Seite auswählen

Lương Thái Sỹ

Saigon Nhỏ

 

Hong Kong ngày 4 Tháng Mười 2019 – một hình ảnh không bao giờ còn có thể thấy ở Hong Kong (ảnh: Laurel Chor/Getty Images)

Lễ kỷ niệm sự kiện ngày 1 Tháng Bảy 1997 khi Hong Kong được trả lại cho Trung Quốc sau nhiều năm là nhượng địa của người Anh từng là một lễ kỷ niệm lớn. Nhưng giờ đây, nó chỉ còn là lời nhắc nhở thầm lặng về sự suy tàn bi thảm của Hong Kong dưới sự đàn áp ngày càng tồi tệ hơn của chế độ Bắc Kinh.

Đàn áp t bên trong chưa đ

Người ta có thể nghĩ chính quyền TQ sau khi dập tắt các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ nổ ra vào năm 2019 sẽ giảm bớt căng thẳng, dù không bằng trước nhưng vẫn dễ thở. Nhưng họ đã lầm. Tất cả các phương tiện truyền thông tự do bị đóng cửa, nền độc lập tư pháp bị vô hiệu hóa, xã hội dân sự bị phá huỷ và mọi hình thức đối lập chính trị bị đàn áp.

Năm ngoái, chính phủ TQ bắt đầu đẩy mạnh hơn nữa nỗ lực dập tắt quyền tự trị của Hong Kong và quyền của người Hong Kong bên cạnh việc “xuất khẩu” chủ nghĩa chuyên chế của mình ra khắp thế giới. Nhiều người gần như không còn quan tâm đến Hong Kong sau những biến động mỗi lúc một tệ hơn. Nhưng việc tiếp tục theo dõi những gì đang diễn ra trên lãnh thổ này là rất quan trọng vì nó cho biết tư duy của Tập Cận Bình và là bài học để hiểm hoạ Hong Kong không xảy ra ở nơi khác.

Bài học đó là, từ một vùng đất dân chủ biến thành độc tài toàn trị và người dân gần như không còn quyền gì trừ quyền làm việc và quyền im lặng để tồn tại. Đối với đảng Cộng sản TQ (CCP) nói riêng và các đảng độc tài ngày nay, đàn áp người dân không bao giờ là đủ. Suy nghĩ về cách đàn áp cũng là một công việc!

 

Hong Kong ngày 1 Tháng Bảy 2019: Tinh thần dân chủ vẫn hiên ngang và làm cảm hứng cho sức sống dân chủ thế giới (ảnh: Anthony Kwan/Getty Images)

 

Hong Kong ngày 1 Tháng Bảy 2023: Cộng sản Trung Quốc đã hoàn toàn nhuộm đỏ Hong Kong (ảnh: Michael Ho Wai Lee/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

 

TQ ngày càng táo bạo trơ trẽn hơn, bất chấp những phản đối và cảnh báo của thế giới. Các chế độ chuyên chế khác cũng thế. Những kêu gọi về nhân quyền đều rơi vào những lỗ tai điếc và thế giới gần như bất lực. Thực tế này là rất nguy hiểm cho Đài Loan và phần còn lại của thế giới. Nếu không rút ra được bài học Hong Kong, tương lai số phận của nhiều dân tộc cũng sẽ như Hong Kong, khi người dân đang tắm trong ánh sáng bỗng bị chìm vào đêm tối không biết bao giờ mới thoát ra được.

“Vào đầu thập niên 1990, phương Tây bị cuốn vào trạng thái hưng phấn của hậu Chiến tranh Lạnh nên gần như mất cảnh giác. Về cơ bản, chúng ta đã thất bại trong việc tiếp thu những bài học về vụ thảm sát Thiên An Môn, đặc biệt là về sự tàn bạo của đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta không được lặp lại sai lầm đó”  Dân biểu Ritchie Torres (Dân chủ-New York), thành viên Ủy ban chọn lọc Hạ viện về đảng cộng sản TQ (House Select Committee on the CCP).

Không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay, chính quyền Hong Kong vẫn tìm mọi cách để dập tắt mọi thông tin liên quan đến vụ thảm sát sinh viên biểu tình năm 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Nhiều người Hong Kong bị bỏ tù với tội “kích động bạo loạn” chỉ vì thắp nến trong lễ tưởng niệm các nạn nhân ngày 4 Tháng Sáu 1989.

Một trong những người bị bỏ tù là Jimmy Lai, cựu Ggiám đốc tờ Apple Daily, cơ quan truyền thông độc lập lớn nhất Hong Kong. Ông Jimmy Lai, 75 tuổi vừa mãn án tù 14 tháng (vì tội dám gọi thời khắc lịch sử Thiên An Môn là “đáng xấu hổ” của đảng cộng sản Trung Quốc) nay phải thụ án thêm 5 năm 9 tháng tù nữa vì một tội “gian lận” (kiểu tội “trốn thuế” mà chính quyền thường bịa đặt) và sẽ ra tòa một lần nữa vào đầu Tháng Chín này theo “Luật an ninh quốc gia” mà chính quyền vận dụng một cách tự do để tuyên các bản án tù nặng cho bất kỳ ai chống đối.

Mọi người dân Hong Kong có tư duy tự do, dân chủ đều là đối tượng của luật này. Nó như lưỡi gươm sẵn sàng giáng xuống đầu họ. Jimmy Lai là một trong nhiều nhà báo bị buộc tội chỉ vì nói lên sự thật về những gì đang diễn ra ở Hong Kong, nhưng không chỉ có các phóng viên can đảm mới làm như thế. Theo Hội đồng Dân chủ Hong Kong (Hong Kong Democracy Council), chính quyền đã đưa hơn 1,500 “tù nhân chính trị” vào sau song sắt kể từ năm 2019 mà phân nửa dưới 25 tuổi.

 

Hình ảnh ông Jimmy Lai Chee-ying bị bắt ngày 12 Tháng Mười Hai 2020 (ảnh: Li Zhihua/China News Service via Getty Images)

Truy bc c nhng tiếng nói phn kháng bên ngoài

Những nỗ lực của CCP nhằm dập tắt mọi chỉ trích đã đạt đến mức độ kinh khủng. Ví dụ, chính quyền đóng cửa một cửa hàng bán lẻ quần áo trẻ em tên là Chickeeduck do “ủng hộ bạo lực” vì cửa hàng chào bán các tác phẩm nghệ thuật ủng hộ dân chủ và các thông điệp phản đối kín đáo!

Chính phủ TQ cũng truy lùng bất kỳ ai ở nước ngoài dám chỉ trích chính sách của họ đối với Hong Kong. Vào Tháng Sáu, cựu đặc khu trưởng Hong Kong công khai yêu cầu cảnh sát Anh “điều tra” sự kiện giới thiệu cuốn sách mới “Sheep Village” (làng cừu), một tuyển tập truyện thiếu nhi của các nhà hoạt động trong phong trào dân chủ Hong Kong. Người dẫn chương trình phải hủy bỏ sự kiện. Bắc Kinh cũng cố dập tắt những chỉ trích trong âm nhạc ở phương Tây về chính sách Hong Kong của họ. Tháng trước, dịch vụ âm ngạc Spotify và các dịch vụ phát trực tuyến khác đã phải xóa bài hát phản đối “Glory to Hong Kong” khỏi các thư viện âm nhạc của họ trên toàn thế giới (nhưng sau đó khôi phục lại vì phản ứng dữ dội của công chúng).

Ngày 29 Tháng Sáu 2023, 31 thưng nghị sĩ M đã ký tên vào bc thư ng cam kết Hoa K và các quc gia khác s “bt CCP và chính quyn Hong Kong phi chịu trách nhim v vic hy hoại quyn t do, quyn t trị và pháp quyn ca Hong Kong”.

Viết trên The Washington Post, cây bút Josh Rogin nói rằng, đã đến lúc chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ chuyển những ngôn từ sáo mòn sang hành động. Quốc hội nên thông qua luật tăng số thị thực cho những người Hong Kong chạy trốn đàn áp và thông qua dự luật lưỡng đảng công nhận rằng các văn phòng thương mại của Hong Kong tại Hoa Kỳ không còn đại diện cho một nơi không còn được các doanh nghiệp Hoa Kỳ xem là an toàn.

Chính quyền Biden cũng không nên mời Đặc khu trưởng Hong Kong Lý Gia Siêu (John Lee Ka-chiu, 李家超) dự cuộc họp Tháng Mười Một của Hội đồng Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Council) tại San Francisco, vì ông ta đang bị Hoa Kỳ trừng phạt vì vi phạm nhân quyền ở Hong Kong.

Điều quan trọng nhất mà thế giới phải học từ thảm kịch ở Hong Kong là về Đài Loan. Hong Kong là minh chứng thuyết phục nhất về ảo tưởng của đề xuất “một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh ra rả tối ngày và không nên tin vào bất kỳ lời hứa nào mà Tập đưa ra liên quan đến quyền tự trị tiếp tục của Đài Loan sau ngày thống nhất. TQ của Tập Cận Bình là một chế độ toàn trị không có chính sách gì khác hơn ngoài việc suy nghĩ cách kiểm soát triệt để người dân không chỉ tại lục địa TQ mà còn cả Hong Kong và Đài Loan. Người dân bị đưa chung vào một rổ, không có ngoại lê. “Mô hình “duy nhất đúng” này của TQ là không thể phủ nhận. Nếu bỏ qua nó sẽ tự chuốc lấy nguy hiểm cho chính mình.