt Nam thì khó được chấp nhận và sẽ gây phản cảm với nhiều người. Có thể các hành vi đó đã làm hại anh.

Mình thì thích dùng cách biểu đạt trung tính khi viết về các danh nhân, lãnh tụ, dù ở bên nào. Mình gọi ông Hồ, ông Diệm, ông Giáp, ông Thiệu… chứ không thằng nọ thằng kia hay nâng bi bợ đỡ. Với mình thì các nhân vật lịch sử, các tổ chức, thể chế, nhà nước… trong quá khứ nên được tôn trọng như nhau và nên có cách xưng hô trung tính. Các bài viết thì nên có dẫn nguồn, phân tích khoa học, khách quan, logic, tránh chụp mũ, bịa đặt hoặc dùng những nguồn không thể kiểm chứng hoặc phi logic.

Tất nhiên đó chỉ là quan điểm khác nhau giữa mình và anh Thắng. Mình không cho rằng cách nào là đúng, nên coi là nước sông và nước giếng. Dù không cùng quan điểm và không có quan hệ gì, thậm chí anh còn đang block mình (cũng là hiểu nhầm thôi, cũng liên quan đến một KTS khác nữa, không phải do cãi nhau gì), mình vẫn ủng hộ quyền được lên tiếng, được phản biện xã hội, chính sách, chính quyền của nhóm anh Thắng.

 

Không thể bị bỏ tù vì những hành vi ôn hòa, nếu những hành vi đó được cho là bôi nhọ, xúc phạm, thì nên phải được xử lý từ nhẹ đến nặng. Từ xử lý hành chính, phạt tiền, để răn đe trước khi dùng những biện pháp cứng rắn, hình sự, nếu đối tượng tái phạm. Những hành vi ôn hòa này không cần phải cách ly khỏi cộng đồng.

Triết học Mác Lê có viết: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động phát triển của sự vật hiện tượng. Mâu thuẫn chỉ có thể giải quyết bằng con đường đấu tranh.

Vì vậy, chế độ muốn phát triển, tiến bộ thì ắt phải có những người đấu tranh, phản biện, thì chính quyền mới có thể nhìn vào đó mà điều chỉnh hành vi, mới có thể trường tồn. Nếu chính quyền chỉ lo đàn áp mà không điều chỉnh thì ắt sẽ dẫn tới diệt vong. Đảng CS Việt Nam và chế độ hiện tại nếu không kịp thời điều chỉnh thì cũng chết cùng đại ca LX và Đông Âu rồi. Động lực để điều chỉnh đến từ nhiều phía, nhưng động lực chính vẫn từ thành phần ngoài đảng, vì họ mới không bị ràng buộc để tự do phản biện.

Thế nên “những thằng mặt giặc” này là rất có công với chế độ, hơn anh em bò đỏ chỉ biết bợ đỡ nâng bi chế độ nhiều, chỉ cần họ ôn hòa và có lý lẽ.

Nhiều anh em thiện lành hay bò đỏ cho rằng những thằng bất mãn, thất bại, mới sinh ra phản động. Nếu áp vào anh Thắng, anh Cù Huy Hà Vũ, anh Ba Sàm, anh Lê Công Định, anh Duy Thức… đều rất sai. Bởi vì rõ ràng họ có một nền tảng tốt về quan hệ gia đình, thậm chí đang có danh tiếng về chuyên môn, nên không thể bất mãn hay thất bại được. Đó là sự ngụy biện thô thiển để tấn công cá nhân thôi.

Ngày xưa anh Nguyễn Tất Thành vì cha bị thất sủng, mất chức, mà phải bỏ học, xuất dương, không xin được học ở trường thuộc địa, thì có bị coi là bất mãn, thất bại không? Nhưng ông Giáp bỏ luôn bằng cử nhân Luật với tương lai sán lạn (ít nhất sẽ được bổ làm quan huyện) để đi làm cách mạng, thì sao gọi là thất bại, bất mãn?!

Còn chuyện nhận tiền nước ngoài thì ông NAQ hồi hoạt động bên Tàu cũng nhận lương từ quốc tế cộng sản đó thôi?

Tóm lại, mình tôn trọng cả quyền ủng hộ hay không ủng hộ anh Lân Thắng. Nhưng ủng hộ hay không ủng hộ chỗ nào thì cũng phải có suy xét và nhận thức chính trị cho phù hợp. Mình thì đang đánh giá thuần lý tính vì mình không có quan hệ gì với nhóm anh Thắng, quan điểm cũng nhiều chỗ khác biệt.

Nhận thức sai sẽ dẫn tới lựa chọn sai, làm ảnh hưởng đến xã hội, đến cả tương lai của con cháu mình. Thế nào là hành vi có ích cho đất nước thì không phải ai cũng có khả năng nhận thức được. Đừng tưởng cứ chăm chỉ tập trung vào chuyên môn là có ích cho đất nước. Nhiều khi chỉ là có ích cho bản thân mà thôi.

Bình Luận từ Facebook

Quốc tế: Bản án của blogger Nguyễn Lân Thắng là cuộc tấn công vào pháp quyền!

RFA
2023.04.13

Quốc tế: Bản án của blogger Nguyễn Lân Thắng là cuộc tấn công vào pháp quyền!Ông Nguyễn Lân Thắng trước khi bị bắt

 FB Lê Bích Vượng

Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) cho rằng, bản án sáu năm tù giam đối với blogger Nguyễn Lân Thắng là “thêm một cuộc tấn công vào nền pháp quyền vốn đã xuống cấp của Việt Nam”, trong khi đó Chủ tịch của Đài Á Châu Tự Do gọi đây là bản án oan sai và là “cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận.”

Bà Bay Fang, người đứng đầu của RFA  ra tuyên bố kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Lân Thắng ngay sau khi Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết thúc phiên xử kín vào đầu giờ chiều ngày thứ tư.

Nhà hoạt động nhân quyền 48 tuổi bị buộc tội “tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo khoản 1 của Điều 117 Bộ luật hình sự vì các hoạt động phản biện ôn hòa trên mạng xã hội và trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài. 

Sự sách nhiễu thái quá mà ông đã phải chịu đựng và bản án sáu năm tù giam của ông cho thấy mức độ mà chính quyền Việt Nam sẽ làm để bịt miệng các nhà báo và tiếng nói độc lập,” bà Bay Fang nói về blogger, người đóng góp nhiều bài viết cho RFA từ năm 2013 đến trước ngày ông bị bắt đầu tháng 7 năm ngoái.

Bà cho biết ông Thắng chia sẻ quan điểm và ý kiến của mình trên mạng với tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ, nhưng không bao giờ có ác ý hoặc thiếu tôn trọng.

Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng là một trong số bốn cộng tác viên của RFA tại Việt Nam đang bị chính quyền cầm tù trong nỗ lực kiểm duyệt và đàn áp. Ba người còn lại là ông Nguyễn Tường Thuỵ, Trương Duy Nhất, và Nguyễn Văn Hoá.

Nhiều tổ chức quốc tế và hãng truyền thông toàn cầu đã đưa tin và bình luận về kết quả phiên xử kín nhà hoạt động người Hà Nội.

Chính phủ Việt Nam cần tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết quốc tế

Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt, hiện đang sống ở Bangkok, nói với RFA trong ngày 13/4 về bản án đối với ông Nguyễn Lân Thắng:

Tôi nghĩ bản án đó rất là bất công và vô lý. Chính phủ Việt Nam cần phải thả ông Thắng. Chính phủ Việt Nam bao giờ cũng ghép những tội như 117 hay 331 để bỏ tù những người đứng lên nói về chính kiến của họ.”

Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, Điều 117 quy định về tội danh “tuyên truyền thông tin tài liệu nhằm chống Nhà nước” trong khi Điều 331 quy định về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân.” Cả hai thường được các tòa án sử dụng để kết tội các nhà bất đồng chính kiến.

Khi được hỏi thông điệp mà bà muốn gửi tới Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ trước chuyến thăm của người đứng đầu Bộ ngoại giao và Phái đoàn Thượng nghị sĩ-Dân biểu tới Hà Nội tuần này, bà nói: 

Là một công dân Mỹ gốc Việt Nam, tôi nghĩ nhiều khi Mỹ qua Việt Nam chủ yếu họ nói về vấn đề kinh tế và thương mại hay vấn đề bang giao giữa hai nước nhưng mà mình cần phải nhấn mạnh thêm về vấn đề nhân quyền, chúng ta chưa làm đủ điều đó.”

Ngay trong chiều 12/4, Cục Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đăng bình luận về bản án trên Twitter với nội dung:

Chúng tôi lên án bản án oan sáu năm tù đối với nhà báo, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng Nguyễn Lân Thắng. Chúng tôi kêu gọi Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do ngôn luận, phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của mình.

Tổ chức Ân xá Quốc tế có trụ sở ở London (Anh Quốc) trong email gửi cho RFA cho rằng, phiên tòa xử ông Thắng có nhiều sai sót và “bản án không gì khác hơn là một nỗ lực bịt miệng ông và những người dũng cảm ghi lại các vi phạm nhân quyền trong nước.”

Ông Thắng trước khi bị bắt cũng là một nhiếp ảnh gia thường ghi lại những hình ảnh trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của người dân Hà Nội.

“Chính quyền Việt Nam chà đạp nhân quyền một cách có hệ thống!”

Trong thông cáo báo chí ngày 13/4, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nhắc việc Việt Nam kết tội hai ông Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng cùng với mức án sáu năm tù đều về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ gây sức ép lên chính quyền của ông Võ Văn Thưởng về vấn đề nhân quyền trước chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Anthony Blinken.

Trích dẫn bởi hãng thông tấn xã Đức DPA, ông Phil Robertson- Phó giám đốc Phân ban Châu Á của HRW nói:

Chính quyền Việt Nam chà đạp nhân quyền một cách có hệ thống bằng cách trừng phạt những blogger dũng cảm như Nguyễn Lân Thắng chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm của mình về chính phủ.”

Ông cho rằng, tuy là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng Việt Nam có hồ sơ nhân quyền khủng khiếp và đáng xấu hổ. Ông cũng kêu gọi các chính phủ liên quan, bao gồm các đối tác thương mại của Việt Nam ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Nhật Bản cần lên án việc đàn áp tự do ngôn luận của Hà Nội và kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Lân Thắng.

Ngay trong ngày thứ tư, Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) ra thông cáo báo chí trong đó nhắc lại việc luật sư của ông Nguyễn Lân Thắng chỉ có 13 ngày để chuẩn bị bào chữa trong một phiên toà kín không bảo đảm quyền được xử công bằng. Giám đốc Chính sách và Pháp lý của ICJ, ông nói về phiên toà:

Việc truy tố và kết án không chỉ là một hành vi sai trái trong công lý đối với một cá nhân, mà còn là một cuộc tấn công khác vào nền pháp quyền vốn đã xuống cấp ở Việt Nam.

Cuộc đàn áp đang diễn ra và tăng cường nhắm vào các nhà hoạt động xã hội dân sự, luật sư, nhà báo, nhà bình luận chính trị và người bảo vệ nhân quyền vì đã tham gia vào các hoạt động được bảo vệ theo luật nhân quyền.”

Đưa tin về kết quả phiên toà kín xử ông Nguyễn Lân Thắng, hãng tin Reuters trích dẫn lời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị ở Việt Nam của Phái đoàn của Tiểu ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu khi phái đoàn này kết thúc chuyến thăm Hà Nội tuần trước.

Phóng viên có gọi điện cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về phản ứng của cộng đồng quốc tế sau phiên toà xử ông Nguyễn Lân Thắng nhưng không có ai nghe máy. Chúng tôi có gửi email cho bộ này nhưng chưa nhận được phản hồi.

Tình trạng nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ. Trong vòng nửa tháng qua, Việt Nam đã kết án hai nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng và Trương Văn Dũng. Chính quyền độc đảng ở quốc gia Đông Nam Á cũng bắt giữ nhà hoạt động về tự do tôn giáo Y Krếch Byă về cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 Bộ luật Hình sự.

 

Jackhammer Nguyễn: Cuộc cách mạng tiểu tư sản mới ở Việt Nam bế tắc

Jackhammer Nguyễn
Tiếng Dân

13-4-2023

Bản án nhà cầm quyền Hà Nội tuyên cho ông Nguyễn Lân Thắng vào ngày 12-4-2023 khá nặng nề, với sáu năm tù, hai năm quản chế. Nó nặng vì đã khá lâu rồi, ông Thắng đâu còn hoạt động mấy, kể từ khi những người đồng hành với ông hoặc vô tù hoặc bị đuổi ra nước ngoài.

Bản án thu hút khá sự quan tâm đông đảo của giới hoạt động nhân quyền ở nước ngoài, của các tờ báo tiếng Việt ở hải ngoại, và của mạng xã hội tiếng Việt. Báo chí của đảng thì hạ thấp mức độ của vụ án mang tính chính trị này. Trên các trang báo hàng đầu ở Việt Nam người ta chỉ thấy một bản tin ngắn giống hệt nhau, và có phần rất chắc chắn là viết theo thông báo của… Bộ Công an và những bản tin này cũng không chiếm vị trí trang nhất, mà chỉ khiêm tốn nằm trong mục pháp luật.

Khi ông Thắng bị bắt hồi năm 2022, có lời đồn rằng người ta bắt ông để tìm hiểu hoạt động của một kẻ khác, nhưng tôi cho rằng vụ bắt và xử tội ông Thắng có lẽ nằm trong một chuỗi trấn áp sự phản đối của một tầng lớp nằm trong lòng chế độ, vốn là sản phẩm của chế độ. Đó là lớp trí thức công chức sống ở các đô thị, một tầng lớp trung lưu mới hình thành từ khi có cải cách kinh tế đến nay. Sự trấn áp này kéo dài hơn chục năm nay, có thể kể tên một số gương mặt như là Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, … và bây giờ là Nguyễn Lân Thắng. Họ đều là con cái những người tham gia cái gọi là “cách mạng cộng sản”. Cách mạng luôn ăn thịt những đứa con của mình.

Cha mẹ, ông bà họ, tham gia cuộc “cách mạng” ấy, vốn cũng thuộc tầng lớp sống ở thành thị thời thực dân pháp, tầng lớp mà các lý thuyết cộng sản gọi là tiểu tư sản. Thực ra đó cũng không hẳn là cuộc cách mạng cộng sản (ở Việt Nam đã bao giờ có cách mạng theo đúng nghĩa của nó?) mà là cuộc chiến đấu giành độc lập dân tộc, trong đó tầng lớp trí thức thành thị sử dụng được những phương tiện cộng sản, khơi được tinh thần yêu nước của nông dân.

Khi cầm quyền, số đông những người “tiểu tư sản” ấy bắt đầu tha hóa, trở thành một loại lai tạp giữa các lý thuyết gia cộng sản nửa mùa và các lãnh chúa kiểu phong kiến. Rõ ràng là nước Việt Nam hiện nay đang được cai trị bởi 200 lãnh chúa, là các ủy viên trung ương đảng.

Nhưng một số nhà “tiểu tư sản” vẫn tiếp tục là… “tiểu tư sản”, nhất là sau khi cải cách kinh tế được thực hiện, tạo nên một tầng lớp trung lưu mới trong xã hội Việt Nam. Đại đa số tầng lớp này vẫn gắn chặt quyền lợi với đảng cầm quyền, nhưng cũng có một số độc lập, có thể có tiếng nói đối lập, dù không nhiều. Ông Thắng cũng, như những nhân vật tôi đề cập ở trên, thuộc lớp người này.

Sự xuất hiện của họ trong gần 20 năm qua làm dấy lên hy vọng cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, nhưng trên thực tế, họ quá ít ỏi khi so với đại đa số người Việt Nam, hoặc sống ở thôn quê, hoặc đang dọ dẫm một cuộc sống mới ở đô thị. Suy nghĩ của những thị dân khá độc lập như ông Thắng, không phải là sự quan tâm của hàng chục triệu người Việt còn lại.

Người ta chia sẻ khá nhiều hình ảnh về ông Thắng, chẳng hạn như con gái ông chơi đàn piano, hay là đi leo núi,… tất cả những hình ảnh đó xa lạ với đại đa số dân chúng Việt Nam vẫn là những người nông dân, hay những người nghèo ở thành thị, một thế giới khác.

Cũng có những người chống đối chế độ toàn trị xuất thân từ nông dân, như gia đình bà Cấn Thị Thêu, nhưng số đó không nhiều, và sớm bị trấn áp.

Lớp “tiểu tư sản” độc lập mới (mới mà cũ) xuất hiện không kéo theo được một đám đông nông dân ủng hộ họ như trong cuộc chiến tranh giành độc lập. Lớp công nhân mới hình thành trong các khu công nghiệp thì không ổn định, mà thật ra chỉ là những nông dân làm thuê trong các nhà máy. Các cuộc biểu tình đòi dân sinh, hay chống Trung Quốc,… thường được phóng đại lên qua lăng kính mạng xã hội. Đã có không ít những người hoạt động phản kháng than phiền rằng họ thấy cô đơn khi cầm biển biểu tình trên đường phố, giữa ánh mắt bàng quan của dân chúng.

Vốn đã ít, đôi khi những người phản kháng lại bị cuốn vào cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng cộng sản. Vụ bắt bớ các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, là ví dụ tiêu biểu cho việc này, trong cái gọi là “cuộc chiến Ba Tư”, giữa Ba Dũng (Nguyễn Tấn Dũng), và Tư Sang (Trương Tấn Sang).

Đứng trước bộ máy đàn áp khổng lồ của đảng cộng sản, phong trào phản kháng mang tính “tiểu tư sản” thành thị thất bại, mà thậm chí nó chưa đủ nhiều để có thể gọi là một phong trào.

Hãy nhìn hai cuộc cách mạng lật đổ thành công chế độ độc tài cộng sản ở Tiệp Khắc và Ba Lan thì rõ. Ở Tiệp Khắc, giới trí thức đủ đông để hưởng ứng lý tưởng của ông Havel. Ở Ba Lan công nhân đủ đông để ủng hộ Công đoàn Đoàn kết.

Với một chế độ toàn trị ngày càng nhũng lạm, một tầng lớp dân chúng không (hay chưa?) mong muốn thay đổi, những cải cách nhỏ giọt của nhà cầm quyền, và đàn áp những người đối kháng, sẽ đưa nước Việt Nam vào một trạng thái bùng nhùng, không có lối thoát.

Ông Nguyễn Lân Thắng bị tuyên 6 năm tù, 2 năm quản chế

 

NGUYEN LAN THANG

NGUYEN LAN THANG

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

Hôm 12/4, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên ông Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù và 2 năm quản chế, theo LS Lê Đình Việt.

“Nếu chính quyền trả tự do cho anh Thắng ngay tại tòa thì đó là lợi thế của nhà nước, nhất là khi họ đang tiếp đón những phái đoàn hay có những ký kết hợp tác với các nước phương Tây,” bà Lê Bích Vượng, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng nói với BBC hôm 11/4, trước phiên xử của chồng mình.

Ông Nguyễn Lân Thắng bị công an thành phố Hà Nội bắt tạm giam hôm 5/7/2022 theo Điều 117 với tội danh “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Trước đó ngày 4/4, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng nhận được giấy triệu tập cho phiên tòa và điều khiến mọi người ngạc nhiên đó là tòa quyết định xử kín vụ án.

Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 11/4, bà Vượng nêu thắc mắc: những tài liệu được thu giữ tại nhà để quy tội cho chồng Điều 117 thì không có tài liệu nào là đóng dấu mật và cũng không nằm trong danh mục sách cấm.

“Còn 12 video trả lời đài BBC tiếng Việt mà bị cáo buộc thì các đường link hiên vẫn công khai, nhưng vụ án lại bị đem xử kín,” bà Vượng nói.

Theo Điều 25 Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam 2015, “trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự ” thì tòa án “có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.

Theo luật sư Lê Đình Việt, người bào chữa cho ông Thắng, thân chủ của ông, trong cuộc gặp hôm 7/4 tại trại giam đã nói rõ ông không đồng ý việc TAND TP Hà Nội “xét xử kín” vụ án. Ông Thắng lập luận sự việc liên quan đến ông không có gì liên quan đến bí mật nhà nước nên không cần phải xử kín.

Bà Vượng vợ ông Thắng nói với BBC rằng, hôm 10/4, các luật sư đã vào trại gặp chồng bà và thông báo hiện tinh thần ông Nguyễn Lân Thắng vẫn rất tốt.

Bà cho hay, tuy không có ý chống đối nhưng chồng bà bác bỏ các cáo buộc của tòa án cũng như của VKS về tội “chống phá nhà nước”.

“Tôi tin tưởng những gì chồng mình làm là không xâm phạm lợi ích của ai cũng như không chống đối nhà nước. Anh Thắng chỉ muốn góp một tiếng nói, phản biện cũng được, là góp ý cũng được, để mọi thứ có thể thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn và tôi thấy trong nhiều việc, anh ấy đã làm được điều đó,” bà Vượng chia sẻ.

Gia đình từ ngày bố đi vắng

Năm 2014, khi bé Đậu, con gái lớn của ông Nguyễn Lân Thắng tròn 6 tháng tuổi, ông đã viết một bức thư gửi con mình. BBC xin trích một vài dòng như sau:

“Bố yêu con như thế nào thì bố cũng yêu mảnh đất này như thế. Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con. Bố không thể nhởn nhơ sống cho riêng mình khi xung quanh toàn khổ đau và nước mắt. Đối với bố đó không phải là hạnh phúc. Bố ước gì con được sống trong một tương lai tốt đẹp hơn bố. Con được sống trong tình thân ái, trong niềm tin, niềm hân hoan và những thứ mà một con người đáng được hưởng.

Có thể bố sẽ thất bại. Có thể bố sẽ không được ở bên con ba mươi năm còn lại như dự tính. Nhưng dù thế nào bố cũng đã quyết định thế rồi, và nếu cuộc đời con gặp những khó khăn vì bố gây ra thì xin con hãy nhớ về một ông bố đã tuyệt vọng chiến đấu để con có cuộc sống hạnh phúc đích thực mà tha thứ cho bố.”

Bên cạnh những bài viết phản biện xã hội, trên Facebook tên Nguyễn Lân Thắng cũng thường xuyên đăng tải video, hình ảnh gia đình, đặc biệt là con gái tên Đậu đánh đàn.

Theo lời kể của bà Vượng, tiếng đàn của bé Đậu vẫn vang lên hàng ngày, nhưng thiếu mất một người nghe trung thành. Đậu nhắc đến bố, bảo là sẽ tập bài này, bài kia để tặng bố. Bé cũng vẽ tranh và nói với mẹ là để kiếm tiền phụ mẹ nuôi bố.

“Ngay buổi chiều hôm anh Thắng bị bắt, lúc đó Đậu nghỉ hè nên tôi cũng cho con đi cùng tới Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội để gửi đồ cho bố và kiểm các đồ đạc họ tịch thu ở nhà. Tôi cũng nói với cán bộ điều tra cho bé ôm bố một chút thì Đậu được ôm bố và nói chuyện vài câu. Sau khi về thì bé cũng hỏi và tôi cũng chia sẻ hết toàn bộ với con.

“Thực ra, vợ chồng tôi vẫn hay nói chuyện với con, anh Thắng thì hay đi từ thiện khắp nơi và giải thích cho Đậu rằng bố mang sách, mang thức ăn cho những gia đình ở vùng cao hay những nơi bị lũ lụt. Anh Thắng cũng cho Đậu ăn thử lương khô và nói với con đó là thức ăn dài ngày của các bạn nên Đậu rất hiểu vấn đề. Về sau này khi anh bị bắt, tôi cũng nói rằng bố có những tiếng nói khác với chính quyền,” bà Vượng kể với BBC.

Lê Bích Vượng

LÊ BÍCH VƯỢNG Ông Nguyễn Lân Thắng cùng bé Đỗ nghe Đậu đánh đàn

Từ khi bố đi vắng, bé Đậu dù chỉ mới 9 tuổi nhưng phụ hợ mẹ làm việc nhà và chăm em. Bà Vượng kể, dường như ba mẹ con ai cũng trưởng thành hơn:

“Thực sự mà nói là tôi biết ơn con mình vì bé rất thông cảm và bao dung với mẹ. Có hôm tôi chở Đậu đi qua nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội, thấy mọi người xếp hàng tham quan thì Đậu hỏi và tôi cũng nói đó là nơi trước đây giam giữ những người làm cách mạng.”

“Cuối câu chuyện, con hỏi rằng: Mẹ ơi, thế bố có phải là người làm cách mạng không. Tôi cũng nói với con, bố chưa phải là người làm cách mạng, nhưng bố có những tư tưởng tiến bộ. Và rồi phải giải thích cho con tiến bộ, tiên phong là gì.”

Còn Đỗ, chỉ vừa tròn 18 tháng tuổi khi ông Thắng bị bắt, theo lời bà Vượng, nay cũng đã trưởng thành hơn nhiều:

“Hễ có khách đến nhà chơi, đặc biệt là đàn ông hay con trai như các bác, các chú đến thăm là bé sẽ ôm chầm lấy vì có lẽ bị cảm giác thiếu bố.”

Đối với bà Vượng, dù bận bịu hơn từ khi chồng bà bị bắt giữ, nhưng cực nhọc đến mấy cũng không bằng sự vắng mặt người chồng, người bố trong gia đình. Với bà, đó là điều quan trọng nhất “không gì thay thế hay bù đắp được”.

Thế nên cứ hai tuần một lần, bà đều đặn đến Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội để gửi đồ cho chồng mình vì muốn “cảm giác gần, tiếp cận anh Thắng hơn”.

Đã hơn 9 tháng trời, bà Vượng cũng như bé Đậu, bé Đỗ đều không được gặp ông Thắng dù bà đã nỗ lực làm đơn gửi các nơi như trại giam, VKS, tòa án, theo hướng dẫn của các luật sư.

Ba tuần trở lại đây, chính sách trại giam thay đổi nên việc thăm hỏi khó khăn hơn: “Trước đó mỗi tuần được gửi một lần và số lượng đồ cũng thoải mái và mình đi tuần này thì cũng có thể gửi phiếu cho các tuần sau đó. Nhưng giờ thì tuần nào chỉ được gửi cho tuần ấy và mỗi lần gửi không quá 66.000 VND.”

Trước phiên tòa ngày mai, bà Vượng vẫn giữ niềm hy vọng chồng bà sẽ được trả tự do ngay tại tòa, dù điều này chưa từng có tiền lệ.

“Tôi cũng có nói với Đậu rằng ngày mai, 12/4, là cột mốc rất quan trọng với gia đình mình: có thể bố sẽ được về sớm, có thể bố sẽ đi lâu hơn. Nhưng tôi không nói với bé về một phiên tòa vì con cũng chưa hiểu về việc đấy. Nhưng Đậu biết và nói rằng tối nay bé sẽ đi ngủ sớm, ngày mai sẽ dậy sớm phụ ông bà đưa em đi học để mẹ yên tâm đi công việc của bố,” vợ ông Nguyễn Lân Thắng tâm sự.

NGUYEN LAN THANG

NGUYEN LAN THANG Ông Nguyễn Lân Thắng (thứ ba từ phải sang) cùng con gái và nhóm No-U

Bức thư của bố mẹ ông Thắng

Ông Nguyễn Lân Thắng, sinh năm 1975, là con của một gia đình trí thức hàng đầu ở Việt Nam. Ông là cháu của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, là con của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng. Ông Tráng là Giảng viên bộ môn Hệ thống điện, khoa Điện, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Có thể nói, dòng dõi Nguyễn Lân được xem danh giá hết mực và nổi tiếng ở Việt Nam với hàng chục giáo sư tiến sĩ nổi tiếng.

Nguyễn Lân Thắng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội, bắt đầu hoạt động từ đầu những năm 2000 bằng việc tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Ông là một trong những nhân vật chủ chốt của Đội bóng No-U Hà Nội- tập hợp của những người tham gia biểu tình chống yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ông cũng tham gia vào nhóm nhân đạo No-U để hỗ trợ những người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa và nạn nhân của thiên tai.

Trên Facebook, ông lấy nickname Ông Ké, với nhiều bài viết châm biếm lãnh tụ Hồ Chí Minh và nhiều quan chức cao cấp của chế độ cùng nhiều chính sách chỉ có lợi cho nhóm cầm quyền mà không mang lại lợi ích cho dân chúng và đất nước. Ông cũng là cây bút viết xã luận cho đài RFA và góp mặt trên nhiều chương trình Bàn tròn thứ Năm của BBC, 12 video cáo buộc ông Thắng cũng đều là video ông tham dự chương trình này của BBC.

Hôm 10/4, bố mẹ ông Thắng là Giáo sư Nguyễn Lân Tráng và giảng viên Trần Thảo Nguyên đã gửi tới tòa án bức tâm thư về trường hợp của con mình. Lá thư có đoạn:

“Sinh ra trong một gia đình trí thức có tiếng, cơ hội để sống nhàn hạ và dễ dàng của Lân Thắng không hề thiếu, và chúng tôi đã từng chỉ mong con trai có cuộc sống dễ dàng và đầy đủ hơn chúng tôi khi xưa. Lân Thắng đã may mắn có một người vợ giỏi giang và hai con còn rất nhỏ nhưng ngoan ngoãn hiểu chuyện.”

“Nhưng khi chứng kiến những chuyện ngang trái, những điều bất cập, con chúng tôi không chọn cách nhắm mắt im lặng qua ngày. Thắng đã lên tiếng, mạnh mẽ và quyết liệt bày tỏ thái độ với những biểu hiện tiêu cực và bất cập ở khắp nơi trên đất nước. Kể cả khi có những áp lực từ những người thân xung quanh, con chúng tôi vẫn sống đúng với những gì Thắng tin là đúng. Chúng tôi rất lo lắng cho Thắng và gia đình nhỏ, nhưng chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình. Con trai chúng tôi chỉ đang sống như một công dân yêu nước có trách nhiệm với xã hội.”

Lá thư cũng bày tỏ sự ngạc nhiên của hai vợ chồng GS Nguyễn Lân Tráng khi nhận được cáo trạng của VKS rằng con ông bà “chống phá” nhà nước, vì vợ chồng ông cho rằng việc lên tiếng chống tiêu cực và đứng về những người yếu thế trong xã hội không phải là “tội chống chính quyền”. Đồng thời, bố mẹ ông Thắng gửi gắm những người có trách nhiệm bảo vệ công lý sẽ xem xét và đưa ra kết luận đúng đắn về trường hợp của Nguyễn Lân Thắng.

Hồi 7/7/2022, hai ngày sau khi ông Thắng bị bắt, Phó Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu đã thay đổi hình bìa lớn trên trang Facebook cá nhân có khoảng hơn 106.000 lượt theo dõi của mình bằng tấm hình đại gia đình. Trong ảnh có cả ông Nguyễn Lân Thắng và vợ.

Ông Hiếu còn là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 15. Hành động trên của ông được nhiều người ủng hộ và để lại bình luận “kính trọng” ông cũng như gia đình Nguyễn Lân.

Nhiều tổ chức nhân quyền lên tiếng

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International-AI) đã phát thông cáo kêu gọi trả tự do và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông Nguyễn Lân Thắng.

AI viết: “Trong hơn một thập niên, Nguyễn Lân Thắng đã thực hiện công việc quan trọng là lập hồ sơ các cuộc biểu tình và sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, bất chấp bầu không khí ngày càng xấu đi với những trừng phạt nhắm vào những người chỉ trích nhà nước. Hoạt động và báo cáo ôn hòa của ông nên được hoan nghênh như một phần của cuộc tranh luận công khai hợp pháp, nhưng thay vào đó, ông đang phải đối mặt với nhiều năm tù.”

AI cũng kêu gọi Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Lân Thắng và cùng với tất cả các nhà báo, nhà hoạt động đang bị bỏ tù theo Điều 117 quá mơ hồ. AI cũng nói Việt Nam đã thành “trò hề” với vị trí của mình trong Hội đồng Nhân quyền LHP khi vi phạm quyền của người dân. Và việc ông Thắng không được tiếp cận đầy đủ với luật sư hay gia đình là một “vết nhơ” của một phiên tòa bất công.

Còn nói với BBC hôm 11/4, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW khu vực châu Á cho rằng chính phủ Việt Nam đang làm mọi thứ có thể để quét sạch hết dấu vết của các nhà bất đồng chính kiến ​​hay chống đối.

“Vì vậy tất nhiên họ tìm đến một người có tư tưởng tự do như Nguyễn Lân Thắng, người luôn can đảm với niềm tin của mình, và sẵn sàng nói lên sự thật trước quyền lực. Trong một xã hội dân chủ bình thường, ông Nguyễn Lân Thắng sẽ được đề cao như một thành viên quan trọng của xã hội dân sự lên tiếng đòi cải cách vì lợi ích của người dân. Nhưng ông ấy không may sống trong chế độ độc tài một phần theo chủ nghĩa Stalin, nơi bất đồng chính kiến ​​​​được coi là phản quốc, và việc lên tiếng bị coi là tội phạm,” ông Phil nhận định.

NGUYEN LAN THANG

NGUYEN LAN THANG Ông Nguyễn Lân Thắng từng chia sẻ bất cứ blogger chính trị nào cũng có thể bị bắt bởi điều 88

Bên cạnh đó, đại diện HRW cũng chỉ ra, hành động đàn áp một cách có hệ thống của Việt Nam nhắm vào những người chỉ trích ôn hòa ngày càng củng cố lập luận rằng, phải có một số tiêu chuẩn tối thiểu để trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

“Đây sẽ là một phép thử mà Việt Nam sẽ thất bại. Thực tế rằng, Việt Nam được cho là quốc gia đàn áp nhất trong khối ASEAN, đứng sau chế độ độc tài quân sự ở Myanmar. Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong những bên vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong khu vực,” ông Phil nói với BBC.

Ngoài ra, ông Phil cũng kêu gọi Anh quốc cần xem xét thỏa thuận thương mại với Việt Nam, làm sao để giảm bớt những lo ngại về nhân quyền.

“London không nên tham dự vào việc cắt giảm các điều kiện nhân quyền trong các hiệp định thương mại của EU hoặc Hoa Kỳ,” ông Phil nhấn mạnh.

Theo thông tin của BBC, Đoàn đại biểu Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu khi có chuyến thăm từ 4-6/4 đến Việt Nam đã nêu lên những diễn biến về nhân quyền ở Việt Nam sau khi phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU.

Trong đó, họ đã nêu quan ngại về phiên xử kín của ông Nguyễn Lân Thắng và bày tỏ với Bộ Tư pháp, VKS lẫn Bộ Công an mong muốn được dự phiên tòa.

Vào đầu tháng 11/2022, các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc gửi văn thư đề nghị chính phủ Việt Nam giải trình việc giam giữ “tùy tiện” 18 nhà hoạt động nhân quyền. Trong đó có trường hợp ông Thắng, với các cáo buộc mà nhóm này gọi là các điều khoản “mơ hồ” như “Tuyên truyền chống nhà nước” và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.

Giáo sư Nguyễn Lân Tráng và giảng viên Trần Thảo Nguyên gửi thư tới toà án…

Bạch Hồng Quyền

10-4-2023

Thư gửi Toà án nhân dân Hà Nội

Kính gửi: Hội đồng xét xử Toà án nhân dân Hà Nội và những người có trách nhiệm.

Chúng tôi là Nguyễn Lân Tráng và Trần Thảo Nguyên, bố mẹ của Nguyễn Lân Thắng, người sẽ bị đưa ra xét xử sáng thứ tư, ngày 12/4/2023.

Nhận được tin Toà án sẽ mở phiên toà xét xử kín đối với Lân Thắng, hai vợ chồng tôi vừa hồi hộp vừa lo lắng. Hồi hộp là vì chúng tôi đã không được gặp Lân Thắng kể từ ngày Thắng bất ngờ bị bắt tạm giam (5/7/2022). Mặc dù thỉnh thoảng vẫn được tin vợ Thắng gửi đồ tiếp tế, song việc không được tận mắt nhìn thấy và nghe tin tức về con trai khiến hai vợ chồng già chỉ biết thấp thỏm chờ đợi.
Cuối cùng thì chuỗi ngày bị điều tra kín và cách ly thông tin với gia đình của Lân Thắng sắp kết thúc. Chúng tôi thực sự kỳ vọng rằng những đại diện của công lý đất nước sẽ tiến hành phiên toà đúng đắn, minh bạch, và mong kết quả sẽ là vô tội, vì chúng tôi biết Thắng chưa bao giờ làm điều gì sai với gia đình, đất nước và lương tâm.

Tuy vậy, hai vợ chồng chúng tôi cũng rất lo lắng và thương con trai mình. Chúng tôi có Lân Thắng vào cuối năm 1975, khi đất nước đang trong niềm vui thống nhất. Gia đình hai họ đều là những cán bộ, công chức tận tuỵ, cùng đóng góp tâm trí và sức lực vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, như bao người dân Việt Nam khác.

Là những trí thức, chúng tôi không có nhiều điều kiện để cho con sự giàu có về vật chất, mà bù lại bằng những bài học về tu dưỡng bản thân, về lịch sử dân tộc, về lòng yêu nước, về những giá trị tiến bộ của văn minh nhân loại như tự do, bình đẳng, bác ái. Chúng tôi luôn cố gắng dạy con trai thành người thẳng thắn, tử tế và đường hoàng.

Lân Thắng đã lớn lên cùng đất nước, chứng kiến từng giai đoạn đi qua cả gian khó và từng bước đi lên của dân tộc Việt Nam. Thế hệ của ông cha chúng tôi đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc, thế hệ của chúng tôi cũng đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, còn thế hệ của con chúng tôi đã chứng kiến và trực tiếp trải nghiệm những biến đổi to lớn nhất của dân tộc ta trong gần 50 năm qua.

Lân Thắng là một trong hàng triệu nhân chứng sống cho tiến trình Đổi mới của Việt Nam. Con trai chúng tôi từng có tuổi thơ với tem phiếu, được thấy ông bà cha mẹ chắt chiu từng manh vải mũi kim để lo cho cuộc sống của cả đại gia đình. Đại hội VI diễn ra cũng là lúc Lân Thắng học được rằng nếu lãnh đạo có sai phạm thì phải lên tiếng, để rồi cùng sửa sai trước khi quá muộn màng. Một chính quyền “xứng đáng với cái tên của nó phải tiếp nhận một cách vô tư mọi sự thật, bất kể từ phía nào tới, dù những sự thật đó làm phật ý những kẻ bị vạch mặt.” Và con chúng tôi đã thấm nhuần tư duy sống như vậy.

Sinh ra trong một gia đình trí thức có tiếng, cơ hội để sống nhàn hạ và dễ dàng của Lân Thắng không hề thiếu, và chúng tôi đã từng chỉ mong con trai có cuộc sống dễ dàng và đầy đủ hơn chúng tôi khi xưa. Lân Thắng đã may mắn có một người vợ giỏi giang và hai con còn rất nhỏ nhưng ngoan ngoãn hiểu chuyện.

Nhưng khi chứng kiến những chuyện ngang trái, những điều bất cập, con chúng tôi không chọn cách nhắm mắt im lặng qua ngày. Thắng đã lên tiếng, mạnh mẽ và quyết liệt bày tỏ thái độ với những biểu hiện tiêu cực và bất cập ở khắp nơi trên đất nước. Kể cả khi có những áp lực từ những người thân xung quanh, con chúng tôi vẫn sống đúng với những gì Thắng tin là đúng. Chúng tôi rất lo lắng cho Thắng và gia đình nhỏ, nhưng chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình. Con trai chúng tôi chỉ đang sống như một công dân yêu nước có trách nhiệm với xã hội.

Khi nhận được Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong kết luận con trai chúng tôi chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý và một loạt những tội khác, chúng tôi đã thấy rất ngạc nhiên. Chúng tôi cho rằng việc lên tiếng chống tiêu cực và đứng về những người yếu thế trong xã hội không phải là “tội chống chính quyền”? Cũng như việc được tặng sách từ bạn bè không thể là tội tàng trữ tài liệu có thông tin xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân?

Do không được có mặt tại phiên toà sắp tới, chúng tôi xin bày tỏ một vài suy nghĩ về Lân Thắng qua bức thư này và nhờ luật sư gửi đến với những người có trách nhiệm. Sau những trình bày trên, kính mong các vị thẩm phán, những người có trách nhiệm bảo vệ công lý sẽ xem xét và đưa ra kết luận đúng đắn về trường hợp của Nguyễn Lân Thắng!

Kính thư!

Hà Nội 10/04/2023

Nguyễn Lân Tráng

Trần Thảo Nguyên

Xử ông Nguyễn Lân Thắng: “Việt Nam đang làm xấu vị trí trong Hội đồng Nhân quyền!”

 

RFA
2023.04.11

Xử ông Nguyễn Lân Thắng: "Việt Nam đang làm xấu vị trí trong Hội đồng Nhân quyền!"Ông Nguyễn Lân Thắng cùng vợ và con gái trong cuộc biểu tình chống Formosa năm 2016

 Fb Nguyen Lan Thang

Cùng với Ân xá Quốc tế (Amnesty International), các tổ chức phi chính phủ khác như Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cũng ra tuyên bố kêu gọi Nhà nước Việt Nam bãi bỏ các cáo buộc chống lại ông Thắng và trả tự do cho ông ngay lập tức.

Ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động nhân quyền và người có những đóng góp cho trang blog của Đài Á Châu Tự Do, bị bắt vào đầu tháng 7 năm ngoái với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ đem ông ra xử kín vào ngày 12/4, ông sẽ đối mặt với án tù từ năm năm đến 12 năm nếu bị kết tội.

Nhà báo Lê Bích Vượng, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong ngày 11/4 bày tỏ sự cảm kích trước sự lên tiếng của các tổ chức quốc tế đồng thời khẳng định:

Đối diện với những cáo buộc, anh Nguyễn Lân Thắng cho rằng anh chỉ thực hiện quyền biểu đạt và tự do báo chí, thực hiện trách nhiệm ca công dân trước việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, môi trường, quyền con người, và phản đối bất công trong xã hội.

Gia đình tôi cũng không có nguyện vọng gì lớn lao, chỉ muốn sau ngày mai anh Thắng có thể được trả tự do và được về nhà như bé Đậu nhà tôi có nói: Ước gì sau ngày mai bố có thể về nhà.”

Bé Đậu là con gái đầu của ông Thắng. Năm 2014 ông viết “Thư gửi bé Đậu” qua đó khẳng định “Bố không thể chấp nhận làm kẻ bỏ chạy mà phải chiến đấu bằng được để giữ mái nhà tổ quốc này cho con.”

Ngày 10/4, Ân xá Quốc tế ra thông cáo, trong đó, bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc phụ trách vận động khu vực cho hay:

Trong hơn một thập niên qua, Nguyễn Lân Thắng đã thực hiện công việc quan trọng là ghi lại các cuộc biểu tình và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam bất chấp bầu không khí trừng phạt ngày càng tồi tệ nhắm vào những người chỉ trích nhà nước.

Hoạt động và báo cáo ôn hòa của ông nên được hoan nghênh như một phần của cuộc tranh luận công khai hợp pháp, nhưng thay vào đó ông đang phải đối mặt với nhiều năm tù.”

Ân xá Quốc tế nói phiên toà xử ông nhằm bịt miệng những cây bút dũng cảm, qua đó bảo đảm sự phục tùng chế độ.

Tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London (Anh quốc) nói phiên toà sắp tới là bất công vì ông Nguyễn Lân Thắng không được gặp gia đình và không được tiếp cận với luật sư trong thời gian dài sau khi bị bắt.

Việt Nam tiếp tục làm xấu vị trí của mình trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc bằng cách vi phạm nhân quyền của người dân. Cần hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Lân Thắng và cùng với tất cả các nhà báo, nhà hoạt động và nhà phê bình nhà nước khác đang bị bỏ tù theo Điều 117, ông nên được trả tự do ngay lập tức,” đại diện của Ân xá Quốc tế nói.

Ngay trước phiên tòa chỉ một ngày, CPJ ra thông cáo báo chí kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động đa lĩnh vực và là blogger của Đài Á Châu Tự Do (RFA) từ năm 2013 cho đến khi ông bị bắt.

Dẫn lời Trưởng phụ trách báo chí của RFA Rohit Mahajan, CPJ nói ông Nguyễn Lân Thắng bị bắt vì các hoạt động báo chí, cụ thể là 12 video về tình hình Việt Nam được ông chia sẻ trên Youtube và Facebook với hơn 157.000 người theo dõi.

Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á, nói trong thông cáo báo chí:

Nguyễn Lân Thắng đã bị giam giữ hơn chín tháng vì các hoạt động báo chí của mình. Nhà chức trách Việt Nam phải hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại ông, và ngay lập tức trả tự do cho ông ấy cùng tất cả các nhà báo khác bị giam giữ sai trái sau song sắt trong nước.”

Vào thứ ba, tổ chức HRW có trụ sở ở New York (Hoa Kỳ) cũng ra tuyên bố về nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng. Trong thông cáo báo chí, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phân ban châu Á của HRW cho biết ông Nguyễn Lân Thắng bắt đầu quá trình hoạt động bằng việc tham dự các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vi phạm lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông năm 2011. Sau đó, ông mở rộng hoạt động của mình sang các lĩnh vực khác như môi trường, thiện nguyện, trợ giúp dân oan, và chống thu hồi đất đai mà không đền bù thoả đáng cho người dân ở nhiều địa phương.

Nhà cầm quyền Việt Nam chà đạp lên nhân quyền một cách có hệ thống bằng cách trừng phạt những người viết blog dũng cảm như Nguyễn Lân Thắng chỉ vì họ đã bày tỏ quan điểm của mình về chính quyền. Chính phủ các quốc gia hữu quan, bao gồm các đối tác thương mại ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia và Nhật Bản cần lên án tình trạng đàn áp tự do ngôn luận và kêu gọi phóng thích Nguyễn Lân Thắng,” ông Phil Robertson nói.

Đại diện của HRW nói tuy là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng Việt Nam có hồ sơ nhân quyền đặc biệt tồi tệ và đáng xấu hổ.

“Chính quyền Việt Nam nên phóng thích Nguyễn Lân Thắng và bất kỳ ai đang bị giam giữ chỉ vì ôn hòa thực thi các quyền dân sự và chính trị cơ bản của mình,” ông nói.

Vài ngày trước phiên toà xử ông Nguyễn Lân Thắng, cha mẹ của ông là phó giáo sư Nguyễn Lân Tráng và tiến sĩ Trần Thảo Nguyên, gửi thư đến Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội bày tỏ kỳ vọng về một phiên toà đúng đắn, minh bạch, và con trai của họ sẽ được trả tự do vì “chưa bao giờ làm điều gì sai với gia đình, đất nước và lương tâm” và “sống như một công dân yêu nước có trách nhiệm với xã hội” khi lên tiếng phản đối tiêu cực và bất cập ở khắp nơi trên đất nước.

Nói về cáo trạng chống lại con trai, hai ông bà cho rằng việc lên tiếng chống tiêu cực và đứng về những người yếu thế trong xã hội không phải là “tội chống chính quyền” và việc lưu giữ sách được bạn bè tặng không thể là “tội tàng trữ tài liệu có thông tin xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân.”

Hai ông bà có nhiều khả năng không được tham dự phiên toà kín xử con trai của mình. Chỉ có vợ của ông Nguyễn Lân Thắng là bà Lê Bích Vượng nhận được giấy mời vào toà với tư cách là người có quyền lợi liên quan.

Trong lần gặp luật sư gần đây nhất, ông Nguyễn Lân Thắng thông báo đã gửi kiến nghị yêu cầu Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên toà công khai vì trường hợp của ông không nằm trong những trường hợp cần xử kín, và việc xử kín có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới quyền bào chữa của ông.

Một nhà hoạt động ẩn danh vì lý do an ninh ở Hà Nội cho rằng hình thức xử kín ông Nguyễn Lân Thắng có thể sẽ đặt ra tiền lệ để xét xử những người bất đồng chính kiến trong tương lai.

Sơ Thẩm vụ án Nguyễn Lân Thắng: “Xử kín vì không muốn bị mất mặt trước quốc tế”

 

Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London
2023.04.12

Sơ Thẩm vụ án Nguyễn Lân Thắng: “Xử  kín vì không muốn bị mất mặt trước quốc tế"Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng

 FB Nguyễn Lân Ké

Việc Tòa án Việt Nam và nhà cầm quyền quyết định xét xử kín trong phiên tòa sơ thẩm với blogger, nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng cho thấy “nhà nước cộng sản Việt Nam không muốn mất mặt” trước quốc tế và dư luận, một nhà quan sát chính trị và nhân quyền Việt Nam nêu quan điểm từ CHLB Đức.

Hôm 12/4/2023, trong lúc đang diễn ra phiên sơ thẩm nói trên với kỹ sư Nguyễn Lân Thắng tại Hà Nội, luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bình luận với Đài Á Châu Tự Do:

“Việc phiên tòa được xét xử kín ở Tòa án Nhân dân TP Hà Nội là một điều rất kỳ lạ, vì từ xưa đến nay, với các vụ án liên quan đến chính trị dưới chế độ này, chưa bao giờ có một phiên tòa nào xét xử kín cả.

“Bởi vì tất cả những tài liệu mà anh Nguyễn Lân Thắng bị cáo buộc là tuyên truyền chống lại nhà nước cộng sản Việt Nam đều được công khai trên mạng xã hội và đều không có bất kỳ tài liệu nào liên quan bí mật quốc gia, thế nhưng ở đây lại quyết định tổ chức một phiên xét xử kín.

Ông Đài cho biết theo các thông tin ông có được trước phiên xử này, rất nhiều quan chức ngoại giao của các đại sứ quán của các nước tại Hà Nội có đề nghị phía Việt Nam cho phép họ tham dự phiên tòa này. 

Ông cho rằng, có thể đây là lý do mà Chủ tọa phiên tòa quyết định xử kín vụ án để né tránh việc tham dự của các quan chức ngoại giao nước ngoài trong phiên xử ông Thắng.

Về lý do của việc né tránh, luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định những sự thật trong phiên tòa có thể khiến chính quyền mất mặt với quốc tế:

“Bởi vì những bài trả lời phỏng vấn của anh Nguyễn Lân Thắng với các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế bằng tiếng Việt rất công khai. Mọi người đọc đều thấy rất bình thường, không có vấn đề gì, những vấn đề mà anh Thắng nêu lên đều là những vấn đề xảy ra trong thực tế ở Việt Nam.

“Anh chỉ đưa quan điểm của anh về những vấn đề và sự kiến ấy như thế nào, mà chiếu theo quyền tự do ngôn luận, thì đó là một quyền rất bình thường thôi.

“Nhưng khi xử kín như vậy, các quan chức ngoại giao nước ngoài sẽ nghe được bên công tố công bố những tài liệu như vậy, rồi nghe được bên luật sư bào chữa và quan điểm của anh Thắng, cũng như của Chủ tọa phiên tòa, thì đương nhiên phía cộng đồng quốc tế sẽ đánh giá đây không phải là vấn đề vi phạm pháp luật, mà chỉ thấy ở đây có yếu tố chính trị ở trong vụ án này mà thôi.”

Ngay cả theo dõi qua màn hình cũng không áp dụng

Trước đây, nhiều phiên tòa xét xử giới bất đồng chính kiến, hay các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền và vận động cho xã hội dân sự ở Việt Nam, khi đại diện giới chức ngoại giao quốc tế được phép tham gia, chính quyền có thể bố trí cho các quan khách này theo dõi qua một kênh và không gian đặc biệt, như có thể theo dõi qua màn hình tường thuật trực tiếp ngay bên trong khu vực xét xử của tòa, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói thêm vì sao ngay cả hình thức theo dõi hạn chế này cũng không được chính quyền Việt Nam áp dụng tại phiên xử ông Nguyễn Lân Thắng:

“Tôi được biết, ngay sau những phiên xử trước đây mà các cơ quan ngoại giao nước ngoài được tham dự, ngay sau buổi tham dự đó, các quan chức bao giờ cũng có bản báo cáo về cơ quan ngoại giao của họ ở các nước.

“Và trong lần đối thoại nhân quyền, họ thường hay đưa ra những vụ án mà được các quan chức ngoại giao tham dự và đánh giá rằng với những gì họ biết về pháp luật Việt Nam, hay những gì mà chính quyền Việt Nam gọi là ‘chứng cứ vi phạm pháp luật’ của các nhà hoạt động đối lập, thì quốc tế không coi đó là vi phạm pháp luật.

“Cho nên chính quyền Việt Nam không muốn chính phủ các nước có được thêm những bằng chứng về việc chính quyền Việt Nam đã coi việc những nhà hoạt động ở Việt Nam hoạt động về nhân quyền là những vấn đề chính trị. Tức là họ không muốn có thêm những bằng chứng bất lợi cho họ trong vấn đề quan hệ quốc tế.”

Ông Đài từng có nhiều năm hành nghề luật sư ở Hà Nội và từng bảo vệ nhiều vụ án nhân quyền và tôn giáo trước khi bị bắt giam và kết án hai lần về các tội  danh “Tuyên truyền chống Nhà nước” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. 

Năm 2018, khi đang thụ án 15 năm tù giam cho bản án thứ hai ông được phép rời khỏi trại giam và đi tị nạn chính trị tại CHLB Đức. 

Kết quả của phiên tòa có thể như thế nào?

Từ kinh nghiệm quan sát của bản thân và về chính trị Việt Nam, Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định, vụ án và phiên xử các nhà bất đồng chính kiến thường chịu những áp lực rất lớn từ các cơ quan ngoại giao nước ngoài và quốc tế đối với chính quyền, ông nói: 

“Đặc biệt như ngay trong phiên xử sơ thẩm của tôi, đã có tới sáu, bảy đại diện sứ quán các nước được phép tham dự và họ cũng đã có những áp lực rất mạnh mẽ.

“Hay là trong phiên xử với chị Phạm Đoan Trang cũng như vậy, rất nhiều cơ quan đã tham dự phiên tòa đó, và chị Phạm Đoan Trang còn bị tuyên mức án vượt trên mức mà ban đầu được đề nghị bởi Viện Kiểm sát của Việt Nam.

“Thế cho nên từ đầu tôi không có một chút hy vọng nào là nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng có thể sẽ được chính quyền trả tự do, hay mức hình phạt sẽ ở mức thấp hơn so với những nhà hoạt động trước đây đã từng bị kết án,” ông Đài nêu góc nhìn của mình. 

Ông Nguyễn Văn Đài, hiện là một nhà bình luận chính trị Việt Nam, hy vọng các luật sư dày dạn kinh nghiệm trong các phiên tòa xử người bất đồng chính kiến đang bào chữa cho ông Thắng sẽ được thực thi đầy đủ chức năng của mình tại phiên tòa, để qua đó Hội đồng xét xử có thể có một cách nhìn khách quan và công bằng hơn trong vụ án này.

“Song, tôi cũng phải nói thêm rằng Hội đồng xét xử lại không có quyền quyết định mức án mà ở đây là với ông Nguyễn Lân Thắng phải chịu, bởi vì trong tất cả những vụ án chính trị, mà bằng kinh nghiệm của tôi, và bằng tất cả những gì trong thực tiễn đã xảy ra trong nền chính trị ở Việt Nam trong nhiều thập kỷ vừa qua, mức án dành cho những nhà hoạt động đối lập đều do cơ quan an ninh của Bộ Công an quyết định trước.

“Còn tất cả những gì diễn ra tại phiên tòa chỉ là một vở kịch mà thôi, mà trong đó người đạo diễn, cũng như người viết kịch bản là Bộ Công an của nhà nước cộng sản Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Đài nêu quan điểm riêng từ CHLB Đức.

Tòa xử kín ông Nguyễn Lân Thắng trong khi an ninh “phong tỏa” những người bất đồng chính kiến

RFA
2023.04.12

Tòa xử kín ông Nguyễn Lân Thắng trong khi an ninh "phong tỏa" những người bất đồng chính kiếnBlogger Nguyễn Lân Thắng trước khi bị bắt

 Fb Thu Đỗ/ RFA

Tòa án xử kín blogger Nguyễn Lân Thắng, không ai được vào trừ vợ và các luật sư bào chữa, tuy vậy lực lượng an ninh vẫn canh giữ nhiều người bất đồng chính kiến ở Hà Nội.

Sáng 12/4, Tòa án nhân dân Hà Nội đem ông Nguyễn Lân Thắng, blogger của Đài Á Châu Tự Do ra xét xử sơ thẩm, lực lượng an ninh ở nhiều nơi vẫn đến canh giữ ở trước nhà các nhà hoạt động và gia đình tù nhân lương tâm ở Hà Nội như các phiên tòa công khai xử người bất đồng chính kiến.

Trên trang Facebook cá nhân, ông Lê Hoàng, một thành viên của đội bóng No-U (chủ trương chống “đường lưỡi bò” của Trung Quốc) cho biết có hai công an khu vực đã đến chốt ở gần nhà ông từ đêm hôm trước trong mưa rét. Tuy nhiên, sáng ra ông vẫn có thể đi làm bình thường mặc dù luôn có một người lạ mặt bám theo sau lưng. 

Bà Đỗ Thị Thu, vợ của tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương, cho biết công an Dương Nội cũng cử một người đến canh gần nhà bà từ sớm. Tuy nhiên, bà đã rời khỏi nhà từ sớm để đến gần trụ sở Toà án thành phố ở quận Hoàng Mai, nơi diễn ra phiên toà kín xử ông Thắng.

Tuy nhiên, bà cùng nhiều người thân và bạn bè của ông Thắng chỉ có thể quan sát khu vực xử án từ xa. Bà nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại vào lúc gần trưa:

Bây giờ là 11 giờ 40 phút rồi nhưng phiên toà xử anh Nguyễn Lân Thắng vẫn chưa kết thúc. Sáng nay có khoảng gần 50 người mặc quần áo công an, cảnh sát cơ động và thường phục đứng quanh khu vực toà và không cho ai vào tham dự phiên toà ngoài vợ anh Thắng và các luật sư.”

Một số người bị công an canh giữ có thể kể đến như: bà Phạm Thị Lân- vợ TNLT Nguyễn Tường Thuỵ, cô Nguyễn Thanh Mai- con gái TNLT Nguyễn Thị Tâm, và đại tá quân đội nhà văn Nguyễn Nguyên Bình… cho dù bà đã rời nhà đi thăm người ốm từ hôm trước.

Bà Hoàng Hà bị an ninh địa phương thăm hỏi từ tối hôm trước, và trong buổi sáng thứ Tư, bà được một nữ an ninh “tháp tùng” khi bà đi siêu thị để mua sắm hàng hoá.

Bà giáo già Trần Thị Thảo (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng) cho biết bản thân cũng bị canh giữ bởi dân phòng cho dù bà đã nhiều lần tuyên bố không đi biểu tình vì tuổi già và bệnh tật mà chỉ muốn chính quyền Hà Nội tiến bộ về nhân quyền và nhiều vấn đề khác nữa.

Một ngày trước phiên toà, luật sư Lê Văn Luân, một trong năm luật sư của ông Thắng viết trên trang Facebook cá nhân (Luân Lê) rằng thân chủ của ông đã đưa ra chính kiến của mình trước cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

Theo đó, ông Thắng cho rằng ông là người đi chụp ảnh những người biểu tình trong các cuộc xuống đường chống Trung Quốc ở Hà Nội năm 2011 và đưa lên mạng xã hội những bức ảnh, phản ánh những vấn đề xã hội của người dân, nó là phản ánh lịch sử. Những bức ảnh đó là bằng chứng lịch sử và ông là một phóng viên tự do.

Ông cũng nói mình tham gia một số chương trình xóa đói, giảm nghèo, xây trường học cho vùng cao, tham gia hỗ trợ thiên tai, lũ lụt, tham gia phong trào phản đối chặt cây xanh với vai trò chính là người chụp ảnh.

Ông cũng nhắc đến việc tham gia làm phim về thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra ở ven biển miền Trung năm 2016.

“Tôi đã đi biển với ngư dân để tôi hiểu được mức độ thiệt hại xảy ra là như thế nào. Tôi thực hiện những điều đó trên cơ sở quyền tự do báo chí, để phản ánh những mặt trái của xã hội mà báo chí chính thống không dám nhắc tới. Tôi tham gia với tư cách một người dân bình thường nên có điều kiện để quan sát kỹ hơn, gần gũi với dân hơn để có thể hiểu được những mong mỏi và quan điểm của người dân.”

Về việc tham gia hội luận của BBC, ông nói:

“Trong quá trình tích lũy nhiều năm, tôi được truyền thông quốc tế quan tâm. Tôi tham gia hội nghị bàn tròn. Người ta phỏng vấn tôi. Tôi trả lời phỏng vấn rất thực tế, dựa trên sự hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân mình. Họ phỏng vấn thì có kịch bản, tôi trả lời cũng theo phiên bản của kịch bản của họ. Trong những buổi phỏng vấn đó, tôi nghĩ những nội dung tôi nêu ra đã đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích.”

Ông khẳng định nội dung bình luận của mình không có mục đích chống Nhà nước Việt Nam mà chỉ muốn nêu ra những tồn đọng trong xã hội, ví dụ như nạn tham nhũng, lợi ích nhóm.

Ông cũng nói mình không có ý xúc phạm cá nhân hay chống Nhà nước mà thực hiện tất cả những công việc từ trước đến nay trên tinh thần công dân với mục đích là phản biện, đưa ra những khiếm khuyết để các cơ quan chức năng điều chỉnh, mục đích cuối cùng là làm cho xã hội tốt đẹp hơn. 

“Trong những phát ngôn của mình, có thể do cách biểu đạt của tôi có sai sót nào đó khi phê phán, chỉ trích. Nhưng những điều đó không thể bị xử lý hình sự. Nó có thể bị xử phạt hành chính.” 

Ông nghi ngờ việc mình bị bắt và đem ra xử kín vì các phát ngôn của ông trong một thời gian dài, đã động chạm đến vây cánh của các nhóm lợi ích

Khi được hỏi ý kiến về khả năng đi tị nạn chính trị, ông quả quyết: “Đây là chuyện của riêng Việt Nam, không phải của bất kỳ quốc gia nào khác. Tôi là người Việt Nam, nên tôi sống và đấu tranh trước mọi thứ cũng là cho đất nước mình, cho dân tộc mình, với tư cách công dân Việt Nam, không phải để đi nước nào khác.”

Durch die weitere Nutzung der Seite stimmst du der Verwendung von Cookies zu. Weitere Informationen

Die Cookie-Einstellungen auf dieser Website sind auf "Cookies zulassen" eingestellt, um das beste Surferlebnis zu ermöglichen. Wenn du diese Website ohne Änderung der Cookie-Einstellungen verwendest oder auf "Akzeptieren" klickst, erklärst du sich damit einverstanden.

Schließen