Seite auswählen

“Đứng trên góc nhìn sự thật, đi tìm sự thật, truy lùng sự thật, bài viết không quá 17 trang giấy, chúng tôi mất gần 1 năm mới viết xong. Là vì, mỗi « centimètre » của mỗi dòng chữ, đều có một đoạn chứng cớ tài liệu lịch sử. Một năm dài, truy cứu trên 11 thư viện quốc tế để tìm ra một sự thật mà Nhà Nước VN không thể đào mồ chôn sống lịch sử thêm được nữa! Đồng thời, giải đáp câu hỏi: « Ai ? Ai là thủ phạm giết ông Hồ Chí Minh? »”

Trần Trung Quân

Lời nói đầu: « Sự gian xảo, dối trá, bóp méo lịch sử diễn ra dưới muôn dạng biến thể, nhưng sự thật chỉ có một dạng biến thể duy nhất đó là chân lý của thời gian ». (Jean Jacques Rousseau).

« Một dân tộc không thể trưởng thành và cứ là trẻ thơ mãi mãi, vô cùng nguy hiểm, nếu phải sống dưới chế độ độc tài, chế độ cấm người dân không được làm người lớn ». (Voltaire).

Gần 100 năm kể từ khi CS ngư trị trên đất nước VN, hàng ngàn chiến dịch gian xảo nhằm tiêu diệt sự thật. Hàng ngàn phương tiện tuyên truyền láo khoét, khiến người Việt Nam bị « trục vong » vào cơn hôn mê lừa đảo, giả dối. Do đó, triệt để tin rằng, Nhà Nước nói bất khả sai. Đảng nói là đúng 100 phần trăm. Bởi vì, « Đảng là đỉnh cao trí tuệ của loài người ». Người Việt triền miên mê sảng trong chiêm bao với ánh hào quang do Đảng thêu dệt: « Ngày mai đời sẽ đẹp hơn. Ngày mai tương lai sẽ huy hoàng hơn. Hãy ngủ đi. Ngủ yên trong giấc mộng trăm năm ».

Đứng trên góc nhìn sự thật, đi tìm sự thật, truy lùng sự thật, bài viết không quá 17 trang giấy, chúng tôi mất gần 1 năm mới viết xong. Là vì, mỗi « centimètre » của mỗi dòng chữ, đều có một đoạn chứng cớ tài liệu lịch sử. Một năm dài, truy cứu trên 11 thư viện quốc tế để tìm ra một sự thật mà Nhà Nước VN không thể đào mồ chôn sống lịch sử thêm được nữa! Đồng thời, giải đáp câu hỏi: « Ai ? Ai là thủ phạm giết ông Hồ Chí Minh? »

Mặc dầu mới vừa “giội” xuống một cơn mưa khá lớn. Nhưng, mùa Hạ Chí, tháng 8, năm 1968, ở Bắc Kinh, ngoài trời không khí vẫn nóng bức, oi ả. Nóng hừng hực. Nóng như ai gắp lửa để vào lưng. Tuy nhiên, bên trong Quân Y Viện 305, vẫn mát mẻ, đôi khi, hơi se lạnh, như trời sắp chuyển qua Lập Đông, nhờ có trang bị máy điều hòa khắp nơi. Quân Y Viện xây cất rất hiện đại. Máy móc, dụng cụ y khoa tối tân, do Đông Đức viện trợ. Bác sĩ toàn là những bác sĩ giỏi nhất nước. Quân Y Viện này, chỉ để điều trị các cán bộ lãnh đạo cao cấp từ Trung Ương Đảng đến Chính Trị Bộ, Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, hoặc cấp bậc từ thượng tướng đến nguyên soái. Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Lý Tiên Niệm, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân … v.v… đều được điều trị tại đây và cũng qua đời tại đây.

Từ 1949 đến nay, tức đã 18 năm, Quân Y Viện 305 chưa tiếp nhận một bệnh nhân ngoại quốc nào ngọai trừ cán bộ lãnh đạo CS Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên, theo lệnh của Mao Trạch Đông, Quân Y Viện mới nhận chữa trị một ông già người Việt gốc Hoa. Ông Già, sinh năm 1890, năm nay 78 tuổi, tóc và râu rụng gần hết, bởi đã qua nhiều lần hóa trị. Ngày 3 tháng 6 năm 1967, bác sĩ riêng, là Y Sĩ Đại Tá Lê Văn Mẫn, phối hợp với Thiếu Tướng Y Sĩ Nhữ Văn Bảo, Giám Đốc Quân Y Viện 108, Hà Nội, cắt bỏ một lá phổi bên trái của Ông Già, vì ông, mắc chứng ung thư ở giai đoạn 2. Ba tháng sau, tức tháng 9-1967, lá phổi còn lại bên mặt, 2 khối bướu ung thư cũng bắt đầu phát triển bất bình thường. Bác sĩ VN lắc đầu, bó tay.

Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông

Nhận được báo cáo, Mao Trạch Đông, “người anh kết nghĩa” của Ông Già, bèn ra lệnh cấp tốc đưa Ông Già sang Bắc Kinh cứu chữa. Đích thân Bác Sĩ Lý Chí Thỏa (1919-1995), Bác Sĩ riêng của Mao trạch Đông chăm sóc Ông Già. Ông Già, Chẳng biết tên thật là gì? Chỉ biết, bí danh là Hồ Chí Minh. Chức vụ lúc đi chữa bệnh là Chủ Tịch “Danh Dự” nước Dân Chủ Cộng Hòa Việt NamChủ Tịch Nước “Danh Dự” thôi! Chủ Tịch Nước thực thụ thì Tổng Bí Thư Lê Duẫn đã kiêm nhiệm từ năm 1960 rồi! Ông Già có nhiệm vụ ngồi chơi xơi nước và đứng làm cây kiểng cho chế độ. Khi nào cần xài đến tên tuổi ông, Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Tổ Quốc Hoàng Quốc Việt, hạ lệnh báo chí quốc doanh ùn ùn kéo tới, bắt ông nhăn răng, mỉm cười trước ống kính, chụp hình, lăng xê, suy tôn, tuyên truyền công trạng hư cấu “Cha Già Dân Tộc” chống Pháp, chống Mỹ “cứu nước”. Từ 1960 đến ngày qua đời năm 1969, người ta xài ông như một hình nộm quảng cáo, không hơn, không kém!

Bắt đầu từ những giòng chữ này, người viết xin được gọi ông là “Ông Già”, để giữ phép lịch sự, đồng thời, có nhã ý tôn trọng người lớn tuổi. Người viết không thể bắt chước bọn vô văn hóa, tập thể trộm chó, du côn, đứng bến xe đò… mở miệng ra thì buông những lời vô giáo dục: “Thằng vua Gia Long bán nước. Thằng Diệm, thằng Nhu, Thằng Thiệu, bè lũ tay sai đế quốc Mỹ…”

Ông Già còn một lá phổi duy nhất, đen như ống khói tàu, sắp sửa đem lên bàn mổ, “nạo” ra, rồi ném vào thùng rác, trong nay mai. Ông Ho sặc sụa. Ho ngày. Ho đêm. Ho không không kịp lấy hơi. Ấy thế mà ông vẫn tỉnh bơ, thản nhiên gỡ ống trợ thở, say sưa, “rít” từng ngụm khói thuốc, đôi mắt lim dim, hồn lâng lâng bay bổng, đê mê. Chống Mỹ chết bỏ. Chủ trương chống Mỹ tới người Việt cuối cùng. Thế nhưng, lại nghiện thuốc lá Mỹ, hiệu Philippe Moris. Mỗi ngày, ông “rít” đều đều 2 gói. Thuở đó, các quân y viện Hà Nội, Bắc Kinh, bác sĩ, y tá, bệnh nhân có quyền hút thuốc “líp ba ga”. Khói thuốc bay mịt mù trong bệnh viện. Bác sĩ có thể vừa phì phà khói thuốc, vừa thực hiện ca giải phẫu.

Nguyên nhân khiến Ông Già nghiệm đậm Philippe Moris, là do Đại Tá Patti gởi tặng, bằng cách, mỗi tháng thả dù đồ tiếp tế xuống hang Pác Pó, tiện dịp, thả luôn 1 thùng carton thuốc lá. Mỗi thùng chứa 20 cây thuốc Philippe Moris. Thuốc lá Mỹ thơm phưng phức. Chỉ cần “hít” tới cây thứ 10 là ghiền đến kiếp sau!

Đại Tá Archimedes L.A. Patti (1913-1998), Trưởng Toán Biệt Kích O.S.S – Cơ Quan An Ninh Chiến Lược (Tiền Thân của CIA), ngày 17-2-1945, nhảy dù xuống hang Pác Pó, mời Ông Già tham gia vào chiến dịch giải giới quân Nhật. Ông Già đồng ý hợp tác. Đại Tá Patti có biếu Ông 5000 dollars. Ông Già lẹ tay ký nhận. Biên Nhận này hiện còn lưu trữ ở Văn Khố Quốc Gia Washington DC.

OSS tại Việt Bắc, 1945, đứng hai bên Thiếu tá Patti là Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp (âu phục trắng)

Ngày 2-9-1945, tại Quảng Trường Ba Đình, Hà Nội, Đại Tá Patti có tham dự cuộc lễ cướp chính quyền, và lắng nghe Ông Già đọc diễn văn tiếng Việt. Ông đọc sai bét chính tả, không biết ngừng lại ở dấu chấm hay dấu phẩy, phát âm lơ lớ giọng Quảng Bình, pha một chút Nghệ An, trộn một chút âm hưởng Quảng Đông. Sau khi biết được Ông Già là Cộng Sản Tàu, phái bộ CIA của Đại Tá Patti lặng lẽ rút lui, vĩnh biệt Ông Già.

Hôm nay, ngày 25-1-1968, Ông Già có 2 cái hẹn. Cái hẹn thứ nhất, 11 giờ sáng, tiếp ba lãnh tụ Trung Cộng. Người thứ nhất: Thủ Tướng Chu Ân Lai. Người thứ nhì: Thống Chế Lâm Bưu, Tổng Trưởng Quốc Phòng.
(Ghi chú: Lâm Bưu toa rập với Giang Thanh, đảo chánh Mao Trạch Đông. Kế hoạch thất bại, lái phi cơ đào thoát qua Liên Xô. Giữa đường phi cơ hết xăng, rơi trên đất Mông Cổ, tử nạn ngày 13-9-1971, thọ 63 tuổi).

Người thứ ba, Đại Tướng Hoàng Vĩnh Thắng, Tư Lệnh Đại Quân Khu Quảng Châu.
(Xin lưu ý: Việt Nam trực thuộc Đại Quân Khu Quảng Châu).

Cuộc hẹn thứ nhì, 16 giờ chiều, tao ngộ người đệ tử thân thương Võ Nguyên Giáp, bị Lê Duẫn lưu đày qua Hungary 1 năm để chữa chứng bệnh “tâm thần phân liệt”, trên đường trở về VN, ghé vấn an sức khỏe Ông Già, và chắc chắn, sẽ có những lời thì thầm nho nhỏ giữa hai người, là: Chửi cha Lê Duẫn!

Căn phòng 17 thước vuông, rất chật hẹp, khi phải tiếp ba người khách cùng một lúc. Bác sĩ, y tá, lao công cấm bước vào. Ông Già ngồi trên giường. Suốt thời gian tiếp khách, 15 phút, ông không nói một lời nào, chỉ biết gật đầu và bắt tay chào tạm biệt lúc khách ra về.

Chu Ân Lai (1898-1976, là cha nuôi Thủ Tướng Lý Bằng) ngồi trên ghế. Lâm Bưu, Tướng Hoàng Vĩnh Thắng thì đứng. Chu Ân Lai, hàng chục năm qua, luôn luôn dành cho Ông Già một sự cảm tình đặc biệt, vuốt vuốt lưng Ông Già, an ủi: “Không sao đâu. Đừng sợ. Y khoa Trung Quốc giỏi nhất thế giới”. Ông Già vẫn gắn hai ống trợ thở ở lỗ mũi, ngước nhìn Chu Ân Lai bày tỏ sự cảm ơn sâu xa. Chu Ân Lai nói láo. 18 năm sau đó, tại căn phòng số 2, cũng ở Quân Y Viện này, y khoa Trung Quốc đã “chạy làng” căn bệnh ung thư ruột già của ông, nên phải nhắm mắt lìa đời ngày 8-1-1976.

          Hồ Chí Minh, Chu Ân Lai                                                                         Lâm Bưu

 

Lâm Bưu, Phó Chủ Tịch Nước, kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng, người chuẩn bị kế vị Mao Trạch Đông, cất tiếng đặt những câu hỏi trịch thượng của cấp trên tra khảo cấp dưới:

– Đồng chí là người chỉ thị Phạm Văn Đồng ký văn bản ngày 14-9-1958, công nhận chủ quyền Quần Đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Đúng không? Hãy xác nhận trước mặt chúng tôi.

Ông Già: Gật đầu!

Lâm Bưu:

– Ngày 25-12-1967, qua điện đàm với Mao Chủ Tịch, đồng chí yêu cầu Trung Quốc gửi 300.000 quân sang VN để bảo vệ Hà Nội, nhưng thực ra là phòng ngừa bọn Liên Xô xét lại đưa quân qua giúp Lê Duẫn lật đổ đồng chí. Có đúng vậy không?

Ông Già: Gật đầu!

Lâm Bưu:

– Đồng chí có thông báo cho Đảng Cộng Sản Đông Dương biết, tổng số tiền Trung Quốc cho vay không tính lãi để đánh hai đế quốc Pháp và Mỹ sau này phải thanh lý bằng lãnh thổ, lãnh hải (đất và biển) chứ không bằng hiện vật, hiện kim. Họ có biết điều này không?

Ông Già: Gật đầu!

Lâm Bưu:

– Đồng chí có thường xuyên cải tạo tư tưởng cán bộ VN các cấp hiểu rõ chính sách Trung Quốc, Việt Nam tuy hai mà một không? Bây giờ hai nước chưa là một. 50 năm nữa chưa là một. 100 năm nữa chắc chắn sẽ là một.

Ông Già: Gật đầu!

Lâm Bưu xoay qua Tướng Hoàng Vĩnh Thắng, nói:

Đại Tướng cùng Ban Tham Mưu Quảng Châu soạn kế hoạch bố trí 300 ngàn quân của ta trên 6 tỉnh miền Tây Bắc của VN: “Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình…”. Tuyên truyền rằng quân ta tới đây chỉ để làm công tác Công Binh, sửa cầu, đường, xây cất nhà cho hộ dân nghèo.

Tướng Hoàng Vĩnh Thắng đứng nghiêm:

– Xin tuân lệnh đồng chí Bộ Trưởng.

Chu Ân Lai đứng lên, bắt tay từ giã Ông Già, đi ra trước. Lâm Bưu, Hoàng Vĩnh Thắng, cũng bắt tay từ giã Ông Già, đi theo Chu Ân Lai, ra về.

* * *

Những tháng ngày nằm trị bệnh ở Quân Y Viện 305, là những tháng ngày sống trên đất thánh, đất thần tiên, đất thiên đàng. Tâm hồn thoải mái, ấm áp. Trí não bình an, thanh thản. Tâm tư yên tĩnh, an nhàn. Sống ở đây, sống trên quê hương, sống trên quê cha đất tổ Đế Nghiêu, Đế Thuấn, dẫu có chết, cũng vui lòng. Đất Hà Nội. Đất lạ quê người. Đất sát sinh. Đất khốn kiếp. Đất tràn ngập hận thù. Đất của bọn “An Nam man di, mọi rợ”. Đất của bè lũ tay sai đế quốc Xô Viết. Kẻ thù trước mặt. Kẻ thù sau lưng. Kẻ thù bên trái. Kẻ thù bên mặt. Nhìn đâu cũng thấy kẻ thù”. Ông Già nói đúng. Thậm chí, cái ngày chụp thuốc mê cắt bỏ một lá phổi trong Quân Y Viện 108, cũng phải có mặt Đại Sứ Chu Kỳ An và toán An Ninh thuộc Cục Bảo Vệ Yếu Nhân của “Trung Quốc” đứng trong phòng mổ, Ông Già mới yên tâm cho phép chụp thuốc mê.

Rõ ràng là đất “thần tiên”. Ông Già muốn gì được đó. Ông Già muốn ăn món gì có ngay món đó. 29 năm (1939-1968) nhận nhiệm vụ đi công tác ở Việt Nam, đôi khi, về đêm, nằm nhớ các món ăn hồi nhỏ, nhiều hơn là nhớ nơi chôn nhao cắt rún. Thèm chảy nước miếng. Bây giờ, dù “sức ăn” đã yếu, dù thường xuyên mắc nghẹn, nhưng Ông Già vẫn nuốt ngấu nghiến các món ăn mà lúc ở Hà Nội, nằm mơ cũng không có, như: Gà Cung Bảo Tứ Xuyên, Mì Khô Vũ Hán, Bánh Bao Chiên Thượng Hải, Vịt Quay Bắc Kinh, Cá Giấm Hàng Châu….

Ngoài ăn và uống, những thức ăn thức uống cao lương mỹ vị, qua máy phát băng nhựa AKAI, Ông Già còn nằm nghe lại những điệu hát dân ca hùng tráng lúc ông còn mang cấp bậc Thiếu Tá, phục vụ trong Binh Đoàn Bát Lộ Quân, dưới ngọn cờ CS, chống Nhật, chống Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch. Kỷ niệm xưa ồ ạt kéo về từ tiềm thức khi nghe những ca khúc “Ở Nơi Xa Vắng”, dân ca Tứ Xuyên, “Con Kênh Xinh Xinh”, dân ca Vân Nam, “Ánh Sơn Hồng”, dân ca Giang Tây, “Hưng Quốc”, bản nhạc này do ca sĩ Tống Tổ Anh trình bày cho Mao Trạch Đông thưởng ngoạn năm 1932. Vân vân và vân vân…

Đêm về, trước khi ngủ, ông mê mệt đọc, nghiền ngẫm từng câu tập thơ “Tỳ Bà Hành” dài trên 600 chữ của Bạch Cư Dị sáng tác năm 816. Bạch Cư Dị hết lời tôn vinh con nhỏ khảy đàn tỳ bà trong một quán nhậu bình dân trên bến Tầm Dương. Đời xưa, nhà Đường, bên Tàu, gọi là “kỹ nữ”. Đời sau, nhà thơ kiêm Tri Phủ VN, Dương Khuê, gọi là “cô đầu, ả đào”. Ngày nay, Sàigòn – Huế – Hà Nội gọi là “gái bia ôm”. Ông Già chết mê chết mệt chuyện tình lâm ly bi đát của cô gái bia ôm trên bến Tầm Dương. Văn pháp Bạch Cư Dị viết toàn là văn “Phồn Thể”. Văn “Phồn Thể” được người Trung Hoa viết và đàm thoại trên hàng ngàn năm qua. Dễ hiểu, truyền cảm, súc tích. Những áng văn chương tuyệt tác của Trung Hoa đều viết bằng văn “Phồn Thể”. Nói cách khác, nó là tiếng nói phổ thông, truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Năm 1949, sau khi chiếm chính quyền xong, Mao Trạch Đông tiêu diệt tận gốc văn “Phồn Thể”, thay thế vào đó là văn “Giản Thể”. “Giản Thể” có nghĩa là bỏ bớt, cắt xén, rút gọn 4 chữ còn 2, 2 còn 1. Nghĩa là, “Giản Thể” là thể văn “hột vịt lộn”, đảo ngược đầu, lật ngửa đít của chế độ CS. Thí dụ: “Bệnh Viện Nhi Đồng”. Bỏ đi chữ “Bệnh” và chữ “Đồng”. “Hôm nay, tôi đưa con tôi đi khám ở Viện Nhi”. “Nhi” là gì? “Viện” không có trợ từ, bổ túc từ, đứng một mình có nghĩa là gì? Riêng chữ “Viện” đã có tới 14 nghĩa!

Ông Già đọc tiếng Tàu rất lưu loát, hiểu sâu sắc từng chữ. Thế nhưng, năm 1959, Tố Hữu đưa ông xem một đoạn trong bài thơ Tống Biệt Hành do Thâm Tâm sáng tác, năm 1940.

“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng vỗ trong lòng?
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng.”

Ông đọc đi đọc lại cả chục lần song chẳng hiểu nội dung bài thơ của thi sĩ Thâm Tâm muốn nói lên điều gì? Tuy vậy, những câu thơ tuyên truyền của Tố Hữu, thơ chẳng ra thơ, lời lẽ thất học, chữ tục tĩu, ý nghĩa câu thơ nghe tanh mùi máu, Ông Già lại hiểu vanh vách và rất thích thú. Chẳng hạn:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,
Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sít-Ta-Lin bất diệt”.

Hoặc.

Bên đây bên giới là nhà
Bên kia biên giới cũng là quê hương.

Đúng hẹn, 16 giờ chiều, Võ Nguyên Giáp, trong bộ y phục đại cán “Trung Quốc”, bước vào, cử chỉ hết sức lễ phép, kính trọng, quỳ xuống đất, khom người áp sát thanh giường, mở miệng nói gần như thì thầm: “Con đến thăm Bác. Cầu mong Bác khỏe mạnh sớm về nước, lãnh đạo Đảng và nhân dân”. Ông Già vẫn nằm dài trên giường. Thì thào: Bác muốn biết, Brezhnev (Tổng Bí Thư Đảng CS Xô Viết từ năm 1964 đến 1982và Lê Duẫn đã dừng lại hay vẫn còn tàn sát người của chúng ta?

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp

 

Võ Nguyên Giáp Đáp gọn: “Vẫn còn. Khi nào người chúng ta chết hết, chúng nó mới chịu dừng laị”.

Ông Già thúc giục: “Đi ra khỏi nơi đây nhanh đi. Bọn Sứ Quán của Lê Duẫn ở Bắc Kinh đang theo dõi Bác và cậu đấy. Hãy cẩn trọng. Phòng ngừa bọn tay sai Nga nó sẽ bắt giam cậu đấy”.

Võ Nguyên Giáp cúi đầu “vâng vâng, dạ dạ” rồi nhanh chóng chuồn ra cửa. Thời Gian Võ Nguyên Giáp gặp bác đúng 9 phút.

Võ Nguyên Giáp đã bị cho “ra rìa” khỏi Bộ Chính Trị từ năm 1963. Sáu năm giữ chức Bộ Trưởng Bộ Cai Đẻ, là một hình thức giam lỏng. Cuối năm 1967, Tổng Tham Mưu Trưởng, Đại Tướng Văn Tiếng Dũng giả vờ hỏi Giáp có ý kiến như thế nào nếu Bộ Chính Trị quyết định mở chiến dịch tổng tấn công miền Nam. Giáp khờ khạo đáp: “Hãy tiếp tục đánh du kích. Tiếp tục chiến lược của Nguyên Soái Trần Canh (1903-1961) Trung Quốc là “ lấy nông thôn bao vây thành thị”, làm cho địch co cụm đến khi nào đầu hàng thì thôi”.

Lời phát biểu của ông Giáp, hoàn toàn trái ngược lại chiến lược của các tướng lãnh Nga, cố vấn Lê Duẫn và Lê Đức Thọ, liên tục Tổng Tấn CôngTổng Nổi Dậy, cơ hội đưa đến chiến thắng nhanh hơn chiến lược của Tàu gấp ngàn lần. Thế là, Bộ Chính Trị, viện cớ đồng chí Giáp “lâm sàng Stress” quá nặng, bèn tống sang Hung Gia Lợi vào tháng 1-1967. 1 năm sau, Tháng 1-1968 cho phép về nước để tiếp tục bị giam lỏng, cấm xuất cảnh cho đến ngày Lê Duẫn qua đời năm 1986.

Ghi chú. Sau khi đầu độc Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, cánh tay mặt Ông Già, chết thảm ngày 6-7-1967 tại Hà Nội, Lê Duẫn yên lòng giữ vững ngai vàng, nắm Tổng Bí Thư Đảng từ năm 1960 đến năm 1986. Trên 25 năm làm vua nước Việt, Lê Duẫn, (Trưởng Toán Đông Dương Vụ KGB) từ năm 1958, do Nikita Fyodorovich Karatsupa, Đặc Vụ Trưởng Đặc Vụ KGB tại Á Châu bổ nhiệm, quyền hành nghiêng trời lệch đất, lãnh đạo một tập đoàn tuyệt đối trung thành đế quốc Nga, điều khiển cuộc chiến suốt 25 năm xâm chiếm miền Nam gồm những “đệ tử” thân tín sau đây: Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Phạm Hùng, Tố Hữu, Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Xuân Thủy, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí ThọVõ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Khải….

Và ê-kíp Tướng Lãnh: Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Đại Tướng Hoàng Văn Thái, Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng Tướng Hoàng Cầm, Đại Tướng Lê Đức Anh, Thượng Tướng Đinh Đức Thiện, Thượng Tướng Lê Ngọc Hiền, Đại Tướng Lê Trọng Tấn, Thượng Tướng Nguyễn Hữu An, Đại Tướng Lê Văn Dũng, Đại Tướng Nguyễn Quyết, Đại Tướng Đoàn Khuê, Đại Tướng Song Hào, Đại Tướng Dương Thông, Thượng Tướng Trần Nam Trung, Thượng Tướng Trần Độ, Thượng Tướng Chu Huy Mân, Thượng Tướng Lê Chưởng, Thiếu Tướng Huỳnh Văn Nghệ, Thượng Tướng Trần Văn Trà….

* * *

ĐÔI GIÒNG TIỂU SỬ VỀ “ÔNG GIÀ”

“Ông Già” tên thật là Hồ Tích Quang, con ông Hồ Tích Trân và bà Uông Lữ Thanh, sinh ngày 17-9-1890, tại xã Nam Cương, huyện châu thành Hoàng Phố, Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.

Năm 1914, tốt nghiệp bằng trung học phổ thông tại Trường Trung Học Sa Địa Đông. Năm 1915, Hồ Tích Quang được Nha Học Chính bổ nhiệm đi dạy ở Trường Trung Học Tương Đàm, Hồ Nam. Tại đây, ông kết nghĩa “huynh đệ” với một thầy giáo dạy trường làng cấp Sơ Đẳng, Tiểu Học, tên Mao Trạch Đông, bởi cùng một chí hướng chống Triều Đình Mãn Thanh và “bọn ngoại xâm da trắng”.

Năm 1921, Trần Độc Tú (1879-1942) cùng với Cù Thu Bạch (1899-1935), Lý Đại Chiêu (1889-1927), Lưu Thiếu Kỳ (1898-1969) và Chu Ân Lai thành lập Đảng CS Trung Quốc tại Thượng Hải. Năm 1925, Lý Đại Chiêu là người tiến cử Mao Trạch Đông, Bành Đức Hoài, Hồ Tích Quang, Đặng Tiểu Bình (1904-1997) gia nhập Đảng CS do Trần Độc Tú đang giữ chức Tổng Bí Thư Đảng.

Để chạy trốn quân Tưởng Giới Thạch truy quét đến đường cùng, Đảng CS bắt buộc phải tháo chạy dưới danh nghĩa Vạn Lý Trường Chinh. Hành trình rút lui chạy trối chết dài 12 ngàn cây số, từ Giang Tây, tới Tây Tạng, địa điểm cuối cùng hết đường chạy là Thiểm Tây. Thời gian tháo chạy là 370 ngày, khởi đầu tháng 10-1934 đến ngày 19-10-1935. Lúc bắt đầu bỏ chạy, CS có 86 ngàn quân. Kết thúc Vạn Lý Trường Chinh số quân du kích chỉ còn có 7000.

Trong một năm cắm đầu chạy bán sống bán chết, Mao Trạch Đông đảo chánh và lần lượt tống giam các lãnh tụ cao cấp Trần Độc Tú, Cù Thu Bạch, Lý Đại Chiêu, Lưu Thiếu Kỳ, giết sạch 29 ngàn quân ủng hộ phe cánh Trần Độc Tú. Chu Ân Lai xin tha mạng và thề trung thành muôn đời với Mao Trạch Đông nên tính mạng mới được an toàn. Mao Trạch Đông nghiễm nhiên trở thành Chủ Tịch Kiêm Tổng Bí Thư Đảng trọn đời. Lý Đại Chiêu bị bỏ đói đến chết năm 1927. Cù Thu Bạch bị treo cổ năm 1935. Trần Độc Tú bị xử bắn năm 1942. Về sau này, qua các chiến dịch Chống Cánh Hữu năm 1957, tiêu diệt nửa triệu trí thức. Bước Đại Nhảy Vọt năm 1958, Cách Mạng Văn Hóa 1966-1976… trên 60 triệu người dân Trung Hoa chết tức tưởi dưới bàn tay sắt máu của Mao Trạch Đông.

Các đồng chí theo phò tá Mao sau này cũng bị thanh trừng và tống giam không có ngày ra như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Tập Trọng Huấn, (cha Tập Cận Bình), Bành Đức Hoài, Diệp Kiếm Anh, Chu Đức, Từ Hướng Tiến, Nhiếp Vĩnh Trăn….

Với trình độ học vấn đáng bậc thầy Mao Trạch Đông. Tiếng Hán ông viết không thua kém gì so với các nhà văn Trung Hoa nổi tiếng vào đầu thế kỷ 19. Cho nên, suốt cuộc Vạn Lý Trường Chinh, Hồ Tích Quang làm thư ký riêng cho Mao Trạch Đông và được Mao Trạch Đông đặt cho 2 bí danh : “Hồ Quang” và “Hồ Chí Minh”, gắn lon Thiếu Tá đồng hóa ngày 25-7-1936.

Thiếu Tá Hồ Tích Quang, bí danh Hồ Chí Minh

Ngày 1-1-1938, Thiếu Tá Hồ Tích Quang nhận chức Trưởng Phòng Báo Chí Bát Lộ Quân ở Quế Lâm. Phòng Báo Chí phụ trách công tác tuyên truyền và giáo dục tư tưởng Cách Mạng CS cho toàn quân. Thiếu Tá Hồ Tích Quang còn đảm nhận thêm chức Chủ Bút Nội San Bát Lộ Quân. Nội dung tờ Nội San một mình ông viết từ A đến Z và sáng tác những bài thơ đường loại cổ thi nhằm vận động quần chúng ủng hộ chủ nghĩa CS.

Tháng 12-1938, Thiếu Tá Hồ Tích Quang nhận chức Trưởng Phòng Đông Nam Á Vụ, thuộc Cục Phương Nam, dưới sự điều hành của Sở Tình Báo Hoa Nam mà Giám Đốc là Thượng Tướng Phan Hán Niên. Cuối tháng 2-1939, Mao Trạch Đông đề cử Thiếu Tá Hồ Tích Quang với bí danh “Hồ Chí Minh” vào chức vụ Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Đông Dương. Tổng Hành Dinh Đảng CS Đông Dương đặt tại Hang Pác Bó. Tháng 3-1939, Thiếu Tá Hồ Tích Quang kết hôn bán chính thức với bà Nông Thị Trưng, sinh quán tại Cao Bằng. Năm đó bà 20 tuổi. Tháng 9-1940, bà sinh đứa con trai đầu lòng, mang họ mẹ, là Nông Đức Mạnh. Năm 1942, ông “ly thân” bà Nông Thị Trưng, “kết hôn” không có giá thú với một thiếu nữ khác, 16 tuổi, tên Nguyễn Thị Phương Thảo, cháu ngoại ông Hồ Tùng Mậu.

* * *

Cùng là anh em Cộng Sản. Cùng là đồng chí. Cùng thờ một Ông Tổ KARL MARX. Nhưng, đối với người Trung Hoa, Trung Hoa Cộng Sản, Trung Hoa Đài Loan Tưởng Giới Thạch, Trung Hoa Hồng Kông… đều nuôi dưỡng trong lòng mối thù truyền kiếp bọn Cộng Sản Quỷ Da Trắng Liên Xô. Mối thâm thù bắt nguồn từ cá tính dân tộc Nga. Dân tộc lập quốc dựa trên tập quán ăn cướp. Cướp đất, cướp nước người khác. Năm 1858, Nga ngang nhiên chiếm lãnh thổ Trung Hoa dọc theo Hắc Long Giang trải dài đến sông Ô Tô Lý, ra tới duyên hải Thái Bình Dương – Đông Bắc Trung Hoa – tức phía Nam Viễn Đông Nga Sô. Năm 1920, chiếm luôn đảo Sakalin, phía Đông sông Ussuri, tức phía Bắc Hắc Long Giang đến Ngoại Hưng An Lĩnh, hướng Đông Hồ Baykal, vùng Tannu Uriankha. Tổng số diện tích Nga ăn cướp của Trung Hoa trước sau 4 triệu cây số vuông, không phải 2 triệu cây số vuông như mọi người nghĩ.

Năm 1961, đánh một trận quyết tử đòi đất, thua Nga “xiểng niểng”, Mao Trạch Đông hận lắm. Ngày ăn không ngon. Đêm ngủ không yên giấc. Phải rửa hận. Ngày 2-3-69, Mao Trạch Đông xua 500.000 quân vượt biên giới chiếm hòn đảo Damanski, Trung Hoa gọi là Trân Bảo, nằm trên sông Ussuri. Nga gởi ra mặt trận 200.000 quân phản công. Trận chiến đẩm máu kéo dài đến tháng 6-1969, Quân Mao Trạch Đông thua tan tác. Đã vậy, Nga còn hâm dọa “trải thảm” bom nguyên tử xuống thủ đô Bắc Kinh. Mao hoảng sợ, cầu cứu Mỹ. Mỹ đánh tiếng sẽ trả đũa nguyên tử, nếu Nga dùng bom hạt nhân tấn công Mao Trạch Đông.

Nhớ cái ơn đó, Mao Trạch Đông đề nghị mở bang giao với Mỹ. Năm 1971, Kissingger đến Bắc Kinh “ăn Hoành Thánh” với Phó Tổng Lý Quốc Vụ Viện Lý Tiên Niệm. Năm 1972, Nixon tới Hàng Châu tập cầm đũa ăn “Há Cảo Áp Chảo” với Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông. Từ đó, Mỹ và Tàu bắt chước Tề Thiên Đại Thánh thề kết nghĩa VƯỜN ĐÀO với Ngưu Ma Vương, giống hệt quyển tiểu thuyết Tây Du Ký của tác giả Ngô Thừa Ân.

Hai đàn anh Nga Tàu đánh “xáp lá cà” hàng chục trận chiến ở biên giới Hắc Long Giang, thì, 2 phe đàn em Nga-Tàu tại Hà Nội cũng tàn sát không nương tay. Cuộc “nội chiến” trong Đảng, giữa đồng chí Việt với đồng chí Việt, máu loang đỏ mặt nước Hồ Tây. Phe thân Nga Lê Duẫn diệt tận gốc rễ phe thân Tàu. Đồng chí nào còn sống, lãnh bản án nhẹ nhất cũng 10 năm tù trở lên.

Ngày 2-1-1969, Thiếu Tướng Lê Quảng Ba, gốc người Tày, tên thật Đàm Văn Mong, Tư Lênh Quân Khu Việt Bắc, báo cáo lên Lê Duẫn rằng, hịên có khoảng 300 ngàn quân Trung Quốc đang tràn vào Quân Khu của ông để “làm Công Binh”.

Nhận được tin, một loại tin “sét đánh ngang tai”, Lê Duẫn bảo Bộ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Duy Trinh: “Mẹ nó, lấy máy bay qua Bắc Kinh, đưa Thằng Già ăn hại về đây gặp tao, gấp”.

(Xin chép nguyên văn lời Lê Duẫn. Lê Duẫn tên thật là Lê Văn Nhuận, xuất thân làm nghề phất cờ hiệu xe lửa ở ga Triệu Phong, Quảng Trị. Dù đã leo lên ngôi Hoàng Đế, nhưng cách ăn nói vẫn lỗ mãng, mở miệng là chửi thề, văng tục như thuở nào).

Năm 1961, có 2700 “Cố Vấn” Nga ở Hà Nội. Năm 1964 đến 1975 con số “Cố Vấn” Nga lên đến 11.200. Trên lý thuyết, nói là hợp tác với Bộ Đội CSVN phòng ngừa quân Mỹ đổ bộ. Trên thực tế, 1 Sư Đoàn “Cố Vấn” Nga tới đây nhằm mục đích bảo vệ Lê Duẫn. Tương tự như vậy, 300 ngàn quân Trung Cộng có nhiệm vụ che chở Chủ Tịch Nước Danh Dự Hồ Tích Quang thì chẳng có gì phải ngạc nhiên. Điều rất ngạc nhiên là, quân Trung Cộng “thọt cẳng” vào nước VN như đi vào chỗ không người, vào một căn “nhà hoang chết chủ”. Mao Trạch Đông hay Hồ Chí Minh Hồ Tích Quang, còn gọi là “Hồ Chủ Tịch”, khinh thường Lê Duẫn ra mặt, không có một lời hỏi ý kiến Lê Duẫn. Thực ra, lâu lắm rồi, Lê Duẫn đã biết Hồ Chí Minh Hồ Tích Quang là người Hán, là Thái Thú gián điệp của Mao Trạch Đông. Nên, từ năm 1959, đã “tống giam tại gia” Hồ Tích Quang trong Bắc Bộ Phủ – muốn gặp ai, muốn đi đâu, muốn xuất ngoại – phải có lệnh Lê Duẫn.

Hồ Chí Minh, Lê Duẫn

Bộ Chính Trị thời Lê Duẫn gắn ống đu đủ “thổi” Hồ Chí Minh Hồ Tích Quang bay lên chín tầng mây… “Cha Già Dân Tộc”, chẳng qua, còn một chút nể nang Mao Trạch Đông bởi chính sách “đu dây” Nga-Trung, moi viện trợ đánh đế quốc Mỹ. Nay thì đã đến lúc dứt điểm. Một, phe thân Nga tiệt chủng. Hai, phe thân Tàu bị chôn sống tập thể. Đã hết rồi “Chiến Lược chàng hảng”, đi hàng hai, lưỡng cực, lưỡng thể, lưỡng Đảng, Đảng Nga, Đảng Tàu sống theo kiểu “trộn lộn cám heo ». Bây giờ, phải chọn phe, “gạo” ra “gạo”, “thóc” ra “thóc”.

Khi “Hồ Chủ Tịch” về tới Hà Nội, là lúc Hoa Kỳ “rải” bom tấn hằng đêm. Tiểu Đoàn Bảo Vệ 202 lập tức “khiêng” Bác tới Nhà 67 tránh bom. Nhà 67, thật ra là căn hầm trú bom do Công Binh Trung Quốc xây dựng tháng 4-1967, bèn gọi là “Nhà 67”. Nhà sàn, 3 gian, núp dưới các tàng cây cổ thụ. Phía dưới căn nhà, Công Binh xây một khu hầm trú bom rộng 55 thước, sâu 12 thước, trên nóc hầm, phủ bê tông cốt sắt dày 3 thước, rất an toàn. Trang bị đầy đủ dụng cụ y khoa cứu cấp. Một toán bác sĩ 7 người, túc trực bên giường bệnh “Bác Hồ” 24/24.

Bệnh của “Bác” diễn biến rất xấu, mỗi lúc mỗi trầm trọng thêm. Nằm bất động, nhưng Bác luôn trằn trọc hai nỗi nhớ, nhớ ray rức, nhớ da diết, nhớ Hoàng Phố, Quảng Châu, nơi Bác chào đời. Thứ hai là, nhớ đứa con trai đầu lòng. Ngày 26-8-1969, Bộ Chính Trị chiều theo ước nguyện cuối của “Bác”, cho phép Nông Đức Mạnh, 29 tuổi, đang tu nghiệp tại Học Viện Lâm Nông Leningrad – Saint-Peterburg, trở về VN, quỳ bên giường bệnh, khóc cha đúng 15 phút, liền bị đuổi ra ngoài, nhường chỗ cho hàng chục đảng viên cao cấp chen nhau đứng đầu giường khóc nức nở.

Cuối tháng 5 đến nay, “Bác” ngưng hút thuốc. Lá phổi giảm mức độ công phá thấy rõ. Dứt hẳn các cơn ho quằn quại, trong người cảm thấy khỏe đôi chút, bớt chán đời hơn mấy tháng trước. Bác tính nhẩm trong đầu, nếu lần này vuột khỏi bàn tay Tử Thần, sức lực phục hồi như xưa, đúng như lời bác sĩ “hứa lèo” với “Bác”. “Bác” sẽ “dựa hơi” 300 ngàn quân của đồng chí Mao Chủ Tịch, tiêu diệt sạch láng bọn phản động Lê Duẫn. Nhất định giết, giết không biết mệt, giết không sót một đứa nào, kể cả bà già vợ “thằng” Lê Duẫn.

“Bác” đang mộng du, hãy để “Bác” mộng du. Sự sống của “Bác” mỏng manh như chỉ mành treo chuông. Thời gian kéo dài hơi thở tính bằng dây, bằng phút, chớ không tính bằng ngày, tháng. Vả lại, ai cũng biết, đời người có sinh tồn chứ không có trường tồn. Sự vật, vạn vật, lẫn chúng sinh, tất cả, đều vô ngã, vô thường, giống như bóng trăng phản chiếu trên mặt nước, gió thổi làm cho nổi sóng, bóng trăng vừa hiện ra lại biến mất theo làn sóng. “Bác” quên mất, “Bác” không bao giờ chết. Bác quên mất thân xác “Bác” là đất, là cát bụi. “Bác” quên lửng tội ác cả triệu người Việt Nam chết dưới bàn tay Thái Thú dính đầy máu của “Bác”. “Bác” chưa hề có một lần nghĩ tới đời người là vô ngã, vô thường. “Bác” tuy là “Cha Già Dân Tộc”, nhưng, “Bác” cũng chết mẹ như ai. “Bác” không thể sống đời đời kiếp kiếp như “Bác” tưởng tượng . Bởi thế, hiện giờ, trong tâm trí “Bác”, “Bác” đang soạn thảo một kế hoạch “vĩ mô”, là làm sao giết được Lê Duẫn, trước khi “tà tà” thả bộ xuống địa ngục…

Ngà 2-9-169, lúc 9 sáng. Không! Không đúng hẳn! Kim đồng hồ treo trên vách tường chỉ đúng 9 giờ 27 phút. Hai người đàn ông mặt đằng đằng sát khí, có vẻ như muốn ăn tươi nuốt sống ai đó, hậm hực bước vào. Đội cận vệ, toán bác sĩ túc trực, y tá… khép nép, cúi đầu chào hai vị khách, lặng lẽ bước ra. Một cận vệ ở bên ngoài, đóng sập cửa hầm. Từ đó, nội bật xuất, ngoại bất nhập, dành riêng không gian cho hai vị khách những giờ phút quý báu “hỏi thăm” sức khỏe “Bác”. Người thứ nhất, Tổng Bí Thư Lê Duẫn hất hàm, hỏi “Bác”:

– “Bác” mời 300 ngàn quân Trung Quốc sang nước ta, chúng ở đây, chúng biết hết địa thế, địa hình, địa vật, một ngày nào đó, chúng xâm lược nước ta, chắc chắn chúng ta sẽ trở tay không kịp! Tại sao “Bác” không tham vấn ý kiến Bộ Chính Trị ?

“Bác”vẫn nằm ngửa trên giường, vẫn gắn hai ống trợ thở, trả lời bằng thái độ thách thức.

– Tôi là Chủ Tịch Nước. Tôi có toàn quyền hành động. Bộ Chính Trị là cái quái gì mà tôi phải hỏi ý kiến ?

Người thứ hai, Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tư Tưởng Đảng, máu nóng sôi lên tận não, đếch cần giữ lễ, thẳng thừng xưng hô tao với mày:

– Tiên sư cha mày. Mày cõng rắn cắn gà nhà phải không? Tao sẽ bóp cổ mày.

Lê Duẫn, lập tức lật mặt nạ Hồ Tích Quang.

– Đồng chí là ai ?

Hồ Tích Quang biết đã bị lộ, yếu ớt chống trả:

– Chúng mày là ai?

Lê Duẫn hỏi một câu hỏi quá ngắn. Vỏn vẹn có 4 chữ

– Đồng chí là ai?

Tuy vậy, nó là phát súng “ân huệ” dành cho Hồ Tích Quang.

Ngay khi đó, nhanh như cắt, Lê Đức Thọ vói tay bức đứt hai ống cao su trợ thở, ném xuống gầm giường. Hồ Tích Quang ngộp thở, toan ngồi dậy, Lê Duẫn hai tay ấn đầu Hồ Tích Quang nằm úp mặt xuống nệm. Ông ta càng ngộp thở, càng ú ớ, càng giẫy giụa, đó là động tác của người giẫy chết. Chưa đầy 4 phút, người Hồ Tích Quang mềm nhũn, hước hước mấy cái, hai mắt từ từ khép lại. Kim đồng hồ chỉ đúng 9 giờ 43 phút. Lịch bloc treo tường ghi ngày 2-9-1969.

Duẫn và Thọ bước lên miệng hầm. Duẫn ban lệnh Thủ Tướng Phạm Văn Đồng:

“Bác” đã từ trần. Tổ chức 1 tuần lễ quốc táng. Chỉ thị toàn dân, toàn quân vấn khăn tang ba tháng. Toàn dân từ 7 tuổi đến 100 tuổi, phải tuân thủ lệnh Nhà Nước, khóc “Bác” đúng 30 ngày. Toàn quân không được khóc, giữ vững ý chí chống Mỹ”.

Già, trẻ, bé, lớn… đều khóc một lượt! Nhà nhà cùng khóc! Khóc cả phố. Khóc cả Phường, cả Huyện, cả tỉnh, cả thủ đô, cả nước! Khóc để không bị cắt hộ khẩu! Khóc để không bị cúp phiếu mua gạo! Hết nước mắt khóc, lấy ớt bột bôi lên mắt khóc tiếp! Khóc uất nghẹn! Khóc đến khàn giọng! Khóc cháy cả cổ họng! Tổ Dân Phố đi rình từng nhà. Người nào không khóc sẽ bị còng tay tống vô Trại Cải Tạo! Nước mắt người Việt gây lũ lụt cả thành phố Hà Nội. Nước mắt khóc “Bác” làm sông Hồng, sông , sông , sông Thao, sông Đà, sông Đuống, sông Kỳ Cùng… mực nước dâng rất cao.

Lễ Quốc Táng long trọng tổ chức tại Quảng Trường Ba Đình ngày 9-9-1969. Ngày 11-9-1969, toán chuyên viên Trung Quốc đã đúc xong hình sáp ông Hồ Tích Quang để sau này xây lăng, bắt toàn dân quỳ lạy ông. Đến nay đã 54 năm (1969-2023), người VN vẫn tin đó là thi hài thật của ông, do Nga Sô tẩm thuốc ướp xác theo chu kỳ 20 năm một lần.

Ngày 14-9-1969, Đại Sứ Trung Cộng Vương Âu Bằng, tháp tùng trên chiếc phi cơ chở quan tài ông Hồ Tích Quang trở về cố quốc. Ngày hôm sau, 15-9-1969, dưới sự chủ trì của Thủ Tướng Chu Ân Lai, lễ an táng ông Hồ Tích Quang được cử hành lúc 11 giờ sáng tại Nghĩa Trang Bát Bảo Sơn. Nghĩa trang này, nơi chôn cất cán bộ cao cấp nhất, trong đó có ông Chu Ân Lai.

Trên mộ bia ông Hồ Tích Quang có khắc hàng chữ:

同志累加器
印度支那共產黨主席
1890年9月17日出生於廣州,1969年9月2日逝世

Đồng Chí Hồ Tích Quang
Chủ Tịch Đảng Cộng Sản Đông Dương
sinh ngày 17-9-1890, Quảng Châu.
Mất ngày 2-9-1969.

Hy vọng một ngày nào đó, các nhà nhân chủng học dùng ADN trên hài cốt ông Nguyễn Sinh Sắc, hiện chôn ở Cao Lãnh và Hồ Tích Quang chôn ở Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh, mọi sự thật sẽ rõ ràng hơn.

Bài viết này được trích từ các nguồn tài liệu dưới đây:

1- The Library of Congress, US.

2- The American War Library.

3- The National Library of the People´s Republic of China.

4- The Library of Taiwan.

5- Bibliothèque Nationale de France.

6-La Bibliothèque Nationale du Vietnam fut la Bibliothèque de L´Indochine.

7- Bibliothèque et Centre de Documentation du Ministère des Armées.

8- Bibliothèque d´Aix en Province – Service de l´Indochine.

9 – The Soviet Union Library of Nation -Documents of the Comintern.

10- Documents de Gallica « gallic@bnf.fr ».

11 – Services Français de Sécurité en Indochine.

Trần Trung Quân

Nguồn:  Hoiquanphidung.com