Seite auswählen

Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh: Dương Thu Hương

 

Vinadia

Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trường viết văn Nguyễn Du chăng (1981)?. Tôi được mời dậy trường này mấy khoá đầu. Dương Thu Hương học khoá một cùng với Ngô Thị Kim Cúc, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây, Hữu Thỉnh, Chu Lai, Nguyễn Khắc Trường… Hôm làm lễ bế giảng, chị mặc áo dài trắng, khoác tay tôi cho Hoàng Kim Đáng chụp. ấy là năm 1982.

Dương Thu Hương là một phụ nữ có tính cách rất dữ dội và ngang tàng.

Tôi nhớ trong một cuộc họp rất đông văn nghệ sĩ nghe Hoàng Tùng nói chuyện, ở câu lạc bộ báo chí xế xế Nhà hát lớn. Có lẽ nghe chán quá, nhiều người bỏ xuống tấng trệt giải khát. Giữa chỗ đông người, Dương Thu Hương nói lớn: “Trừ anh Hoàng Ngọc Hiến  thày tôi, anh Nguyễn Đăng Mạnh  người tôi kính trọng, còn tất cả bọn phê bình đều  dòi bọ. Riêng Phan Cự Đệ  con chó ngao”.

Hồi tôi còn ở nhà B10, khu tập thể Đồng Xa, chị có đến vài lần. Một lần chị đến với đạo diễn điện ảnh Tiến. Tôi đi vắng. Khi về, thấy có một mảnh giấy gài ở cửa, ghi mấy chữ: “Em đến anh cùng với Tiến để trao đổi về tác phẩm của nhà văn trâu  của chúng ta (tức cuốn Người đàn  trên chuyến tầu tốc hành của Nguyễn Minh Châu, chị muốn chuyển thành kịch bản phim). Rất tiếc, anh đi vắng. Ngày mai em lại đến. Nếu anh không  nhà thì cái trường Đại học  phạm của anh sẽ bị đốt”.

Hồi chị viết Bên kia bờ o vọng, ban đầu đưa đến nhà xuất bản Lao động. Lúc ấy Ma Văn Kháng làm giám đốc. Kháng ngại không in, có lẽ vì sợ đụng đến Nguyễn Đình Thi. Chị đưa cho nhà xuất bản Phụ nữ và được chấp nhận. Trên đường đi về, tình cờ chị gặp Ma Văn Kháng và một anh nữa cũng ở Nhà xuất bản Lao động. Họ đi xe đạp ngược chiều nhau. Dương Thu Hương gọi hai anh kia đỗ xe lại và nói dõng dạc: “Này hai thằng mặt dày, sách của tao in rồi!”.

Trong một cuộc hội thảo khoa học kỷ niệm 35 năm văn học cách mạng (1980), Dương Thu Hương lên diễn đàn, chị phát biểu “Đôi điều suy nghĩ về nhân cách của người trí thức”, phê phán nhiều văn nghệ sĩ tư cách rất hèn. Chị cũng phàn nàn về đời sống nhà văn. Chị nói: “Viết một tác phẩm rất khó nhọc  nhuận bút thấp. Nếu tôi không say  văn chương thì tôi đi làm thợ may hay bán bánh rán còn sống tốt hơn. Cả hội nghị đói, anh nào cũng mặt xanh nanh vàng cả. Ta  quá nhiều nhà thơ  anh hùng  thiếu người làm kinh tế…”

Lại nhớ một lần tôi cùng Dương Thu Hương, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh được trường Đại học Sư phạmViệt Bắc mời nói chuyện. Hôm Dương Thu Hương đăng đàn diễn thuyết, tôi có đến nghe. Chị vừa nói vừa đi đi lại lại rất hiên ngang. Tôi nhớ loáng thoáng, mở đầu chị phê phán Hồ Chí Minh: “Năm điều bác Hồ dạy, không nói yêu cha mẹ nên bây giờ trẻ con hư hỏng hết.”

Lúc đó có một anh cán bộ giảng dạy đứng lên hỏi, đại khái, có phải tác phẩm nào đấy của chị là kết quả của chuyến đi thực tế ở đâu đó không? Chị mắng luôn anh cán bộ nọ: “Lẽ ra tôi không thèm trả lời. Việc  tôi phải đi thực tế! Chỉ  bọn cán bộ lãnh đạo quan liêu mới phải đi thực tế chứ! Chính tôi  thực tế, còn phải đi đâu?”

Có một lần tôi đến Dương Thu Hương lúc chị còn ở Ngô Thì Nhậm. Chị nói, ông Đỗ Mười có sai một anh thư ký đến mời chị đến gặp. Chị trả lời: “Ông Đỗ Mười hay Đỗ mười một muốn gặp tôi thì đến đây  gặp”.

Tôi và Dương Thu Hương có một cuộc dong chơi có thể gọi là một cuộc “bát phố” Hà Nội rất thú vị. Từ Ngô Thì Nhậm, chị rủ tôi đi bộ. (Dương Thu Hương rất cảnh giác, không đi xe đạp, không đi xe máy, sợ bị thủ tiêu). Chúng tôi cứ đi lang thang từ phố này sang phố khác. Thỉnh thoảng chị lại chỉ nhà này nhà nọ, hỏi tôi: “Anh  biết nhà ai đây không?”. Tôi không biết. Chị nói: “Cớm đấy!” Theo chị, Trần Quốc Vượng, Phạm Hoàng Gia cũng là cớm. Đi mãi, mỏi chân, chúng tôi vào ăn ở một cái quán ven đường Trần Quốc Toản chỗ giáp Trần Bình Trọng. Ăn xong, tôi rủ Dương Thu Hương đến nhà Văn Tâm chơi. Văn Tâm ở Phan Bội Châu, gần đấy. Hương nói: “Văn Tâm  thằng khốn nạn, không đến!”. Tôi ngạc nhiên nói, Văn Tâm không phải thế đâu, cũng là người tử tế. Chị nói: “Thôi được, đã  bạn của anh thì đến cũng được”.

Văn Tâm hôm ấy hơi mệt, vào thấy đang nằm trên giường. Vợ chồng Văn Tâm thấy Dương Thu Hương đến thì cảm động lắm, vội vàng tiếp đón niềm nở.

Nhìn thấy bức tranh Lưu Công Nhân vẽVăn Tâm treo trên tường, tôi nói: “Tranh của Lưu Công Nhân”. Dương Thu Hương nói “Lưu Công Nhân  thằng khốn nạn!”. Từ Đà Lạt,  dám viết thư gọi: “Em vào đây với anh  Thằng khốn nạn!”

Chị Cam, vợ Văn Tâm nói: “Chị uống ca cao nhé!”

Dương Thu Hương: “Không, uống  phê”

Chị Cam: “Cà phê chúng tôi cũng có nhưng đ bị h mất rồi!”

Dương Thu Hương: “Thì ra ngoài phố uống!”.

Vợ chồng Văn Tâm phải nài khéo chị mới ở lại.

Bỗng Dương Thu Hương chỉ mặt Văn Tâm nói: Anh  thằng khốn nạn!”

Văn Tâm ớ người, không hiểu sao.

Dương Thu Hương giải thích: “Anh làm thầy dùi phá đám cuộc tình của Cao Xuân Hạo  Phương Quỳnh phải không? (Lúc này Dương Thu Hương còn chơi thân với Phương Quỳnh).

Văn Tâm phân trần: Anh không hề can thiệp gì đến cuộc tình ấy. Thậm chí anh còn cho đấy là mối tình đầu tiên thật sự là tình yêu của Cao Xuân Hạo. Chẳng qua là vợ Hạo trong Nam doạ sẽ thuê bọn voi xanh voi đỏ ra phá tan nhà Phương Quỳnh, vì thế họ phải chia tay.

Dương Thu Hương không nói gì nữa.

Đấy khẩu khí của Dương Thu Hương là như vậy. Thế mà khi đến nhà tôi, vợ tôi thấy chị có vẻ rất hiền. Cười rất tươi.

Tính cách Dương Thu Hương như vậy, nên viết văn cũng dữ dội lắm. Hồi ấy tôi viết bài Những phiên toà của Dương Thu Hương (1986) là muốn diễn tả cái chất văn quyết liệt ấy. Chất văn này mà được phát huy trong thể văn bút chiến, tranh luận thì phải biết! Sau này quả là chị đã trở thành ngòi bút chính luận rất sắc sảo. Sắc sảo hơn văn tiểu thuyết. Chính Dương Thu Hương cũng không đánh giá cao văn tiểu thuyết của mình. Có lần chị nói với tôi: “Văn của em  văn cải lương, anh đọc làm gì!”. Dương Thu Hương rất có ý thức viết văn không vì mục đích văn chương mà vì mục đích chính trị, mục đích chiến đấu cho lợi ích dân tộc, cho chân lý – chị tuyên bố như thế.

Hồi Dương Thu Hương mới ở tù ra, tôi tình cờ gặp ở quán cà phê vỉa hè chỗ 51Trần Hưng Đạo. Không hiểu sao chị lại ngồi với một nữ trung uý công an rất xinh xắn (Dương Thu Hương là nữ mà lại mê những cô gái đẹp). Đối với những người có liên quan đến chị mà phải làm việc với công an khi chị bị tù, chị nghi ngờ tuốt và khinh tuốt, như Đỗ Đức Hiểu (từng dạy chị tiếng Pháp), Nguyễn Huy Thiệp, cả Nguyên Ngọc và người bạn gái xinh đẹp và thân thiết của chị là Phương Quỳnh. Chị hỏi tôi: “Này,  phải Nguyễn Huy Thiệp sợ vãi đái ra phải không?”.

Dương Thu Hương thích nói năng kiểu dân dã, kể cả nói tục. Thích giọng đời. Không thích giọng văn chương. Coi nhiệm vụ công dân lúc này là cao hơn nhiệm vụ làm văn.

Nhân chuyện Hoàng Ngọc Hiến nghe Đỗ Chu nói dối đi hội chen về mà tưởng thật, và chuyện anh dại dột tham gia vào một đảng nào đấy, Dương Thu Hương gọi Hiến là đồ ngốc, “nếu là đàn bà thì chửa hoàng hàng tỉ lần”.

Ở Dương Thu Hương, dường như nói bạo, nói thô, nói tục là để át đi một cái gì có thực trong lòng là những tình cảm đằm thắm, là sự nhạy cảm về lý tưởng, do đó tự thấy là yếu đuối. Con người dữ mà thực ra lành. Đốp chát đấy mà hay nể người. Rất cảnh giác mà lại cả tin. Dễ bị lừa. Thách thức kẻ thù, hiên ngang đối mặt với kẻ thù, sẵn sàng cô độc giữa bầy sói, nhưng lại cần tình bạn. Ôi! Tình bạn vô tư, chân thật sao mà hiếm có trên đời, nhất là đối với một cô gái xinh xắn trên đất Việt Nam này! Cho nên viết văn là nhu cầu tất yếu, là lẽ sống, để có thể có người tri kỷ mà không có tình dục xen vào. Văn chương là người bạn vô tư. Dương Thu Hương hay viết về tình yêu – đúng ra là những vụ án tình. Nhưng trong truyện của chị, xem ra không hề có tình yêu tốt đẹp, được ngợi ca như là hạnh phúc đời người. Tình yêu trong tác phẩm Dương Thu Hương, hoặc chỉ là tình yêu ảo vọng của những cô gái ngây thơ và lãng mạn, hoặc chỉ là thứ “tình chài gái, lừa gái” của những gã Sở Khanh hiện đại.

Dương Thu Hương tuyên bố thoải mái: “Tôi  con đàn  lại đực (Còn Nguyễn Khải  thằng đàn ông lại cái)”. Chị thích chơi với bạn trai nhưng rất ghét những thằng cứ muốn chuyển sang tình yêu nam nữ, như Lê Đạt, Trần Đĩnh… Khi nhận thấy có biểu hiện như thế, lập tức chị đuổi luôn. Dương Thu Hương cũng không thích phiền luỵ đến những gia đình mà do chồng có quan hệ với chị mà vợ chồng lủng củng. Có lần Dương Thu Hương rủ Nguyễn Duy Tiến (một tiến sĩ toán có giúp đỡ gì đó đối với con hay cháu của chị) đi nhậu cho vui. Nhưng khi biết vợ Tiến có ý nghi ngờ, ghen tuông, chị cắt luôn, không chơi với nữa. Riêng tôi và Hoàng Ngọc Hiến vẫn được chị coi là bạn vô tư. Với chúng tôi, chị có thể nói như nam giới với nhau về thói dâm ô của người này người khác, như chuyện Hoàng Tùng nửa trên, nửa dưới như thế nào đó…

Một người có vẻ sắc sảo và luôn cảnh giác như thế mà đã nhiều phen bị lừa… Chẳng hạn chuyên làm nhà làm cửa gì đấy với Lam Luyến, hay chuyện mua phải thuốc bổ rởm (làm bằng thuốc tăng trọng lợn) bị phù và lở loét khắp người.

Tóm lại Dương Thu Hương có vẻ giầu nam tính – tính cách mạnh, ăn nói ngổ ngáo – nhưng thực chất vẫn là một phụ nữ giầu tình cảm và luôn có mặc cảm của một cô gái trong xã hội Việt Nam với những thành kiến, những định kiến về người phụ nữ. Ăn nói tạo tợn dữ dội, bốp chát, ngang tàng, đúng là một cách để che dấu sự mềm yếu của nữ tính và để đối phó với những định kiến xã hội nói trên. Cho nên chị mới phải “tự thiến” (Uống thuốc diệt dục). Có ba điều dễ mắc phải và dễ bị lợi dụng, bị vu khống là danh, lợi, tình dục. Danh lợi chị không thèm. Nhưng tình dục thì phải “tự thiến”.

Dương Thu Hương đã từng có lúc tưởng chỉ còn vất vào nhà xác (uống nhầm aspirine bị chảy máu dạ dầy). Hai lần uống thuốc tự tử. Lấy phải thằng chồng vũ phu, bị nó đánh có thương tích (Nguyễn Văn Hạnh nói, có lần Dương Thu Hương dùng mưu trả thù: lừa chồng chui đầu vào gầm giường nhặt hộ cái gì đó, rồi lấy gậy quật thật lực).

Dương Thu Hương không dấu tôi chuyện gì. Hỏi gì cũng nói: Hương sinh ở Thái Bình (quê nội) được một năm thì nhà chuyển đi Bắc Giang, chỗ giáp Bắc Ninh (Việt Yên). Nhà bị bom, chuyển vào thị xã Bắc Ninh cho đến hết kháng chiến chống Pháp. Học trường Hàn Thuyên cho đến 1964. Sau đó học trường lý luận nghiệp vụ Bộ văn hoá. Từng cắn máu tay viết đơn xin đi tuyến lửa Quảng Bình (1966- 1975). Chín năm ở tuyến lửa. Khi chiến thắng thì vỡ mộng: lý tưởng vấp phải thực tế đầy tiêu cực, bị phá sản. Những thần tượng bị sụp đổ. Tự coi như bị lừa dối, chị từ bỏ thơ, xoay ra viết văn xuôi để lên án những kẻ đã làm vấy bùn lên lá cờ lý tưởng của mình. Từ nay, tất cả đều phải cảnh giác, chỉ tin ở mình thôi. Chấp nhận sống cô độc, chấp nhận sống giữa kẻ thù để chiến đấu.

Nhưng thật ra có tin ở một cái gì mới hăng hái chửi bới, phủ định như thế chứ! Chín năm ấy dẫn đến sự vỡ mộng, nhưng cũng là chín năm rèn luyện một niềm tin ở mình và cuộc sống.

Dương Thu Hương kể chuyện với tôi, chị lấy phải một thằng chồng thô bỉ mà mãi không bỏ được. Ông bố là một sĩ quan quân đội rất phong kiến, không cho bỏ chồng. Ông bắt con phải kiểm điểm chỉnh huấn theo kiểu Tầu, học được ở Quế Lâm. Con gái lớn mà bắt đứng úp mặt vào tường. Li dị chồng rồi vẫn thế (Dương Thu Hương thế mà lại là đứa con ngoan, rất sợ bố).

Mãi sau ông cụ mới hiểu ra. Sáng sớm hôm ấy, ngồi đầu giường con đang ngủ, hút thuốc lào, nhìn con, thương con, ông hối hận. Giờ ông mới hiểu, do biết thằng rể thực chất là một thằng đểu. Mười bốn năm sống với nó, còn gì là đời con gái!.

Có lần Nguyễn Tuân mời Dương Thu Hương đến chơi. Chị từ chối, vì thấy ông ấy kiêu ngạo quá. Nguyễn Tuân nhắc lại. Chị nói: “Cháu chè, thuốc, rượu, chả biết”. Vậy là Dương Thu Hương không thích quan hệ trên dưới kiểu gia trưởng. Con người này sinh ra thích bình đẳng, có máu dân chủ.

Dương Thu Hương đặc biệt căm ghét bọn trí thức hèn nhát, trí thức quý tộc đi Volga mà hèn. Căm ghét khái niệm “đi thực tế”. Bọn quan lại: đi ôtô, xa thực tế mới cần đi thực tế. Còn nhà văn là phải sống với thực tế cả đời chứ! Đâu còn loại nhà văn tháp ngà!

Sau khi đi tù về, Dương Thu Hương ở một căn hộ thuộc một chung cư ở Trung Tự (A8, B17). Sống một mình. Hai con có chồng có vợ, trưởng thành cả rồi. Chị hay mời tôi với Hoàng Ngọc Hiến (gần đây thêm Nguyễn Thị Bình) đi ăn, khi ở nhà hàng Phú Gia, khi ở nhà hàng Vân Nam, thường vào dịp đầu xuân hay sau một chuyến đi nước ngoài về. Chị không muốn có quan hệ với bạn mới, sợ liên luỵ đến người ta.

Gần đây, Dương Thu Hương luôn tự nhận mình là giặc, và là một người đàn bà nhà quê, răng đen, mắt toét, mặc váy. Chị nói, dân tộc Việt Nam thực ra là một dân tộc nông dân. Chị thích văng tục vì đấy là ngôn ngữ nông dân. Phải nói bằng ngôn ngữ nông dân mới diễn đạt được đích đáng mọi sự thật.

Nhưng Dương Thu Hương là người rất công bằng. Có lần chị được mời sang Pháp. Một đám Việt kiều ở một tỉnh nào đó mời đến nói chuyện. Bọn này muốn chị mạt sát Hồ Chí Minh. Nhưng chị vẫn đánh giá Hồ Chí Minh, dù sao cũng là một nhân vật vĩ đại. Thế là chúng tức tối, có thằng đến khách sạn doạ đánh chị. Dân Việt Nam là thế, hay bè phái. Mà bè phái thì bất chấp chân lý, bất chấp lẽ phải.

Hồi ấy nhiều người cứ tưởng Dương Thu Hương ở lại Pháp không về. Thực ra đúng thời hạn, chị về ngay.

Gần đây, chị lại sang Pháp. Lần này chị chủ trương ở lại. ở trong nước, bị quấy nhiễu quá, không làm việc được. Có hồi người ta cắt cả điện thoại của chị.

Viết truyện, Dương Thu Hương thường hay luận về vấn đề hạnh phúc của những cô gái trẻ. Những cô gái hợm hĩnh và lãng mạn, chẳng hiểu tình yêu và hạnh phúc là gì, cứ chạy theo những tình yêu mơ mộng và huyền hoặc, để cuối cùng đánh rơi mất tình yêu và hạnh phúc thực của mình. Dương Thu Hương từng luận về hạnh phúc như một người đầy trải nghiệm: nó như quân xúc sắc trong trò chơi. Cần thì không đến. Không cần lại đến. Nhưng nó đến mà đánh rơi nó, đánh mất nó như chơi. Hạnh phúc phải do chính mình quyết định. Là ý thức, là hiểu biết, nhưng nó cũng là sự hồn nhiên, chân thực, thật thà, trước hết với mình. Đừng có dại nghe ai xúc xiểm – vì hạnh phúc chỉ có cá nhân mình mới hiểu được.

Không rõ Dương Thu Hương tự thấy đời mình thế nào, còn theo tôi, chị chưa bao giờ có hạnh phúc. Đời người đàn bà như thế là khổ lắm.

Tôi thật sự khâm phục Dương Thu Hương. Cảm phục sự dũng cảm của chị – sự dũng cảm đã phải trả giá rất đắt: một người yêu đời, rất cần tình bạn và sự cảm thông, mà phải sống cô độc, một mình chống chọi với cả một Nhà nước. Tôi cũng thật sự thương Dương Thu Hương, một người đàn bà như thế là khổ lắm.

Hiện nay Dương Thu Hương đang ở Pháp.

Nghe nói tiểu thuyết Chốn vắng của chị được dịch và Những thiên đường  sắp được chuyển thành kịch bản phim.

Xin chúc mừng chị.

Láng Hạ 01.5.2007

Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930, là nhà giáo, giáo sư văn chương, nhà phê bình văn học Việt Nam.

Nguyễn Đăng Mạnh

GS. Nguyễn Đăng Mạnh

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh không ngừng hoạt động trên hai lãnh vực đào tạo sinh viên và nghiên cứu văn học trong hơn nửa thế kỷ qua. Ngay từ những năm 87-90, trong thời kỳ đổi mới văn học, ông đã đưa ra những biện pháp giáo dục và nghiên cứu mới, tách rời chính trị ra khỏi văn học, về Hồ Chí Minh, về Nguyễn Tuân, v.v…, đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến việc cần phải nhận định lại các giai đoạn văn học sử, định vị lại giá trị tác phẩm theo tiêu chuẩn văn học chứ không theo đòi hỏi chính trị nữa. Những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.v… nói lên phong cách phê bình độc đáo của Nguyễn Đăng Mạnh.

Một đời sống với văn học và thế giới nhà văn như thế, đã được ông ghi lại trên những trang hồi ký.

Thụy Khuê

 

 Nói chuyện với giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh

 

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là một trong những nhà phê bình, nhà giáo không ngừng hoạt động trên hai lãnh vực đào tạo sinh viên và nghiên cứu văn học trong hơn nửa thế kỷ qua. Ngay từ những năm 87-90, trong thời kỳ đổi mới văn học, ông đã đưa ra những biện pháp giáo dục và nghiên cứu mới, tách rời chính trị ra khỏi văn học, về Hồ Chí Minh, về Nguyễn Tuân, v.v…, đồng thời ông cũng nhấn mạnh đến việc cần phải nhận định lại các giai đoạn văn học sử, định vị lại giá trị tác phẩm theo tiêu chuẩn văn học chứ không theo đòi hỏi chính trị nữa. Những công trình nghiên cứu của ông về Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, v.v… nói lên phong cách phê bình độc đáo của Nguyễn Đăng Mạnh. Một đời sống với văn học và thế giới nhà văn như thế, đã được ông ghi lại trên những trang hồi ký. Hôm nay, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nói chuyện với chúng ta về quan niệm viết hồi ký, về quan niệm phê bình của ông, đồng thời ông cũng lên tiếng về hiện tượng hồi ký của ông bị đưa lên mạng trái với ý định của tác giả. Chúng tôi xin thành thật cám ơn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã có nhã ý dành cho thính giả RFI buổi nói chuyện hôm nay.

 

 

 

Thụy Khuê: Thưa anh, gần đây thấy xuất hiện trên mạng Internet, một số bài trích từ hồi ký của anh, ngoài ra, trong câu chuyện riêng với anh, có lúc anh cũng cho biết là anh có ý định viết hồi ký. Vậy thưa anh, anh đã viết xong chưa và anh có ý định công bố hay không?

Nguyễn Đăng Mạnh: Chị Thụy Khuê ạ, hiện tượng hồi ký của tôi được tung lên mạng là ngoài ý muốn của tôi, tôi không có ý định công bố đâu. Tôi quan niệm viết hồi ký để giải tỏa cho bản thân mình thôi, như một hình thức giải trí cho bản thân mình và cũng có thể là cho một số người thân, thế thôi, hoàn toàn không có ý định công bố bằng bất cứ phương tiện thông tin nào. Vậy mà có ai đó, bằng một cách nào đó, khui ra được và đưa lên mạng. Tôi rất bất ngờ và cũng rất bất bình về chuyện này. Tôi là người không thạo gì về Internet cả. Anh Hoàng Dũng, người bạn của tôi trong Thành phố Hồ Chí Minh, giúp tôi mail cho một số người đã đưa lên mạng và nói rõ sự bất bình của tôi và họ đã xóa bỏ đi rồi. Nhưng chị biết đấy, một khi đã đưa lên mạng rồi thì không thể nào ngăn cấm người ta khai thác được. Tôi nói rõ với chị như vậy và cũng nói rõ với công chúng Internet như thế, tôi không có ý định công bố mà đấy là do ai đó công bố ngoài ý muốn của tôi

 

T.K.: Thưa anh, dĩ nhiên là một người viết hồi ký và một người đã gắn liền cuộc đời mình với văn học như anh phải có một quan niệm riêng về hồi ký, vậy thưa anh, quan niệm về hồi ký của anh là như thế nào?

N.Đ.M.: Tôi quan niệm viết hồi ký là một cách để giải tỏa cho mình. Mình có những hiểu biết, ý nghĩ với những trải nghiệm trong cả một đời, chứa chất trong lòng, đến một lúc nào đấy cũng muốn trút ra, tôi cho đấy là nhu cầu tự thân mình và cũng là một khoái thú. Tôi cho rằng mọi khoái thú trên đời, xét đến cùng đều là trút ra khỏi con người mình một gánh nặng nào đó. Viết hồi ký tôi muốn nói thẳng, nói thật, thành thật với mình, thành thật với người, có gì nói thế, không làm văn chương gì cả, không tô vẽ hoa lá cành và nói luôn bằng ngôn ngữ của sự thật. Vì thế trong tình hình hiện nay tôi không hề có ý định công bố. Hồi ký là chuyện của cá nhân. Mỗi cá nhân đều là một chứng nhân của lịch sử ở một mức độ nào đấy, do quan hệ riêng của mỗi người đối với hiện thực, đối với xã hội, đối với đất nước, với lịch sử. Vì thế, hồi ký tuy là của một cá nhân nhưng cũng có ích với người đọc về nhận thức xã hội, lịch sử của đất nước. Tôi là người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu phê bình văn học và tôi đã từng chứng kiến nhiều cuộc tranh luận tư tưởng trong văn học suốt trong mấy chục năm, tôi cũng trực tiếp tiếp xúc với hàng loạt nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại cho nên cũng biết nhiều chuyện. Những tư liệu ấy có thể phản ánh được nhiều phương diện của nền văn học Việt Nam hiện đại. Nhưng thực sự thì tôi cũng chưa có ý định công bố những điều ấy bởi vì nhiều chuyện cũng chưa tiện nói, vì nói về sự thật thì nhiều khi cũng đụng chạm chuyện này, chuyện khác.

 

T.K.: Thưa anh, trong hồi ký anh không thể không nhắc đến hành trình viết phê bình của anh trong hơn nửa thế kỷ qua, vậy xin anh cho biết anh quan niệm thế nào về vấn đề phê bình văn học?

N.Đ.M.: Trước kia tôi nghiên cứu về lịch sử văn học, từ năm 1968 tôi mới bắt đầu viết phê bình là bài Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút ký chống Mỹ. Bài vừa viết xong đã có chuyện này chuyện khác rồi. Cho nên viết phê bình hay gắn với công chúng một cách trực tiếp, gắn liền với thời sự. Trước hết tôi muốn nêu vấn đề: Phê bình khó hay sáng tác khó? Theo tôi, phê bình hay sáng tác có giá trị đều khó cả, còn viết dở thì phê bình hay sáng tác đều dễ thôi; nhưng có hiện tượng này rất phổ biến ở các nền văn học trên thế giới, là nhà phê bình lớn, thật sự tài năng, bao giờ cũng rất hiếm so với những nhà sáng tác lớn; đây là tôi chỉ nói những người có tài năng thật sự thôi. Lịch sử văn học các nước đề có bằng chứng như vậy, văn học Pháp, Nga, Việt Nam đều thế cả. Vì sao như vậy, thì tôi nghĩ là phê bình có hai yêu cầu, một là phải có năng lực cảm thụ nghệ thuật rất tốt, hai là phải có trình độ văn hóa rộng rãi. Sáng tác có thể có thần đồng, một đứa trẻ tám, chín tuổi như Trần Đăng Khoa chẳng hạn, có thể làm thơ rất hay, nhưng phê bình thì không có chuyện ấy.

 

T.K.: Thưa anh, sau nửa thế kỷ viết phê bình, anh có thể rút ra kinh nghiệm gì về phương pháp phê bình cho những người sắp bước hay sẽ bước vào địa hạt này?

N.Đ.M.: Một người viết lịch sử phê bình Pháp, Roger Fayol, nói, tôi cho là rất đúng, phê bình ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của báo chí và ngành đại học, tức là nhà phê bình phải đọc, đọc nhiều, phải có tư duy khoa học tốt. Nhà thơ Xuân Diệu có nói là muốn hiểu được thơ là gì thì phải đọc nhiều thơ hay. Hoài Thanh cũng nói là dù phê bình theo impressionisme, ấn tượng chủ nghĩa, vẫn phải có tin tức, vẫn phải có văn hóa. Còn khả năng cảm thụ văn chương nghĩa là có phản ứng nhậy bén và chính xác về tình cảm, cảm xúc trước cái đẹp của văn chương thì tôi gọi là một khâu phi phương pháp luận, nghĩa là không thể học được một phương pháp nào đấy rồi sau đó có thể có năng lực. Đấy là chuyện năng khiếu. Tôi không cho đây là chuyện thần bí gì cả, nhưng đòi hỏi tích lũy được một trường liên tưởng thẩm mỹ tốt, phong phú và muốn thế phải sống sâu sắc với những điều mình được thấy, được nghe, được đọc, được sống. Sống hời hợt thì dù có đi nhiều, đọc nhiều, thì sống đến trăm tuổi cũng không có được một trường liên tưởng thẩm mỹ tử tế. Khi ta đọc một tác phẩm nghệ thuật, thì những yếu tố nào đó ở trong cái tác phẩm ấy, nó gợi lên, nó có liên tưởng một cách rất tự nhiên đến những ấn tượng nào đó trong trường liên tưởng thẩm mỹ của mỗi người và vì thế nên có xúc động, có rung cảm. Viết phê bình là sự gặp gỡ giữa tư tưởng người viết phê bình và tư tưởng của tác phẩm văn học và điều đó tạo nên cảm hứng cho nhà phê bình. Tôi cho phê bình cũng phải có cảm hứng mới viết hay được. Phê bình thật sự là người bạn tốt của sáng tác, là người hiểu biết sâu sắc về sáng tác.

 

T.K.: Thưa anh, theo anh thì các nhà phê bình phải có hay nên có một thái độ thế nào đối với các nhà sáng tác?

N.Đ.M.: Có một thời gian ở Việt Nam, chắc chị cũng biết có một thời kỳ các nhà sáng tác rất ghét những nhà phê bình, nhà phê bình chính thống. Ông Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Tuân nói nhiều câu chế giễu các nhà phê bình đó, vì hồi ấy các nhà phê bình cứ muốn dậy dỗ các nhà sáng tác, cứ như là người lãnh đạo sáng tác mà thực ra xuất phát từ những lý thuyết giáo điều không ăn nhập gì đến sáng tác cả. Ông Xuân Diệu ông ấy gọi những nhà phê bình ấy là cái xe tăng mù húc bừa bãi chẳng biết gì về văn học nghệ thuật. Ông  Nguyễn Đình Thi gọi một người phê bình là bà dì ghẻ cay nghiệt v.v… Tôi cho nhà phê bình phải là người bạn thực sự, người bạn tốt của sáng tác, hiểu biết sáng tác, không nên đặt mình lên trên sáng tác.

 

T.K.: Thưa anh, xin hỏi anh là một giáo sư, một văn bản phê bình văn học, theo anh, cần phải có những yếu tố gì để có thể trở thành một bài phê bình có giá trị?

N.Đ.M.: Viết phê bình cũng cần phải có văn, nhiều người viết phê bình hiện nay, theo tôi, chưa có văn. Nhưng không nên quan niệm văn phê bình chỉ là chuyện hình thức, hoa lá cành, văn phê bình phải đẻ ra được chính nội dung của phê bình, yêu cầu nội dung của phê bình. Vì muốn chuyển tải tình cảm thẩm mỹ thì phải có văn, nều cần phải dùng cả hình tượng nữa.

Nhưng hình tượng của bài phê bình khác với hình tượng của người sáng tác vì phải thực hiện một lúc hai nhiệm vụ: một là phải chuyển tải tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ, hai là phải làm sáng tỏ được những khái niệm, quy luật của văn chương. Nhà phê bình phải tạo ra một văn bản văn chương để làm sáng tỏ văn bản văn chương của người sáng tác. Trong hiểu biết và kinh nghiệm của tôi, tôi cho là có ba dạng bài phê bình. Có loại bài phê bình chỉ gắn với một tác phẩm là đối tượng phê bình mà thôi. Có bài phê bình đi từ tác phẩm phê bình rồi bàn rộng ra về các vấn đề văn học nói chung của một thời kỳ lịch sử hay một thời đại. Thứ ba là từ phê bình một tác phẩm cụ thể, xoay ra nói chuyện đời. Tôi thấy nhà phê bình lớn đều hay viết như thế và tôi rất thích những cách viết như vậy. Thánh Thán phê bình Tây Sương ký mà xoay ra nói đủ thứ chuyện trên đời rất thú vị. Muốn như thế thì dù dưới hình thức nào, phê bình cũng phải có tư tưởng. Tôi cho là phê bình hay sáng tác đều phải có tư tưởng. Tư tưởng ở đây là tư tưởng thấm nhuần tình cảm thẩm mỹ, thể hiện yêu ghét, khinh trọng, chân thật và sâu sắc của người viết sáng tác cũng như phê bình. Sáng tác cũng như phê bình, không có tư tưởng, tôi cho là chẳng có giá trị gì hết.

T.K.: Thưa anh, anh nghĩ thế nào về mối tương giao giữa lý luận và phê bình?

N.Đ.M.: Tôi quan niệm một nhà lý luận giỏi, uyên bác, sâu sắc, không hẳn có thể viết được phê bình, nhưng một nhà phê bình thì bao giờ cũng phải có lý luận. Lý luận giáo điều là sự trói buộc rất tai hại cho phê bình. Một thời các nhà phê bình ở nước ta đã bị trói buộc bởi nhiều lý thuyết giáo điều. Lý luận của nhà phê bình phải như thế nào? Theo tôi, phải đi từ thực tế văn học, kinh nghiệm của đời sống văn học mà tiếp nhận lý luận. Lý luận phải gắn liền với cây đời, theo kinh nghiệm của tôi, tôi vẫn tiếp nhận lý luận như thế tức là xuất phát từ những kinh nghiệm của mình, những suy nghĩ của mình về thực tế sáng tác và mình tìm lý thuyết để tìm những lý thuyết, khái niệm nào đấy giúp mình diễn tả, phân tích được những thực tế mà mình cảm nhận được trong đầu. Tức là từ thực tế sáng tác mà mình cảm nhận được, mà suy nghĩ, tiếp nhận lý luận. Đó là cách làm việc, cách tìm hiểu lý luận của tôi. Do tư tưởng và năng lực cảm thụ của nhà phê bình, bao giờ cũng gắn với một thời đại nhất định, vì thế nên nhà phê bình nào, dù lớn đến đâu, tài năng đến đâu, cũng chỉ có một thời thôi. Tôi nghĩ thế. Ông Hoài Thanh, ông Vũ Ngọc Phan cũng chỉ tiêu biểu cho một thời. Tất nhiên tôi cũng thế thôi.

 

T.K.: Thưa anh, qua một số chân dung văn học mà người ta đã đưa lên mạng Internet ngoài ý muốn của anh, người đọc thấy rõ là anh có một lối viết chân dung văn học rất độc đáo, vậy xin anh cho biết quan niệm của anh về chân dung văn học.

N.Đ.M.: Nói thật với chị là tôi rất thích viết chân dung văn học, nhưng mãi gần đây thôi tức là từ khoảng những năm 2000, tôi thích viết chân dung văn học; vì có lẽ phải đến một lúc nào đó, do mình am hiểu sâu sắc các nhà văn, am hiểu đời sống riêng của họ, tiếp xúc nhiều với họ mới có thể viết được chân dung văn học. Chân dung văn học là một dạng bút ký về người thật, việc thật; người thật ở đây là nhà văn, một tài năng văn học mà người tài, người đẹp bao giờ cũng rất hấp dẫn. Đọc một bài chân dung văn học là được tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc cận cảnh với người tài mà lại tiếp xúc trong sinh hoạt đời thường, con người ta rất thích được tiếp xúc với người tài, những danh nhân trong những sinh hoạt đời thường, trong sinh hoạt gần gũi. Có nhiều người đặt tên cho bài viết của mình là chân dung văn học nhưng theo tôi không phải là chân dung văn học đích thực. Có bài chỉ là một tiểu luận nghiên cứu về một nhà văn, có bài chỉ là chép lại một cuộc phỏng vấn nhà văn, có bài nói nhiều chi tiết về con người nhà văn nhưng không nói gì được về cái văn của nhà văn ấy.

 

T.K.: Thưa anh, thế nào là một bức chân dung văn học thành công, có thể gọi là đạt?

N.Đ.M.: Theo tôi, chân dung văn học là một dạng của phê bình văn học. Qua chân dung, người đọc hiểu được văn của nhà văn, chỗ khó nhất là ở đó. Nhưng làm thế nào cho độc giả hiểu được văn của nhà văn ấy, thông qua những chi tiết đời thường mới là chân dung văn học. Vì thế cho nên viết chân dung, phải hiểu được sự thống nhất văn và người của người cầm bút, thống nhất ở chiều sâu, ở bản chất chứ không phải ở bề ngoài, ở bề nổi. Nguyễn Công Hoan có nói văn là người mà cũng không phải là người. Tức là nhìn bề ngoài có vẻ chả gắn bó gì với người, không thống nhất gì cả, nhưng nếu nhìn ở bản chất thì đúng văn là người. Thí dụ nhìn bề ngoài, bề mặt thì thấy Vũ Trọng Phụng rất khác giữa con người và văn chương của ông. Trong đời, ông sống rất mực thước, đạo đức; trong văn thì viết rất giỏi bọn vô đạo đức, cờ bạc, đĩ điếm, lưu manh, con người sống sành sỏi với thế giới vô đạo đức như thế. Trong cuộc đời sinh hoạt rất nghèo khổ nhưng viết rất giỏi về cuộc sống xa hoa của những bọn giàu có, những tay đại phú. Có vẻ không thống nhất gì cả, nhưng xét về bản chất con người Vũ Trọng Phụng thì tôi thấy rất thống nhất giữa văn và người. Đó là niềm phẫn uất mãnh liệt với xã hội vô nghĩa lý, chó đểu như ông vẫn nói, đó là chất nam châm rất nhậy khiến ông có thể bắt lấy rất mau lẹ những chuyện chó đểu của xã hội cũ, cho nên người ta gọi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là những quả bom ném vào xã hội thực dân tư sản. Theo tôi đấy là thiên tài của sự phẫn nộ. Viết chân dung khó nhất là phát hiện được sự thống nhất này giữa văn và người, giữa con người và hồn cốt của văn chương. Có phát hiện ra được chỗ thống nhất như thế mới biết chọn chi tiết trong đời sống của nhà văn để dựng chân dung văn học. Viết chân dung cũng gần sáng tác, văn sáng tác; vì thế người viết phải giàu tưởng tượng, phải có chất nghệ sĩ thì mới có thể viết chân dung tốt được.

 

T.K.: Trước khi từ giã, xin hỏi anh câu hỏi ngắn, bao giờ anh sẽ cho công bố tập hồi ký của anh?

N.Đ.M.: Tập hồi ký hiện nay vẫn còn nhiều chỗ tôi chưa ưng ý và vẫn còn đang ra công sửa chữa. Nhưng khi đã hoàn chỉnh rồi, thì hiện nay tôi không có ý định công bố vì có những chuyện phiền phức, tình hình hiện nay chưa có điều kiện. Thế còn bao giờ công bố thì chính tôi cũng chưa biết được, chính tôi cũng không xác định được.

 

T.K.: Xin thành thật cảm ơn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh.

Thụy Khuê thực hiện

RFI 13/9/2008

 

Nhân nhà văn Dương Thu Hương nhận giải thưởng văn học lớn Cino Del Duca

Lê Phú Khải

25-4-2023

Tháng 3-1991, lúc Liên Xô sắp sụp đổ, tôi từ Mát-xcơ-va về Hà Nội, chị Irina, trưởng Ban Việt Ngữ Đài phát thanh quốc tế Mát-xcơ-va có gửi tôi một lá thư (dán kín) nhờ chuyển cho nhà văn Dương Thu Hương ở Hà Nội. May cho tôi là hôm trước đến phố Ngô Thời Nhiệm chuyển thư cho chị Hương thì hôm sau anh Nguyễn Xuân Tụ (tức Hà Sĩ Phu) đến chơi Dương Thu Hương lúc chị đang bị khám nhà, anh Tụ bị công an câu lưu để xét hỏi (!).

Sau khi Dương Thu Hương bị tù (từ ngày 14/4/1991 đến ngày 20/11/1991), ra tù, chị có lần vô Sài Gòn, lúc đến chơi một cơ quan nọ, khi đang nói chuyện có người phát hiện ra chị là Dương Thu Hương, có người đã bỏ chạy vì sợ liên lụy! Nghe được câu chuyện này, tôi đã mời chị về nhà tôi nghỉ, nhưng chị đã tá túc ở cơ quan Nhà xuất bản Văn học tại TP.HCM do nhà văn Nhật Tuấn phụ trách.

Đầu năm 2002, tôi ra Hà Nội, lúc đó đã là hơn 10 năm sau khi Dương Thu Hương bị giam giữ 7 tháng 6 ngày, lúc đó chị đã là một nhà bất đồng chính kiến có những phát ngôn gay gắt nhất với chế độ. Tôi ngỏ ý muốn đến thăm Dương Thu Hương thì nhiều bạn văn nghệ sĩ ở Hà Nội can ngăn tôi không nên đến. Vì, có thể bị Dương Thu Hương đuổi ngay từ cửa!

Tôi nói, nếu bị đuổi như thế, tôi cũng xứng đáng nhận sự khinh miệt đó. Vì, đường đường là “một đấng nam nhi” mà tôi chỉ biết im lặng trước các vấn nạn của đất nước, trong khi Dương Thu Hương là một “nữ nhi tầm thường” mà dám ăn dám nói, dám đối thoại với các vị tai to mặt lớn!

Cuối cùng tôi đã nhờ nhà thơ Trúc Thông dẫn đến thăm Dương Thu Hương cho chắc ăn. Vì đã có lần tôi đến chơi Trúc Thông ở ngõ Vạn Phúc gần phố hàng Đậu. Đang ngồi chơi với Trúc Thông thì Dương Thu Hương đến. Trúc thông ra giữa đường hẻm nói chuyện với Dương Thu Hương. Bỗng trời đổ mưa to. Hai người cứ thế đứng dưới mưa nói chuyện với nhau rất lâu như không có trời, có đất, có mưa!!! Tôi kinh ngạc trước “cá tính” của các vị này! Lúc Hương về rồi Trúc Thông bước vô nhà người ướt đẫm!!!

Quả thực, Dương Thu Hương đã tiếp chúng tôi rất niềm nở ở căn hộ P-308 Nhà AB khu Đống Đa, Hà Nội. Dương Thu Hương vẫn đẹp như xưa, chị có nước da đen ròn, nói chuyện rất có duyên. Hôm đó là sau Tết, nhà còn rượu vang Bordeaux, hạt dưa, bánh kẹo, để tiếp khách. Bức hình tôi chụp chị đang cắn hạt dưa duyên dáng vô cùng!

Dương Thu Hương và tác giả Lê Phú Khải. Ảnh chụp năm 2002. Nguồn: Lê Phú Khải

Tất cả những người đàn bà trên trái đất này khi ngồi bệt, xếp bằng trên chiếu cắn hạt dưa đều rất hiền dịu, rất mong manh… dù đó là Dương Thu Hương! Nhưng khi Dương Thu Hương nói chuyện thì bất cứ người đàn ông đanh thép nào trên thế gian này cũng phải thừa nhận mình đang ngồi trước một người phụ nữ đáng kính nể!

Ảnh: Dương Thu Hương đang cắn hạt dưa. Ảnh chụp năm 2002. Nguồn: Lê Phú Khải

Chị bảo với chúng tôi: Em thấy tình thương đôi khi cũng là tội ác đấy các anh ạ!

Thấy câu nói lạ tai quá, tôi hỏi vì sao? Hương kể; Khi chị ở tù, cậu công an còn trẻ coi sóc chị, mỗi lần đưa cơm cho chị đều lót tờ báo Tuổi Trẻ mới ở đít nồi để chị đọc. Chị biết là báo do cậu ta mua với đầy thiện chí. Khi trên có lệnh thả chị, cậu ta vui vẻ vào báo tin. Chị đã bảo với cậu ta: Về nói với cấp trên rằng, bà Hương bảo, bắt bà có lý do thì thả bà cũng phải có lý do, nếu không bà không về.

Thế là Dương Thu Hương không chịu ra tù. Cậu công an vận động mãi, chị vẫn một điều như thế. Cuối cùng cậu ta buồn quá phát khóc! Hương hỏi vì sao, cậu ta nói thật: Nếu không vận động được chị ra tù, thì cậu bị đuổi việc, và nếu bị sa thải thì nhà gái không cho làm đám cưới. Nói rồi cậu ta lại xịt xịt! Thương cậu ta quá nên Hương phải rời nhà tù! Kể đến đây, Hương bảo với tôi và Trúc Thông: Vậy tình thương như thế, các anh thấy có phải là tội ác không?

Trúc Thông có lẽ vì quen cách nói năng của Dương Thu Hương , quen với cái logic của Hương rồi nên anh chỉ yên lặng, còn tôi thì choáng!!!

Tôi bắt đầu mê Dương Thu Hương từ tác phẩm “Chuyện tình kể trước lúc rạng đông” của chị. Và từ đó, không một tác phẩm nào của Dương Thu Hương ra đời mà tôi không tìm đọc. Văn sĩ Dương Thu Hương đã để lại cho văn học nước nhà nhiều tác phẩm giá trị. Nói cho thật công bằng thì sự nghiệp văn chương của chị thật đồ sộ. Tiểu thuyết có: “Bên kia bờ ảo vọng”, “Hành trình ngày thơ ấu”, “Những thiên đường mù”, Tiểu thuyết “vô đề”, “Chốn vắng”, “Đỉnh cao chói lọi” … Tập truyện ngắn có: “Bông bần ly”, “Một bờ cây đỏ thắm”, “Ban mai yên ả”, “Đối thoại sau bức tường”, “Chân dung người hàng xóm”, “Truyện tình kể trước lúc rạng đông”, “Vĩ nhân tỉnh lẻ” …

Chị là tác giả Việt Nam được dịch nhiều sang tiếng Anh, Pháp, Đức… Bộ văn hóa Pháp đã trao Huân chương Nghệ thuật (Chevalier des Arts et des Lettres) cho Dương Thu Hương. Tiểu thuyết “Chốn vắng” được đề cử giải Femina và nhận giải thưởng của tạp chí Elle (Grand prix de Elite) 2007. Năm 2009, giáo sư tiến sĩ Joseph Pivato về văn chương Anh ngữ của đại học Athabasca ở Alberta, Canada đề cử chị giải Nobel năm ấy. Theo ông, với Đông Nam Á và Trung Quốc thì nữ văn sĩ như Dương Thu Hương rất hiếm có.

Ngòi bút Dương Thu Hương là ngòi bút dự báo, dẫn đường. Ngay những tác phẩm đầu tay của chị như “Bên kia bờ ảo vọng”, “Những thiên đường mù”… đã khác hẳn những thứ văn chương “phải đạo” đương thời. Nhiều nhà văn trên thế giới sau khi nhận giải thưởng văn học Cino Del Duca (200.000 €) đã nhận giải Nobel sau đó.

Gần đây, tôi thấy tác phẩm của Dương Thu Hương đã xuất bản từ rất lâu như: “Vĩ nhân tỉnh lẻ”, “Chuyện tình kể trước rạng đông”, “Chân dung người hàng xóm”… được những người in lậu sách, in lại để bán, điều đó chứng tỏ bạn đọc Việt Nam trong nước vẫn “nhớ” nhà văn Dương Thu Hương. Riêng tôi, chúc mừng chị.